
Sau bài viết “Khi ‘nhà văn con lươn’ tìm cách gỡ gạc cuối đời”, tôi nghĩ đã quá đủ để cảnh tỉnh ông Nhật Tiến không nên tô son trát phấn để tiếp tục lừa đời; nhưng khi đọc bài phỏng vấn ông ta của ông Đinh Quang Anh Thái trên báo Người Việt, tôi cảm thấy thương hại cho ông Nhật Tiến đã cố tìm mọi cách để cố bàu chữa cho “hành động đánh đĩ chính trị của ông ta trong việc cổ võ “giao lưu văn hóa” một chiều với VC từ những năm cuối thập niên 90.
“Một cô gái buôn hương bán phấn dù có già mồm cãi rằng thực sự thu được ít hơn món tiền mà người ta gán cho, cũng không vì thế mà chứng minh được tình trạng tiết sạch giá trong của cô.
Đọc bài vật vã kể lể rồi lải nhải biện minh của Nhật Tiến, tôi thấy tội nghiệp cho ông. Từng là một nhà văn tương đối có tiếng tăm tại Việt Nam trước 1975, Nhật Tiến đã tự biến mình thành một thứ ma cô văn nghệ, chạy vạy gom góp được một số bài và mang vào lầu xanh chính trị gạ bán, bị mụ tú bà nhà nước bắt chầu chực ê chề mà không thèm gọi vào xem hàng, để cuối cùng lủi thủi ra về, ôm ấp mối hận lòng suốt bao nhiêu năm. Nay tới lúc in cuốn sách dối già, Nhật Tiến vẫn hồ đồ, đui mù hay điếc đặc. Thay vì nhìn ra chân diện mục của kẻ lường gạt chính trị, ông ta vẫn tiếp tục lên tiếng sỉ mạ những người đã going lên tiếng chuông cản báo năm xưa”. (Nguyễn Hữu Nghĩa – Trở lại chuyện “giao lưu văn hóa” một chiều với CSVN).
Xin bàn đến tư cách nhà văn của Nhật Tiến
“Chúng tôi không coi Nhật Tiến là nhà văn quốc gia; vì hai chữ “quốc gia” đã bị chính ông phủ nhận.
Nhưng trên tất cả, Nhật Tiến cũng không thể là “nhà văn dân tộc” như ông tự nhận. Thái độ chà đạp lên tư cách tị nạn, cùng sự an nguy của hàng trăm ngàn đồng cảnh hiện sống ngoi ngóp trong các trại tị nạn là hành động phi dân tộc, phản bội tổ quốc, phản bội đồng bào…
Cuối cùng, chúng tôi cũng không tiện coi Nhật Tiến là “nhà văn” nữa vì chính ông ta đã tự đặt tư cách “nhà văn” dưới tư cách công dân xã hội chủ nghĩa. Ông đã đánh mất chức năng của nhà văn, đã đảm nhận công tác tuyên truyền cho một chế độ đi ngược lại mọi truyền thống dân tộc. Với tôi, bốn chữ “chim hót trong lồng” đã vận vào người Nhật Tiến”. (Trích Chuyện nhà văn – Mõ (Làng Văn).
*
Sau khi mang sách “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương” trở về nước để lạy lục xin xỏ hoà giải hòa hợp, giao lưu văn hóa bị những nhà văn trong nước, qua báo Quân Đội Nhân Dân chê bai “hôi mùi thực dân, đế quốc”, Nhật Tiến sau đó đã cùng với Hoàng Khỏi Phong, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Cao Xuân Huy, Trưong Vũ (tức Trương Hồng Sơn) xum xoe bợ đỡ đạo diễn VC Trần Văn Thủy để được cho phép nói nhăng nói cuội bợ đít VC trong quyển “Nếu Đi Hết Biển”.
Nhà văn Hoàng Hải Thủy, người viết bài cho biết Nhật Tiến trong hồi ký đăng trên tờ Khai Phóng ở Hoa Kỳ trong những năm từ 1975 đến 1982 đã ngậm câm miệng hến ở thành Hồ, đã dạy các cháu thiếu nhi quàng khăn đỏ trò chơi xếp giấy để tỏ ra mình đã “sáng mắt, sáng lòng”, đã viết như sau:
“Trong ‘Nếu đi hết biển’, ông nhà văn Nhật Tiến nói: “Cái cộng đồng VN ở hải ngoại vốn đã từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đã đông đá trong đầu óc của họ!”
Xin ông cho biết: giữa cái đầu “đông đá” và cái đầu “chảy re” cái đầu nào đáng ghê tởm, cái đầu nào xài được, cái đầu nào sạch, cái đầu nào bẩn?”
Trong lời giới thiệu quyền “Nếu đi hết biển” của Trần Văn Thủy, Kevin Bowen, Giám đốc ăn phân Rockefeller của Trung Tâm William Joiner gọi các ông bà Nhật Tiến, Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Trương Vũ là “những nhà tư tưởng sâu sắc”, và nhà văn HHT đã viết về Nhật Tiến như sau:
“Lời nói bay đi, chữ viết để lại! ‘Nhà tư tưởng sâu sắc’ của WJC chắc dư biết câu ấy. Chỉ có bọn CS mới chuyên nhổ rồi liếm. Bắt chước chúng nó làm gì? Đã thấy chúng nó không có tâm địa của con người, đã viết sống với chúng nó người ta trở nên hèn hạ, nay lại mặt trơ trán bóng rù rì tò tí với chúng nó, bộ không có chút liêm sỉ hay sao? Người có chút liêm sỉ nhỏ bằng que tăm xỉa răng cũng không trâng tráo thô bỉ như thế.
Đó là sự trung thực tối thiểu cần có ở người cầm bút! Trung thực phải có liêm sỉ.
Không thể có trung thực mà không có liêm sỉ.
Dầu gì cũng có thời là công dân quốc gia Việt Nam Cộng Hoà, từng được Quốc Gia và nhân dân ưu đãi, trong nhiều năm có người chết cho mình và vợ con mình sống, đã không biết ơn thì thôi, sao lại thở ra những lời vô ơn, táng tận lương tâm đến thế.”
*
-“Nhà tư tưởng sâu sắc” Hoàng Khởi Phong, kẻ đã cùng Nguyễn Mộng Giác ra sức viết lại tờ căn cước đỏ cho 3 triệu người Việt tị nạn, kẻ đã từng tự nhận mình là kẻ “chạy trốn tổ quốc” chắc là đã được VC tha tội nên nay đã về sinh sống ở VN;
-Nhà văn Cao Xuân Huy đã qua đời;
-Tiến sĩ Trương Vũ, tức Trương Hồng Sơn nghe nói có đứng tên chung với 35 ông bà “trí thức đầu ruồi” đã gửi thỉnh nguyện thư xin xỏ VC được hoà giải hòa hợp;
-Bà nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc, với bài thơ lừng danh diễn tả chuyện “Thưa cha, thưa mẹ, thưa chồng/Em xin tháo nước trong lòng em ra”, đã được nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc ca tụng hết mực, đã về Ba Đình vào thăm “lăng Bác” và khen “Bác Hồ củ từ” đẹp giai hơn “Bác Mao củ cải”;
Và, “những nhà tư tưởng sâu sắc” trên đều là những người-cùng-đi-một-đường với ông Nhật Tiến; nên nhà văn Hoàng Hải Thủy cũng không nên trách móc về việc ông ta thở ra những lời vô ơn, táng tận lương tâm với cái chế độ đã dung dưỡng và ưu đãi ông ta mà làm gì!
Có con chó Pavlov nào mà không nhỏ nước giải khi chủ nhân của nó gõ kẽng?!
*
Trong 25 năm làm báo, viết văn tại hải ngoại, tôi chưa bao giờ xưng mình là nhà văn. Và tôi tâm niệm viết văn như cầm bút để tiếp tục cuộc chiến bị bức tử từ tháng Tư tai họa năm xưa. Theo tôi, hai chữ “nhà văn” là do độc giả và các nhà phê bình phong tặng cho những người cầm bút viết văn. Do đó, tôi cảm thương hại cho ông Nhật Tiến khi ông ta bảo rằng “tôi (NTN) là một người chưa có đủ tư cách cầm bút [sic!]; trong khi chính nhà văn Nguyễn Hữu Nghĩa đã đưa ra lập luận chứng minh là ông Nhật Tiến không phải là nhà văn, cũng không phải là… nhà thổ!
Theo tôi, nên gọi tôi ông ta là “nhà văn con lươn” là “kiss asser”, tức “kẻ hôn đít bạo quyền” là đúng nhất!
“Nếu không có những ngòi bút sắc bén của những nhà văn chân chính, lương thiện và có tâm huyết như nhà văn Hoàng Hải Thủy, nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn thì bọn nhà văn Cỏ Đuôi Chó còn nỏ mồm đến bao giờ?
CHÁN THAY CÁI LŨ NHÀ VĂN(G)
Bẻ cong ngòi bút lăng nhăng hiện hình
Ra bầy ưng khuyển súc sinh
Nỏ mồm lý luận yêu tinh bịp người
Bây giờ ló mặt đười ươi
TÔ SON TRÁT PHẤN LỪA ĐỜI ĐƯỢC SAO?
Dù bây xảo biện ồn ào
Cũng không giấu được thưở nào bán thân
Còn chưa cúi mặt đội quần
Che đi bộ mặt nịnh thần gian manh?
Tầm xàm xú ngữ hôi tanh
Cuối đời trơ trẻn loanh quanh chán chường”.
Xin mượn góp ý của tác giả Nguyễn Đạt trên các diễn đàn điện tử để chấm dứt bài viết được mượn 1 câu trong bài thơ của tác giả để làm tựa bài viết này, và xin gửi tới ông Nhật Tiến câu hỏi:
TÔ SON TRÁT PHẤN LỪA ĐỜI ĐƯỢC SAO?
LÃO MÓC
0 comments:
Post a Comment