Có những lằn ranh khó phân biệt nổi. Đó là lằn ranh của tâm ý, giữa thiện và ác, thí dụ như khi đốt tiền của người khác. Đứng về mặt kinh doanh, người ta nói đó là vỡ nợ, khi doanh nhân không trả nợ nổi nữa. Nhưng có thật hay không, khi người ta gom đủ thứ tiền thiên hạ và xài cho những thứ không ai kiểm soát nổi – và có người gọi đó là lừa đảo.
Thí dụ, như vụ vỡ nợ 100 tỷ đồng tại Sài Gòn.
Số tiền này không nhỏ, vì tương đương 4,9 triệu USD.
Bản tin từ thông tấn VietnamNet hôm Thứ Ba cho biết hàng chục người đã kéo đến nhà của 1 người phụ nữ tại Q.3, TP.SG để vây hãm đòi nợ, số tiền ước tính khoảng hơn 100 tỷ đồng.
Vụ bao vây đòi nợ này diễn ra từ chiều đến đêm 4/2 tại ngôi nhà của bà T.T.Q.H (SN 1966) tại con hẻm 658 đường Cách Mạng Tháng Tám, P.11, Q.3.
Bản tin viết:
“Các nạn nhân cho biết, người “dính líu” ít nhất vài chục triệu đồng, người nhiều nhất lên đến vài chục tỷ đồng. Theo họ ước tính, khoản tiền bà H đã nợ và tạm chiếm đoạt của nhiều người lên đến hơn 100 tỷ đồng.
Theo các nạn nhân, trong nhiều ngày qua, họ đã liên lạc qua điện thoại, thậm chí đã nhiều lần đến tận nhà tìm bà H nhưng không thấy tung tích bà này ở đâu. Nhiều người trong số các nạn nhân là người quen biết lâu năm, thậm chí là bà con họ hàng và hàng xóm của bà H.
Ông Trung (một người em họ của bà H) kể: trước đây vài năm ông được bà H khuyên đầu tư mua xe tay ga các loại như: SH, Air Blade…từ bà để bán lại kiếm lời. Tham khảo thị trường, xác định mua xe từ bà H bán lại cho những nơi khác thu lợi được vài triệu đồng/chiếc nên ông Trung bắt đầu làm ăn với người chị họ của mình.
Ông Trung xác nhận “Ban đầu chị ấy làm ăn rất uy tín, nhận tiền giao đủ xe cho tôi bán lại. Gần đây tôi gom từ nhiều nguồn giao cho chị hơn 2 tỷ đồng, chị ấy cầm tiền rồi im lặng…Tôi nhiều lần gọi điện thoại, tìm đến nhà, nhưng chị tôi mất tích luôn”…”
Gần 5 triệu đôla… vỡ nợ. Đó là kết quả của hiện tượng xài tiền người khác. Nếu buôn bán chân thật mà thua lỗ, thì gọi là vỡ nợ. Nếu gian, thì gọi là lừa đảo.
Than ôi, đã có những vụ lớn hơn rất là nhiều, mà rồi cũng êm thôi.
Vinashin, Vinalines… đều là các trường hợp xài tiền dân và làm mất tới hàng chục tỷ đôla. Nên gọi đó là vỡ nợ hay lừa đảo? Hay là rút ruột tài sản quốc doanh?
Khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định chẻ nhỏ Vinashin và phần thì sáp nhập với Vinalines, phần thì cho tách rời ra… để xóa hết sổ sách kế toán Vinashin, để rồi chẳng ai dò ra chỗ nào là vỡ nợ, chỗ nào là lừa đảo nữa… Thì lằn ranh vỡ nợ, lừa đảo làm gì dò ra nữa.
0 comments:
Post a Comment