Mùng Một Tết, Tại Montréal, Nghe Léonard Cohen hát bài “Un Canadien errant”, nhớ Sàigòn.
Ngày mồng một Tết Quý Tỵ năm nay, tôi không đi chùa, cũng chẳng đi nhà thờ . Tôi ngồi nhà, nghe Leonard Cohen hát bài hát “un Canadien errant”, và tôi rất buồn, vì bài hát hình như nói lên hộ tôi cái tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương trong ngày lễ thiêng liêng của dân tộc mình.Tựa bài hát có nói lên nỗi lòng của một người Canadien. Chữ Canadien này không được hiểu là một người dân Canada. Khi bài hát này được viết ra, thì chữ Canadien dùng để gọi những người di dân gốc Pháp. Ngày nay, chữ này được thay thế bằng chữ Québecois.
Vào năm 1937, tại Canada có một cuộc đấu tranh về chính trị đưa đến một cuộc nổi loạn. Lúc bấy giờ, ông Luis-Joseph Papineau là thũ lãnh một đảng chính trị gọi là Parti Patriote. Vào thời điểm ấy, người gốc Pháp, sống tại Bas-Canada, Québec hiện nay, bị sự thống trị và kỳ thị bởi những người gốc Anh sống tại Haut-Canada (Ontario hiện nay). Người gốc Pháp bị chèn ép, văn hóa bị tàn phá, tôn giáo (Thiên Chúa) bị coi thường (Dân anglais theo Tin Lành đa số), lương bổng chênh lệch…v.v Giống như người Miền Nam bị thôn tính bởi Miền Bắc như Việt Nam hiện nay.
Vì phẫn uất như vậy, nên năm 1837, tại Canada xẩy ra một cuộc nổi loạn, gọi là Rebellion des Patriotes. Cuộc nổi loạn bị dập tắt bằng quân đội do Đại Tướng John Colborne cầm đầu. Các người nổi loạn phải bỏ Québec mà đi, phân tán trên nhiều nước như Mỹ, Pháp. Ông Papineau cũng chịu chung số phận. Đây là một vết thương lòng không bao giờ nguôi cho người Quebec, họ mang mối hận mãi chođến hiện nay. Và bà Thủ Tướng hiện nay của Québec cũng là một trong những thủ lãnh của các souverenistes, đòi độc lập.
Nói vắn tắt, hơn một trăm năm trước sự bỏ nước ra đi của người Miền Nam, cũng đã có một sự bôn đào của người Quebecois, trong một hoàn cảnh chính trị tương tự.
Năm 1842, nhạc sĩ Antoine Guérin-Lajoie viết ra một bản nhạc nỗi tiếng nghìn thu có tên gọi là “un Canadien errant” mà khi đọc lại, những người công dân của Việt Nam Cộng Hòa cũ, đã bỏ nước ra đi làm người tỵ nạn, và không một lần trở về thăm quê hương , ,muốn rớt nước mắt, nhất là trong ngày mồng một Tết, khi mà không ai không nghĩ và nhớ về quê cha, đất tổ.
Bài hát này như sau :
Un Canadiens errant.
Un Canadien errant.
Banni de ses foyers.
Parcourant en pleurant.
Des pays étrangers.
Un jour, triste et pensif.
Assis au bord des flots.
Au courant fugitif.
Il adressa ces mots :
“Si tu vois mon pays”
Mon pays malheureux.
Va, dis à mes amis.
Que Je me souviens d’eux.
“Ô, jour si pleins d’appas’
Et ma patrie, hélas!
Je ne la verra plus !
Ô, mon cher Canada !
Mon regard languissant.
Vers toi se portera….
Mượn ý của bài hát này, tôi viết ra nhu sau :Một người Miền Nam mất nhà, mất cửa, đi lang thang trên khắp thế giới, xứ này qua xứ khác. Một hôm, buồn rầu và suy tư, anh nói với các con sóng: Nếu sóng có vỗ vào các bờ biển bên quê hương khốn khổ của ta,thì nhờ sóng nói dùm với các bạn ta, là ta nhớ họ. Và hỡi ôi, nếu vì những cuộc đời đổi trắng thay đen,, mà Sài Gòn thân yêu của ta không còn nữa, thì ta vẫn hướng về nơi ấy để nhớ, để thương
Bài hát này hình như đã được thi sĩ Vũ Kiện dịch ra tiếng Việt. Rất tiếc tôi không có được bản dịch này. Xin ai còn, gửi cho tôi một bản. Chỉ biết là sáng hôm nay, nghe tiếng hát của Léonard Cohen, mà nếu bạn muốn, vào Internet, tìm “un canadien errant”, sẽ nghe được dễ dàng, cả Nana Mouscouri nữa.
Trần Mộng Lâm
0 comments:
Post a Comment