Saturday, January 21, 2012

Đình công - Bất ổn tại các xí nghiệp ở Việt Nam

Ben Bland (Financial Times)

HÀ NỘI - Số lượng các cuộc đình công tự phát ở Việt Nam tăng gấp đôi năm trước vì công nhân, nạn nhân của mức lạm phát cao nhất ở châu Á, phải đấu tranh để có được mức lương tốt hơn.

Trong những năm gần đây Việt Nam đã thành công trong việc thu hút các hãng sản xuất bằng nhân công rẻ đang muốn thoát khỏi miền Nam TQ vì mức lương tăng vụt ở đó. Nhưng các nhà đầu tư cho hay phải có tiến bộ nhanh về việc đổi mới kinh tế và quan hệ công nghiệp nếu khuynh hướng này tiếp tục.

Tốc độ tăng trưởng chóng mặt và việc cho vay lãi thấp và đổ tài nguyên vào các công ty quốc doanh tồi cũng đưa Việt Nam đến mức lạm phát cao liên tục, có nguy cơ làm giảm sức thu hút các công ty sản xuất.

Theo số liệu của chính phủ, đưa cho các cơ quan truyền thông, có 857 cuộc đình công trong 11 tháng đầu năm 2011, khi lạm phát trung bình hàng năm trên 18%. Như vậy , năm 2011 có gấp đôi các cuộc đình công so với năm 2010 và nhiều hơn so với năm 2008, là năm kỷ lục về đình công, khi lạm phát lên đến cao nhất ở 28%.


Đình công tại VN>
Nguồn: http://libcom.org
“Đây là một con số rất đáng lo ngại,” ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng, phát biểu tại một cuộc họp chính phủ về vấn đề này hồi đầu tháng, theo tin của truyền thông nhà nước. “Chúng tôi cần phải nghiên cứu để xem đây đây có phải là một khuynh hướng mới và khuynh hướng này có tính cách địa phương hay xả ra trên cả nước.”

Giá lương trả cho công nhân nhà máy không có tay nghề tại Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, khoảng 100 (đô-la Mỹ) một tháng so với 300 đô-la, các quản lý ccong xưởng cho biết.

Mức lương thấp đã giúp Việt Nam dưới chế độ Cộng sản thu hút một số lượng ngày càng tăng các công ty quốc tế các muốn giữ giá sản xuất thấp như Canon Inc, công ty điện tử Nhật Bản, Intel Corp, nhà sản xuất chip của Mỹ và hàng trăm nhà sản xuất phần lớn là các công ty Đài Loan và Hàn Quốc sản xuất giày và hàng may mặc cho các thương hiệu quốc tế như Nike.

Tuy nhiên, gần đây tiền lương tại Việt Nam tăng vọt, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp cần người lao động có nhiều kinh nghiệm.

Một số công ty đã tăng lương bốn lần năm ngoái để ngăn chặn những cuộc đình công, và vào tháng Tám, chính phủ tăng mức lương tối thiểu trong các khu vực công nghiệp quan trọng lên 2.000.000 đồng VN (95 USD), mức tăng tương đương 49%.

“Các công ty sản xuất đang ở thế trên đe dưới búa, người mua ép giá sản phẩm và công nhân đòi tăng lương liên tục vì giá cả leo thang,” Jonathan Pincus, người đứng đầu chương trình giảng dạy kinh tế của Đại học Harvard ở TP Hồ Chí Minh cho hay.

Đình công là một trong những mối quan tâm chính hiện tại của các nhà sản xuất Nhật Bản, những người có nhiều nhà máy lớn nhất và công nghệ tiên tiến nhất tại Việt Nam, theo Hirokazu Yamaoka, đại diện chính của cơ quan cổ suý thương mại của Nhật Bản tại Hà Nội. Hàng chục công ty Nhật Bản bị ảnh hưởng vì các cuộc đình công năm ngoái, ông nói, bất chấp những nỗ lực tăng lương trước để ngăn chặn sự bất mãn trong giới công nhân.

Mức gia tăng của các cuộc đình công cũng là một thách thức chính trị nghiêm trọng, tại Việt Nam - một quốc gia độc tài, độc đảng; Tại đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - không có thế lực, dưới sự kiềm soát của chính phủ Việt Nam - là tổ chức công đoàn hợp pháp duy nhất và những công nhân tổ chức đình công độc lập có thể bị bắt giữ hoặc bị nhũng hình phạt khác.

Giới ngoại giao nước ngoài và các ông chủ xưởng máy nói rằng chính phủ đang bị kẹt giữa sự cần thiết để phát triển mối quan hệ tốt hơn giữa người lao động và chủ nhân, và sợ hãi của chính phủ về việc các tổ chức lao động có thể trở thành một mối đe dọa cho sự ổn định chính trị.

“Chính phủ phải đương đầu với vấn đề lớn là làm thế nào để giải quyết các cuộc đình công," ông Youngmo Yoon, người làm việc về quan hệ công nghiệp tại Tổ chức Lao động quốc tế tại Hà Nội nói. “Nếu các tranh chấp và đình công không diễn ra một cách có trật tự và thường xuyên, những cuộc đình công có thể lây lan về các khía cạnh chính trị; đây là điều mà chính phủ rất lo ngại.”

Ông nói rằng chính phủ chưa thúc đẩy Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đẩy đủ để đảm nhận những thử thách trong vai trò đại diện công nhân, so với cơ quan chính thức tương đương tại Trung Quốc, Liên hiệp Công đoàn Lao động trên toàn cõi Trung Quốc.

“Sự khác biệt chính giữa Việt Nam và Trung Quốc là Liên hiệp Công đoàn Lao động Trung Quốc được Đảng Cộng sản thúc đẩy làm công tác đại diện người lao động và kiểm soát tình hình,” ông Yoon nói.

Mặc dù họ không hẳn là những người ủng hộ quyền lao động, một số quản lý nhà máy ở Việt Nam cũng muốn thấy có đại diện công nhân nhiều hơn để đảm bảo đảm quan hệ tốt hơn giữa chủ và thợ.

“Công nhân của chúng tôi đã đình công sau khi phần cơm bị nhà thầu cung cấp thực phẩm cắt giảm để tiết kiệm tiền vì mức lạm phát,” một quản lý nhà máy sản xuất châu Âu cho hay. Tuy nhiên, vìđại diện chính thức của công đoàn đã không có liên lạc có hiệu quả (vói ban quản lý), những công ty đó đã không thể biết về vấn đề này đến khi nó đã quá muộn, ông nói.


© DCVOnline

0 comments:

Powered By Blogger