Tình trạng lạm dụng quyền lực của công an thậm chí gây ra tử vong trong khi bị tạm giam đã bị lên án từ ba năm nay.
Source damlambao
Gia đình anh Trịnh Xuân Tùng khóc tức tưởi trên đường đến tòa.(Anh Tùng đã bị công an đánh gãy xương cổ và xương cột sống rồi còng, xích vào gốc cây rồi chết sau đó)
Tuy nhiên, sự nghiêm trọng của vần đề dường như chưa giảm đi khi ngày càng có nhiều cái chết bất thường dưới bàn tay của công an. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau:
Những cái chết đầy nghi vấn tại trụ sở công an
Sáng thứ Ba, ngày 20 tháng 3, hàng chục người dân địa phương bao vây trụ sở Công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) để bày tỏ sự bức xúc vì cái chết bất thường của anh Lê Quang Trọng. Theo người nhà nạn nhân chia sẻ với truyền thông trong nước, anh Trọng bị công an Huyện bắt trước đó 4 ngày vì nghi có liên quan đến một vụ trộm. Chiều ngày 19 tháng 3, gia đình nạn nhân được thông báo là anh này đã treo cổ tự tử trong phòng tạm giam.
Gia đình cho biết, nạn nhân có dấu bầm tím ở lòng bàn chân, cổ và bị toạc đầu gối. Hiện tại chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân cái chết, tuy nhiên phát biểu với báo chí trong nước, cha nạn nhân uất ức cho biết “Nếu như con trai tôi tự tử thì tại sao không giữ nguyên hiện trường?” Ông này còn nhấn mạnh “khi chúng tôi đòi cho vô phòng tạm giữ để xem dấu vết hiện trường treo cổ thì họ lại không cho vào?”
Sự việc làm người ta nhớ đến các trường hợp tương tự trong những năm vừa qua, đặc biệt là trường hợp của anh Nguyễn Quốc Bảo (chết vào tháng 1 năm 2010 tại CA quận Hai Bà Trung, Hà Nội), ông Trịnh Xuân Tùng (chết vào tháng 2 năm 2011 do bị CA phường Thịnh Liệt, Hà Nội đánh) và anh Nguyễn Công Nhựt (chết tháng
4 năm 2011 tại CA huyện Bến Cát, Bình Dương). Đây là ba cái chết được nhiều người biết đến vì đã 2 năm trôi qua, gia đình của những nạn nhân này vẫn đang đi tìm công lý cho người xấu số.
Chúng tôi mong muốn gởi đến Quốc hội, cơ quan đại diện cho dân – để nói lên những oan khúc cho dân. Hiện tại những trường hợp bị công an đánh chết đến nay chưa sáng tỏ và cơ quan chức năng có vẻ bưng bít. Ngoài chúng tôi, còn những người khác cũng muốn nói lên tiếng nói bị oan ức nhưng không có điều kiện để nói.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Hiện tại, gia đình của ba nạn nhân xấu số này vừa có đơn tố cáo và yêu cầu gởi đến Quốc hội nhằm tìm công lý cho người đã khuất. Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ anh Nguyễn Công Nhựt, cho biết:
“Chúng tôi mong muốn gởi đến Quốc hội, cơ quan đại diện cho dân – để nói lên những oan khúc cho dân. Hiện tại những trường hợp bị công an đánh chết đến nay chưa sáng tỏ và cơ quan chức năng có vẻ bưng bít. Ngoài chúng tôi, còn những người khác cũng muốn nói lên tiếng nói bị oan ức nhưng không có điều kiện để nói. Thay lời cho họ, chúng tôi có trích ra danh sách một số người bị chết oan để QH biết rằng hiện tại người dân bị đánh chết rất nhiều”.
Chỉ tính trong 3 năm trở lại đây, có hàng chục trường hợp tử vong trong trại giam. Tính riêng từ đầu năm đến nay, đã có 3 trường hợp bị cho là do công an bạo hành. Đó là trường hợp của anh Hoàng Đạt Phước ở Q.9 Tp. HCM; ông Nguyễn Hữu Năm ở Long Hà – Bình Phước và mới nhất là anh Lê Quang Trọng ở Can Lộc – Hà Tĩnh. Tình trạng này chẳng những gây ra quan ngại cho gia đình của các nạn nhân mà còn cho các nước trên thế giới, đặc biệt là các tổ chức bênh vực cho nhân quyền trong đó có HRW. Ông Phil Robertson, phó Giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức này cho biết:
“Nó rất đáng quan ngại. Theo ghi nhận của chúng tôi, tình trạng chỉnh đốn cảnh sát không hề có tiến triển từ khi HRW cho ra bản báo cáo về tình trạng lạm quyền của cảnh sát. Tôi không nghĩ là chính quyền Việt Nam có thực tâm muốn giải quyết tình trạng nghiêm trọng này. Đây là việc mà người dân lên tiếng thường
xuyên. Vấn đề này sẽ cứ diễn ra như thế nếu chính quyền cứ làm ngơ đối với sự việc”.
Bao che việc lạm dụng quyền lực của công an?
Hồi tháng 9 năm 2010, HRW đã cho ra bản báo cáo về tình trạng lạm dụng quyền lực của công an Việt Nam, trong đó liệt kê khoảng 19 trường hợp bị chết trong lúc giam giữ tính từ năm 2009 đến lúc ra báo cáo. Trong năm 2011, có ít nhất 5 cái chết chưa rõ ràng gây ra bởi công an.
Tôi nghĩ là người Việt Nam mất lòng tin nơi công an vì tình trạng tham nhũng và lạm quyền. Đó là cái làm người dân phẩn uất. Nhưng sâu xa hơn, là người dân không nhìn thấy chính quyền làm gì để chống lại tình trạng này.
Ông Phil Robertson
Điều đáng chú ý là hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra trong thời gian tạm giam điều tra, thường là liên quan đến những tội tiểu hình như trộm cắp hay vi phạm luật giao thông. Ông Trương Văn Sương là một trong những trường hợp tù chính trị hiếm hoi bị chết trong trại giam với nghi vấn do công an.
Ông Phil Robertson còn cho biết thêm, việc lạm dụng quyền lực của cảnh sát và tình trạng bao che của chính quyền là hành vi vi phạm quyền con người, chẳng những đi ngược lại hiến pháp Việt Nam mà còn đi ngược lại các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia ký kết. Cũng theo ông, hậu quả sâu xa của việc lạm dụng quyền lực của công an là việc làm mất lòng tin nơi người dân:
“Tôi nghĩ là người Việt Nam mất lòng tin nơi công an vì tình trạng tham nhũng và lạm quyền. Đó là cái làm người dân phẩn uất. Nhưng sâu xa hơn, là người dân không nhìn thấy chính quyền làm gì để chống lại tình trạng này.”
Ông Nguyễn Quang Phục, cha của anh Nguyễn Quốc Bảo, người vào năm 2010 bị chết tại đồn công an Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết gia đình ông có truyền thống kháng chiến chống Pháp và nuôi giấu cách mạng. Tuy nhiên, sau cái chết bất thường của con trai ông tại công an Hà Nội cùng nhiều cái chết oan khác, ông đã mất lòng tin vào lực lượng gọi là “công an nhân dân”:
“Trường hợp bắt và đánh chết người thì xảy ra quá nhiều rồi nên bây giờ tôi không tin tưởng (công an) nữa. Những người lý ra bảo vệ quyền lợi, tính mạng tài sản của công dân thì lại chà đạp lên quyền tự do mà đó là bất khả xâm phạm. Bắt người trái pháp luật, hành hung, tra tấn. Tôi đang làm đơn yêu cầu Quốc hội, Nhà nước phải cùng với nhân dân, pháp luật trừng trị những người ác, làm trong sạch lực lượng công an. Làm như thế thì mới lấy lại lòng tin của dân”.
Những cái chết bất thường khi đang bị công an giam giữ thường được giải thích bằng cách cho rằng nạn nhân tự tử hoặc do sức khỏe yếu. Tuy nhiên, đa số trường hợp cho thấy dấu hiệu bạo hành trước khi chết, gây nên sự bức xúc cho gia đình nạn nhân. Hồi tháng 7 năm 2010, hàng ngàn người biểu tình trước trụ sở UBND Tỉnh Bắc Giang sau cái chết bất thường của anh Nguyễn Văn Khương.
Hầu hết các cái chết này không có những phiên tòa thỏa đáng, để lại cho người dân nhiều nghi vấn từ hệ thống pháp luật. Ông Nguyễn Quang Phục cho biết:
Những người lý ra bảo vệ quyền lợi, tính mạng tài sản của công dân thì lại chà đạp lên quyền tự do mà đó là bất khả xâm phạm. Bắt người trái pháp luật, hành hung, tra tấn. Tôi đang làm đơn yêu cầu Quốc hội, Nhà nước phải cùng với nhân dân, pháp luật trừng trị những người ác, làm trong sạch lực lượng công an.
Ông Nguyễn Quang Phục
“Chính vì việc chính quyền bao che cho một số thành phần mất đạo đức nên nó đã trở thành một cái nạn không phải tại một vùng mà ở mọi miền đất nước từ thành thị đến nông thôn. Nếu không ngăn chặn thì sẽ trở thành một cao trào”.
Theo ông Phil Robertson, tình trạng này được cho là có hệ thống nên muốn chấm dứt, nhất thiết phải bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật:
“Cái mà chính quyền cần làm là mở những cuộc điều tra độc lập khi sự việc xảy ra. Họ phải điều tra, phải nói chuyện với tất cả những người có liên quan để hiểu rõ ngọn ngành vấn đề. Và nếu kết quả điều tra cho thấy ai vi phạm thì phải xử phạt theo pháp luật bất kể người đó là ai hay có chức vụ gì trong chính quyền”.
Chia sẻ với đài RFA, chị Trịnh Kim Tiến, con gái của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng cho biết, ngoài dựa vào pháp luật để tìm công lý cho các nạn nhân, phải có sự phối hợp với các cơ quan khác và từ phía gia đình:
“Khi sự việc chẳng may xảy ra thì việc đầu tiên là phải bình tĩnh để đối diện với sự thật đó. Đối với trường hợp gia đình tôi, chúng tôi yêu cầu bên pháp y quân đội khám nghiệm. Vì có liên quan đến công an, chúng tôi đã yêu cầu cơ quan này khám nghiệm để bảo đảm tính khách quan. Khi khám nghiệm, mình có quyền có luật sư và người nhà. Khi đó, nếu thấy có những vết tích nào đáng nghi ngờ thì yêu cầu giải thích vì sao. Mỗi người có một cách tìm công lý khác nhau nhưng tôi vẫn muốn dựa vào pháp luật nhưng cũng muốn mọi thứ minh bạch rõ ràng. Khi bố tôi bị như thế, tôi cũng đã gởi đơn đi khắp các cấp và ban ngành”.
Trường hợp ông Trịnh Xuân Tùng là một trường hợp hiếm hoi có một phiên tòa xét xử viên công an gây ra cái chết – nguyên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh. Tuy nhiên, bản án 4 năm dành cho tội giết người này đã gây ra phản ứng gay gắt từ gia đình và dư luận.
Tình trạng công an dùng súng thị uy hoặc sử dụng bạo lực không cần thiết thậm chí gây ra chết người đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Hầu hết các cái chết không được điều tra đúng mức theo trình tự pháp luật, gây ra sự mất lòng tin đối với cả công an và hệ thống pháp lý. Hậu quả của nó là tạo ra sự bất an, bất công và xáo trộn xã hội, đi ngược lại tiêu chí của một nhà nước pháp quyền. Và vấn đề này sẽ không tự nó biến đi nếu không được giải quyết tận gốc.
0 comments:
Post a Comment