VRNs (18.10.2013) – Sài Gòn – Một linh mục cao niên mới cho chúng tôi một bản sao của tác phẩm Đời một phóng viên và những ngày chung sống với Chí sĩ Ngô Đình Diệm của Văn Bia do Lê Hồng xuất bản.
Đây là một tác phẩm hay và công phu, tuy nhiên vẫn cần được đánh giá lại tính chính xác của những sự kiện lịch sử.
VRNs xin lược qua một vài đoạn nói về Dòng Chúa Cứu Thế và Cụ Ngô Đình Diệm, Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa tại Việt Nam.
Tác giả Văn Bia mở đầu chương 1 như sau:
“Nhà dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng Saigon là nơi tôi gặp ông Ngô Đình Diệm lần đầu tiên vào khoảng năm 1947,
trong một căn phòng nhỏ mà trước đó vài năm, chính tôi cũng đã có tạm
trú đôi ngày, để chờ chuyến xe lửa ra Huế, đi học tu trở lại lần thứ
hai. Phòng nầy nằm bên cạnh phòng khách phía tay mặt. Nhà dòng thiết lập
hai phòng khách kế cận hai bên tiền sảnh để các Cha tiếp khách. Ở cuối
tiền sảnh, đằng sau cửa kín mít là hành lang dọc ngang chia đôi tòa nhà,
dẫn qua các cửa phòng các tu sĩ.
Ông
Diệm ở ẩn trong một căn phòng, sống đời yên lặng của một tu sĩ, cũng
luôn luôn mặc áo dài thâm quần trắng. Có ai tình cờ gặp chắc cũng tưởng
đây là một người trong nhà dòng.
Tôi
hình dung cách ông được tiếp đãi ở đó giống như trước kia tôi đã hưởng
qua trong mấy ngày, như vào giờ cơm được một thầy giúp việc mang ẩm thực
đến, có chuông bấm gọi mỗi khi cần việc gì, v.v…”.
Lý do tác giả có cơ hội gặp Chí sĩ Ngô Đình Diệm là: “Lúc
vừa rời bỏ Chiến Khu, tôi chạy ngay xuống Saigon, chui vô nhà dòng Chúa
Cứu Thế, tìm Cha Yến, người nhỏ nhắn, gốc Cái Mơn. Tôi chưa kịp mở
miệng thốt ra tiếng nào thì Cha đã liên tục nói: – Con vừa ở Khu về phải
không? Đừng có đi đâu nữa hết. Nguy hiểm lắm. Mật thám nó chốp con bây
giờ. Để Cha cho con ở lại đây cho an toàn”.
Tác
giả Văn Bia biết cha Phêrô Nguyễn Hoàng Yến (11.11.1907 – 24.03.1985)
là do trước đó ông đã từng là chú đệ tử DCCT ở Huế, từ lúc mới lên 9
tuổi.
Duyên cớ để tác giả gặp và sau này được làm việc với Chí sĩ Ngô Định Diệm cũng do cha Hoàng Yên làm cầu nối. “Một
ngày nọ, Cha Yến đưa tôi mấy chục bạc, nói: – Con liệu mua được mớ sách
gì trong Khu của tụi Cộng Sản cho cụ Diệm được không? Cụ Diệm là nhà ái
quốc…”.
Và “sau đó không bao lâu, Cha Yến đưa tôi tới ông Diệm, nói là cụ Diệm muốn gặp tôi và Cha khuyên tôi nên làm việc giúp Cụ”.
Tác giả mô tả về Chí sĩ Ngô Đình Diệm khi thấy ông lần đầu:
“Ông
Diệm có vẻ thầy tu. Cũng cái dáng dấp hiền hậu nghiêm trang của một tu
sĩ. So với một ông cụ râu ria mà tôi đã hình dung sẵn trong đầu trước
khi đi gặp ông, người mặc chiếc áo dài thâm tôi vừa đối diện còn quá trẻ
như hạng con cháu. Cho nên mặc dầu đã được giới thiệu trước rõ ràng là
cụ, tôi vẫn ngượng miệng đến mức không dám dùng lối xưng hô nghe quá già
lão như vậy cho một người quá lắm là một cựu đồng môn lớn tuổi hơn tôi,
nên gọi bằng ông thôi.
Tôi
đối đáp với ông rất tự nhiên. Nói chuyện thoải mái còn hơn thầy trò.
Tôi nhớ hoài những lời đầu tiên tôi nói với ông Diệm, nó quê mùa và khờ
khạo đến mức xấc xược như thế nầy (nguyên văn):
- Tôi biết ông không phải là người phản quốc nên tôi sẵn sàng làm việc cho ông.
Trời
đất quỷ thần ơi, sao tôi dám thốt ra như vậy. Và càng ngạc nhiên hơn,
là sau đó ông Diệm lại thâu dùng tôi, thường chuyện vãn với nhau thân
mật. Nhiều lần ông còn nói với tôi:
- Anh làm thư ký cho tôi hỉ?
Tôi
nhớ sở dĩ đã quá bạo miệng vì tôi quan niệm vào thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp lúc ấy, ai chống lại Kháng Chiến (Việt Minh), là
phản quốc. Tôi đã liên lạc vô Khu mua sách vở tài liệu về cho ông Diệm
không phải là hành động cung cấp tài liệu cho địch vì ông Diệm đâu phải
theo Pháp, đâu phải phản quốc. Chắc ông Diệm hiểu ý tôi nên chẳng giận
tôi. Có chê tôi ăn nói vụng về vô duyên thì có”.
Theo tác giả Văn Bia, các Cha dòng Chúa Cứu Thế cố sức bảo mật cho Cụ Diệm bằng mọi cách.
“Có
lần nọ, trong đám đi vào phòng Thánh nằm dọc theo hành lang để thay đồ
đi giúp lễ Chúa Nhựt ở nhà nguyện nối liền cạnh đó, một đệ tử tên Thọ là
cháu Cha Vàng bất ngờ nói to lên, giọng kinh ngạc:
- Ủa, sao có ông Ngô Đình Diệm làm việc trong nầy.
Anh
Thọ vừa nói vừa chỉ cho các bạn đồng dự thấy một người mặc áo dài đen
đang lui cui lau sàn nhà bỗng xây lưng xách chổi và thùng nước đi te te
về phía xa trên hành lang. Đệ tử Thọ là người đã ở Huế, có để ý và biết
mặt ông Diệm từ hồi anh còn ở ngoài đó.
Trong
tu viện, các thầy giúp việc làm nội trợ, cũng mặc áo dòng và đeo xâu
chuỗi dài lòng thòng giống như các Cha. Cách phân biệt duy nhứt là các
Cha mang cổ áo trắng. Ngay sau lễ, Cha Henri Lộc có phân trần với các đệ
tử rằng cháu Cha Vàng đã nhận dạng không đúng.
Không
phải đó là lần duy nhứt ông Diệm đóng vai lao công để hưởng bầu không
khí an toàn trầm lặng trong tu viện. Trong thời gian lưu vong ở Hoa Kỳ
(1950-1953), ông lặng lẽ sống suốt mấy năm nữa trong một nhà dòng khác,
cũng làm người giúp việc khiêm nhường, hằng ngày lau quét dọn dẹp”.
Cũng
theo Văn Bia, Chí sĩ họ Ngô mang nặng ân tình với DCCT: “Năm 1960,
trong dịp đi kinh lý Đà Lạt, Tổng Thống Ngô Đình Diệm có đưa cả phái
đoàn gồm Bộ Trưởng và nhiều sĩ quan cao cấp đến viếng thăm nhà dòng Chúa
Cứu Thế có mở trường đại học cho tu sĩ và trại gà Scala nổi tiếng tại
đó. Ông Diệm đã tặng cho nhà dòng trọn tháng lương Tổng Thống của ông
với lời nói đại để như sau mà chắc các quan khách không lưu ý và không
biết rõ gì nhiều. Ông nói là dòng Chúa Cứu Thế đã cưu mang ông nên ông
mới được có ngày hôm nay”.
Vì
là hồi ký, nên tác giả cũng cho biết việc tri ân Nhà Dòng không chỉ có
Chí sĩ yêu nước, mà chính ông cũng vậy và còn qua Nhà Dòng ông được
những người bạn đồng học đệ tử DCCT trợ giúp: “Ơn tôi chịu nặng nhứt của
nhà dòng không phải chỉ có vậy. Còn to lớn hơn vô cùng. Các bạn học của
tôi trong nhà dòng Chúa Cứu Thế như Chung Tấn Cang, Trần Văn Trung,
Huỳnh Văn Lạc, Nguyễn Văn Hưởng, v.v. Nhiều lắm. Người làm Đề Đốc, kẻ
Trung Tướng, Thiếu Tướng, Bộ Trưởng, v.v., kể cũng đều nhờ có học ở nhà
dòng. Phần tôi, tôi biết rằng nếu tôi không được nhà dòng giáo dục cho
có được một lương tâm lý tưởng của nhà dòng thì tôi đã thuộc hạng xấu xa
nhứt trong xã hội; và cầm viết thì đã là một cây viết tán tận lương
tâm. Suốt đời ký giả của tôi luôn luôn biết trọng ngòi viết của mình là
nhờ công giáo huấn nhiều năm trong Đệ Tử viện của nhà dòng Chúa Cứu
Thế”.
Cũng
theo Văn Bia, “Nhà dòng Chúa Cứu Thế Huế không phải chỉ đón tiếp có một
nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam là Ngô Đình Diệm mà thôi đâu. Còn một nhà
ái quốc cách mạng lớn nữa là chí sĩ Phan Bội Châu (Sào Nam) bị Pháp bắt
an trí tại Bến Ngự gần đó, cũng đã có vào nhà dòng diễn thuyết cho các
đệ tử chúng tôi nghe. Cựu hoàng Bảo Đại không có ở đó song có gởi con là
thái tử Bảo Long vào học nội trú cho qua những năm bất ổn”.
Thời
Nhật chiếm đóng, các cha DCCT người Canada bị bắt, các cha Việt Nam bắt
đầu điều hành Nhà Dòng. Các cha đã phải mở trại nuôi heo để có cái ăn
cho cả trăm chú đệ tử và cả Nhà Dòng. Cũng trong bối cảnh này, tác giả
lại được gặp Cụ Ngô. Tác giả Văn Bia kể như sau:
“Ngoài
trại heo quy mô bên kia cầu An Cựu, nhà dòng Chúa Cứu Thế Huế có xây
một trại heo nữa ở sân sau, nhỏ hơn nhiều. Ông Ngô Đình Diệm gánh cháo
heo từ nhà bếp ra đó chừng năm chục thước. Tôi nghĩ ông đã từ trại heo
nầy thoát thân qua biệt thự của người anh là Ngô Đình Khôi cất bên cạnh
bờ sông An Cựu cách đó vài trăm thước. Khuôn viên nhà dòng cách đất biệt
thự có một con đường. Nếu ông Khôi có hợp tác với Nhựt Bổn như tôi nghe nói, và vì đó mà sau bị Việt Minh giết, thì
ông Diệm ẩn náu tại đó an toàn. Song tôi còn nghi ông Diệm rất cẩn
thận, có thể dùng chỗ trú vững hơn, ở cách đó không xa, là Cung An Định,
lâu đài của bà Từ Cung (Đoan Huy Hoàng Thái Hậu)”.
PV.VRNs
0 comments:
Post a Comment