Tác giả : Vi Anh
Trước thềm Tết Việt Nam thứ 38 tại Mỹ, hai đài phát thanh Mỹ VOA và RFA
đều có bài đề cập đến đoàn hậu tấn của người Việt hải ngoại.
Đài VOA ngày 05.02.2013, đi tin về “Ông Ngô Thanh Hải, người gốc Việt
đầu tiên được bổ nhiệm vào Thượng viện Canada, mới đây đã lên tiếng kêu
gọi các thanh niên người Việt tham gia chính trị dòng chính cũng như
tiếp tục cuộc tranh đấu cho dân chủ của Việt Nam mà cha mẹ của họ đã
thực hiện. Ông Hải cho rằng cộng đồng hải ngoại rời Việt Nam sau năm
1975 phải lo cho gia đình, con cái nên không có thời gian tham gia chính
trường Canada, Mỹ, Âu châu hay Úc. Nếu muốn cuộc tranh đấu của cộng
đồng hải ngoại thì thế hệ trẻ phải tiếp nối điều đó, vì thế hệ thứ nhất
đã xong rồi. Thế hệ thứ hai càng phải lãnh cái trách nhiệm đó để tiếp
tục cuộc tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ và quốc cường.”
Ông Hải cho biết: Tôi đi đâu gặp cộng đồng Việt Nam, tôi đều nêu lên vai
trò tiếp nối của thế hệ thứ hai. Tôi thấy rằng thế hệ trẻ, thế hệ thứ
hai, đều thấy rõ trách nhiệm của mình. Nếu muốn cuộc tranh đấu của cộng
đồng hải ngoại thì thế hệ trẻ phải tiếp nối điều đó, vì thế hệ thứ nhất
đã xong rồi. Thế hệ thứ hai càng phải lãnh cái trách nhiệm đó để tiếp
tục cuộc tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ và quốc cường.”
Còn đài RFA, Phóng viên Thanh Trúc của Đài Á châu Tự do, RFA, ngày
31-01-2013 đi một phóng sự rất nhiều ý nghĩa. Đó là “Tháng Mười Một năm
2012, tại cuộc thi toàn quốc qui tụ nhiều hoa hậu đại diện các tiểu
bang, Cung Hoàng Kim là một thí sinh Mỹ gốc Việt, đã thắng giải Hoa Hậu
Toàn Quốc Hoa Kỳ 2012-2013.”
Thật là một niềm vui lớn cho người Việt hải ngoại, con hơn cha nhà có phước, sau hơn trước đất nước có phần.
Nều tính về thời gian thì người Việt định cư ở Mỹ, nơi gần hơn phân
nửa người Việt hải ngoại, mới 38 năm. Mới hơn một thế hệ xã hội học một
chút, mới lên khỏi tàu (FOB) chưa bao lâu, chân ướt, chân ráo hãy còn,
thế mà đã vào dòng chính một cách đường hoàng mà vẫn giữ được bản sắc
tốt đẹp dân tộc Việt.
Thành tích đó của người Việt đã phủ nhận dự đoán, mong mỏi của CS Hà
nội. CS Hà nội đã hơn một lần ra Nghị Quyết 36 lập bàn trù mạc lớp người
Việt hải ngoại. Trù ếm cho thế hệ thứ nhứt qua đời, cuộc đấu tranh cho
tự do, dân chủ, nhân quyền VN của người Mỹ gốc Việt, là “trở ngại trung
tâm” trong bang giao giữa Hà nội và Washington sẽ không còn vì hậu duệ
bị mất gốc, quên cội nguồn.
Thực tế và con số đã chứng tỏ CS hoàn toàn sai. Mỗi năm người Việt
hải ngoại gởi về cho không bà con cả mấy tỷ. Ở Mỹ kiểm tra dân số năm
2010, 65% người Mỹ gốc sở hữu căn nhà cao, tỷ lệ cao nhứt nhì trong xã
hội Mỹ đa văn hoá, đa sắc tộc. “Sống cái nhà, chết cái mồ” là văn hoá
VN. Người Việt không sống được ở nước nhà VN nằm trong gọng kềm CS, di
tản sang Mỹ đem “VN” theo mình.
Làm được điều đó vì tinh lý văn hoá VN là gia đình, căn cơ của cá
nhân và nền tảng xã hội. Cha mẹ đại đa số quân dân cán chính VN Cộng
Hoà, di tản, vượt biên, tỵ nạn sang Mỹ chân ướt chân ráo, đi làm thuê
làm mướn, mướn phòng, mướn hay xin cho con tạm trú, ăn học. Đưa lớn
thành tài cả nhà hùn mua một căn nhà cho cha mẹ anh em cùng ở. Đứa nhỏ
thành tài, cả nhà dần công mua thêm một căn cho thằng lớn có gia đình ra
riêng. Theo tinh thần và truyền thống dần công khi phát triễn xã thôn
của đât nước ông bà VN trên đường nam tiến để lại.
Việc nhà ổn, người Mỹ gốc Việt lo việc nước. Người Mỹ gốc Việt tương
kế tựu kế vận động với chánh quyền Mỹ tiểu bang và địa phương Mỹ thừa
nhận quốc kỳ VN như biểu tượng của người Mỹ gốc Việt. Hàng chục tiểu
bang, hàng trăm thành phố đã ra sắc lịnh nay thành sắc luật và nghị
quyết thành quyết định thừa nhận.
Hồn thiêng sông núi VN, anh linh tử sĩ VNCH phù hộ cho các hội đoàn
đồng hương, đồng đội, đồng trường, đồng ngành, các chánh đảng,v.v… thời
VN Cộng Hoà phát triễn, hoạt động đủ mặt, làm cho Việt Nam Cộng Hoà hải
ngoại thành hiện thực.
Sống trong xã hội Mỹ, tiếng Anh kiểu Mỹ, American English, là chuyển
ngữ bó buộc, thì người VN bảo tồn tiếng Việt, qua bình dân giáo dục.
Tiếng Việt được dạy ở chùa, nhà thờ, gia đình, trung tâm, trường tư và
công tại một số nơi có cộng đồng lớn Mỹ gốc Việt như ở Cali, Orange
County.
Phát thanh, phát hình, báo chí, phổ biến, sách vở, thơ văn tiếng Việt xuất bản, phát hành, ra mắt nghe, đọc, xem không kịp.
Nói tóm gọn, nhiều loại hình văn hoá Việt – vật thể và phi vật thể –
được bảo tồn, phát huy – nhiều lắm, bền vững lắm. Có khi còn hơn thời
còn ở trong nước bị chiến tranh không phát huy được như bây giờ ở Mỹ.
Nhưng có thể nói thành tích sâu sắc nhứt, khó làm nhứt mà gia đình và
cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã làm – là chuyển tiếp văn hoá Việt cho
đàn hậu tấn. Cụ thể trước mắt là thế hệ thứ ba. Thành công điển hình của
gia đình, cộng đồng gốc Việt có thể thấy trong trường hợp của Cô Cung
Hoàng Kim, Hoa Hậu Toàn Quốc Hoa Kỳ.
Như đã biết Cung Hoàng Kim, là một người Việt sanh tại Mỹ, tức thuộc
thế hệ thứ ba, của sắc tộc Mỹ gốc Việt trong xã hội Mỹ và là công dân
thổ sinh của Hoa kỳ. Từ nhỏ Cô sống trong xã hội Mỹ, học hành bằng
tiếng Mỹ là chuyển ngữ bó buộc của giáo dục Mỹ, bè bạn đại đa số là
người Mỹ.
Nếu không có gia đình, cộng đồng, truyền thống văn hoá Việt, thì Cô
không thể nào trả lời cuộc phỏng vấn chứng tỏ Cô quả là một người Mỹ
gốc Việt, biết rõ cội nguồn, đặc sắc văn hoá Việt và nghĩ tới đồng bào
mình khó khổ trong gọng kềm CS ở trong nước.
Xin phép trích dẫn lời Cô trả lời trong cuộc phỏng vấn để minh chứng.
Phóng sự RFA cho biết Cô Cung Hoàng Kim rất hãnh diện là một người trẻ
được sinh ra và lớn lên ở hải ngoại, một người Mỹ gốc Việt. Cung Hoàng
Kim nghĩ nước Mỹ là một dĩa rau xà lách tươi ngon, không giống như một
cái nồi hầm đủ thứ như nhiều người Mỹ nói.
Và đây là lời của Cô: “Trong cái dĩa xà lách thì có những thứ như rau
xanh, cà chua đỏ, ớt chuông vàng, nấm trắng và nhiều thứ khác nữa. Dù
được trộn chung trong dĩa xà lách mà các thứ này vẫn giữ nguyên gốc và
hương vị riêng của nó.”
Cung Hoàng Kim muốn thắng giải Hoa Hậu Toàn Quốc Hoa Kỳ để làm đẹp
cho bản sắc của dân tộc và cộng đồng người Mỹ và cộng đồng người Việt,
cũng để được học bổng cho ba mẹ đỡ vất vả về học phí cho Cung Hoàng Kim.
Cô biết từ đâu mình đến, vì sao mình đến, và phải cố gắng vươn lên,
chứng tỏ bản sắc dân tộc mình. Cô nói, “Thưa cô, ba mẹ của Cung Hoàng
Kim luôn nhắc các con vì sao gia đình của mình và những người Việt có
mặt ở Hoa Kỳ. Gia đình của em có mặt ở Hoa Kỳ năm 1986. Ba em là một
chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã bị tù trong các trại tập trung cũng như
nhiều người miền Nam khác. Gia đình em đến Hoa Kỳ, được sống trong xứ sở
tự do có nhân quyền với nền giáo dục nhân bản, không bị kỳ thị, phân
biệt đối xử về kinh tế, chính trị, tôn giáo và không bị áp bức. Do đó
người Việt tị nạn mới có thể tạo dựng hạnh phúc cho bản thân, gia
đình, giúp đỡ người khác và nhất là phải đóng góp một tay để giúp xây
dựng cộng đồng người Việt ở Mỹ.”
Cô cố gắng vươn lên vì gia đình, cộng đồng và xã hội Mỹ đã bảo bọc
Cô. Cô nói, “Tại Cung Hoàng Kim là người Việt, như cô nói hồi nãy thì
Cung Hoàng Kim thấp hơn so với mấy cô khác, nhưng Cung Hoàng Kim nghĩ
cái đó có thể là yếu tố làm Cung Hoàng Kim different (khác biệt) more
unique (độc đáo hơn), và là người Việt, người Á Châu, nên Cung Hoàng Kim
cũng có vẻ được chú ý hơn mấy cô kia.
Cô Hoàng Kim đang học đại học, năm cuối cùng ngành phóng viên truyền
hình – là một ngành các cơ quan truyền thông chọn rất kỹ, nhưng rất hợp
với tánh quyết chí vươn. lên của Cô.
Cô không quên vận mạng nước nhà và đồng bào trong nước đau khổ. Cô
nói, “Nhìn về đất nước Việt Nam thì em hơi buồn. Cung Hoàng Kim đang
quyên tiền để giúp mấy người thương phế binh ở Việt Nam, giúp gia đình
của họ. Lúc quyên tiền gởi về tới mấy người thương phế binh và nhận được
thư họ nói cám ơn là số tiền đó đã thay đổi cuộc sống của họ thì Cung
Hoàng Kim rất vui tại vì Cung Hoàng Kim thấy có thể giúp đỡ họ một chút
và điều đó rất vui.”
0 comments:
Post a Comment