Tác giả: Finn Mayer-Kuckuk & Frank Sieren (Handelsblatt)
Lời người dịch: Nền
kinh tế Vìệt Nam cũng như hệ thống tài chánh ngân hàng Việt Nam hiện
nay là một „copy“ mang nhiều khiếm khuyết của nền kinh tế và hệ thống
ngân hàng Trung quốc. Nhân đọc được bài viết có giá trị về sự
rủi ro của hệ thống ngân hàng Trung quốc đăng trên trang nhất của nhật
báo dành cho giới doanh nhân và kinh tế của Đức “Handelsblatt“ ngày
31.01.2013 tôi xin được dịch ra tiếng Việt để mọi người cùng tham khảo.
Nguyễn Hội
____oOo ____
Trung Quốc lừa cả thế giới: trong
lĩnh vực nợ nần nhà nước là biểu tượng sáng chói. Tuy nhiên rủi ro bạc
tỷ trong lĩnh vực ngân hàng dùng chi phí cho các dự án danh tiếng và chi
phí cho các chương trình kích thích kinh tế. Bong bóng tín dụng rất
nguy hiểm đã được hình thành (tại Trung quốc).
Niềm tự hào mới nhất của Trung Quốc là tuyến đường
sắt cao tốc 2 300 km với xe lửa màu trắng thon gọn nối liền Quảng Châu
và Bắc Kinh, trung tâm kinh tế phía Bắc và phía Nam của quốc gia. Tốc độ
tối đa là 300 km mỗi giờ.
Dự án chỉ có một lỗi là không bao giờ có lợi nhuận.
Cho tới nay công ty đường sắt Trung Quốc đã mượn nợ
của ngân hàng tổng cộng là 280 tỷ euro để chi phí cho dự án này cũng
như cho các dự án khác. Ngân hàng chủ nợ có „thấy lại“ được số tiền cho
vay nêu trên hay không là điều còn cao hơn là nghi ngờ.
Bong bóng nợ đã hình thành tại Trung Quốc, bong
bóng này cũng như tất cả mọi thứ khác hiện diện trên Nước Cộng hòa Nhân
dân là rất vĩ đại. Nhà nước luôn luôn chi phí hàng tỷ USD vào các dự án
danh tiếng mới, chủ yếu được tài trợ bằng các khoản vay nợ ngân hàng
ngắn hạn. Họ muốn phát triển bằng mọi giá – cho dù nợ ngập đầu.
Ở phương Tây, các ngân hàng phải bảo đảm rủi ro tín
dụng mà họ cho vay bằng vốn của chính ngân hàng và tiền vốn bảo đảm này
mỗi ngày mỗi tăng (bởi qui định của pháp luật) và các khoản nợ xấu phải
được xử lý bằng cách đưa vào các ngân hàng xấu (bad debt bank), trong
khi đó các ngân hàng Trung Quốc được thổi phồng to một cách không kiểm
soát được. „Hàng chục nghìn quan chức cấp thấp của chính phủ và các
nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước đã mượn nợ mà không cần phải kiểm tra,
giám sát“, nhà kinh tế Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh cho
biết. Chính thức là nhà nước không thiếu nợ cao. Tuy nhiên tất cả các
rủi ro được dồn vào bảng cân đối của các ngân hàng (bank balance sheet).
Vì vậy, ngân hàng (tại Trung Quóc) là lĩnh vực nguy hiểm nhất cho sự
phát triển của nền kinh tế thế giới. Họ phải phục vụ một nền kinh tế lớn
nhất trên thế giới sau Hoa kỳ, nhưng đồng thời cũng là nơi nhận chỉ thị
của chính quyền xã hội chủ nghĩa trung ương. Các khoản cho vay mà không
có bất kỳ một kiểm soát từ bên ngoài. Theo các chuyên gia, trên thực tế
Trung quốc chỉ có đủ khả năng tăng trưởng từ 5% đến 6% mà thôi, nhưng
họ đặt mục tiêu cho năm nay là hơn tám phần trăm. Cơn nghiện tín dụng đã
phóng đại thực tế ở Trung Quốc.
Vòng luẩn quẩn của việc giảm tăng trưởng và gia
tăng nợ nần có vẻ đe dọa nặng nề hơn là Trung Quốc có nhiều ngân hàng
lớn nhất thế giới. Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc
(Industrial & Commercial Bank of China), với mức vốn tổng cộng gần
186 tỷ euro là ngân hàng có giá trị nhất thế giới. Ngân hàng thúc đẩy
tăng trưởng gần như là độc quyền, tài trợ từ các ngân hàng khác cho tới
nay không đáng kể.
Cơn đói tín dụng lên cao đến độ mà các doanh nghiệp
(Trung quốc) phải kiếm ngày càng nhiều nguồn vốn từ các ngân hàng không
chính thức. Tháng mười năm ngoái Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo
sự phát triển bùng nổ của các ngân hàng trong bóng tối gây nguy hiểm cho
sự ổn định tài chính của đất nước và tăng tính thiếu minh bạch của hệ
thống (tài chính).
Chẳng có gì gọi là ngạc nhiên khi doanh nhân Đức
ngày càng mất tin tưởng vào quốc gia đầy hy vọng trong quá khứ này là
Trung Quốc. Tuy vẫn còn thu hút với doanh thu bán hàng hoá ngày càng
tăng – nhưng nguy cơ cũng gia tăng.
Ở phương Tây cuộc khủng hoảng tài chính được lắng
dịu, nhưng ở Trung Quốc lại đang ủ một thảm họa mới. Tin tức hôm qua
được loan báo là nợ hàng tỷ của chính quyền cấp tỉnh đã được gia hạn
tiếp. Rõ ràng là việc trả nợ không cần thiết phải nghĩ đến. Cựu giám đốc
Ngân hàng Thế giới phụ trách Trung Quốc, Yukon Huang, đã viết trên báo
Financial Times rằng, „các ngân hàng Trung Quốc quá lớn để quản lý,
Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều cuộc vỡ nợ và những cuộc khủng hoảng tài
chính nhỏ, một hoặc thậm chí hai …“
Mặt trái của sự phát triển bùng nổ tại Trung Quốc.
Trong khi châu Âu đang tiếp tục trông chờ một giải pháp thuyết phục nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ euro và Mỹ đang trên bờ vực thẳm của sự suy sụp ngân sách quốc gia, một nền kinh tế lớn khác tỏ vẻ không một chút ấn tượng về khủng hoảng là Trung Quốc. Tại Cộng hòa nhân dân hàng năm có trình báo số liệu thống kê về tình hình phát triển bùng nổ đặc biệt, năm 2013 các nhà kinh tế Trung quốc kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,5%.
Trong khi châu Âu đang tiếp tục trông chờ một giải pháp thuyết phục nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ euro và Mỹ đang trên bờ vực thẳm của sự suy sụp ngân sách quốc gia, một nền kinh tế lớn khác tỏ vẻ không một chút ấn tượng về khủng hoảng là Trung Quốc. Tại Cộng hòa nhân dân hàng năm có trình báo số liệu thống kê về tình hình phát triển bùng nổ đặc biệt, năm 2013 các nhà kinh tế Trung quốc kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,5%.
Một phép lạ xảy ra nhờ sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản
lèo lái nền kinh tế thị trường? Thưa không. Bởi vì phép lạ phải được
chứng minh, kiểm tra chặt chẽ hơn là chỉ qua một cơ chế rất tầm thường –
sự gia tăng GDP chủ yếu là do các tỉnh và địa phương Trung Quốc, thí dụ
như chi phí cho các dự án lớn xây nhà ở theo phương châm: tiền không
không quan trọng.
Với phương pháp trên, các tỉnh và địa phương làm
suy yếu hệ thống tài chính Trung Quốc từ bên trong ra bên ngoài – mặc dù
trung ương Bắc Kinh làm ăn thực sự vững chắc. „Hàng chục ngàn các
quan chức chính phủ cấp thấp cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp nhà
nước đều có thể thực hiện các dự án đầu tư mà không cần được kiểm soát,
giám sát“, kinh tế gia Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh cảnh
báo. Kết quả là: nợ lên đến nhiều nghìn tỷ (ức) nhân dân tệ, việc trả
được nợ là hoàn toàn không chắc chắn, như các chuyên gia từng cảnh báo.
Thoạt nhìn, hệ thống ngân hàng có vẻ mạnh mẽ, theo ông Pettis. Trong
trường hợp của một cuộc suy thoái kinh tế, các ngân hàng tin tưởng rằng
sẽ được nhà nước để được cứu trợ.
Các khoản nợ của chính phủ tỉnh và địa phương theo
một cuộc kiểm tra đặc biệt của nhà nước ít nhất là 25% tổng sản lượng
GDP – ở Đức, mặc dù tình hình tài chính các thành phố, địa phương không
mấy sáng sủa nhưng khoản nợ của thành phố chỉ với 5% GDP. Thậm chí chính
phủ trung ương Bắc Kinh không hề biết được là bao nhiêu các khoản vay
này không thể trả lại được.
Chính thức ngân hàng khai báo ít khoản nợ xấu. Các
nhà phân tích hoài nghi những con số được khai báo này. Mục tiêu lợi
nhuận cho các dự án nhà ở thường được nêu không thực tế. Nhà cửa thường
được xây dựng một cách nhanh chóng và chỉ hai năm sau khi xây hoàn tất
đã cần phải được cải thiện. Chính quyền địa phương sau đó cần nhiều tiền
hơn. Các tỉnh trưởng hành động theo phương châm: „Bắc Kinh sẽ giải
quyết.“
Một vấn đề của nợ Trung Quốc nữa là thời gian đáo
hạn khác biệt của các khoản vay và các dự án mà họ tài trợ. Thời gian
xây dựng một hệ thống xử lý nước thải hoặc một tuyến đường sắt đòi hỏi
phải mất nhiều năm. Thời gian có thể đạt được lợi nhuận thường lên tới
nhiều thập niên.. Chi phí cho các dự án này thường bằng các khoản vay nợ
ngân hàng có kỳ hạn một vài tháng hoặc vài năm. „kỳ hạn trả nợ thực tế và thời gian đáo hạn của các khoản vay nợ cách nhau quá xa“
kinh tế gia Qu Hongbin của ngân hàng lớn HSBC.cho biết. Tiền, không
phải là một vấn đề, bởi vì tỷ lệ tiết kiệm của Trung quốc trên 50%. „vật thiếu thốn là những công cụ (quản lý) tài trợ dài hạn.“
Trung Quốc không có những công cụ đó. Tài trợ bằng
trái phiếu đòi hỏi phải có một thị trường thực sự trưởng thành, với việc
đánh giá trung thực và thông tin minh bạch về những doanh nghiệp và
chính quyền liên quan. “Trung Quốc đã thực hiện được một số vấn đề, nhưng chưa đủ“ , một doanh nhân người Đức cho biết. Những người có trách nhiệm rõ ràng là thiếu tính nhận thức vấn đề.
Tuy nhiên, ngay cả trong một nền kinh tế mà nhà
nước chiếm ưu thế, một nguyên tắc cũng phải tuân giữ là: nếu mượn nợ thì
tiền vay nợ cuối cùng phải được hoàn trả lại cho chủ nợ. Tiền của các
ngân hàng trên thực tế là tiền do người dân Trung quốc tiết kiệm. Một ví
dụ là Bộ Đường sắt Trung Quốc là một trong những tổ chức mang nợ cao
nhất thế giới: bộ vay mỗi năm thêm gần một nghìn tỷ nhân dân tệ, tương
đương với 118 tỷ euro. Theo nhà kinh tế Pettis là „một sự mất cân bằng to lớn“ và tiên đoán về trung hạn nước Cộng hòa nhân dân sẽ có „một thảm họa nợ nần“. Cứu trợ ngân hàng bởi nhà nước là điều không thể tránh khỏi.
Do đó, thống đốc ngân hàng trung ương Zhou
Xiaochuan suy nghĩ phương cách làm thế nào qui trách nhiệm rủi ro này
cho chính quyền cấp tỉnh. Đề nghị của ông là: phần lớn các khoản vay nợ
của chính quyền tỉnh phải được bảo đảm bởi cư dân của tỉnh đó. Theo cách
suy tính của Zhou Xiaochuan, chỉ khi nào có chủ nợ hoặc người bảo lãnh
tại địa phương, thì chức năng kiểm soát mới thực sự được thực hiện.
Tựa: Das China-Risiko
Tác giả: Finn Mayer-Kuckuk và Frank Sieren.
Đăng trên trang nhất nhật báo Đức Handelsblatt ngày 31.01.2013
Chuyển ngữ: Nguyễn Hội
0 comments:
Post a Comment