Thursday, April 26, 2012

Văn Nghệ lãng mạn cho ngày 30 tháng Tư?


 
Hàng năm cứ đến khoãng thời gian này là email của nhónm tôi tràn ngập những hình ảnh rút quân, chạy loạn của dân quân miềnNamtrong những ngày cuối cùng của chế độ VNCH.  Nhưng trong những năm gần đây còn có thêm một  hiện tượng khác là những sinh hoạt văn nghệ lãng mạn bỗng nỗ ra trong khoãng thời gian này.  Riêng năm nay, là truờng hợp một  đại nhạc hội có hài phụ diễn dự trù tổ chức tại Berin, Đức Quốc vào chính ngày 30 tháng Tư với chủ đề “Tình Ca Mùa Xuân(?)”…
Tôi có đọc một  số thư viết và bình luận về việc ông Nguyễn Ngọc Ngạn (NNN) làm MC cho đại nhạc hội này.  Bài này dù có nói về ông Ngạn, vì ông có dính líu tới cái đại nhạc hội nói trên, tôi thật sự không nhắm vào  ông Nguyễn Ngọc Ngạn.  Từ trước tới nay tôi chưa bao giờ cố tình nhắm vào một  cá nhân nào.  Trong đấu tranh hôm nay, đối tượng cuối cùng của tôi là quần chúng,  trên diễn đàn là độc giả, nhất là những độc giả trẻ – vì nếu người Việt hải ngoại không tham dự đại nhạc hội thì làm sao có buổi trình diễn?  Trong nước, nếu người dân không ý thức để tự mình đứng dậy thì làm sao có được cách mạng để đổi đời….
Phần phỏng vấn của báo Người Việt(?) trên YouTube với ông NNN đã có nhiều phản hồi tôi không lập lại, chỉ muốn đề cập đến một  vấn đề nhỏ đã được ông Ngạn và cô Hoàng Anh nhấn mạnh nhiều lần đó là vấn  để những phê bình của một  số thính giả, độc giả mà quí vị gọi là thiếu văn hoá , “tục tỉu” và như thế sẽ có ảnh hưởng đến việc giáo dục thế hệ con em của chúng ta…
Tôi có tham dự đám tang của một  người bạn theo Công Giáo.  Từ trước tôi đã có nghe người ta nói về những chuẩn bị của một  người sắp chết, một  sự dọn mình  để về nước chúa  cho nên chính đương sự và gia đình thường tìm được sự bình thản trong giai đoạn khó khăn này. Tôi quả có chút sững sốt khi tôi nói lời phân ưu  thì một  người em trai của người bạn đã mất đã nói ngay với tôi là gia đình anh đã chuẩn bị tinh thần đầy đủ và nếu tôi muốn hát ngay tại đây cũng không ai buồn phiền cả…  Có thể đây chỉ là một  trường hợp cá thể?  Và dĩ nhiên là tôi không đến đó để ca hát hay có đủ can đãm để ca hát trong một  môi trường như vậy.  Mặc khác, trong văn hóa và đạo đức của người Việt-Nam người ta thường nhắc nhở nhau cũng như nhắc nhở con cháu của mình giữ nghiêm trang trong giáo đường, chùa chiền, không vui cười, đùa cợt trên những hoang tàn , đổ nát và đau khổ của người khác…
Không thể là một  sự vô tình khi cứ tiếp tục các cuộc vui chơi được tổ chức vào những tuần lễ cuối tháng Tư, nhất là vào chính ngày 30 tháng Tư.  Ngày ba tôi qua đời là một  ngày “lịch sữ” của gia đình tôi.  Và vì là một  ngày có tính “lịch sữ” như thế nên chúng tôi không thể thay đổi giờ giấc cũng như ý nghĩa của nó.  30 tháng Tư năm 1975 là ngày chính thức chế độ VNCH sụp đổ:  là một  ngày “tang” cho quân dân miền Nam Việt-Nam, vì thế nó đơn giản mang một  ý nghĩa “Quốc Hận”.  Còn như nó có đáng “hận” hay không thì ông Ngạn cứ xem thái độ và phản ứng của cộng đồng hải ngoại để tự trả lời.
30 tháng Tư đã trở thành một  ngày lịch sữ của những người tị nạn Việt-Nam.   Trong hiện thực, Quốc Hận mang ý nghĩa cả về số lượng  của hàng triệu người thật sự đã chết, tù đày, khốn khổ và nhục nhả cả từ trong nước, ngoài nước, trong rừng sâu, trên biển cả…  Trong bối cảnh đầy máu và nước mắt, trong những âm thanh đang còn văng vẵng đâu đây của những tiếng gào thét gọi nhau, than khóc của ngày 30 tháng Tư, đây là thời gian của tưởng niệm, ngậm ngùi thì nỡ nào những người như ông Ngạn có thể vui chơi cho những tình ca của mùa xuân?
Trong quá khứ cũng có nhiều cố gắng để thay đổi ý nghĩa này nhưng đã hòan toàn thất bại.  Có tổ chức đã vận động để “đặt tên” cho ngày này là ngày đấu tranh cho tự do và nhân quyền.  Có tổ chức đã phát động những sinh hoạt văn nghệ lãng mạn để “tưởng niệm” ngày này và bây giờ thì ông Ngạn chỉ đơn giản hoạt động để quên nó đi?  Với những biểu hiện như thế, ông Ngạn nghĩ rằng cộng đồng hải ngoại không thấy những dụng ý thấm kín của nó?
Tự nhận mình là một  nhà văn, làm văn hóa, nhất là trong vấn đề giáo dục thế hệ trẻ mai sau, ông Ngạn giải thích và khuyên nhủ giới trẻ  nên làm gì? Làm thế nào?  Phải chăng nếu có con cháu nào của mình vô tình hay lầm lẫn chọn một  thời điễm như thế để hành lạc, vui chơi thì chính ông Ngạn còn phải là người giáo dục họ để họ hiểu mà tự chế?  Nhưng thật tế ngược lại ông đã cộng tác cho những sinh hoạt như thế và còn tự biện hộ cho mình!
Khi hay tin ông Bầu hủy bỏ show trình diễn ông phát biểu là ông rất tiếc? – ông tiếc cái gì? – một  gía trị văn hóa không được truyền bá? – một  cơ hội để đấu tranh giáo dục những người Việt-Nam xuất xứ từ Miền Bắc hay số tiền thù lao hậu hỷ cho MC?  Nghệ sĩ thì dĩ nhiên là sinh hoạt văn nghệ để kiếm sống.  Nhưng nghệ sĩ cũng là con người có quê hương như bao nhiêu người khác, nhất là cho một  quê hương đang còn đau khổ và trong thân phận của một  người tị nạn?  Vì thế tôi không tin ông đã quên ý nghĩa của ngày này.  Ông chỉ cố quên – và chỉ cần ở điễm này, ông và những người như ông đã xác định thế đứng của mình.
Có thể nhà văn NNN sẽ hỏi tôi vậy thì từ nay về sau người Việt phải chọn ngày 30 tháng Tư để chỉ khóc lóc?
Là một  nhà văn đã viết khoãng 40 tác phẩm kể cả chuyện ma như ộng tự đánh giá và là MC cho trung tâm nhạc hội Thúy Nga, ông có cần tự hỏi ông có bao nhiêu giá trị với cộng đồng hải ngoại?  Tôi tin là có một  số người ganh ghét ông để tấn công ông.  Nhưng đa số(?) người Việt hải ngoại làm lụng để sống còn trong đó có tôi, gia đình tôi và một  số người tôi biết chỉ xem ông và trung tâm Thuý Nga  như là một  phương tiện để giải trí, một  giải trí lành mạnh nếu được và phải phù hợp với hoàn cảnh cho phép và với tâm hồn của họ.  Những ai nếu có tấn công ông và những người như ông chỉ vì quí ông đã cố tình tổn thương đến những giờ phút thiêng liêng  của những người Việt tị nạn.  Và cuối cùng, dù ai có ác ý tấn công ông hay không thì sự việc một  người nhận lời làm MC cho một  chương trình “Tình Ca Mùa Xuân” trong một  bối cảnh tang thương của ngày 30 tháng Tư không còn là một  vấn đế có tính cách cá nhân của họ nữa.
Như tôi đã nói, tôi không viết bài này để tấn công ông.  Và cũng như ông có nói:  tại sao chỉ nhắm vào ông?  Làm văn nghệ lãng mạn vào chính ngày 30 tháng Tư, đối với người Việt tị nạn hải ngoại nếu không phải là một  khiêu khích thì là một  lầm lẫn mà tất cả những ai trong chúng ta nếu nhận là người Việt tị nạn thì phải có bổn phận sữa đổi.  Nhưng cho đến bây giờ, đó không phải là chọn lựa của ông Ngạn.
Một  lời cuối cho ông Ngạn về việc ông đại diện, thay mặt cho thế hệ của ông để xin lỗi những người bạn trẻ về việc một  số người đã văng tục khi chỉ trích ông…   Nếu ông muốn đại diện cho ai đó thì ông cứ liên lạc trực tiếp với họ để xem họ có đồng ý hay không.  Với tôi thì không.   Thứ nhất là vì ông không đủ tư cách để đại diện hay thay mặt cho tôi và thứ nhì là không có lý do gì để ông Ngạn phải thay tôi chịu đóng đinh trên cây thánh giá cả!
Võ Trang
April 26 2012

0 comments:

Powered By Blogger