Lê Ngọc Túy Hương - Từ 30.4.75 đến nay đã 37 năm, tôi luôn tự hỏi sao tụi việt cộng cầm quyền là những kẻ ngu si mà chúng lại tồn tại lâu đến thế? Bên cạnh súng ống và bạo tàn, còn cái gì giúp chúng nó tiếp tục đàn áp mà người dân chưa vùng lên lật đổ?
Tại sao người Quốc Gia mình không thiếu những bộ óc thông minh, tài giỏi mà mình phải chịu cuộc đời ly hương lâu như vậy? Chúng ta còn thiếu cái gì mà chưa áp dụng được khả năng đó vào việc lật đổ chế độ cộng sản tại Việt Nam?
Những năm tháng chung quanh ngày 30.4.1975 (trước và sau), cho dù không có ai ghi lại nhưng chắc chẳng một người Nam Việt Nam nào quên. Huống chi, thơ văn nhạc và phóng sự cùng hình ảnh về mùa Quốc Hận tháng Tư vô cùng phong phú. Chính tôi cũng là người tham gia.
Nhưng 37 năm rồi, cộng đồng Quốc Gia có lớn mạnh thêm lên hay càng lúc càng rời rạc? Nhìn vào sự thật hiển nhiên hôm nay, thật đau đớn lòng!
Theo thiển ý, có thật nhiều nguyên nhân:
1. Thế hệ cha mẹ đầu tiên ra hải ngoại phải đối đầu với bao nhiêu khó khăn để sống còn và nuôi dưỡng gia đình, con cái. Áp lực nặng nề này đã tạo nên sự xao lãng với mọi diễn tiến khác của cuộc sống. Bây giờ, dù họ không còn phải bôn ba cho cuộc sống vì mọi chuyện đã ổn định, thành tựu, nhưng thói quen “xao lãng ” này thì vẫn tồn tại, càng lúc càng trầm trọng, biến thành thờ ơ. Họ vì phần đã thấm mệt, phần muốn tìm hưởng thụ đền bù, nên:
- nhắm mắt làm ngơ, thờ ơ trước những sinh họat chống cộng; thờ ơ trong việc truyền đạt cho con cái những kinh nghiệm bản thân về thế nào là cộng sản và lý do tại sao chúng ta lại sống ly hương. Một số người khi truyền đạt cho con cháu kinh nghiệm bản thân về cộng sản lại chỉ đưa ra sự kiện, thiếu những phân tích và lý luận thuyết phục mà các cháu sinh ra và lớn lên ở phương Tây do ảnh hưởng văn hóa Tây phương, không dễ dàng buộc họ chỉ nghe theo rồi chấp nhận.
- không chuyên tâm nhớ rằng nhất nhất trong mọi vấn đề “chúng ta thì vô tình mà việt cộng thì vô cùng nham hiểm và xảo quyệt”. Thêm vào là tấm lòng mang nặng “duy tâm” nên họ dễ bị việt cộng triệt để lợi dụng dưới mọi hình thức để mồi chài: từ việc giúp thân nhân hay dân nghèo khổ đến việc dùng bả lợi danh, dụ dỗ về Việt Nam trục lợi, du hí, hưởng lạc. Cảm giác của tôi là cái ánh đèn ma quái muôn màu sắc của việt cộng nó hấp dẫn đến độ người ta quên tất cả, để lao vào như những con thiêu thân, bất chấp hậu quả. Đau lòng hơn nữa là nhiều lúc họ vô tình làm kẻ tuyên truyền “tình nguyện không thù lao” cho cộng sản việt nam.
- chôn sâu dĩ vãng tù đày cải tạo, vượt biên v.v… để tạm thích nghi với cách sống hiện tại
2. Một số người trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Hải ngọai ngoài việc coi trọng cái “TÔI”, thiếu đòan kết, dường như lại còn quá chủ quan với “quyền chống cộng” của mình. Hòan tòan quên mất rằng bất cứ hành động nào, thái độ nào làm suy yếu, gây tác hại cho cộng sản Việt nam đều là việc làm hữu ích cho cộng đồng quốc gia. Thay vì một mặt tận dụng kết quả lợi ích này, mặt khác song song âm thầm điều tra manh mối bên trong với nội bộ tin cậy, thì lại hấp tấp, chưa có bằng chứng hiển nhiên đã vội vã thẳng tay triệt hạ chỉ vì một chút nghi vấn. Thật ra ngay cả khi chưa biết rõ chắc chắn kẻ thực hiện thuộc phe phái nào, chúng ta vẫn có thể lợi dụng kết quả tốt có lợi cho ta, để làm bàn đạp cho mục tiêu chống cộng chung của cộng đồng. Điều này không có nghĩa chấp nhận một cách dễ dàng người làm lợi cho ta là BẠN của ta, nhưng cũng không cần thiết đẩy họ vào tư thế đối nghịch với ta. Sự việc này không thể nào đem tới đoàn kết được, và Việt cộng là kẻ ngư ông thủ lợi, chúng chỉ cần đổ thêm một chút dầu vào lửa là đốt cháy hết nhân vật này đến nhân vật khác. Do đó vì mắc mưu việt gian nằm vùng, lắm khi chính người quốc gia triệt hạ lẫn nhau. Kết cục không ai gây dựng được một uy tín lâu bền ngõ hầu đứng ra tập hợp sức mạnh của cộng đồng. Bài học của “nồi cơm Nhan Hồi” nhắc nhở chúng ta luôn luôn cẩn thận tìm kiếm cho ra sự thật, không hấp tấp vội vàng hùa theo những tin tức “giật gân”.
3. Một vấn đề khác cũng trầm trọng không kém là chủ trương”phi chính trị”, không chấp nhận việc trao đổi, tranh luận về thời cuộc tại Việt Nam, (vâng chỉ tại Việt Nam mà thôi) trên các Diễn Đàn cũng là một cách mà việt gian cộng sản đã chen vào lợi dụng để “ru ngủ” từ người tại hải ngoại cho đến người trong nước. Các Diễn Đàn, nhất là những Diễn Đàn ái hữu, biện minh rằng bàn đến tình hình chính trị, thời cuộc tại Việt Nam, sẽ gây tai họa cho người còn lại trong nước. Lý luận “hù dọa” này được khai thác triệt để.
Đây là sự nối giáo tiếp tay cho việt cộng để giúp chúng bưng bít những sự thật cần phơi bày cho người trong nước hiểu rõ về tình hình nước nhà hiện tại.
4. Cũng không thiếu những người quốc gia lại quan niệm rằng văn hóa/văn nghệ “phi chính trị” để quảng bá cho việc phổ biến văn hóa văn nghệ bất chấp xu hướng chính trị (ngay cả khi rõ ràng là do chính quyền Việt Nam cộng sản giật dây điều khiển) cũng là một việc làm đi ngược lại cái gọi là chiến tranh tâm lý chống cộng của cộng đồng người Việt quốc gia tại hải ngoại. Họ quên rằng văn hóa/văn nghệ là mặt trận chiến tranh tâm lý rất quyết liệt và dễ ngụy trang, mà việt cộng luôn luôn đặt trọng tâm trong thời chiến (trước 30/4/1975) cũng như trong thời bình hiện nay ở hải ngoại.
Các vị thuộc về thế hệ trước tôi và thế hệ của tôi, tôi không còn đặt nhiều hy vọng có thể thay đổi “nổi” suy nghĩ của họ. Khi trên đầu con người ta đã có 2 màu tóc thì khá muộn màng để làm được điều này.
Cái nhìn của họ về việt cộng vào ngày họ rời bỏ Việt Nam khi xưa so sánh với cái nhìn của họ dành cho chúng bây giờ “ưu ái” hơn thì tôi coi như đó là “phần số” của đất nước !
Nhưng còn thề hệ trẻ thì sao? Theo tôi, đây là thế hệ quyết định cho vận mạng nước nhà. Trường giang sóng sau đùa sóng trước. Bộ mặt thật của cái chủ nghĩa cộng sản vô nhân, sự tàn bạo gian xảo và đê tiện của việt cộng cần được giải bày cho thế hệ này hiểu rõ. Chúng ta cần nói, ngay cả khi chúng ta “nói khác” với bậc trưởng bối của các em hay các cháu, Chính điều này sẽ tạo thắc mắc, hoài nghi và suy nghĩ; cuối cùng thúc đẩy các em và các cháu tìm hiểu sự thật. Chúng ta đừng im lặng cúi đầu để rồi sẽ vĩnh viễn ôm hận khi mà một ngày nào đó, thế hệ chúng ta không còn nữa, các em và các cháu sẽ chỉ còn biết quốc kỳ Việt Nam là lá cờ máu đáng khinh tởm kia.
Tóm lại:
1. triệt để đề cao cảnh giác trong mọi tình huống, sự việc trong vấn đề chống Cộng;
2. tận dụng những kết quả “diệt cộng” có ích lợi cho cộng đồng quốc gia, sáng suốt xác định rõ Bạn, Thù, Đồng Chí Hướng để cũng cố hàng ngũ Quốc Gia;
3. hướng dẫn và đào tạo lớp thanh thiếu niên thành rường cột của nước nhà, thấu hiểu và tận tâm tranh đấu giải thể đảng cộng sản Việt Nam, đem tự do, no ấm cho dân tộc là điều cần thiết và cấp bách. Bất kỳ một người trẻ nào có suy nghĩ và ý chí này đều đáng được giúp đở và hổ trợ, không phân biệt là sinh sống tại Việt Nam hay tại hải ngoại.
Mong rằng ngày trở về Việt Nam trong chiến thắng vinh quang sẽ không xa.
Lê Ngọc Túy Hươnghttp://lengoctuyhuong.wordpress.com
PHỤ BẢN:
Câu chuyện về nồi cơm của Khổng Tử – chuyện nồi cơm Nhan Hồi.
Khổng Tử: Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật.
Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử. Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.
May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.
Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ. Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …
Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”
Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …
Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.
Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …
Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?
Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”
Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”
Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”
Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”
Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”
Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”
Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một c ơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …
Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!
Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng:“Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”
0 comments:
Post a Comment