Friday, March 25, 2011

Phủi Ngụy bợ Mỹ: Phim “Đường kiến” thôn tính truyện “Đường kiến”

Nguyễn Quốc ChánhTrong khi Hồ Chí Minh đã thúc giục: “Đánh cho Mỹ cút / đánh cho Ngụy nhào”, thì có nghĩa là bộ đội CSVN đánh nhau vừa với Mỹ vừa với Ngụy, chứ đâu phải chỉ đánh nhau với Mỹ. Hay là vì thằng Mỹ sắp trở lại, còn thằng Ngụy phải vĩnh viễn biến mất, cho nên nhân vật Ngụy trong văn học của thằng Ngụy không có lý do gì láng cháng trong phim?…

*

Lúc đầu tưởng phim Đường kiến (đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa) vi phạm bản quyền truyện Đường Kiến (tác giả Kinh Dương Vương). Té ra không phải. Không phải chuyện bản quyền, vì chuyện bản quyền vừa được xí xoá bằng một ly bia nóng giữa tác giả truyện và đạo diễn phim.

Nhân vật chính trong truyện Đường kiến là một anh lính Việt Nam Cộng Hoà, nhưng trong phim Đường kiến, anh lính Việt Nam Cộng Hoà bị xoá, thay vào đó là một anh lính Mỹ.

Và tại sao là Mỹ mà không phải Việt Nam Cộng Hoà?

Vì nếu để nhân vật chính trong phim là một anh lính Ngụy như trong truyện thì không ổn, tôi chưa thấy điều này xảy ra trong văn học và phim ảnh tại nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhà Ngụy, dinh thự Ngụy thì rất tốt, nhưng văn hoá phẩm của Ngụy thì vẫn bị cấm. Còn nếu được sử dụng thì bị cắt đầu cắt đuôi cho khớp với quan điểm chính trị của Đảng, rằng đã là Ngụy, nếu không đồi trụy thì nợ máu với nhân dân. Mà nhân vật trong truyện Đường kiến không đồi trụy, không gây nợ máu với nhân dân thì… không thể chấp nhận được?

Trong khi Hồ Chí Minh đã thúc giục: “Đánh cho Mỹ cút / đánh cho Ngụy nhào”, thì có nghĩa là bộ đội CSVN đánh nhau vừa với Mỹ vừa với Ngụy, chứ đâu phải chỉ đánh nhau với Mỹ. Hay là vì thằng Mỹ sắp trở lại, còn thằng Ngụy phải vĩnh viễn biến mất, cho nên nhân vật Ngụy trong văn học của thằng Ngụy không có lý do gì láng cháng trong phim?

Nếu có nhân vật thằng Ngụy láng cháng trong phim, chẳng hạn trong phim Sống trong sợ hãi (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, kịch bản Nguyễn thị Minh Ngọc và Bùi Thạc Chuyên), thì nhân vật thằng Ngụy biến thành công cụ thảm hại để khẳng định sự tất yếu cao cả của thằng Cộng. Sau khi thằng Ngụy quỳ xuống tự xỉ vả mình trước thằng Cộng, thì cuộc hoà giải giữa thằng Ngụy và thằng Cộng mới được chấp nhận?!

Còn chuyện tại sao tác giả truyện Đường kiến lại vui vẻ với phim Đường kiến, thì Thận Nhiên nói: “Thật là kẹt, vì đây là trường hợp nhà văn phản bội nhân vật!”

Có phải khi nhà văn phản bội nhân vật là khi nhà văn tự xoá vai trò nhà văn của mình?

Đạo diễn phim và Ban tổ chức/Ban giám khảo Cánh Diều Vàng sử dụng một tác phẩm của Ngụy rồi thay nhân vật Ngụy bằng nhân vật Mỹ. Tôi gọi đây là một thái độ thôn tính hay một kiểu chính trị du kích: phủi Ngụy bợ Mỹ.

tienve.org

0 comments:

Powered By Blogger