Hình Tướng Kỳ trên báo Time.
KUALA LUMPUR (VB) -- Cựu Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ đã từ trần tại một bệnh viện ở Kuala Lumpur, Mã Lai, rạng sáng Thứ Bảy 23-7-2011, hưởng thọ 81 tuổi, theo tin AP.
Cháu trai của tướng Kỳ là Peter Phan nói với AP rằng ông Nguyễn Cao Kỳ chết vì biến chứng hô hấp.
Phóng viên Việt Báo đã điện thoại trực tiếp cho nhà bình luận Bằng Phong Đặng Văn Âu, người thân tín của ông Nguyễn Cao Kỳ, xác nhận tin này, và được ông nêu nghi vấn rằng tình báo Trung Quốc đã ám sát ông Kỳ, vì không hài lòng việc ông Kỳ liên tục thuyết phục Đảng CSVN liên minh với Hoa Kỳ để gìn giữ cõi bờ.
Nhà bình luận Bằng Phong Đặng Văn Âu nói rằng, cách đây năm hôm, Tướng Kỳ từ Mã Lai gọi cho ông Âu với giọng rất vui vẻ, nói vừa đi khám tổng quát xong và các bác sĩ rất lấy làm ngạc nhiên về một người già 81 tuổi như ông mà cholesterol, lượng đường trong máu cũng như áp suất huyết đều bình thường.
Nhà văn Bằng Phong kể rằng, nghe vậy cũng mừng cho ông Kỳ, nhưng từ hơn ba tháng nay, mỗi lần nói chuyện điện thoại với ông Kỳ, ông Âu đều khuyên ông Kỳ: "Nhiệm vụ với Đất Nước của ông coi như xong rồi! Ông nên về Hoa Kỳ để sống bình an. Từ năm 2004 ông về nước cảnh báo với nhà cầm quyền cộng sản nguy cơ bị Hán hóa, nước ta sẽ trở thành Giao Chỉ quận. Ông khuyên họ nên bắt tay giao hảo tốt với Mỹ vì chỉ có Mỹ mới ngăn nổi tham vọng bành trướng của Trung Cộng mà thôi, nhưng điều ông khuyên rất dễ làm cho những phần tử bảo thủ trong Đảng khó chịu, vì họ thà mất Nước; chứ không chịu mất Đảng.”
Ông Âu kể tiếp, “mỗi khi tôi mở lời khuyên ông về mối nguy tính mạng của ông thì ông đều nói rằng con người sống chết có số mạng. Ông vẫn nói với giọng đầy tin tưởng rằng ông là Con Cầu Tự Chùa Hương, là đích thật con Phật, từng được Phật cứu nhiều phen...”
Bản tiểu sử trên Wikipedia ghi về Tướng Kỳ, tóm lược như sau.
Nguyễn Cao Kỳ (sinh năm 1930) là một sĩ quan quân đội cao cấp và cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông từng là Thủ tướng (1965-1967) và Phó Tổng thống (1967-1971) của Việt Nam Cộng hòa...
Ông sinh ngày 8 tháng 9 năm 1930 tại thị xã Sơn Tây. Tham gia Quân đội Quốc gia Việt Nam năm 1952 và được đưa vào huấn luyện tại Trường sỹ quan trừ bị khoá I ở Nam Định. Sau đó Nguyễn Cao Kỳ được chọn đi đào tạo tại trường không quân Marrakech tại Maroc.
Khi đảo chính 1963 nổ ra, ông đứng về lực lượng đảo chính, nắm quyền chỉ huy không quân, tạo áp lực buộc lực lượng trung thành với tổng thống Ngô Đình Diệm phải đầu hàng.
Sau cuộc đảo chính, Nguyễn Cao Kỳ thăng chức nhanh chóng. Ông trở thành Tư lệnh không quân, mang hàm Thiếu tướng và là Ủy viên của Hội đồng Quân nhân Cách mạng...
Năm 1967, ông cùng với tướng Nguyễn Văn Thiệu ứng cử và đắc cử Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa nhiệm kỳ 1967-1971.
Năm 1975, ông đã thu xếp cho gia đình di tản và định cư tại Mỹ. Còn ông đã đào thoát bằng máy bay trực thăng do chính ông lái ra hàng không mẫu hạm Midway ngày 29 tháng 4 năm 1975 (trong chuyến bay này có cả tướng Ngô Quang Trưởng).
Ông Nguyễn Cao Kỳ hiện nay (2008), sau khi sống tại Hoa Kỳ, đã về Việt Nam bốn lần. Con gái ông, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, là một ca sĩ, luật sư và là người dẫn chương trình nổi tiếng của cộng đồng người Việt hải ngoại. Khi trở về Việt Nam, ông được nhiều cấp cao của Việt Nam đón tiếp, đó là những người có trọng trách bên Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và cả Mặt trận Tổ quốc (Chủ tịch Phạm Thế Duyệt).
Những ngày ở Việt Nam, ông là người đóng vai trò trung gian cho Đào Hồng Tuyển, người được coi là giàu nhất Việt Nam, thành công trong một thương vụ xây dựng resort và sân golf, được báo chí tường thuật là tới 1,5 tỉ USD với một doanh nhân Mỹ...
Sự trở về của ông cũng gây ra nhiều mâu thuẫn gay gắt. Đối với một số người, ông là sự phản bội và bị phản đối ở nhiều nơi. Nhưng với một số người khác, ông được xem như một biểu hiện của hòa giải, gác bỏ hận thù quá khứ...
---------
Phan Bội Châu
Nguyễn Cao Kỳ (thứ 2 từ trái) và vợ được Phạm Thế Duyệt đón tiếp trong một lần Kỳ về Việt Nam.
Xú danh ô nhục để đời vạn niên
Chết rồi, sóng lặng gió yên
Miệng đời nhắc mãi tuổi tên cẩu Kỳ !
Tư cách con người của cẩu Kỳ lúc sống ra sao ai ai cũng rõ, tục ngữ có câu "trâu chết để da, người ta chết để tiếng" nay cẩu Kỳ chết đi âu đó cũng là định luật của tạo hóa, nhưng nhục danh hèn tướng và vô liêm sỉ của hắn vẫn còn lưu truyền muôn thưở , mong rằng không có ai bày trò thối làm lễ truy điệu phủ cờ VNCH cho hắn, làm như vậy sẽ tủi hổ cho bao nhiêu vong linh của quân dân cán chính VNCH đã anh dũng hy sinh cho lý tưởng Tự Do ! Hãy để bọn Việt gian csVN làm lễ truy điệu phủ cờ máu cho hắn !
Chẳng tiếc thương một tên phản bội tổ quốc VNCH ! Rest in Hell Nguyễn Cao Kỳ
Duc H. Vu 22/7/2011
Giặc lái HÈN NHÁT Nguyễn cao Kỳ
http://vuhuyduc.blogspot.com/2010/11/giac-lai-hen-nhat-nguyen-cao-ky.html
Nguyen cao Ky - Hèn tướng & Vô liêm sỉ
http://vuhuyduc.blogspot.com/2011/01/nguyen-cao-ky-hen-tuong.html
Nguyễn Cao Kỳ "Xuống Cấp" & Ông Kỳ Cục Ơi
http://vuhuyduc.blogspot.com/2009/11/nguyen-cao-ky-xuong-cap-ong-ky-cuc-oi.html
Nguyễn Cao Kỳ Duyên - Bộ mặt thật kinh tởm
http://vuhuyduc.blogspot.com/2010/12/nguyen-cao-ky-duyen-bo-mat-that-kinh.htmlDuc H. Vu 7/22/2011
**********
(Những bài góp ý sưu tầm trên mạng liên quan đến cái chết của tê cẩu Kỳ)
Xin thành kính phân ưu !
Là người Việt Nam, tôi hết sức bùi ngùi khi hay tin một nhân vật lớn của lịch sử VN như ông Nguyễn Cao Kỳ đã qua đời. Cầu chúa ban ơn lành cho hương hồn ông được bình an về với nước chúa .
Xin tự làm một bài thơ thay cho lời phúng điếu để từ giả ông
Tôi chưa một lần được đối mặt ông
Và không có dịp may sống cùng ông thời xa xưa ấy.
Tôi cảm phục ông tính ngang tàng quân tử
Xé gió, lướt mây ...thỏa chí tang bồng.
Tôi thuộc lớp người hậu thế ngưỡng mộ ông.
Nghe nhắc tên ông qua các tập dài hồi ký
Thưở đương thời ông vẻ ra đường chân lý
Kẻ khác thì rúc đầu, són dái, cúp đuôi.
.........
.........
.........
.........
Đến cuối đời ông đã hưởng trọn niềm vui
Bên con cái thân thương, nơi quê nhà đầm ấm
Bỏ mặc ngoài tai những tiếng đời..." lẩm cẩm ".
Chuyện thường tình khi ai đó " đánh rấm " phông lông.
Tiếc cuộc đời không như ý ông mong
Bản vẽ dỡ dang nối liền quốc cộng.
Uớc một ngày chỉ là trong giấc mộng
Được gặp ông để nói thật tiếng lòng .
Người ngưỡng mộ ông
CốNhânXưa
Thơ với thẩn ! Có "nịnh" thì cũng tôn trọng sự thật một chút ! Thối không chịu được !
Xin xem lời bình thơ viết bằng những hàng chữ đỏ ở trên.
Là người Việt Nam, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ vì cùng sinh ra trên chung một đất nước với cái tên vô lại, bất tài, vô tướng, kiêm bất lương như hắn. Nay tạ ơn Chúa vì cộng đồng VN hải ngoại không phải thêm nhục nhã vì hắn.Là người Việt Nam, tôi hết sức bùi ngùi khi hay tin một nhân vật lớn của lịch sử VN như ông Nguyễn Cao Kỳ đã qua đời.
Chúa nhân từ nhưng cũng rất nghiêm minh.Cầu chúa ban ơn lành cho hương hồn ông được bình an về với nước chúa .
E rằng nhận tên bất tài, vô tướng, kiêm luôn ... bất lương này vô nước Chúa thì sợ những oan hồn đã bỏ mạng tức tưởi sau ngày 30 tháng Tư (vì trót nghe lời kêu gọi tử thủ của hắn) sẽ ... bỏ nước Chúa mà lên thuyền đi ... vượt biên hết !
Nếu nước Chúa mà chứa chấp hạng "Ca Ca" này thì xin cho con được lưu lại dương thế vì con không muốn thêm một lần ... lên thuyền vượt biên nữa! (Xin lỗi không viết nguyên tên của hắn vì sợ bẩn ... bút, à quên, bẩn .... keyboard).
thuyennhan
Việc đảng ta nên làm với Ông Kỳ.
Thành tich của Ông Kỳ không cần nhắc lại mọi người đều biết. Với 1 người nổi như vậy tôi thấy không thua kém Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đảng và Nhà Nước ta nên ướp xác ông Kỳ để nằm bên cạnh Bác cho có đôi. Hoặc xây 1 cái lăng khác ở cạnh Viện Bảo Tàng trong Sở Thú Saigon cho cân xứng Nam và Bắc.
ganhaque
Ðọc cuốn "Con Cầu Tự" của ông Kỳ, cùng đúc kết cả cuộc đời ông ta, từ hàn vi cho đến khi có quyền lực sẽ nhìn thấy rỏ con người của ông ta :
** Dân chơi, Lãng tử Hà Thành
** Nhảy nhót, bia rượu, gái ở Pháp
** Vô Mưu, Vô Kế, trà dư tữu hậu
** Tán gái kệch cởm, lạm dụng quyền hành
** tuyên bố vung vít, khoa trương, đa hư thiếu thực
** Chí khí, Tiết Tháo, Sĩ diện, tư cách không có
tóm lại "Kỳ chỉ là hạng người là chết vì ăn, sống để hưởng thụ, kể cả kiếm ăn nơi đám chết, cũng mò tìm đến, hạng Ăn Ðồ Cải Mã."
Hạng Cha Chú như thế, lãnh đạo như thế thì :
Sống thì Thối cả Trời
Chết thì Thối cả Ðất
Chó chết, hết chuyện.
Cáo Phó của gia đình Nguyễn Cao Kỳ *******CÁO PHÓ
Chúng tôi vô cùng đau đớn báo tin đến thân bằng quyến thuộc,
đến các chiến hữu, đồng đội, của chồng, em, cha, ông, chúng tôi là:
THIẾU TƯỚNG NGUYỄN CAO KỲ
NGUYÊN TƯ LỆNH KHÔNG QUÂN V.N.C.H.
NGUYÊN THỦ TƯỚNG V.N.C.H.
NGUYÊN PHÓ TỐNG THỐNG V.N.C.H.
S.M.N TUN – MALAYSIA
Đã mệnh chung vào ngày 23 tháng 7 năm 2011 lúc 3 giờ sáng giờ địa phương tại Kuala Lumpur, Malaysia.
- Bà Quả Phụ Nguyễn Cao Kỳ, Nhũ Danh Lê HoangKim Nicole
- Chị, Nguyễn Thị Thanh Huyền và các con
- Trưởng Nam, Nguyễn Cao Thắng vợ và các con
- Đích Tôn Nguyễn Johnathan
- Thứ Nam, Nguyễn Cao Trí và các con
- Thứ Nam, Nguyễn Cao Đạt
- Thứ Nam, Nguyễn Cao Tuấn vợ và các con
- Trưởng Nữ, Nguyễn Cao Kỳ Vân, chồng và các con
- Thứ Nữ, Nguyễn Cao Kỳ Duyên và các con
- Võ Hồng Vân chồng và các con
- Võ Anh Tuấn
- Võ Anh Yon
- Võ Alex
Tang lễ cho chồng, em, cha, ông chúng tôi sẽ được cử hành tại Malaysia ,
sau đó sẽ được hỏa thiêu và tro cốt sẽ được gia đình mang về thờ tại Hoa Kỳ.
Linh cữu được quàn tại:
Nirvana Memorial Centre
No. 1, Jalan 1/116A
Off Jalan Sungai Besi
57100 Kuala Lumpur
Nghi thức tang lễ sẽ được cử hành như sau:
Lễ Phát Tang: Thứ Hai, ngày 25 tháng 7 năm 2011
Ngày thăm viếng dành riêng cho gia đình: 26 tháng 7 năm 2011
Ngày thăm viếng dành cho các bạn bè, thân hữu: 27 tháng 7 năm 2011
Lễ Hỏa Táng: Ngày 28 tháng 7 năm 2011
Trong lúc tang gia bối rối có điều gì sơ sót xin quý vị niệm tình tha thứ.
Xin chân thành cám ơn.
Gia Đình Đồng Kính Báo
Nếu muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc qua các số:
+60 189 185 933
+60 188 725 509
------
Lời bàn của TDCVN
Trong bản cáo phó này thiếu các chức vụ cuối cùng của Kỷ là:
Cộng Tác Viên của CSVN
Nịnh thần của Chủ Tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết.
Cũng vinh quang lắm chứ (vì nếu không vinh quang, sao ông ta tình nguyện làm ??!?!!)
Sao lại có mấy người họ Võ vào đây? Chả lẽ là con của bà Le Kim và ông Võ Văn Ân, là người bạn, thuộc cấp mà ông Kỳ ăn nhờ ở đậu và cuỗm luôn người bạn gái Lê Kim???
TuDochoVietNam
*****KHÓC ÔNG NGUYỄN CAO KỲ!HUY PHƯƠNG
Nghe tin ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời, bắt chước người xưa, tôi là tên lính già qua đường, đứng lại khóc ba tiếng, sau đó lại cười ba tiếng. Nếu có ai lấy làm lạ, hỏi lý do làm sao mà khóc, tôi xin thưa rằng:
“Ba tiếng khóc dành cho nửa đời trước của ông, một thời liệt oanh, được kể như anh hùng gặp vận, danh tiếng lẫy lừng, mà nay cuối cùng, theo quy luật của tạo hóa, cũng mồ chôn ba thước đất (nếu ông không chịu thiêu!)
Nghĩ chuyện đời “sắc sắc không không”, buồn mà khóc thương ông!”.
Có người lại hỏi vì sao sau khóc lại cười, xin đáp: “Ba tiếng cười dành cho nửa đời sau của ông, nửa đời nặng nề lưu lạc, chia ly, chán chường, thất bại. Nửa đời tiếng bấc tiếng chì, ông chịu bao nhiêu búa rìu dư luận, mỉa mai, cay đắng, nguyền rủa. Ông nằm xuống, đi vào cõi tĩnh lặng, gác hết mọi sự, từ nay không còn nghe, không còn thấy những điều bất như ý, không còn vận dụng trí óc để đua chen, không còn vận dụng thể xác để rày đây mai đó. Sống ký tử quy, mừng ông đã về (không biết về đâu?) mà cười ba tiếng là vậy!”.
Ông Cao Tần ngày bỏ đất nước ra đi, lưu lạc đến xứ người đã than rằng:“Ta làm gì cho hết nửa đời sau?”. Cao Tần tự hỏi vậy mà không làm gì, nên ông sống cuộc đời bình an. Nhiều người cũng tự hỏi như Cao Tần mà loay hoay chuyện này đến chuyện nọ, rút cuộc đời chẳng ra chi.
Có người bất như ý về nửa đời sau của ông để gọi những thăng tiến tột cùng và may mắn của ông ở nửa đời trước là những may mắn của “Xuân Tóc Đỏ”. Ví von như vậy là không công bằng và nặng lời, vì trong khi nhân vật “ma cà bông” của Vũ Trọng Phụng là trẻ mồ côi, sống ngoài lề, nhặt banh quần vợt, lớn lên dù có mang danh “cứu nước” thì cũng là danh hão, thì nhân vật Nguyễn Cao Kỳ, xuất thân không phải là danh gia thì cũng vọng tộc. Ông nội của ông làm tới chức thương tá (tức thương biện hay thương tá tỉnh vụ), thân phụ của ông là nghề thầy giáo, đương nhiên thường phải dạy con “giấy rách phải giữ lấy lề”. Di cư vào Nam, giữa tình thế đất nước nghiêng ngửa, ông cũng làm nhiệm vụ người trai tòng quân nhập ngũ. Xưa nay thời thế vẫn tạo nên anh hùng, nhất là buổi loạn lạc. Nói cho công bằng, ông Nguyễn Văn Thiệu xuất thân thế nào, gia thế ra sao, mà làm đến chức Tổng Thống, sao không nghe ai nói lời cay đắng, mà ông Nguyễn Cao Kỳ lên đến Thủ Tướng, rồi Phó Tổng Thống lại có kẻ dèm pha? Phải chăng một chuyện không nên, thì mười chuyện cũng bỏ. Người xưa đã có câu “cờ đến tay ai, người đó phất, chỉ sợ cờ đến tay rồi mà không biết phất, hay phất không nổi đó thôi.
Thời trước, đã có lúc tưởng như ông Nguyễn Cao Kỳ lên tuyệt đỉnh, như Tết Mậu Thân, ông Tổng Thống “an tâm, tin tưởng” hưu chiến, về quê vợ ăn Tết (!) để Cộng Sản bất thần tiến công vào 6 thành phố lớn, 44 thị xã và nhiều quân lỵ, khiến ông Phó phải tả xung hữu đột, hay thời biến động miền Trung, nếu không có ông Kỳ chơi đòn quyết liệt xả láng thì Quân Khu I có thể đã tách rời miền Nam thành vùng đất trung lập.
Trong cuộc tranh chấp ai là người lãnh đạo miền Nam, nếu ông Kỳ cầm đầu một liên danh tranh cử Tổng Thống và đắc cử thì việc gì đã xẩy ra cho miền Nam? Đó là câu hỏi tôi đã từng đặt ra cho một ông bộ trưởng, dân biểu thân cận với ông Nguyễn Cao Kỳ. Câu trả lời là: “Chúng ta sẽ chịu nhục nhiều lần hơn!” Nghĩa là nếu một ông cựu Phó Tổng Thống quay về với Việt Cộng thì chúng ta đỡ nhục hơn là một ông Cựu Tổng Thống của chúng ta đi làm việc ấy. Nhân vật này hiểu tính nết của ông Nguyễn Cao Kỳ!
Sự lỗi lầm của ông Kỳ theo quan điểm của đồng bào tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại là ông đã từng khẳng định, “muốn làm sứ giả cho sự hoà giải và kết hợp đại đoàn kết dân tộc” khi ông và bà vợ sau cùng về Việt Nam năm 2004, khen ngợi chế độ Cộng Sản và lên án những người chống Cộng ở hải ngoại là thiểu số và muốn quay về với quá khứ. Ông về Việt Nam, trong va li, lập trường chính trị nằm chung với dự án môi giới làm ăn mở sân golf và khách sạn tại một khu du lịch ăn chơi tại Hạ Long trị giá 4.5 tỷ đô la. Tiếc rằng ông đã qua đời quá sớm và đột ngột, có lẽ chưa được hưởng những lợi lộc mà ông hy vọng kiếm được qua vai trò trung gian, môi giới và hòa hợp, hòa giải, đổi bằng tất cả danh dự của đời ông.
Ngoài những lời nói đãi bôi, thù tiếp có tính cách tuyên truyền, mà ông Nguyễn Cao Kỳ đứng về thế “hạ phong” (dưới gió) như trường hợp khi Nguyễn Minh Triết đến Dana Point năm 2007, dù không được mời, ông cũng từ Việt Nam bay về để có dịp cụng ly và nói đôi lời tâng bốc, như ông thực sự là đại diện cho tất cả chúng tôi, kể cả những người đang đứng la hét phẫn nộ ngoài đường. Hầu hết hội đoàn cựu quân nhân, là những người đã từng là chiến hữu của ông, đã đồng loạt lên án và gọi ông là “tên phản bội”. Ở trong nước, ngoài những cựu quân nhân VNCH, thương binh đã đổ máu vì ông, coi rẻ ông, mà ngay cả những cựu thù, cũng không đánh giá cao về ông, một người của “thời cơ” và “phản bội”. Những đãi ngộ của chính phủ này dành cho ông, nếu có, cũng chẳng là bao, không xứng với danh phận và những gì ông đã làm lợi cho họ. Khi chết, ông cũng chỉ được gọi là “nhân vật của chính quyền Saigon” mà thôi!.
Gần đây vợ cũ của ông đã về Saigon mở tiệm phở, rồi con gái ông chọn Đà Nẵng mở quán cà phê cao cấp theo sự khuyến khích của ông, làm cho tên tuổi ông càng xấu thêm ở hải ngoại. Giá như ông thuộc một gia đình dân giả tầm thường, hay là một người lính dưới quyền ông, dư luận có lẽ không mấy chú ý, nhưng 36 năm trước đây, gia đình này hưởng “ơn Vua lộc Nước” đã nhiều, sợ rằng những việc như thế nó không phải, với lòng tự trọng và nề nếp “giấy rách phải giữ lấy lề” theo đạo lý Việt Nam.
Tôi mừng khi nghe tin ông Nguyễn Cao Kỳ chết ở quê người rồi đem về Việt Nam, dù chôn hay thiêu, như vậy là đúng theo ý nguyện của ông, và tôi không chắc sẽ có Nguyễn Minh Triết đến viếng ông, vì ông chưa đủ thời gian và cơ hội để trở thành hàng “quốc táng”. Nếu ở Mỹ này, không khéo lại có người quý mến, hăm hở đem quốc kỳ đến phủ quan tài cho ông cũng nên!
Tàu có câu “Cái quan định luận” có nghĩa là khi người chết đã nằm trong quan tài, nắp hòm đậy lại thì mới định công luận tội. Tôi là kẻ hậu sinh, một tên lính quèn thời ông lên cao ngất ngưỡng, đâu dám định công luận tội, chỉ dám có đôi lời bộc bạch lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng về ông. Nhưng Tây lại có câu “Laissez les morts tranquille” nghĩa là xin để yên cho những người đã chết.
Khóc ông, nhưng cũng cười, mừng ông được yên nghỉ.
(7/22/11)
Tro cốt của ông Nguyễn Cao Kỳ sẽ được đưa về Mỹ. Gánh Hàng HoaHỏa táng ngày 28 Tháng Bảy tại Kuala Lumpur.
KUALA LUMPUR, Malaysia (NV) - Tro cốt của ông Nguyễn Cao Kỳ sẽ được đưa về Mỹ để thờ phượng, sau lễ hỏa táng được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày Thứ Năm, 28 Tháng Bảy, cáo phó của gia đình người quá cố cho biết.
Ông Nguyễn Cao Kỳ. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
Hiện chưa rõ ngày nào tro cốt của ông Kỳ được đưa về Mỹ. (Ð.D.)
Người Việt
*******
Góp ý của bạn đọc
Sao lộn xộn vậy ? Sống thì nằng nặc đòi về VN . Chết thì chạy qua Mã Lai để chết . Thiêu xong lại đem về Mỹ ???
Thế mới KỲ chứ.
Để bên VN, chúng nó cúng toàn gạo Tàu dổm, trái cây ướp thuốc độc, Kỳ đâu có
chiệu Kỷ chỉ thích Hamburger, BBQ, Xúc Xích, phô ma Ý, rượu Whiskey Johny
đi bộ thôi.
TuDochoVietNam
Ý của ông Kỳ muốn nói lên một điều mà ai cũng biết , chỉ mình ông ta chưa biết . Đó là câu : " Nếu cây cột đèn có chân , nó cũng bỏ chạy ra khỏi việt nam " _ không biêt tác giả là ai_.
Khi còn sống ông ta không thoát ra khỏi nỗi ám ảnh của vật chất , cho nên đã không thể thoát ra khỏi Việt Nam , bằng chính sự cương nghị của mình. Đến chết phải nhờ con cháu đưa ra khỏi Việt Nam về Mỹ .
Mặc dù Vợ cả của ông ta hiện đang ở việt nam , vợ hai của ông ta đang ở việt nam , con gái ông ta cũng đang ở việt nam , đại khái ở Mỹ ông ta không còn ai gần gụi . Nhưng ông ta vẫn muốn về Mỹ , để được chết trong xứ tự do trong cô đơn và lạnh lùng không ai chăm sóc , chứ không muốn làm ma xứ cộng sản .
Sống ăn " Hem bơ gơ " gà " Kentucky fried chicken "
Chết cũng gà KFC và Hamburger .
Dạo này chuối ở úc mắc quá 12 đôla /KG , nếu không thì cũng cúng cô hồn nải chuối .
Ông Kỳ yêu nước Việt cộng sao không nằm gần Việt cộng??? Ông Kỳ 'trối' đừng cho ổng nằm gần mấy thằng CS, như điệp viên nhị trùng PXẨ vậy đó! Sống bôn ba lăng xăng xách dép, bưng bô cho VC chết trối đừng cho tao nằm gần VC nhe!
nghiep
Ơ hay có việc lạ đời
Sống thì mê Cộng, chết thời lánh xa
Hóa ra mép dải mồm loa
Thiên đàng (XHCN) không ở làm ma xứ người
Kỳ thay chuyện lạ ở đời
Chết còn vòi vĩnh chúng cười : "Hô hô"
Duc H. Vu
********
Điếu văn của Kỳ Duyên tiển đưa bố Nguyễn Cao Kỳ *****Kính Thưa chư vị cao tăng Phật Giáo.
Kính thưa Ngài Đại diện Hoàng Gia và chính phủ Mã Lai
Kính thưa toàn thể quan khách, những bạn bè của bố mẹ Kỳ Duyên, các chú các bác, thân bằng quyến thuộc và các bạn của KD.
Trước hết KD rất nghẹn ngào gửi lời cám ơn đến tất cả quí vị đã đến phúng điếu, tiễn đưa và chia buồn với gia đình chúng tôi.
Trong lúc tang gia bối rối thế nào cũng có điều sơ xuất, xin quí vị hãy nịêm tình tha thứ cho.
Sự có mặt của quí vị ở đây hôm nay, đường xá xa xôi diệu vợi, đã nói lên lòng ưu ái của quí vị đối với bố chúng tôi thật tuyệt vời.
Tôi tin chắc Linh hồn của bố tôi, quanh quẩn đâu đây , chắc đang mỉm cười nhìn quí vị!
Bố ơi!
Thế là bố đã ra đi vĩnh viễn thật rồi…! tự nhiên chúng con cảm thấy hụt hẫng, mất mát một điểm tựa tinh thần vô cùng quí giá.
Lúc còn sống, tuy mấy bố con vì hoàn cảnh nên mỗi người một phương, nhưng khi gập chuyện gì khó khăn thì lại non dại chạy về với bố, và bố đã cho chúng con những lời khuyên nhủ thật xác đáng.
Đôi khi hoang mang vì thấy có một số người chống đối bố, chúng con hỏi, thì bố giảng giải tường tận cho chúng con…và chúng con lại thấy rất hãnh diện về lý tưởng, về lòng yêu nước cũng như tinh thần khởi bước hòa giải dân tộc của bố.
Giống như vừa được thêm nội lực, chúng con lại tự tin, và mạnh dạn đối diện với cuộc sống.
Con thiết nghĩ, niềm tự hào và hãnh diện về bố trong lòng chúng con còn to lớn và quí giá hơn tất cả tiền bạc trên thế gian mà bố có thể để lại được cho tụi con.
Bố đã dậy chúng con biết làm người, cho chúng con ngửng mặt lên hiên ngang với đời, chứ không phải âm thầm, tự ti mặc cảm vì bố mình.
Bố nói : “muốn thực thi lý tưởng, mình phải dũng cảm và vững tin ở mình. Chấp nhận khó khăn và một vài chống đối của những người chưa hiểu mình hay không đồng chí hướng. Và… lẽ dĩ nhiên là cô đơn rồi ! đó là cái giá mình phải trả thôi!
Nhưng khi có lý tưởng mình sẽ không còn sợ gì nữa!”
Bố đúng hay sai, sau này sử xanh sẽ phán xét. Chỉ biết rằng riêng chúng con, với tư cách khách quan là một công dân VN ( vì chúng con đã đủ tuổi trưởng thành để biết xét đoán, và không thiên vị ) Chúng con thật tự hào, kiêu hãnh và vinh hạnh được là con của bố
!
Ai cũng có những lỗi lầm trong đời sống cá nhân. Bố cũng không tránh khỏi. Tuy nhiên bố đã sống một đời đáng sống.
Ngày đó, nếu muốn, Bố đã có thể trở thành Tổng Thống một cách thuận lợi. Nhưng bố đã từ chối, chỉ vì muốn nêu cao tinh thần liêm khiết, và giữ tình đoàn kết của quân đội mà bố vẫn chủ trương.
Người đời có thể chê bố quá thẳng thắn, ruột ngựa, không có thủ đoạn hay : “non jeu”. Nhưng không ai dám nói bố không yêu nước và với chúng con, như thế là đủ.
Bố đã hoàn tất xứ mạng của mình trên cõi tạm này rồi. Đã mãn hạn kỳ, Xin bố hãy buông thả và thanh thản ra đi, với lòng bình an, với tâm tự toại...
Từ nay âm dương cách trở rồi! bố ơi…
Vĩnh biệt bố, chúng con rớt nước mắt trên môi cười để đưa tiễn bố lần cuối cùng hôm nay,
và cầu mong bố …thấy bóng Thiên Đường cuối Trời thênh thang.
Chúng con, Thắng, Trí, Đạt , Tuấn, Kỳ Vân, Kỳ Duyên và các cháu nội ngoại cùng khóc và thương tiếc bố..
Vĩnh biệt bố.
Malaysia 27- 7 – 2011.
*********
Nghĩ sao về bài điếu văn này Ông Kỳ chết ở Mã Lai sao không đem về cho cán bộ cao cấp CSVN đón tiếp trọng thể Kỳ là 'biểu tượng' cho hoà hợp hoà giải mà VC xử dụng để chiêu dụ Người Việt tỵ nạn CS, Kỳ có lần dự đám ma của VC Võ văn Kiệt.Anh Z-28 hay ai có rảnh làm ơn phân tích bài điếu văn này dùm
Nhà Tigon có khách từ Houston sang chơi , nên bận lắm
Chỉ xin nói sơ một chút , KD đừng biện hộ cho bố thì hay hơn . Càng bênh vực , càng có cớ cho người ta chửi thêm . Điếu văn của các con cho bố , đâu cần đem chuyện chính trị vào .
Còn mấy người ngồi trùm chăn , cứ căn cứ , dẫn chứng bằng mấy thứ tài liệu của đàn em chịu ơn mưa móc của ông Kỳ , rồi bênh vực ông ta .
Lời nói trên video cắt xén mấy hồi .
Hãy thử hỏi bất cứ người dân nào ở Louisiana , họ nói cho nghe . Hoa Kỳ rộng lớn , nhưng không có đât cho ông ta dung thân , nên trở về đây , ở nhà bà Phượng là chị bà Lê Kim Hoàng ( vợ mới của ông )
Rất may cho chúng tôi , ông không chết ở đây , và không đưa xác về đây
Bận rồi , chào
Tigon
*******
Vài nhận xét ngắn gọn về ông Nguyễn Cao Kỳ.
Ông Kỳ có cái dũng, nhưng cũng lãng tử và bốc đồng, thậm chí "cow boy"
Ông là người dám nói, dám làm, dù là không phải lúc nào cũng đúng.
Thất bại trước CS làm cho ông Thiệu và ông chịu các công kích dữ dội của thành phần quân, cán, chính VNCH.
Thật ra, sự thống khổ của quân, dân, cán, chính VNCH hoàn toàn là do chính sách đàn áp tàn bạo của CS, dựa trên sự phân biệt về ý thức hệ, tức là tấy não và tận diệt những gì khác họ.
Ông Thiệu và ông Kỳ đã trở thành vật tế thần cho tất cả những tức giận do chính sách dã man của CS đem lại cho thành phần VNCH sau 1975. (nếu CS áp dụng chính sách hoà hợp dân tộc, áp dụng những biện pháp đối xử văn minh sau cuộc chiến thì ông Thiệu và ông Kỳ đã không phải chịu bị chỉ trích nặng nề đến như vậy).
Bị sự công kích, bị sự khinh bỉ của người VNCH, ông Kỳ dần ngả theo một quan điểm chính trị mới.
Sẵn lúc CSVN sau 1990 có một số cải cách, có một "bộ mặt trông tươi tắn hơn", ông Kỳ, giống như một số Việt kiều, cho rằng CS đã nhận thức được vấn đề và có quyết tâm đẩy mạnh kinh tế, đưa đất nước đến giàu mạnh. Vào giai đoạn ấy, rất nhiều Việt kiều đã quay trở về VN tìm hiểu và để làm việc, để đầu tư.
Nhưng thực tế không phải như vậy. Ông Kỳ, với bản chất hời hợt, nhìn bề mặt, đã rơi vào mê hồn trận của CS.
CSVN, ngoài mặt nói chuyện hoà hợp hoà giải, làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng bên trong hoàn toàn như cũ, thậm chí còn tinh vi xảo quyệt hơn xưa nhiều, cụ thể là từ giai đoạn NTD lên nắm quyền cho đến nay.
Ông Kỳ lo đánh golf, ở khách sạn sang trọng, ăn phở chín tô đặc biệt buổi sáng, không hề biết CS "đời mới" càng ngày càng phân biệt đối xử, bóc lột dân nghèo, lên kế hoạch tận phá tài nguyên đất nước, gửi tiền ra nước ngoài để chuẩn bị bỏ chạy nếu đất nước thành cái xác thối.
Trong quân sự có thể ông có cái đúng, cái sai; Có lẽ ông chỉ là một người chỉ đâu đánh đấy thì hay hơn.
Nhưng với bản chất hời hợt, bốc đồng, khoe mẽ của ông, càng nói chính trị ông càng bộc lộ những điều ngớ ngẩn, thậm chí ở tuổi 70, 80.
Đến khi mất đi, ông vẫn là một chính trị gia trên mây.
Thế mới biết VC có welcome cái xác của Kỳ về VN hay không! Đã vậy không biết thân còn dùng cái chết của Kỳ giở giọng tuyên truyền cho VC.
Xác Kỳ chưa bốc mùi, bài điếu văn đã bốc mùi!...
nghiep
Tro cốt N. Cao Kỳ sẽ được đưa về Mỹ
Theo bản tin chiều , lúc 7:30 PM của đài TV Việt Hải Ngoại , thì tro cốt N C K sẽ được đưa về Mỹ .
Không biết N C Kỳ Duyên sẽ đưa về Cali , hay bà Lê Kim Hoàng sẽ đưa về Louisiana.
Chắc là họ cũng muốn đưa về VN cho " yên " nghỉ , nhưng có lẽ Cộng Sản VN không muốn nhận hũ cốt khô hết còn giá trị lợi dụng , nên gia đình phải đưa ông về lại Mỹ .
Bà vợ đầm thì đã ly dị năm 1962 rồi
Cộng đồng VN tại Hoa Kỳ lại sắp có màn bi - hài kịch để xem.
Tigon
******
Ông Nguyễn Cao Kỳ: Công hay Tội ?
*****“CÔNG” ???KBCHN: Bài viết của tác giả mang chủ đề “Công hay Tội” được KBCHN đăng rộng đường dư luận. Mặc dù, trong bài Công cũng đã có sự thiên vị (chê bai ông Kỳ, đoạn chót). Đa tạ.
Ông Nguyễn Cao Kỳ, 81 tuổi, đã qua đời hôm thứ sáu tại Malaysia. Chắc chắn, trong những ngày sắp đến, nguòi ta sẽ nói nhiều, viết nhiều đến ông, một nhân vật lịch sử trong một thời đất nước nhiễu nhương, tao loạn. Ông từng là tư lệnh Không Quân, thủ tướng (chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương) trong những năm biến động của miền nam (1965-67), Phó Tổng thống trong những năm đầy thử thách của chế độ (1967-71). Sự nghiệp của ông có vẻ bạo phát bạo tàn, nhưng ý nghĩa lịch sử thì có thể sâu xa hơn những gì nhiều người có thể nghĩ. Trong những năm qua, người ta viết quá nhiều về ông. Dĩ nhiên phần lớn là phê phán. Khi chẳng còn mấy để viết, nguòi ta chẳng chừa gì những điều người ta nghĩ người ta biết. Về cá tính, tư cách của ông. Về thân thế và đời tư của ông. Và nhất là về sự chuyển hướng 180 độ trong lập trường chính trị. Khi còn sống, ông đã có thái độ bưng tai, bịt mắt trước dư luận – ít nhất là kể từ năm 2004. Nhưng chẳng phải vì thế mà người ta không tiếp tục viết về ông, một phần là vì nghiên cứu lịch sử là một sự tìm kiếm liên tục để soi sáng những chỗ còn chưa đủ sáng trong quá khứ.Thế sự thăng trầm cho người vừa nằm xuống
Hoàng Ngọc Nguyên 2011/07/25
Ông Kỳ, sinh năm 1930 tại Sơn Tây, đã nổi lên trong đám sĩ quan tướng tá trẻ thường được gọi là Young Turks, chớp thời cơ khi cờ đến tay bởi vì lớp tướng lãnh cựu trào thời Pháp đã cho thấy nhiều mặt bất cập trước tình thế, và phía các đảng phái quốc gia không có đảng nào đáng là lá cờ đầu, không một chính khách nào đủ bản lĩnh là lãnh tụ. Sau cả một năm rưỡi nhiễu nhương, hỗn loạn, gần nhất là sự tranh chấp quyền lãnh đạo của Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát, quân đội được dân sự giao quyền, và một cơ chế mới được thành lập, ông Nguyễn Văn Thiệu là chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, và ông Kỷ cầm đầu Ủy ban Hành pháp Trung ương. Chỗ của ông Kỳ có người không dám nhận, như Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh vùng 1.
Ông thực sự làm khá được việc trong những năm có trách nhiệm hành pháp này. Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu đến miền Nam từ 10-3-1965, cho nên tình hình chiến trận đã dần dần bớt nguy ngập trong những năm sau đó. Nhớ lại thời đó, ký ức mỗi người có thể mỗi khác về những gì còn lại trong đầu. Người nhớ đến Bộ trưởng Kinh tế Âu Trường Thanh và cuộc chiến chống lạm phàt phi mã bằng cách phá giá đồng bạc Việt Nam với hối suất mới 118 đồng ăn một Mỹ kim vào ngày 18-6-1966. của ông. Người thì nhớ đến cái “chính phủ của người nghèo” của ông Kỷ và pháp trường cát ông dựng lên mà “nghi can” hay “nạn nhân” duy nhất là Hoa kiều Tạ Vinh – bởi thế mà người Hoa sau này quay mặt với ông. Giới tuổi trẻ ở Saigon thì phải nhắc đến chương trình quận tám và các chương trình sinh hoạt hè. Người miền Trung, nhất là người Huế và Đà Nẳng hẳn phải nhớ đến cuộc hành quân chấm dứt biến động miền trung với chiến dịch khiêng bàn thờ ra ngoài đường của Thượng tọa Trí Quang vào tháng năm 1966. Tất cả những gì nguòi ta còn có thể nhắc lại đó đều là những chuyện gây nhiều tranh cãi, nhưng có hai điều chắc chắn có thể kết luận từ đó: thứ nhất, ông không né tránh hay đùn đẩy trách nhiệm “lãnh đạo quốc gia” ; thứ hai, những sự việc đó đã góp phần tạo dấu ấn của thời Nguyễn Cao Kỳ, xây dựng được sự ổn định cần thiết đã không có sau cuôc đảo chánh Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11 năm 1963.
Là nhân vật có quyền nhất và có trách nhiệm nhất trong chính phủ, nổi bật hơn cả ông Thiệu đang im lặng ẩn nhẫn chờ thời, dĩ nhiên ông Kỳ cũng đáng được ghi công vế chuyện xây dựng nền Đệ nhị Cộng hòa. Ông đã giữ lời hứa tổ chức bấu cử Quốc hội Lập hiến vào ngày 10-9-1966. Đây là cuộc bầu cử tự do, dân chủ đầu tiên người dân miền nam đã có từ năm 1963, và sự tham gia tích cực của các đảng phái, tôn giáo, chính trị địa phương (nhất là người nam) đã cho thấy nhận thức chung một thời mới đã mở ra. Tuy nguòi ta có phê phán ít nhiều sau đó về quá trình hình thành hiến pháp và sức ép của phía chính quyến đối với những qui định tổ chức bầu cử Thượng Viện, Hạ Viện và Tổng thống (như chuyện ông “Sáu Lèo” mặc cảnh phục đi dép Nhật, lưng đeo súng, tay cầm chai rượu, đi lên lầu trên Hạ Viện ngồi nhìn xuống theo dõi sự đời), Hiến pháp 1-4-1967 đáng được xem là một thành công của nền dân chủ miền nam.
Có ba câu chuyên sau đó cũng có thể nói thêm về ông Nguyễn Cao Kỳ.
Thứ nhất, trong cuộc bầu cử tồng thống năm 1967 , trong khi ai cũng nghĩ ông sẽ ra tranh cử chính thức với sự ủng hộ của Hội đồng Quân lực, và ông Thiệu nếu có ra sẽ phải tranh cử với tính cách độc lập, thì ông Kỳ đã chấp nhận chẳng những đứng chung liên danh với ông Thiệu mà còn đứng phó. Ông Kỷ vào lúc đó được sự ủng hộ mạnh mẽ của hội đồng tướng lãnh, những tướng có binh quyền trong tay đều đứng sau lưng ông Kỷ (Lê Nguyên Khang, Nguyễn Đức Thắng, Cao Văn Viên), thế nhưng ông Kỳ, như ông viết trong sách “Con cầu tự”, đã “cầm lòng không đậu” trước giọt nước mắt lả chả của ông Thiệu nên “khằng khái” thay đổi quyết định. Dĩ nhiên đó là mối hận ông Kỳ sẽ mang xuống tuyền đài chưa tan, lý do có nhiều ta cũng có thể đoán, nhưng quyết định đó cũng cho thấy cá tính, tư cách của ông Kỷ rất nhiều.
Thứ hai, trong dịp Mậu Thân, Việt Cộng tấn công. Ông Thiệu mãi về quê vợ ở Mỹ Tho ăn Tết nên bị mắc kẹt, phải chờ Mỹ đưa trực thăng tới đón mới dám vế. Ông Kỷ một mình ở Saigon đối phó, điều động lực lượng chống trả và tiêu diệt những lực lượng đặc công của dịch đánh vào Dinh Độc Lập, tòa Đại sứ Mỹ, phi trường, các khu dân cư… Một nữ ký giả Ý gai góc số một, Oriana Fallaci (1929-2006), đã từng viết vế hai bài phỏng vấn dài về hai ông Kỳ và Thiệu, đã nói lên những ấn tượng mạnh mẽ của bà khi quan sát sự lo nghĩ căng thẳng và ưu tư vế vận mệnh của đất nước của ông Kỳ trong thời gian có cuộc tấn công của Việt Cộng, và sự dấn thân của ông trong việc đảm đương chỉ huy cuộc truy quét địch. Sau khi ông Thiệu về, bao nhiêu công lao của ông Kỷ đều đổ xuống song, xuống biển.
Thứ ba, cách đây đúng 40 năm, ông Thiệu đã tổ chức bấu cử độc diễn. Sau khi ông Thiệu hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc của ông Kỳ và thanh toán hết vây cánh của ông Kỳ trong quân đội sau đợt tổng tấn công đợt hai của Việt Cộng năm 1968, ông Kỳ đã ngồi chơi xơi nước bên cánh trái của dinh Độc Lập cả ba năm. Năm 1971, người ta nghĩ ba ông Thiệu, Kỳ và Dương Văn Minh sẽ ra tranh cử, nhưng ông Thiệu dùng đủ mọi thủ đoạn đề chỉ có thể một người ra tranh với ông mà thôi. Rốt cuôc, cả ông Minh và ông Kỳ đều chẳng muốn chơi trò này, khi người ta nhìn vào bụng dạ của hai người: ông Thiệu và Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker. Trong bao nhiêu năm nhẫn nhục đó, ông Nguyễn Cao Kỳ, vẫn được tiếng là con nguòi hành động, đã nói chơi nhiều mà chẳng làm thật những đe dọa đảo chính hay lật đổ này nọ. Ông đã không hành động khinh xuất vì cá nhân!
Những nguòi quan sát có thể kết luận này nọ về ông Kỳ của thuở trước. Một người cương quyết, dám làm. Ông bắn Tạ Vinh không sợ người Hoa. Đưa quân ra miền Trung không sợ người miền Trung và người theo đạo Phật. Dám có hành động với những tướng Nguyễn Chánh Thi hay Nguyển Hữu Có. Ông tin người, chịu nghe và dám làm, không đa nghi, không do dự. Ông ít bè phái và không có đầu óc kỳ thị địa phương nam bắc, mặc dù ưa bạn bè, thích giao du. Chung quanh ông một thời có nhiều người giỏi. Đám dân biểu người Nam sau này chạy theo ông Minh khi bắt đầu được hình thành nhờ sự đỡ đầu của ông. Mặc dù ông có tiếng là “liều lĩnh”, thích làm ngưòi hùng, dân anh chị, chơi ngông, từ bộ râu đến quân phục và áo lãnh tụ như Mao Trạch Đông… nhưng trong hành động ông quyết định cẩn trọng, thực tế hay thực tiễn, cân nhắc không ít đến hậu quả, ví dụ như trong việc nhường cho ông Thiệu năm 1967, và đề cho ông Thiệu lấn át những năm sau.
Trong khi có quyến hành đòi hỏi phải hành xử một cách có trách nhiệm, ông đã kềm chế đưọc cá tính của mình, giữ gìn tư cách của mình. Nếu năm 1967 ông tranh cử tồng thống và thành công, đất nước sẽ ra sao. Đó là một câu hỏi nên suy nghĩ. Nhưng với cái số bạo phát bạo tàn mà nhiều người Việt của X Generation (sinh ra từ 1925-1945) phải trải qua, ông đã làm hỏng chính ông một cách tan hoang. Ông chẳng còn gì cả – thân bại danh liệt. Ông cư xử trong những cách người ta không hiểu nổi và khó thế châm chước. Và nay, gặp lại những bạn bè cũ ở bên kia sông như Phạm Phú Quốc, Lưu Kim Cương… ông sẽ phải ăn làm sao, nói làm sao đây ?
“TỘI” ???
NGUYỄN CAO KỲ VỪA” TIÊU DIÊU NƠI MIỀN LÊ-MÁC”
Cựu Thiếu Tướng Không Quân, nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương và phó tổng thống Việt Nam Cộng Hòa là Nguyễn Cao Kỳ vừa” giã từ gác trọ” ở Mã Lai vào ngày 23 tháng 7 năm 2011, được coi là đã” viên tịch” và có khả năng” tiêu diêu nơi miền Lê-Mác”, dù ông là một Phật tử, mà trước đó, xưng là “ Buddha Child”, dùng đề tựa cho cuốn sách của ông.
Nguyễn Cao Kỳ có cuộc đời rất ư là” sóng gió”, lúc lên voi, khi xuống chó, tánh hay la ó với phổi bò, lúc tướng Nguyễn Ngọc Loan còn sống, khuyến cáo” ông Kỳ cần phải xin lỗi đồng bào Việt Nam vì tội nói nhăng nói cuộc” những biến cố thăng trầm trong cuộc đời khanh tướng và đón gió trờ cờ, phần lớn do ông tạo ra từ thời thế. Thời đệ nhất Cộng Hòa, còn là trung tá không quân, lái vận tải cơ trong nhiều công tác quân sự. Lúc chưa gặp thời, ông hay la cà ở các quán nhậu vùng Lăng Cha Cả, sở thích là món thịt cầy:
“ Lúc ngộ vi, thịt cầy qua bửa.
Thời thịnh hưng, vung vít nổ to”.
Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 của đám phản tướng, tá, cầm đầu do tên Việt Cộng làm nội tuyến trong hàng ngũ cao cấp quân đội và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa là trung tướng Dương Văn Minh, móc nối và nhận công tác từ cụm tình báo chiến lược A-10, với em ruột là đại tá Việt Cộng Dương Thanh Nhựt từ năm 1960 và bắt đầu công tác” nội ứng” năm 1962. Trước cuộc đảo chánh, Dương Thanh Nhựt cùng với” đồng chí” của hắn là Võ Văn Thời, ra bắc, dùng cơm với tên Lê Duẩn. Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, đạo đức, nhân từ của tên nội tuyến Dương Văn Minh, không thể che dấu trước lịch sử và sự thật. Nhận lịnh từ Hà Nội, sau cuộc đảo chánh, Dương Văn Minh giải tán 16.000 ấp chiến lược, là tháo bỏ mạng lưới an ninh lãnh thổ khắp miền nam, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho Việt Cộng tái hoạt động sau 9 năm bị chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa truy lùng, nên phải trốn tránh trong rừng sâu, hầm bí mật. Tên Dương Văn Minh còn thả hàng chục ngàn tên khủng bố phiến Cộng, chúng về rừng và tiếp tục hoạt động đánh phá sự an bình của dân chúng miền nam.
Thời điểm sau 5 tháng huề thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, gây thêm thuận lợi cho Việt Cộng xuyên tạc miền nam trước công luận quốc tế và nhân tâm, nên đóng góp công sức với Việt Cộng trong cuộc đảo chánh 1963. Sau đó Thích Quảng Đức được” đồng bọn” Ấn Quang tấn phong” bồ tát” với trái tim bất diệt ( tim chưa cháy hết), nhưng năm 2011, Việt Cộng vô thần đã dựng tượng” bô tác Thích Quảng Đức” như là người lập công to với” cách mạng vùng lên để cướp của giết người”, thế là cái chết của Thích Quảng Đức có lợi vô cùng cho Việt Cộng, đóng góp nhiều cho cuộc đảo chánh, sát hại tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu. Nghiệp báo chồng chất qua cuộc đảo chánh nầy, mà Thích Quảng Đức có dự phần để đưa miền nam tự do lọt vào tay Cộng Sản ngày 30 tháng 4 năm 1975: hàng trăm ngàn quân nhân cán chính bị tù, hàng chục ngàn không bao giờ trở về, hàng triệu người chết trên đường tìm tự do…và nhất là đất nước ngày nay đang tiến gần đến bị nô thuộc bởi Trung Cộng.
Từ đám tướng tá phản loạn, Nguyễn Cao Kỳ tiến nhanh, tiến mạnh trên đường công danh. Thăng thiếu tướng, tranh quyền và từ năm 1965 trở thành chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương ( như là thủ tướng). Thời ấy là cực thịnh, ông Kỳ ồn ào hô hào” bắc tiến”, khiến tinh thần dân quân miền nam lên cao. Điểm nổi bật là năm 1966, giặc thầy chùa do thượng tọa Thích Trí Quang, Thích Thiên Minh, cấu kết với đám Việt Cộng nằm vùng như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Võ Đắc Xuân…phát động cuộc bạo loạn, lấy chiêu bài” pháp nạn” để qui chụp chính quyền miền nam” đàn áp Phật Giáo”, một điều lếu láo trắng trợn là vì người có quyền hành số một là Nguyễn Cao Kỳ, là một “đứa con Phật” thì làm gì có đàn áp Phật Giáo?. Vậy mà cũng có nhiều Phật tử tam tạng thời đại nhắm mắt đi theo” tấm bản chỉ đường của bọn ác tăng” trong lớp áo cà sa, nhưng bên trong” thờ ma Cộng Sản”. Lúc đó Nguyễn Cao Kỳ cử thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan ra trung dẹp loạn” thầy chùa”, chúng tức giận phát động chiến dịch” mang bàn thờ Phật xuống đường” có nơi đặt tượng Phật trên đóng rác…những tên Việt Cộng núp bóng Phật giáo dùng bình phong tượng Phật, bắn vào lính VNCH, nên mới có câu:” núp bóng từ bi, đâm sau lưng chiến sĩ”.
Sau trận tổng công kích tết Mậu Thân 1968, với những cái chết của một bộ chỉ huy thân ông Kỳ bị phi cơ bắn lầm hay lý do thầm kín nào đó, tướng Loan thoát chết nhưng bị thương, thì cánh ông Kỳ yếu thế, nhường bước cho trung tướng Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền từ năm 1967 với hiến pháp đệ nhị Cộng Hòa 1 tháng 7 năm 1967. Mối tình quyền thế gượng ép, nên ông Kỳ đành phải trở thành” phó tổng thống” ngồi chơi xơi nước, vui thú” đồn điền” ở Khánh Dương và tìm nguồn vui qua những trận đá gà.
Nhưng cái mộng” mưu bá đồ vương” vẫn chưa nguôi ngoai, nên trước kỳ bầu cử tổng thống, năm 1971-1976, thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đã bí mật tiếp xúc, mời phái đoàn sinh viên thân Cộng đến trại Phi Long, ngay trong phi trường Tân Sơn Nhứt để hợp. Những tên Việt Cộng nằm vùng như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Hạ Đình Nguyên, Võ Như Lanh, Nguyễn Thị Yến, Phan Công Trinh…được ông kỳ giúp đỡ: cho mượn nơi để in truyền đơn, trú ngụ ngay trong dinh, vì trụ sở sinh viên ở số 207 đường Hồng Bàng bị cảnh sát canh giữ. Nhờ nơi an toàn với lính gác, nên đám sinh viên Việt Cộng, sau khi bị đuổi, chạy vào đây, cảnh sát không dám đụng tới.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Kỳ và gia đình di tản sang Mỹ sống thoải mái, ông không làm gì cả, chỉ ăn chơi, bài bạc và thỉnh thoảng được mời đi dự hội, phát biểu linh tinh. Sau nầy, ông Kỳ trổ mòi phản trắc, khi tuyên bố” Quốc-Cộng đề huề” để dọn đường cho sự phản bội, được vài khoa bảng như giáo sư Lê Xuân Khoa hổ trợ, viết bài đăng báo. Nam 2004, Nguyễn Cao Kỳ lại” tiến về Bắc” để làm cò mồi cho Việt Cộng, thay vì” bắc tiến” giải phóng miền bắc. Dù bị hầu hết người Việt hải ngoại lên án, dân trong nước khinh khi, nhưng ông Kỳ vẫn” thanh tâm trường chay mặt”, tiếp xúc, chụp hình lưu niệm với chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Cộng là Phạm Thế Ruyệt và tuyên bố lung tung.
Trong thời gian nầy, ông Kỳ được Việt Cộng xài như là thứ chó săn, sai đi đây đó, có lúc sang Mỹ chung với Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng…tuy nhiên Việt Cộng đã hoàn toàn thất bại, tưởng là dùng ông Kỳ, từng làm lớn ở Việt Nam, có thể gom hết người Việt hải ngoại, đoạn bàn giao trong vòng trật tự. Nên có lúc ông Kỳ tự xưng là” đại diện cho người Việt nước ngoài”. Được biết, lúc ông Kỳ và vợ sau Nicole Kim về Việt Nam” phục vụ trong công tác tuyên truyền cho đảng” thì có nhà phét sử, nhà dzăng Dạ Dưới ĐẶNG NHAM NHỞ cũng về nước để in sách, tiếp súc với” văn nô” trong nước và gặp nhau và cùng” ăn uống tại nhà hàng”, thật là tương đắc.
Năm 2011, nguồn tin cho hay là: ông Kỳ bị vắt chanh bỏ vỏ, khi những công tác” lợi đảng, giúp bạo quyền” bất thành. Nghe đâu Việt Cộng hăm ” cho xe đụng” để sớm” viên tịch” nên ông Kỳ hoảng sợ, có ý định xin qua sống ở Mã Lai cuộc đời còn lại, mang nhiều tai tiếng lúc tuổi gần đất xa trời?. Cũng có nguồn tin là ông Kỳ lén về Mỹ, sống âm thầm ở Louisana…nay nhận được tin Nguyễn Cao Kỳ” viên tịch” tại Mã Lai, vì chứng bịnh phổi phét gì đó. Được biết, Nguyễn Cao Kỳ còn có hổn danh là” Kỳ phổi bò”, lại bị bịnh phổi mà” viên tịch” thì cũng là luật nhân quả và chuyện khó tin nhưng có thật…chứ trong các bịnh lý loài trâu bò, ít ai nghe nói đến vụ bò bị bịnh phổi, hay bò ho lao, bò xưng phổi…
Con gái là Nguyễn Cao Kỳ Duyên đi Mã Lai, chắc là an táng tại quê hương. Nếu đảng và bác ghi công lao” đón gió” từ năm 2004 đến nay, thì thi hài ông Kỳ cũng dám được” an nghỉ” tại nghĩa trang Mai Dịch?. Lúc trước, khi súc vật Võ Văn Kiệt” viên tịch”, được” tiêu diêu nơi miền Lê Mác”, thì có Nguyễn Cao Kỳ, đóng vai” đạo tì” ôm vòng hoa tím, có chụp hình đăng báo, phổ biến khắp nơi để người Việt biết đến thành tích” đón gió trở cờ cao cấp” của ông Kỳ. Không biết là trong đám táng của Nguyễn Cao Kỳ ở Việt Nam có ai ở trung ương đảng đến” phân ưu” như là đám ma của thiếu tá quân hại nhân dân Trịnh Công Sơn, có nhiều tên” tai vượn mặt khỉ” như đại tướng nạo thai” nghiệp chuyên” Võ Nguyên Giáp tham dự?. Họ Trịnh còn được Mai Ghẻ tưởng nhớ qua các đêm văn nghệ” đóa hoa vô thần” ở Mỹ, Âu Châu…..không biết là” Nghinh Phong Viện Chủ” Nguyễn Cao Kỳ có ai nhớ đến để” tưởng niệm”? Còn đám ma tại Việt Nam, theo như tin tức thông báo, chắc chắc là được thân nhân cho phủ áo quang ” lá cờ đỏ sao vàng”, là ân huệ mà đảng dành cho một tên tay sai lỡ vận trong cái” nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng dân chúng oán giận về thành tích của một kẻ phản bội, đung đầu về Hà Nội, làm tôi mọi cho đảng siêu cướp, súc vật Việt Cộng./.
Trương Minh Hòa
24.07.2011
Chính thức gia nhập làng báo từ hơn sáu năm nay, Nhiều lần tôi muốn viết về ông tướng Nguyễn Cao Kỳ, nhưng không dám. Vì xét phận mình trước kia chỉ là quân nhân hạng bét. Không lon, chẳng lá. Còn ông là tướng tư lệnh, ngoài ra trên chính trường ông ta từng giữ chức vụ cao ngất ngưỡng: Chủ Tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương, sau cùng Phó Tổng Thống. Đạo làm người thường răn dạy “giỏ nát, còn bụi tre” ý nói rằng chính quyền tuy không còn, nhưng nghĩa tình, đạo lý, phép tắc, kỷ cương vẫn phải giữ. Hơn nữa nghĩa tử là nghĩa tận, bây giờ nhận định về ông làm gì?
-----------
Vẫn biết vậy, nhưng xét cuộc tranh đấu cho quê hương còn dài lâu, do đó những tấm gương đáng xiển dương trong cộng đồng, hoặc những điều ngược lại không tốt đẹp. Cả hai cần sự nhận định lên tiếng, sau khi cân nhắc, lần đầu tiên tôi viết về ông Nguyễn Cao Kỳ.
Đường hoạn lộ
Đường hoạn lộ của tướng Kỳ, cũng như nhiều tướng khác “gặp hên” nhờ vào đảo chánh chế độ đệ nhất Cộng Hòa. Trước đảo chánh, cuối năm 1963 tướng Kỳ mang lon trung tá, sau đó không lâu ông được thăng đến thiếu tướng, chắc trong khoảng thời gian này ông chỉ huy toàn thể đơn vị giết chưa tới mười tên Việt Cộng. Ngược lại có ông Thượng Sĩ, bảo vệ thành Cộng Hòa đề nghị Thiếu Tá Duệ, đem quân đánh vào bộ Tổng Tham Mưu, “hốt” mấy tướng đem về, Thiếu Tá Duệ trình TT Diệm, Tổng Thống rầy: “Quân đội lập ra để đánh Cộng Sản, chứ không phải để đánh nhau” đến lần thứ nhì ông Thượng Sĩ nằn nì: “Mình mang quân lên mời các tướng, chứ đâu phải đánh nhau, Thiếu Tá vào trình cụ một lần nữa xem sao” TT Nguyễn Hữu Duệ ghi trong sách, cả hai lần đều bị TT Diệm bác bỏ. Nhưng với TT Diệm các tướng đã thẳng tay, đến man rợ và được lên lon như diều gặp bão. Sau khi TT Ngô Đình Diệm nằm xuống, tình cảnh nước vô chủ, quân vô phèn. Ngày nào cũng xuống đường, chống chính phủ “đàn áp phật giáo” lần này chẳng những Tăng mà Phật cũng xuống đường, gây ách tắc giao thông, xã hội bị lũng đoạn, 4 năm trời loạn lạc, không biết bao nhiêu chính phủ, lên rồi xuống. Mãi tới 1967 mới có chính phủ TT Nguyễn Văn Thiệu lập lại trật tự tương đối, lúc này giặc cộng đã bò tới sát đít!
Giá như sau biến cố 1 /11/1963 Miền Nam may mắn có một chính phủ tương đối đàng hoàng, chưa chắc Trung Tá Nguyễn Cao Kỳ leo lên cấp tướng, vì tác phong và đạo đức Trung Tá Kỳ đã ghi vào sổ bìa đen. Qua đến chính trường, Tướng Kỳ theo nhiều sách ghi lại, chúng ta thấy ông cũng “cực kỳ” hên: Họp Hội Đồng Quân Lực bầu bán thành phần lãnh đạo quốc gia, các tướng đùn đẩy nhau, cuối cùng Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, lọt vào tay tướng Kỳ, nhưng ông cũng chưa chịu nhận, ông tuyên bố: “Để tôi về hỏi lại bà xã tôi đã” Chính Tướng Kỳ cũng thuật lại lời này, đó là lần ông được bầu làm chủ Chủ Tịch UBHPTƯ (Thủ Tướng) buồn thay, lắm lúc lịch sử quốc gia cũng xà bần như tiệc nhậu! Suốt thời gian chính trường ông Nguyễn Cao Kỳ cũng không có gì thay đổi đặc biệt, hoặc công trạng nào đáng kể. Tuy nhiên giữa thời loạn có được người như ông lãnh đạo, cũng nên mừng.
Giờ thứ 25 của Miền Nam
Giờ phút hấp hối đất nước, ông Kỳ đã hô hào tử thủ, bảo vệ Miền Nam, nhiều người chê trách, riêng tôi cảm khái vì ông đã thể hiện hết cách, hết lòng. Nhưng lực bất tòng tâm, chẳng ai có thể làm khác hơn được, phép làm tướng khi thành mất: Tự sát, không tự sát bỏ chạy, chạy không được, đầu hàng. Xưa nay vẫn thế,
Tỵ nạn Hải Ngoại
Nhiều tướng lãnh sau 1975, ra hải ngoại cũng phải đi làm thượng vàng hạ cám, như bao nhiêu người khác, riêng Tướng Kỳ có tàu đánh cá ở Biloxi, trị giá 4 – 5 trăm ngàn, năm 1992 tôi có đọc bài báo trong nước, viết về Tướng Kỳ làm chủ một tiệm rượu, đính kèm hình ông Kỳ tóc thề để chấm ngang vai!! Về sau nghe nói say mê bài bạc đến tan hoang, trở thành bác thằng bần. Tan hoang tàu cá, tan hoang tiệm rượu, tan luôn hàng ngũ trong gia đình, nhiều báo thành Cam nói cô Mai vợ Tướng Kỳ lấy anh trung sĩ tài xế, không biết sự thật này được mấy phần trăm?
Tướng Kỳ lấy vợ bạn, chuyện không sai. Hạnh phúc, hôn nhân gia đình khó ai dám khoe tài, suôn sẻ không vết tích, ấy là ơn phước, đỗ vỡ trong hôn nhân, âu cũng ngoài ý muốn, tuy nhiên ông Kỳ đã làm một chuyện hết sức xấu xa, không riêng Không Quân mà toàn thể KBC đều phải thẹn lòng, khó biện bạch.
Hữu thủy vô chung.
Đạo lý người Việt, không mấy trọng hạng người sớm đánh tối đầu, tâm địa phản phúc. Hơn ai hết, ông Kỳ phải biết từ khi nền dân chủ cáo chung, thể chế dân chủ đối với Việt Nam một phần mới mẻ, một phần chiến tranh triền miên, lẽ ra chính quyền phải kiểm soát thật chặt chẻ mới đúng, đằng này về văn hóa, báo chí truyền thông tự do tột bậc. Tổng Thống, Thủ Tướng, Chánh Án tối cao, Dân Biểu….Báo chí muốn “chửi” lúc nào cũng được, nhiều khi vẽ mặt lãnh tụ méo xẹo trên báo, chẳng ai kiểm duyệt. Trong lúc bao chiến sĩ hy sinh ngoài chiến trường, ở hậu phương vì danh lợi những kẻ bất nhân làm ra nhạc rên rĩ, tỉ tê phản chiến, chẳng ai cấm!?
Về an ninh xã hội: Cha mẹ đi tập kết theo giặc, con cái có bằng tú tài vẫn vào học trường Sĩ Quan QLVNCH như thường, vẫn thăng tiến như ai, nguời dân tự do buôn bán, tự do cư trú, đến và đi khỏi địa phương không cần trình báo…
Một xã hội như thế, một người dân bình thường muốn phản, muốn nói ngược trắng thành đen. Cũng phải suy nghĩ, huống gì một cựu Phó Tổng Thống.
Phó Tổng Thống và Tổng Thống
Một lần Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ ra Hội An, học trò thức dậy từ sớm tinh mơ, tập trung ở trường, sau đó được nhà trường hướng dẫn về sân vận động Chi Lăng, đón PTT, ngoài học trò còn dân chúng, bô lão, thân hào nhân sĩ, đảng phái địa phương, có mặt ở sân vận động rất sớm, rất đông. Nhưng đến 1 giờ 30′ chiều PTT Kỳ mới tới, câu đầu tiên ông nói: “Vì công việc tiếp xúc tại Đà Nẵng, ông đến trể, bắt đồng bào phải đợi chờ” Tối về nhà trong bửa cơm, tôi chê câu nói đó, chú tôi làm an ninh khán đài nói: “Mi nghe như rứa là ít đó con, tau làm an ninh lễ đài, nên biết ổng say mềm từ ngoài Đà Nẵng, trước khi mời ổng lên diễn đàn, ổng chửi TT Thiệu như hát hay!” Sở dĩ tôi thuật tỉ mỉ chuyện này vì trong you tube, chiếu lại lời phát biểu của ông Triết, trong đại hội Việt Kiều, đại khái ông Triết nói: “Tham nhũng ở VN như anh thủ quỷ, trong quỷ thì lúc nào tiền cũng dư, (!?) vì vậy nay mượn một ít, không thấy ai đòi, nên mượn nữa, chứ VN không có tham nhũng, cho nên ở Hải Ngoại đừng nghe người ta nói VN tham nhũng mà hốt hoảng, rồi tự hỏi ngày xưa sao mấy ổng đánh giặc (tức đánh NCK chứ ai) giỏi thế, mà ngày nay tham nhũng thế” khi ông Triết vừa dứt lời, you tube chiếu hình ông Kỳ gò lưng, gồng mình vỗ tay.
Một hình ảnh này, so sánh với chuyện ông Kỳ công kích TT Thiệu, đủ để chứng minh ông NCK là người CẢI CHÁNH QUY TÀ.
Về Việt Nam
Ông Kỳ lấy vợ bạn, chuyện này rất khó, nhưng làm được. Muôn chuyện khác làm được, ông ta về VN vì kiếm ăn, ngay như lời căn dặn con gái Nguyễn Cao Kỳ Duyên: “Đà Nẵng là miếng đất béo bở” và thực tế NCKD đã làm theo lời bố, đã mở nhà hàng, hoặc quán cà phê ở Sông Hàn, nhưng ông Kỳ lại biện luận về VN vì dân, vì nước. Đó mới là vấn đề, thiên hạ phải lên tiếng.
Ở thôn quê, người ta thích nuôi bồ câu, ngoài nét chấm phá trên bức tranh yên ả nơi thôn giả, nó còn là món ăn ngon, béo bổ, nhưng ở quê họ cũng sợ bồ câu lắm, thường khi chúng kéo nhau bỏ làng đi, đó là dấu hiệu mùa màng bị thất bát, hoặc riêng nhà nào bị như thế, triệu chứng sắp khánh tận, bởi vậy mới có câu “Lúa thóc tới đâu, bồ câu tới đó” trở thành câu tục ngữ khinh bỉ hạng người suốt đời chạy theo miếng ăn, nghĩ lại cũng tội nghiệp và hơi oan cho bồ câu!
Tướng Đặng Văn Quang tạ thế: lúc 2 giờ 40 PM ngày 15/7/2011
Tướng Quang một thời gian dài ở quận Gwinnett, tiểu bang Georgia, cùng quận với người viết bài này. Trước 1975 đọc báo nói về ông qúa nhiều, do đó cũng thiếu đi thiện cảm, nhưng trước mắt cuộc sống thực tế của ông bà, làm nhiều người thức ngộ. Ông bà ở nhờ nhà bạn bè, bà làm bánh, hoặc xôi đem bỏ mối các chợ nhỏ quanh vùng này, sống qua ngày, nhưng cũng ì ạch lắm, có lẽ do thiếu chuyên môn, ông có một chiếc xe rất cũ, nên “đau đầu, sổ mũi” điều chi, may nhờ anh Thanh vì tình đồng hương kéo về shop sửa “thiện nguyện” anh Thanh rất vui tính, một lần anh kể: Người thợ của anh đang lui cui sửa xe tướng Quang, anh Thanh đi ngang qua và dặn: Nè xe tướng Quang đó mậy, sửa đàng hoàng nghe mậy, cậu thanh niên, thợ sửa về khoe với bố: “Ba ơi hồi sáng nay con sửa xe của ông trung tướng Đặng Văn Quang” ông bố nọ mừng qúa, tìm gặp anh Thanh, nhắc chuyện ngày xưa ông ta từng là quân nhân thuộc cấp của tướng Quang, anh Thanh tiếp: Mừng hơn là tui (Thanh) tui bắt ngay ông bố nọ, từ nay trở đi phải chịu trả tiền công sửa! Trả cho chính thằng con của ổng, tức là thằng đệ tử của tui, phần tui chịu đồ part (phụ tùng) anh Thanh nói xong cười ha hả…
Những dòng này, như nén hương lòng kính tạ lỗi cùng cố Trung Tướng, vì trót dại hiểu theo dư luận báo chí lưu manh. Đồng thời kính viếng hương linh cố Trung Tướng. Nguyện xin hương linh ngài sớm siêu thăng tịnh độ.
Ông Kỳ qua đời
Ông Kỳ chết đâu hồi khuya thứ Bảy, (23/7) sáng Chúa Nhật, một niên trưởng sốt sắng gọi phone hỏi: Ê! Bút, ông Kỳ chết rồi, mầy biết chưa?
Trả lời: Biết rồi.
Tại sao ông chết? Bút trả lời: Tắt thở chết, chứ sao.
…..mẹ….Cà chớn – cúp máy.
Ông Nguyễn Cao Kỳ chết tại Mã Lai, đúng là điều cần đặt dấu hỏi, cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên va trung tâm Paris By Night nói: “Gần đây vài tuần, ông thường mệt mỏi và có triệu chứng khó thở.” ông Kỳ về VN 6 tháng nay, bị bịnh qua Mã Lai chữa trị”. Với tuổi già ngoài tám mươi, sự sống còn lại tính theo đơn vị ngày, cộng thêm triệu chứng bệnh tật, càng éo le hơn. Tin mới đầu NCKD nói sẽ đưa xác ông về quê Sơn Tây an táng, nay nói “thiêu rồi mới đưa về Hoa Kỳ”, lại thêm một dấu hỏi khác.
Theo tôi dự đoán có thể ông Kỳ, không lượng được sức mình, ông đi “chơi” – ở VN bây giờ thiếu gì thú “chơi” nhưng ông Kỳ sợ Cộng Sản gài bẫy, nên phải đi “chơi” thật xa, tránh bẫy, có thể ông dùng thuốc… Qúa liều nên tắt thở, chắc chắn ông Kỳ không đi Mã Lai một mình…! Nhất định không đến Mã Lai để chữa bịnh, như gia đình ông và trung tâm Thuý Nga Paris đã nói.
Bình Sinh ông Kỳ mơ ước chết trên quê hương, hình trên báo CS kèm theo tin báo tang, ông Kỳ khóc khi về đến VN, hai mắt đỏ ngầu màu máu, “về cho biết mình có một quê hương”, mà.?
Sao nay mang tro “về” Mỹ?
Không khó lắm, để hiểu. Bọn CS chẳng ơn nghĩa gì, cho xác ông Kỳ về quê trọn vẹn, lại thêm dân tò mò tới xem. Người xem, người đưa ma, chụp hình ai phân biệt được? Hoá ra đám ma ông Kỳ to hơn lãnh tụ của nó, nó đâu có ngu mà chịu, cho về “hợp tác” là đảng khoan hồng ghê lắm đấy Kỳ Duyên và Paris “bây nây” ơi.
Mong rằng Bằng Phong Đặng Văn Âu nhìn vào thực tế, suy nghĩ cho chín chắn hãy viết, kẻo người đời bảo “có người ngu, phải có kẻ ngu đần để thán phục nó”
Nghĩa tử là nghĩa tận: Cầu chúc hương linh ông Nguyễn Cao Kỳ bình an chốn vô ưu.
- Nghèo hay giàu, cũng xong một kiếp người mong manh. Biết rằng đồng tiền liền khúc ruột, biết rằng đời này ngắn ngũi lắm. Nhưng tiếng đời còn mãi mãi, con cháu mình phải gánh chịu, hậu qủa do ông cha làm nên. Biết như thế, cùng nhau khuyên bảo, giữ mình trước cuộc sống đầy cám dỗ nầy.
Kết:
Quân Dân VNCH rất tự hào một quân lực chiến đấu oai hùng, tự hào trang quân sử chói lọi với 5 Tướng tự sát, không để lọt vào tay quân thù, khi thành tan, nước mất. Ngoài ra còn biết bao nhiêu Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ tuẩn tiết gan dạ như thế. Thế giới Đông Tây, cổ kim đã mấy quốc gia được như vậy.
Ông Kỳ sau cùng chỉ là một thường trú nhân như hàng triệu đồng hương khác, ông không đại diện cho bất cứ ai, thậm chí với gia đình cũng chưa chắc. Việc ông theo giặc không liên quan gì đến ai, chẳng thể làm hoen ố, hay lu mờ trang quân sử hào hùng của QLVNCH.
Ông Bút.
Tin 'động trời' xác Cao Kỳ phủ cờ VNCH! Hôm nay 29/7, gia đình và bạn bè cựu Phó tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ đã tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng, trong một tang lễ được tổ chức theo nghi thức Phật giáo gần thủ đô Kuala Lumpur.
Theo lời một phóng viên nhiếp ảnh của AFP, tổng cộng khoảng 40 người dự tang lễ, trong đó có người vợ thứ ba của ông Nguyễn Cao Kỳ là bà Lê Hoàng Kim Nicole, các con và các cháu của ông. Bức ảnh chân dung đen trắng, chụp ông Nguyễn Cao Kỳ trong bộ quân phục thời trẻ, được đặt kế quan tài để mở. Sau khi được đóng lại, linh cửu đã được phủ quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ trước khi đem đi hỏa táng.
Cựu tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ đã qua đời tại một bệnh viện ở Malaysia ngày 23/7 vừa qua do những biến chứng về đường hô hấp, thọ 81 tuổi. Trả lời AFP, cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, con gái duy nhất của người vợ thứ hai Đặng Tuyết Mai, cho biết mong ước cuối cùng của cha cô là giúp sinh viên nghèo đủ mọi quốc tịch có điều kiện học tiếng Anh tại Hoa Kỳ.
Cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên cho biết sau khi được hỏa táng, tro cốt của cha cô sẽ được đưa về Hoa Kỳ ngày thứ Hai tới để những thân nhân khác và các đồng đội của đến viếng. Sau đó, theo nguyện ước của người quá cố, tro cốt ông sẽ được đưa về đặt ở tỉnh Sơn Tây, sinh quán của ông Nguyễn Cao Kỳ.
Thanh Phương - RFINGƯỜI VỢ LÍNH BÀY TỎ NHỮNG SUY NGHĨ VỀ ÔNG NGUYỄN CAO KỲ
• Tôi đặc biệt kính lời tri ân Quân Cán Chính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà - Những vị vị quốc vong thân, những vị sống giữ tiết tháo và liêm sỉ làm hảnh diện nền Chính Thể của nước tôi xưa.
Ông Nguyễn Cao Kỳ chết rồi. Thân xác ông đã thiêu thành tro bụi rồi và người ta vẫn còn râm ran nói về ông.
Tôi nhớ lại khoảng thời gian cuối tháng 4 năm 1975. Mặc dù đã hơn 35 năm qua, nhưng tôi vẫn nhớ rõ tình hình chung quanh tôi lúc đó cho tôi có cảm tưởng đang ở một vùng trận địa mà trận ác chiến có thể xảy ra bất cứ giờ phút nào. Mọi người ai nấy chìm ngập trong bất an khi nghe thấy những bản tin về miền Trung thất thủ và dân chúng thất thần rùng rùng chen nhau một cách hoảng loạn chạy vào Saigon tránh nạn Cộng Sản. Dĩ nhiên lúc đó mọi sinh hoạt không còn bình thường, mọi người ai nấy mang trên mặt tâm trạng phập phồng, mọi người thì thào hoang mang như chờ đợi một biến cố nước mất nhà tan kinh hoàng sắp sửa xảy đến. Cùng lúc đó ông Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố tại Tân Sa Châu những câu nảy lửa khiến dân chúng có chút phấn khởi, an tâm và thầm hảnh diện mình còn có những vị lảnh đạo anh hùng....
Chiến trận kéo tới vùng 4 trong khi ông tướng Nguyễn Hữu Hạnh lên đài phát thanh kêu gọi QLVNCH buông súng đầu hàng nhưng tuyệt nhiên Đại tá Hồ Ngọc Cẩn của tỉnh lỵ Chương Thiện không thi hành điều đó. Tất cả Quân Cán Chính trong tỉnh can trường cùng vị chỉ huy của mình tử thủ cho đến khi vị chỉ huy sơ hở bị bắt sống.
Sau đó bọn chiến thắng giết Đại tá Hồ Ngọc Cẩn tại Cần Thơ và giết những đồng đội của chồng tôi tại tỉnh Chương Thiện một cách thật man rợ. Lúc đó ông Nguyễn Cao Kỳ và gia đình ông đang ở đâu khi các đồng đội thuộc hạ, dân chúng bị trả thù, truy bức, tù đày, đói ăn thiếu mặc trong đất nước đầy hổn mang? Không phải chúng tôi trông cậy gì ở ông, nhưng chính thể của chúng ta xây dựng bằng niềm tin. Nhất là niềm tin vào lời tuyên bố của một vị lảnh đạo.
May mắn, chính thể VNCH còn có những vị anh hùng âm thầm “ Thà chết. Không hàng giặc”.
Mấy mươi năm sống trong lao tù CS, cuối cùng gia đình chúng tôi đặt chân đến Hoa Kỳ và ngỡ ngàng biết thêm những tai tiếng của ông Nguyễn Cao Kỳ. Tôi xin phép mượn đoạn viết của ông ông T. Vấn để bày tỏ sự suy nghĩ của mình:
“…. Phần ông, 30 năm sống vất vưởng xứ người càng làm ông quay quắt thêm với giấc mộng công hầu chưa trọn vẹn, ông đã có nhiều hành động lời nói làm phiền lòng nhiều người trước đây làm việc dưới quyền ông, gián tiếp hay trực tiếp. Vẫn biết, ông chỉ là một con người của thời thế, tài năng đã nhỏ mà nhân cách lại càng nhỏ hơn, nên phần lớn chúng tôi không bận tâm lắm về những việc làm “ trẻ người, non dạ “ của một người, mà chẳng may thời thế nhiễu nhương đã đặt ông vào vị trí chỉ huy chúng tôi.
Nhưng, gần đây nhất, ông đã từ Việt nam , nơi ông sống an lành một thân phận hàng thần lơ láo, trở qua Mỹ để tham dự buổi tiệc do vị chủ tịch nước Cộng Sản chủ tọa nhân dịp ông này và phái đòan chính phủ thăm viếng Hoa Kỳ. Trên đường đi đến địa điểm tổ chức bữa tiệc, hẳn chính mắt ông phải thấy hàng ngàn người Việt hải ngọai biểu tình, phản đối sự có mặt của phái đòan chính phủ cộng sản trên nước Nỹ, yêu cầu tự do dân chủ cho Việt Nam v..v.., trong số những người đứng đó , có rất nhiều người trước đây đã “ từng dưới sự chỉ huy “ của ông . Trong bữa tiệc, như đã được sắp xếp trước, ông “ bất ngờ “ được mời lên phát biểu. Điều phiền lòng nhất cho chúng tôi là ông đã “ nhân danh cộng đồng người Việt hải ngọai “ để có những lời nịnh hót , tung hứng với phái đòan chính phủ cộng sản. Phiền lòng hơn nữa là ông lại “ nhắn nhủ “ đến “ những người từng dưới sự chỉ huy “ của ông – là chúng tôi, những người đã bị ông phản bội, bỏ rơi 30 năm trước – rằng thôi đừng thù hận nữa, đừng quốc cộng nữa, bây giờ chỉ còn có một nước Việt Nam thôi v..v..
Tôi thực sự không bận tâm phân tích những điều ông gìa 78 tuổi vừa nói. Chúng cũng chẳng hơn những điều trẻ con nói ngọng. Tôi chỉ không thể hiểu nổi, một người gần đất xa trời, vẫn còn những tham sân si trần tục đến thế sao ? Ra sức làm nhỏ mình đi trước mắt kẻ cựu thù, chỉ để có cơ hội nói rằng “ tôi trước đây đã từng được đứng ở một bên đấu trường với chủ tịch “, để có cơ hội “ tự nhân danh “ một tập thể mà chính ông đã tự tách mình ra khỏi từ lâu, để có cơ hội nhắc nhở những người lính còn sống sót sau bao phong ba rằng họ đã “ từng dưới sự chỉ huy “ của ông, có nghĩa là cố chứng minh với mọi người rằng mình vẫn còn chỗ đứng của một thời vang bóng. Giấc mộng công hầu khanh tướng nó mãnh liệt đến độ khiến cho một con người, với cái vốn nhân cách đã nhỏ như hạt đậu, lại sẵn sàng tung hê nốt để chỉ đổi lấy cái bắt tay vị chủ tịch nước cộng sản Việt Nam trên đất Mỹ, và toe tóet cười nhìn thẳng vào ống kính của bao phóng viên đang sốt sắng làm nhiệm vụ. Tôi đã từng nghe và cảm thông được những câu chuyện người nghệ sĩ say mê , nhung nhớ ánh đèn sân khấu. Điều ấy có thể hiểu được vì đó là ánh đèn nghệ thuật của những con người nghệ sĩ. Nhưng tôi không thể cảm thông được với những nhân vật “ công chúng ‘ say mê đứng trước mọi người để được chụp ảnh, quay phim giống như ông gìa 78 tuổi tội nghiệp đang làm trò với trí tưởng tượng bệnh họan rằng mình đang làm lịch sử, rồi đây mình sẽ đi vào lịch sử với vai trò người hòa giải quốc cộng. Cho dù ông tin tưởng một cách thành thật rằng mình đang đóng vai trò hòa giải, thì cái đầu óc mụ mị nhất của một người 78 tuổi cũng phải biết tự hỏi rằng đây có phải là lúc, là nơi nói lên những điều đó không khi bên ngòai kia hàng ngàn người biểu tình chống đối, mà những người ấy là những người ở về phía bên ông đang kêu gọi hòa giải, hay lại chỉ như đổ thêm dầu vào lửa , hòa giải đâu chưa thấy mà chỉ thấy thêm những oan nghiệt đẻ ra do cái “ đầu đất “ ( chữ của một trí thức Hà nội hiện ở trong nước đặt tên cho ông ) cuối đời vẫn còn nửa mê nửa tỉnh giấc mộng Nam Kha….” ( ngưng trích ).
Ông chết, như người không chốn dung thân! Hình ảnh này đánh động lương tâm nhiều người.
. thụyvi
*****Nghĩa Tử là Nghĩa Tận, viết về cái chết của NCK
Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Như thế là mọi người đều đã biết, ông NCK đã về bên kia thế giới, hay nói văn hoa một chút, là đã tiêu diêu miền cực lạc, hay đã về Nước Chúa, hay nói một cách… không quân hơn, là đã cất cánh bay về một cõi trời vô định. Đây là lần đầu tiên tôi dùng tiếng “Ông” để gọi NCK kể từ khi ông ta về Việt Nam quỵ lụy và ăn mày bọn Việt Gian Cộng Sản. Tại sao tôi lại dùng tiếng ông như thế? Xin thưa, Nghĩa Tử là Nghĩa Tận. Ông Kỳ chết rồi, mình không nên làm nhục một cái thây ma, bôi nhục một xác chết, một đống thịt già … thầm lặng không còn khả năng để tự vệ cho mình. Người Quốc Gia mình hơn bọn Việt Gian Cộng Sản ở chỗ đó.
Nghe tin ông Kỳ chết, tôi chẳng vui mà cũng chẳng buồn. Chẳng vui bởi vì tôi biết NCK, giống như bạn, như tôi, trước sau gì thì cũng phải ngủm củ tỏi mà thôi. Dĩ nhiên, nếu NCK chết cách đây chừng 20 năm thì đã là một cái chết bình thường, lịch sử ngàn năm sẽ ghi NCK là một cựu Thủ tướng, cựu phó Tổng Thống của VNCH, dù chẳng làm được con mẹ gì cho tổ quốc ngoài việc ăn nhậu và phá thối, nhưng ít nhất cũng đã không phản bội anh em, bạn bè, chiến hữu. Tôi chẳng buồn vì thế giới này thiếu đi một thằng Việt gian như NCK thì là một chuyện mừng chứ không phải chuyện buồn.
Nghe tin NCK ngủm củ tỏi, tôi ngồi thừ, như đã nói, chẳng vui chẳng buồn, làm chừng chục lon bia và tự hỏi lòng mình, tại sao tôi lại khinh ghét NCK đến thế. Tại sao trong cả cái Quân Chủng Không Quân của tôi, anh hùng đầy dẫy, chỉ có mình tôi, một anh Thiếu Úy quèn, một thằng út nhỏ bé của phi đoàn 114, đứng ra chửi NCK, đại diện quân chủng Không Quân to lớn của tôi đi xin lỗi mọi người về cái hành động ô nhục của NCK. Và cuối cùng, tại sao, có vài người lại còn bênh vực NCK như thằng chó đẻ
ĐVA và vài thằng không quân khốn nạn khác. (chúng mày rồi sẽ biết tay tao.)
Trước hết, xin nói thật rằng, giống như bao nhiêu phi công trẻ của QLVNCH những ngày chưa mất nước, NCK ngày xưa là thần tượng của tôi. Tôi thích cái tính khí ngang tàng, hào phóng, có sao nói vậy của NCK. Dĩ nhiên, chúng tôi đều biết, NCK chẳng có đầu óc gì lắm, nói nhiều làm ít, nhưng tuổi trẻ là tuổi của tha thứ, hào hùng, chúng tôi chẳng để ý đến những chuyện này, thậm chí, còn nghĩ như thế mới là tốt, mới là… Không Quân.
Năm 1984, thành phố NEW ORLEANS tổ chức Lễ Thượng Kỳ, treo cờ Quốc Gia trước Tòa Thị Chánh thành phố, hội cựu quân nhân chúng tôi có mời NCK về tham dự. Chúng tôi đã tổ chức vô cùng chu đáo. Xuống phi cơ, Kỳ được mời vào phòng VIP và sau đó lên xe Limo, được cảnh sát với xe mô tô hộ tống chở về khách sạn sang trọng nhất thành phố nổi tiếng ăn chơi này. Ngày xưa Tào Tháo đãi Quan Công ba ngày một đại yến, mỗi ngày một tiểu yến, nhưng anh em chúng tôi đãi NCK mỗi ngày ba đại yến, luôn luôn có Cognac XO và sơn hào hải vị quý nhất của thành phố NEW ORLEANS do chính những anh em đi biển đem về.
Có lẽ kể từ khi sinh sống tại Mỹ, đây là lần đầu tiên Kỳ được tiếp đãi trang trọng như thế.
Dĩ nhiên, Kỳ chẳng bao giờ hiểu được rằng cảnh sát Mỹ chẳng bao giờ sách xe mô tô đi hộ tống cho ai nếu không được trả tiền, chẳng có khách sạn sang trọng nào cho người ở miễn phí, chẳng có nhà hàng nào cho chúng tôi ăn free vì sự có mặt của NCK.
Chúng tôi phải trả tiền và những số tiền này là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của anh em chúng tôi đóng góp. Anh em chúng tôi, những người đi làm lao động đầu tắt mặt tối thì lương ba cọc ba đồng, những người làm văn phòng thì lương lại càng ít hơn, thêm vào đó, còn bill nhà, bill cửa, vợ con một đống, nhưng cũng ráng đóng góp, chỉ hy vọng mình có thể làm được việc gì đó cho quê hương. Ngày lễ, anh em chúng tôi ngồi tuốt phía dưới xa, nhìn Kỳ ngồi trên hàng ghế danh dự, ăn nói với những tai to mặt lớn của thành phố, chúng tôi lấy làm hãnh diện vô cùng. Ai khinh tướng chúng tôi thì có quyền khinh, nhưng chúng tôi không khinh tướng của chúng tôi.
Kỳ lúc ấy quả thật là một thần tượng của anh em chúng tôi. Báo chí truyền hình phỏng vấn, Kỳ trả lời bốp chát, cứ y như ngày nào ở Việt Nam. Mãi sau này, khi coi lại những cái clip, tôi mới đau đớn nhận ra rằng những lời tuyên bố của NCK toàn là bố láo, chẳng ra đâu vào đâu, toàn là nhắc nhở đến một thời quá vãng cũ, tự đánh bóng mình một cách hợm hỉnh, chẳng có liên quan gì đến chuyện vinh danh QLVNCH như anh em chúng tôi hằng mơ ước.
Có thể, có người bảo, tại mấy ông ngu nên mới đón tiếp NCK long trọng như thế chứ ông ấy đâu cần mấy ông đón tiếp đâu. Câu trả lời là: Đúng, có thể chúng tôi ngu, nhưng người lợi dụng cái ngu ấy của chúng tôi thì thật đáng phỉ nhổ. Chúng tôi ngu vì tình thương Tổ quốc. Ngu vì chúng tôi còn biết làm người, còn có lương tri, biết liêm sĩ, biết nhục là gì. Hơn nữa, tuổi trẻ là tuổi của tha thứ và hy vọng. Chúng tôi hy sinh và chẳng bao giờ tính toán. Nếu biết tính toán một chút thì ngày xưa, tôi, 17 tuổi đã không bỏ nhà đi lính. Nếu biết tính toán một chút thì tôi đã không xông pha giữa hòn tên mũi đạn, bay một ngày 8 tiếng đồng hồ, để kết quả là bị kéo về phi đoàn nhốt tù vì tội “bay quá thấp, coi thường mạng sống của phi hành đoàn” (chuyện này xin hỏi phi đoàn trưởng của tôi, trung tá Tám khóa 17 Dalat hiện ở Orange County, Cali, xem thử ổng nhốt tôi bao nhiêu lần vì những tội gì? Muốn biết thêm thì hỏi ĐU Hưởng ở Canada, DU Nhơn ở Orlando, FL-- Và nếu hỏi thì xin hỏi luôn, những huy chương của tôi trong 4 năm trời lăn lộn ở những chiến trường đẫm máu nhất, nhiều khi tàu bị bắn rách phải bỏ vì không vá được, ai đã lấy hết mà chỉ để cho tôi một cái Phi Dũng Bội Tinh là một cái không ai có thể ăn cắp được vì có tên tôi. Hỏi luôn thiếu tá Lý Bửng, trưởng phòng HQ phi đoàn 114, họp hành quân phi đoàn, tuyên bố một câu xanh dờn như sau: Chúng tôi mất công điều động các anh đi bay, chúng tôi phải được chia sẽ những huy chương của các anh. Ai bảo phi công QLVNCH hào hoa phong nhã hay sung sướng ? Không có đâu, chỉ toàn là mồ hôi, máu và nước mắt mà thôi, quí vị ơi. Nhưng vì tổ quốc, chúng tôi chẳng phiền hà gì. Chúng tôi chấp nhận chịu thiệt thòi để cho dân tộc được hạnh phúc. Đơn giản như thế thôi.)
Sau lần đến thành phố NO, NCK đâm ra yêu thành phố quê mùa nghèo hèn này. Cũng dễ hiểu thôi bởi vì Kỳ đã bị những chỗ khác tẩy chay, trong khi đó, dân NO chúng tôi vốn quê mùa dốt nát và… chẳng biết mẹ gì ngoài chuyện lo cho gia đình đầy đủ êm ấm, đón tiếp Kỳ như một ông vua. Thêm vào đó, như ai đã nói, trong thế giới mù thì thằng chột là vua. Kỳ muốn làm thằng chột trong thế giới mù người Việt Nam của thành phố NO. Thế là Kỳ khăn gói quả mướp dọn về NO ở.
Kỳ dến NO với hai bàn tay trắng, và mọi người, ai cũng biết như thế. Nhưng không sao, tiền bạc là thứ nhỏ, Kỳ mới là quan trọng. Tôi không bao giờ quên được đêm ThanksGiving năm ấy tại nhà hàng ChinaTown của Đại Tá An …
Đêm hôm ấy Kỳ mặc đồ quân phục Đại Lễ Không Quân màu trắng, đeo hai sao, ngồi bên cạnh tướng Westmoreland mặc thường phục. Kỳ nói không bao giờ ngừng, trong khi tướng Westmoreland chỉ mỉm cười yên lặng. Hội Cựu Quân Nhân ngày ấy giao cho tôi trọng trách bảo vệ an ninh cho NCK. Khỏi cần phải nói, tôi làm tròn bổn phận mình.
Sau lễ chào cờ, Kỳ và Westmoreland ngồi xuống trên bàn ghế danh dự trên cao, nhìn xuống dưới, nơi khoảng 300 thực khách đang ngồi. Không hiểu tại sao, lúc ấy Kỳ có vẻ mặt không vui. Tôi đến bên Kỳ và hỏi, “Mọi chuyện OK không Thiếu tướng?”
Kỳ nói ngay:
-Anh lấy cho tôi chai rượu.
Lúc ấy tôi mới nhận ra là ban tổ chức đã quên bỏ chai rượu cho bàn danh dự. Tôi nói liền “Thiếu tướng chờ chút, em đi lấy cho.”
Tôi liền đi hỏi “Chai Rượu cho ông tướng” nhưng chẳng ai có. Thế là tôi đành phải phóng ra ngoài, trời đêm ấy lạnh, vạn vật đóng băng, chạy bộ đi kiếm cho Kỳ chai rượu. Tôi chạy cỡ 5 block đường, lạnh quá nên… teo mẹ nó chim, tay chân run cầm cập, cây 9mm trong bụng xém rớt xuống đất mấy lần mới nhìn thấy một cái tiệm chạp phô nhỏ. Đây là tiệm chạp phô bán cho người nghèo nên tôi kiếm tới kiếm lui chỉ thấy được chai Hennessy VS, tức là loại rượu rẻ tiền. Tôi biết khẩu vị của Kỳ phải là thứ XO thượng hạng, nhưng chẳng biết làm sao hơn đành mua đại. Tôi ôm chai rượu chạy giữa trời, chim lại teo vì trời lạnh quá, nhưng tự nhủ rằng dù … teo chim nhưng mình cũng làm tròn bổn phận của một người lính với vị chỉ huy cũ.
Tôi trở về, hí hửng đem chai rượu để trên bàn, chờ đón một lời khen. Nhưng khi nhìn thấy chai rượu, có lẽ vì không phải là thứ XO như Kỳ thích, Kỳ nhăn mặt lại, chẳng thèm nói một lời cám ơn. Tôi cũng chẳng buồn vì nghĩ rằng Kỳ bận rộn với những việc lớn nên không có thì giờ cho những chuyện nhỏ như chuyện cám ơn vớ vẩn một tay Thiếu úy vô danh.
Kỳ ở nhà Đại tá Ân. Lúc ấy (1985) đại tá Ân làm chủ nhà hàng Chinatown, tiền bạc rủng rỉnh, bạn bè thì có những tai to mặt lớn như NCK, đàn em thì có những tay nổi tiếng như Lý Tống (LT), Tương Sĩ Lương, (TSL) Lê Hồng Thanh… tối thứ sáu thứ bảy tổ chức văn nghệ gọi là Đêm Làng Văn, thu cả chục ngàn đô la một đêm. Đại tá Ân còn yểm trợ cho Trương Sĩ Lương ra tờ báo “Tiếng Nước Tôi”, tờ báo đầu tiên của thành phố NO. (Lúc ấy tôi mới chập chững cầm bút, viết mấy bài, tốn bao nhiêu tô phở cho TSL nhưng bài chẳng bao giờ được đăng. Dù không được đăng bài, nhưng được đi ăn nhậu với nhà báo TSL làm tôi cũng thấy an ủi phần nào.) Người bạn tâm huyết của Kỳ lúc ấy là LT. LT vượt biển, báo Reader Digest có đăng chuyện này, trở thành ngôi sao sáng. LT đang đi học nhưng cứ bị Kỳ gọi tới, rủ đi nhậu.
Đùng một phát, tôi nghe NCK mở vựa bán tôm ở Houma. Trước khi viết thêm, tôi xin nói về chuyện tôm cá ở NO…
Năm 75, rất nhiều người tị nạn gốc Phước Tỉnh,vốn sống bằng nghề đánh tôm đánh cá, đã định cư tại thành phố này. Họ chịu khó nên chẳng bao lâu trở thành giàu có, lợi tức hàng năm lên đến vài trăm ngàn đô la hoặc triệu đô la là chuyện thường. Nhưng, ít ai biết được rằng, người đánh cá giàu, nhưng người chủ vựa tôm cá còn giàu gấp trăm lần. Chủ vựa mua tôm với giá, ví dụ, 1 đô la, họ đem bán ra thị trường gấp 5 giá này. Mỗi một ngày, mua về cỡ 100 ngàn cân, bán đi, bạn làm con tính thì sẽ biết số tiền lời nó như thế nào.
Mới nhìn qua thì ai cũng phải công nhận, Kỳ quyết định ra mở vựa tôm là một quyết định khôn ngoan. Vấn đề ở đây, quan trọng nhất, Kỳ chỉ có hai bàn tay trắng, lấy tiền ở đâu ra để mở? Kỳ may mắn ở chỗ có thằng phó giám đốc nhà băng người Mỹ ngày xưa là THỦY QUÂN LỤC CHIẾN Mỹ, biết Kỳ, nên đứng ra yểm trợ, cho Kỳ vay tiền, tôi nghe nói là 1 triệu đô la. Kỳ lại kêu gọi anh em Không Quân đóng góp, hùn vốn, hứa hẹn đủ thứ.
Thế là anh em Không Quân Việt Nam đùng đùng đóng góp, kẻ vài trăm, người vài ngàn. Đau đớn một điều là bây giờ, nếu ai về NO hỏi người Không Quân, lần ấy bạn mất cho NCK bao nhiêu thì chẳng ai dám nói sự thật.
Nghề làm chủ vựa, coi dễ nhưng khó vô cùng. Thường thì những chủ vựa là cha truyền con nối. Muốn lấy lòng những thuyền đánh tôm, họ phải chứa xăng dầu, nước đá, đồ ăn thức uống đầy đủ để khi tàu cặp bến, họ bán tôm xong là có xăng dầu, nước đá, đồ ăn thức uống đi liền cho chuyến tới. Vì nghề chủ vựa là nghề béo bở, cho nên, để cạnh tranh nhau, nhiều khi chủ vựa còn chứa cả gái điếm, cần sa ma túy bán cho người đánh cá.
Kỳ làm sao hiểu được những chuyện này. Lại còn huyênh hoan tuyên bố, chúng nó phải bán tôm cho tôi vì tôi là NCK. Nhưng, thành thật mà nói, Kỳ cũng nghĩ đến vấn đề PR chứ. Giải pháp PR của Kỳ là kéo thằng Đặng Văn Âu (DVA) từ Houston về ra tờ báo “Ngư Phủ”. DVA gặp tôi, nhờ tôi chỉ bảo về việc muốn đặt một giàn máy điện toán đánh được chữ Việt để làm tờ Ngư Phủ. Tôi bảo, ông giao cho tôi 3 ngàn đô la, tôi thiết trí cả máy in, là xong việc. DVA không giao cho tôi mà tự làm lấy, và bill cho Kỳ, tôi nghe nói, khoảng 10 ngàn đô la. Giống như Việt Gian Cộng Sản, chúng nó ăn cướp lẫn nhau.
Ngày tờ “Ngư Phủ” ra đời, tại nhà anh Toàn Huế, DVA khoe tôi tờ báo Ngư Phủ số một. Tôi xem qua, chút xíu nửa thì ói, cười, nửa đùa nửa thật, bảo: “Nếu tôi là tướng Kỳ, tôi ra copy chừng vài trăm cuốn video XXX về phát cho ngư phủ, may ra họ còn nhớ đến tướng Kỳ mà bán tôm cho ổng. Dân ngư phủ làm gì biết đọc mà anh lại làm báo?” DVA bảo, ông say rồi. Tôi bảo, người say mới dám nói sự thật. Cả bàn cùng cười.
Tờ báo Ngư Phủ ra được số thứ hai thì NCK khai phá sản. DVA âm thầm về lại Houston, dĩ nhiên, không quên đem theo bộ computer 10 ngàn đô la theo. Thằng phó giám đốc nhà băng người Mỹ bị mất việc, và không biết bao nhiêu anh em không quân bị mất tiền.
Tôi không gần gủi Kỳ nên không biết tại sao Kỳ khai phá sản, nhưng sau đây là suy luận của tôi:
1/ Trên cõi đời này, làm việc gì cũng thế, từ việc rửa một cái chén nhỏ cho đến việc coi sóc một công ty to lớn, người ta phải có sự cố gắng, biết chịu khó làm việc. NCK là loại người biếng nhác, nói thì hay nhưng không bao giờ dám thò tay ra làm một việc gì. Kỳ mở vựa tôm, đúng ra thì phải có mặt từ lúc sáng tinh mơ, đôn đốc nhân viên chùi rửa vựa, tiếp đãi khách hàng, đàng này, Kỳ cứ ở lì ở thành phố NO, ăn nhậu chè chén, giao hết mọi việc cho đàn em, sáng 12 giờ mới bước ra khỏi giường, chiều 7 giờ đã bày tiệc rượu, hỏi vựa cá nào còn có thể sống được.
2/ Đàn em của Kỳ toàn là thứ ăn hại, giết Kỳ sau lưng Kỳ nhưng Kỳ không hề biết. (Như thằng DVA chẳng hạn. Nó càng bênh vực Kỳ thì người ta càng ghét Kỳ.)
3/ Kỳ là một con người giỏi mồm miệng nhưng ngu dốt, không có đầu óc.
Nhưng không sao, những chuyện này là những chuyện có thể tha thứ được. Ai mất tiền đau khổ thì cũng coi như mình đi buôn, không gặp thời, đành chịu. Tôi bắt đầu đòi uống máu NCK khi nghe tin Kỳ chơi luôn con vợ của bạn mình, vợ của đại tá Ân là bà Kim. Tôi có ông anh kết nghĩa là BS Liệu dân nhảy dù, dạy tôi một câu như sau: “Vợ của bạn là mẹ của mình.” Anh Liệu khỏi cần dạy, tôi cũng biết những điều căn bản này của giang hồ.
Nói tới anh Liệu và NCK, tôi phải kể một chuyện như sau.
Một ngày, anh em chúng tôi hẹn nhau ở Houston để ăn nhậu, nhưng bị thất lạc. Mãi cho đến gần tối, anh Liệu mới liên lạc được với tôi. Anh Liệu cho địa chỉ nhà của ông Quế (Ai không tin cứ hỏi Cò Quế Houston kiểm chứng cho việc này). Chúng tôi đi nhưng vừa đi vừa chửi thề vì đường xa quá. Đến nơi mới nhận ra rằng mình đang bước vào một cái lâu đài chứ không phải là nhà. Bước vào nhà, tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy NCK đang ngồi chểm chệ ở ghế chính của bàn tiệc, chung quanh NCK là một lô toàn những người lạ mắt (sau này tôi mới biết toàn là BS, bạn anh Liệu ở bên Âu Châu qua). Tôi quay lui bỏ đi về. Anh Liệu chạy theo, hỏi tôi sao thế. Tôi bảo, “Em không muốn ngồi chung với thằng ăn cắp vợ bạn.” Anh Liệu năn nỉ tôi bảo, “Thôi, chuyện ông Kỳ lấy ai và lỗi của ai thì mình chưa biết, nhưng anh em tề tựu cả đây, em bỏ đi về coi kỳ quá.”
Nễ lời người hùng Charlie, tôi đành trở lại ngồi xuống, nhưng chọn một góc bàn, nơi cuối cùng của bàn tiệc, không thèm nhìn NCK. Lúc ấy tôi đã có chút ít tiếng tăm, viết được vài cuốn sách, cho nên thiên hạ sau khi nghe tên tôi thì liền bu xuống ngồi gần tôi để hỏi chuyện. Chẳng có ai còn để ý đến NCK nữa. Nửa tiếng đồng hồ sau, Kỳ bị bỏ cô đơn liền gọi tôi:
-Này anh, nghe nói anh ngày xưa là phi công hở.
Dĩ nhiên, Kỳ đã quên mất chuyện tôi đã chạy 5 block đường lấy cognac cho Kỳ uống. Tôi trả lời:
-Đúng. Ngày xưa tôi là phi công của QLVNCH.
-Tại sao anh có vẻ làm lơ với tôi.
Tôi nói thẳng:
-Tôi không muốn nói chuyện với thiếu tướng.
-Tại vì sao?
Bàn rượu căng thẳng. Anh Liệu ngồi sát bên tôi, cứ bấm vào đùi tôi lia lịa, bảo nhỏ:
-Chú mày cương quá, không được.
Tôi trả lời:
-Thôi thì bây giờ như thế này. Nếu thiếu tướng trả lời được ba câu hỏi của tôi, tôi sẽ nói chuyện với thiếu tướng.
Tôi để ý lúc ấy Cò Quế nhìn tôi mặt hằm hằm, chỉ chực ăn tươi nuốt sống, nhưng tôi đéo ngán. Nhà của ông thật, nhưng ông muốn chết với tôi thì tôi sẵn sàng chết với ông liền tại chỗ, một đổi một. Hơn nữa, đời người trước sau chỉ một lần chết mà thôi.
Nhưng NCK lại cười, nói:
-Anh muốn hỏi thì cứ hỏi đi.
-Thứ nhất, thưa thiếu tướng, đàn anh có được quyền lấy vợ của đàn em hay không?
Mọi người khựng lại, không ai ngờ câu hỏi của tôi lại như thế. Tội nghiệp anh Liệu, lại bấm vào đùi tôi, háy hó đử thứ. Rồi anh than:
-Mẹ, sao mà tôi khổ với ông Thiếu úy này như thế…
Câu nói này hình như tôi nghe thấy quen quen. Thì ra, trước anh Liệu, đại úy Nhơn, đại úy Hưởng, đại úy Ngọc, Đại úy Huy phi đoàn tôi đã nói câu này quá nhiều “Sao mà tôi khổ với ông Thiếu úy này như thế….” Có lẽ thằng út này sinh ra suốt đời đi làm khổ đàn anh. Nhưng ngày xưa là Không Quân nói, mãi đến bây giờ mới có ông Nhảy dù nói như thế. Vấn đề là, biết tôi làm khổ mấy ông, nhưng mấy ông không bao giờ bỏ tôi được, tôi chẳng biết vì sao.
NCK trả lời, tự nhiên và lưu loát:
-Ồ, thì anh muốn nói đến chuyện tôi và bà đại tá Ân chứ gì. Bà Ân ly dị chồng, tôi ly dị vợ, chúng tôi yêu nhau, cưới nhau…
Câu trả lời quá hay. Tôi lại hỏi:
-Thằng Bùi Tín là cái gì mà thiếu tướng lại đi nói chuyện với nó?
Kỳ giơ tay ra:
-Ô, tôi đang ăn phở, hắn ta ngồi vào ngay trong bàn ăn, cậu hỏi tôi không nói chuyện với hắn thì sao?
Anh Liệu lại bóp đùi tôi, ngầm bảo câm họng lại. Tôi nói:
-Câu hỏi cuối cùng, thưa thiếu tướng, thiếu tướng định nghĩa cho tôi nghe coi Liêm Sĩ là gì?
Mọi người lại trắng mặt. Anh Liệu lại khổ sở hối hận vì đã trót dại gọi tôi tới đây. Nhưng NCK nói ngay:
-Làm người có liêm sĩ là sống thế nào không thẹn với trời, không hổ với đất….
Kỳ nói một thôi, toàn là những lời lẽ trong chuyện tàu mà ai cũng biết. Sau đó, không khí trở nên nặng nề, Kỳ đứng lên bỏ về. Mọi người ra xếp hàng bắt tay tiễn đưa Kỳ, ngoại trừ tôi và anh Liệu. Tôi thương anh Liệu tôi chỗ đó. Anh có thể bắt tay Kỳ, nhưng anh thấy thằng em hăng máu quá, anh ngồi lại với thằng em, cùng chịu khổ với thằng thiếu úy không quân. Nhảy dù hay ở chỗ đó.
Tất cả những chuyện này, đều có thật 100%, ai muốn biết rõ hơn thì xin gọi điện thoại cho Cò Quế, người bạn già của tôi, hiện đang ở Houston. Này ông cò Quế, lần sau tôi xuống Houston, ông có dám mời tôi về cái lâu đài của ông để ăn nhậu không?
Ngày đó, dù Kỳ làm gì đi nữa thì tôi vẫn gọi Kỳ là tướng. Cho đếh khi Kỳ biến mất khỏi NO và về Việt Nam làm một thằng Cộng Nô. Lúc ấy tôi bắt đầu gọi Kỳ là thằng. Xin lỗi, người tôi ngưỡng phục nhất trong đời tôi là thân phụ, nhưng nếu thân phụ theo VC thì tôi cũng sẵn sàng giết chết người,uống máu rồi tự sát,nói gì đến chuyện thằng Kỳ lở loét. Ai sợ chết, tôi lại khoái nhìn thẳng vào sự chết. 17 tuổi, mặc áo lính rộng thùng thình, tôi dơ tay thề, chấp nhận chết cho quê hương. 60 tuổi, tôi nghĩ, nếu mình chết, mình nên đem vài thằng VC hay Việt gian chết theo mình. Chết một mình là chết ngu, chết vô ích. (Nói đùa thôi, ai ngu gì chết) Không có gì quan trọng và cao quí hơn tổ quốc mình. Tôi đã viết nhiều bài nói về chuyện này, viết thêm cũng chỉ là thừa. Nghe tin Kỳ chết, như đã nói, tôi chẳng vui chẳng buồn, nhưng xin quí vị hiểu cho tại sao tôi gọi Kỳ là thằng.
Nhưng thôi, bây giờ, như đã nói, nghĩa tử là nghĩa tận. Người anh hùng không đánh kẽ không còn tự vệ được cho mình. Tôi xin cúi đầu chúc linh hồn Kỳ được tiêu diêu miền cực lạc. Kể từ giờ phút này, tôi gọi NCK là ông Kỳ, thay vì là thằng Kỳ.
Nhưng tôi có lời nhắn cho thằng khốn nạn DVA, đừng có đem thây ma của thầy mày để đánh bóng cho mày. Trước sau gì tao cũng gặp mày thôi (để tâm sự).
Trường Sơn Lê Xuân Nhị
*****
Hình ảnh đám tang cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ tại Malaysia
KUALA LUMPUR (AP) – Đám tang cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã được tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, hôm Thứ Sáu với sự hiện diện của người thân trong gia đình và bạn hữu của ông, bay từ Mỹ và Việt Nam sang tham dự.
Bà Lê HoangKim Nicole, quả phụ cố Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, hôn quan tài lần cuối. Cựu thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, 81 tuổi, qua đời tại Kuala Lumpur hôm 23 tháng 7 vì bệnh phổi. Ông từng là tư lệnh không quân, thủ tướng và phó tổng thống VNCH. Năm 1975, ông định cư tại Hoa Kỳ. Năm 2004, ông bắt đầu về Việt Nam. Hãng thông tấn AP trích lời cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, con gái của ông Kỳ, cho biết tro cốt của ông sẽ được đưa về Mỹ ngày Thứ Hai để bà con thân thuộc và bạn hữu đến viếng.
Di ảnh cố Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ tại nhà quàn Nirvana Memorial Centre, Kuala Lumpur.
Một người trong gia đình khóc tại đám tang cố Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.
Con cháu và người thân phủ cờ VNCH lên quan tài cố Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.
Quan tài cố Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ được phủ ba lá cờ Mỹ, Malaysia và VNCH.
Bà quả phụ Nguyễn Cao Kỳ, nhũ danh Lê HoangKim Nicole, khóc tại đám tang.
Gia đình tướng Kỳ trước linh cữu người quá cố.
Nhân viên an ninh hộ tống xe tang chở quan tài cố Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đi hỏa táng. (Hình: Saeed Khan/AFP/Getty Images; Lai Seng Sin/AP)
Tro cốt Tướng Nguyễn Cao Kỳ quàn tại Rose Hills Memorial Park WESTMINSTER - Tro cốt ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu thiếu tướng, phó tổng thống VNCH, được đưa từ Malaysia về California, Hoa Kỳ, tối ngày 1 Tháng Tám, 2011.
Tro cốt ông Nguyễn Cao Kỳ về đến phi trường LAX, Los Angeles tối 1 Tháng Tám, 2011. Trong hình: Ông Nguyễn Cao Thắng, trưởng nam, bưng tro cốt; ông Nguyễn Cao Trí, thứ nam, cầm di ảnh; ông Nguyễn Cao Ðạt, thứ nam, ôm hoa, cùng thân hữu tại LAX. (Hình: Nhà báo Lý Kiến Trúc)
Gia đình người quá cố cho biết, tro cốt ông Nguyễn Cao Kỳ đang được đưa đến nhà quàn Rose Hills Memorial Park, Whitier, California. Tang lễ và lễ viếng sẽ được tổ chức từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều ngày Chủ Nhật, 7 Tháng Tám, tại Skyrose Chapel, trong khuôn viên Rose Hills Memorial Park. Theo lời ông Nguyễn Cao Ðạt, con trai thứ của ông Nguyễn Cao Kỳ.
Vẫn theo lời ông Nguyễn Cao Ðạt, “Lễ tưởng niệm và cầu siêu sẽ bắt đầu lúc 9 giờ sáng, và kéo dài khoảng 45 phút.”
“Những người đến thăm viếng sớm có thể tham dự lễ cùng gia đình.”
Sau buổi lễ, thời gian thăm viếng cho bằng hữu, công chúng sẽ kéo dài đến 1 giờ chiều.
Sau cùng là lễ di quan.
Ông Nguyễn Cao Ðạt kể rằng, gia đình “cử hành tang lễ cho Bố theo đúng nghi thức truyền thống của người Việt Nam và theo ước nguyện của ông.”
Ước nguyện của ông Kỳ, theo lời người con trai, là được “về nằm tại Việt Nam.”
“Bố tôi hay dặn, cho bố về nằm ở Sơn Tây, và đưa ông bà về theo!”
“Thế nhưng, việc này thì hiện gia đình chưa thực hiện được!”
Bà quả phụ Nguyễn Cao Kỳ tại buổi đón tro cốt chồng tại phi trường Los Angeles tối 1 Tháng Tám, 2011. Người an ủi bà là ông Phan Ðạm Liệu (giữa). (Hình: Nhà báo Lý Kiến Trúc)
Ðược hỏi về tâm tư của ông Nguyễn Cao Kỳ trước khi qua đời, ông Nguyễn Cao Ðạt nói rằng thân phụ ông “rất yêu nước và hay tâm sự về những ước mong làm sao cho quê hương Việt Nam ngày càng phát triển mạnh.”
“Trước khi qua đời, ông đang ở Mã Lai để thành lập một trường quốc tế với nhiều học bổng cho học sinh Việt Nam nghèo.”
Ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời lúc 1 giờ sáng Thứ Bảy, ngày 23 Tháng Bảy, giờ Việt Nam, trong khi được điều trị bệnh liên quan đến đường hô hấp, tại một bệnh viện ở Kuala Lumpur, Malaysia.
kbchaingoai.wordpress
Hai lá thư của con gái một Người Lính Già của QLVNCH
Thưa Quý Vị Quý NT và CH,
Tôi xin được chuyển đến Quý Vị hai lá thư của con gái một Người Lính Già của QLVNCH,
nay là một Luật sư, có văn phòng Luật trong vùng Đông Bắc Hoa Kỳ..
liên quan đến việc ông Nguyễn Cao Kỳ từ trần...
** Một lá thư cô gởi cho tôi, nhưng đồng thời Cô cũng muốn tôi phổ biến đến Quý Vị.
** Một lá thư Cô muốn thưa chuyện với LS Lê Duy San và ông Đặng Văn Âu,
sau khi đọc lá thư trả lời của LS San cho ông Âu...
Xin mời Quý Vị xem để tường...BMHWashington, D.C
** Hai lá thư Cô viết không dấu, tôi đã chuyển có dấu tiếng Việt, cho Quý Vị đọc dể dàng và rõ nghĩa..
Cám ơn.
***********************************Thưa Chú,Khoảng thập niên 90, khi số Cựu Quân Nhân QLVNCH được qua đây theo chương trình H.O, thì lúc đó cháu chưa có văn phòng luật sư, và còn làm social worker cho FFX County, và có được nhiều cơ hội tiếp xúc với rất đông Sĩ quan, đã bị tù nhiều năm trong trại cải tạo. Rất nhiều người đã cho cháu biết, là họ và cả gia đình đã kẹt lại dù có cơ hội vượt thoát, chỉ vì tin vào lời tuyên bố của ông Kỳ, và đã ở lại tử thủ với ông, trong khi ông đã yên lành trên đệ thất hạm đội, dù là trước đó “ở lại, vì qua Mỹ không có rau muống mà ăn……”. Có cả những người cho vợ con đi, và ở lại, vào tù, qua đây mất vợ con, vì người vợ đã có một mái gia đình khác, chỉ vì tin vào ông Kỳ. Cuối 2003 và đầu năm 2004, cháu lại được nghe những lời tuyên bố của ông, khi đặt chân về Sàigòn, là ông “ xin được cám ơn nhà nước và nhân dân đã khoan hồng cho tôi, để tôi về sống những ngày cuối cùng ở Việt Nam lúc tuổi già”. Theo sự nhận xét tầm thường của cháu, thì nếu ông vì nặng thê nhi, không thể tuẩn tiết hay tử thủ, thì cứ im lặng ra đi, để đồng đội, thuộc cấp tự quyết định chuyện đi hay ở của mình, còn ồn ào tuyên bố, rồi lẳng lặng bỏ chạy, để lại hậu quả là rất nhiều người tin ông để bị chết trong trại cải tạo, hoặc bị xử tử lúc quân đội Bắc Việt vào, còn may mắn hơn thì lảnh nhiều năm tù trong trại cải tạo, rồi được qua Mỹ lúc thân tàn ma dại, đó là hành động gián tiếp giết đồng đội và thuộc cấp của ông Kỳ. Tiếp nửa, như một người lính già đã nói, có nhiều người dù nhớ quê nhà Việt Nam đến chết, vẫn không thể về, vì liêm sĩ và tự trọng cho mình, vì danh dự cho gia đình riêng và cái gia đình to lớn (QLVNCH) mà mình đã là một thành viên. Ông ta đã không làm như thế, đã không im lặng chịu nhục, để cho cái tập thể mà ông chẳng những là một thành viên, mà còn là một thành viên được nhiều ưu đãi và quyền hành, tránh được những cái tát tai đau đớn, đã không biết thế nào là “Danh Dự -Tổ Quốc - Trách Nhiệm”, là “Sĩ khả (tử) sát, bất khả nhục”, để những người bên kia, đã có thể coi thường chúng ta có một ông tướng như thế, thì một lần nửa ông lại đấm thẳng vào mặt đồng đội, thuộc cấp, bằng những lời tuyên bố hèn hạ của ông ta.
Cô Kỳ Duyên, trong điếu văn của cô ca tụng ông Kỳ là người thẳng thắn, “non jeu”. Cháu xin nói với cô Kỳ Duyên là thẳng thắn và “non jeu” khác với vô ý thức, vô trách nhiệm. Cô Kỳ Duyên ca tụng cha cô là đã có công đi đầu, chịu búa rìu dư luận trong việc “hòa hợp, hòa giải”, cháu xin nói với cô Kỳ Duyên là “hòa hợp, hòa giải” chỉ khi nào (sau 36 năm) những người Chiến Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, phải được đối xử công bằng, như những bộ đội CS, rằng điều 4 hiến pháp của V.C phải bị hủy bỏ, để mọi thành phần được tham dự và có ý kiến, còn nếu không thì đó chỉ là một ngụy biện, bất khả tín.
Cuối cùng, cháu muốn nói với cô Kỳ Duyên là cô, và gia đình cô có quyền thương tiếc, và ca tụng ông Kỳ, nhưng cô và gia đình cô không có quyền làm nhục lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, khi đem cờ phủ lên quan tài của thân phụ cô, sau những nhát dao ông đã đâm vào đồng đội, thuộc cấp của ông.
Cháu cũng muốn hỏi cô Kỳ Duyên, là sau những “công trạng” của ông Kỳ đối với chính quyền cộng sản, tại sao cô không phủ lên quan tài thân phụ của cô lá cờ đỏ sao vàng, hữu lý hơn chứ, phải không?
Cháu chịu trách nhiệm về những điều cháu viết hôm nay, với tư cách một người, đã có người thân đổ máu xương cho lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, đang bị lạm dụng, dùng cho những sự tự cao, tự đại, thiếu liêm sĩ…
Xin chú tùy nghi phổ biến.Con Gái Một Người Lính Già.
*************************
Tôi, con gái một người lính già của QLVNCH, xin được góp y với LS Lê Duy San, là ông Đặng Văn Âu hình như không biết luật, mà thích đem luật ra hù người khác.
Ông Kỳ là một khuôn mặt của đám đông (public figure), và khi đã là một public figure, thì những người trong đám đông (the public people) được quyền có ý kiến về ông, về những lời nói, hành động, và hành xử của ông, và không cần phải là những ý kiến tốt đẹp, miễn rằng những ý kiến đó không hàm ý đe dọa hay hăm dọa.
Thí dụ dể hiểu cho ông Đặng Văn Âu được hiểu biết dễ dàng, hầu sau này ông tránh được chuyện hù dọa, thưa kiện khi không có cơ sở là: Những tranh hí họa, hay chuyện cười chế diểu (jokes) nhằm vào TT Obama thì không sao, vì TT Obama là một nhân vật của đám đông, nhưng những tranh hí họa, hay những chuyện chế diểu đó không thể dùng cho LS San, hay bản thân người góp ý, vì chúng tôi không phải là những khuôn mặt của đám đông và như thế chúng tôi có thể (might) đi kiện. Khi người góp ý dùng chữ “có thể” vì chỉ có thể đi kiện nếu đưa ra được những chứng cớ xác thực (solid evidences),là đã phải chịu thiệt hại vật chất hay tinh thần do những việc chế diểu kia gây ra… Thiệt hại vật chất hay tinh thần có nghĩa là gia đình ông Kỳ (trong trường hợp ông không phải là khuôn mặt của đám đông) nói chung, và cô Kỳ Duyên nói riêng, phải chứng minh được, là do những ý kiến của người khác về ông, và về hành động phủ cờ của gia đình ông, mà một hoặc tất cả những người đó, hoặc bị người phối ngẩu li dị, hoặc trở nên bị bịnh tâm thần, dĩ nhiên phải có xác nhận của bác sĩ chuyên khoa thần kinh (thí dụ về thiệt hại tinh thần), hoặc mất việc làm, hoặc phải đóng cửa cơ sở thương mại của họ, hoặc bị hành hung (thí dụ về thiệt hai vật chất) . Cô Kỳ Duyên, đã tốt nghiệp trường Luật, tất nhiên phải hiểu rỏ những điều kiện cần có để bắt đầu một vụ kiện (required conditions to start a lawsuit), vì thế lần sau xin ông Đặng Văn Âu nên hỏi ý kiến cô Kỳ Duyên trước , kẻo bị chê là “……không chịu dựa cột mà nghe”.Cuối cùng người góp ý xin được cám ơn LS Lê Duy San, đã nói dùm cho rất nhiều người, những điều phải nói, và cần nói.Con Gái Một Người Lính Già
----------
Bài phỏng vấn cựu đại tá Lê Khắc Lý về cựu Th/T NCK
--------------------Đoàn Trọng/Việt Herald
VH: Là một chiến sĩ QLVNCH, đại tá cảm nhận gì khi hay tin cấp chỉ huy mình, thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, đã ra đi?
ĐT Lê Khắc Lý: Sự ra đi của ông Kỳ, một khuôn mặt để lại rất nhiều suy nghĩ trái ngược nhau của người dân Việt Nam cả trong và ngoài nước. Có người ủng hộ ông hết sức nồng nhiệt, nhưng cũng không ít người chống đối, có thể nói là quá khích và mạnh bạo về thái độ chính trị của ông.
Trước hết, nói về ông Kỳ, tôi nghĩ “ Ông Kỳ đã thất bại về chính trị.” Ông không phải là một chính trị gia.
Việc ông bỗng nhiên gắn liền với chính trị trong khúc quanh lịch sử của đất nước, tôi cho là thời cuộc đưa đẩy. Sự nghiệp của ông nhanh chóng lên đến đỉnh cao quyền lực quốc gia đã cho thấy ông không có sự chuẩn bị đầy đủ như các chính trị gia khác.
Như chúng ta thấy, tại Hoa Kỳ, các vị lãnh đạo đều được đào tạo ngay từ lúc nhỏ. Các Tổng thống Kennedy, Reagan, Nixon là những điển hình. Phần lớn đều trưởng thành qua các chức vụ dân cử từ thấp đến cao.
Tôi muốn nói trường hợp này không riêng cá nhân ông Kỳ, rất nhiều vị đều do thời cuộc đưa đẩy. Cũng vì thế mà cuối cùng, ông đã thất bại.
VH : Là người giữ chức vụ tỉnh trưởng một tỉnh tại miền Trung, đứng đầu tổ chức hành chánh địa phương, theo ông, thời gian ông Kỳ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, chính phủ ông Kỳ có đem lại thành quả đáng kể nào cho quốc gia, dân tộc không?
ĐT Nguyễn Khắc Lý: Đó là một điểm gây ra nhiều mâu thuẫn. Như tôi đã nói lúc đầu, kẻ tán thành luôn nói lên những thành quả, tuy nhiên, phần lớn cũng phản bác, cho rằng không phải như vậy.
Với tôi, việc đảm nhiệm chức vụ tỉnh trưởng Quảng Ngãi, ngay sau khi cuộc cách mạng 1963 thành công, là do sự chỉ định của thượng cấp dựa trên điều kiện chính trị tại địa phương, lúc đó cần một vị sĩ quan đứng đầu để làm cho tình hình Quảng Ngãi được ổn định hơn. Khi tôi hết làm tỉnh trưởng và đi du học Hoa Kỳ, lúc đó, ông Kỳ đứng ra làm Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương. Khi tôi trở về, ông Kỳ vẫn còn tại chức.
Tôi theo dõi tình hình và biết được chủ trương cùng khẩu hiệu tiêu biểu cho đường lối của chính phủ ông là “Chính phủ người Nghèo,” Ông cho người dân lao động nghèo quyền sở hữu xe Lam và Taxi để làm kế sinh nhai.
Nhìn qua, thấy rất là phấn khởi, tạo được niềm tin, thế nhưng đi sâu, chỉ thấy thực hiện riêng ở Saigon không mà thôi, không thấy người Nghèo nào được bênh vực trên bình diện toàn quốc cả.
Ông chỉ nói và làm chung quanh Saigon thôi trong khi chức vụ của ông Kỳ thời đó là lo cho cả nước chứ không riêng Saigon .
Qua một điểm này thôi, chúng ta thấy ông cũng không có thành tựu nào nổi bật cho vai trò của ông thời đó trên toàn quốc.
Phía người chống đối đã nêu ra những việc làm không trung thực từ phía chính phủ. Với chiêu bài “Chính phủ của người Nghèo” nhưng thực tế, chỉ có người giàu hưởng lợi mà thôi. Việc này, thực tế tôi cũng chỉ ghi nhận tại địa phương thôi.
Như việc thành lập “Đoàn Thanh Niên Trừ Gian,” thế nhưng phần lớn tin tức đưa ra là chính đoàn thanh niên trừ gian này lại làm nhiều điều “Gian Hùng” hơn ai hết.
Có thể ông đã làm nhưng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc không kiểm soát được những hành động không tốt, khiến đưa đến nhiều hình ảnh xấu về chính phủ của ông như người dân đã nhận định và gởi đến cho ông như vậy.
Tôi thực sự chưa thấy ông Kỳ làm được điều gì mang lại công lao lớn cho quốc gia và người dân, lúc ông đảm nhiệm chức vụ ngang với thủ tướng của nền đệ nhị Cọng Hòa.
VH: Là một nhà quân sự thuần túy, ông có nhận định nào về thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ xét dưới lăng kính này?
ĐT Lê Khắc Lý: Tôi phải nói thật cùng anh thế này: khi ông hô hào Bắc tiến, thêm vào việc ông thân chinh ra bắc ném bom, tôi thấy con đường ông đi là” Đúng Nhất, Hay Nhất,” phải nói mọi người đều hài lòng và cho rằng ông làm được.
Tôi là một trong những sĩ quan hăng hái ủng hộ điều này. Vấn đề chiến lược là như vậy. Thử hỏi nếu ngược lại thời gian, năm 1965, người Mỹ không đổ quân vào miền Nam mà lại đổ quân phía bắc vĩ tuyến 17, liệu anh có nghĩ tôi và anh giờ này ở đây không?
Nếu nói bị dư luận thế giới lên án “Xâm Lăng” thì sự đổ quân vào miền Nam có tránh khỏi phê phán này không?
Nên tóm lại, tôi cho rằng ý kiến ném bom và bắc tiến của ông Kỳ là chiến lược thích đáng. Dù nó có mang lại nhiều thiệt hại chăng nữa, tình hình ngày nay hẳn đã khác.
Chỉ tiếc là ông nói và làm tượng trưng để gây tiếng vang chứ không đi vào thực tế.
VH: Đại tá nghĩ ông Nguyễn Cao Kỳ đã mang lại sự đoàn kết trong quân đội hay ngược lại, chỉ đem đến sự chia rẽ?
ĐT Lê Khắc Lý: Tôi chỉ nói theo ý kiến riêng qua việc thu thập những tin tức bên ngoài, trong giới sĩ quan cao cấp.
Tôi thấy rõ ông Kỳ “không đem lại sự đoàn kết trong quân đội.” Tôi không ở trong hàng ngũ tướng lãnh và không phục vụ tại Saigon, dù qua suy luận và tin tức thu lượm đó đây, tôi nhận thấy việc ông Kỳ chủ trương chống đối tổng thống Thiệu gây ra nhiều chia rẽ trong lúc quốc gia cần có sự đoàn kết của những người lãnh đạo (Tôi không thuộc phe nhóm của ông Thiệu, dù có nhiều điều sai trái từ phía ông Thiệu nhưng tôi không thể nói ra vì đó là kỷ luật quân đội)
Từ đó, chia ra 2 phía cánh trái và cánh phải dinh Độc Lập. Phía xếp hàng sau lưng ông Thiệu, phía sau lưng ông Kỳ. Tôi thẳng thắn nhìn nhận và bày tỏ là ông Kỳ đã không mang lại sự đoàn kết trong quân đội.
VH: Chuyện Phật Giáo, đại tá có hài lòng về đường lối đối xử với phật giáo của ông Nguyễn Cao Kỳ vào những năm 65 – 66 – 67 không ?
ĐT Lê Khắc Lý: Chỗ này tôi phải mở dấu ngoặc: Phật Giáo lúc đó đi quá trớn. Cá nhân tôi là một phật tử, tôi vẫn nhìn thấy Phật Giáo đi quá trớn. Phật giáo phần nào đã mắc phải lỗi lầm này.
Tôi hoàn toàn đồng ý cần có sự chống đối nếu cần thiết ở bất cứ tôn giáo nào. Nhưng kiểu chống đối của Phật giáo hồi đó là kiểu “Quá Khích,” gây xúc động quần chúng và thiếu xây dựng. Tôi tiếc nhiều việc đã xảy ra thời đó.
Trở lại câu chuyện ông Kỳ đưa ông Nguyễn Ngọc Loan ra miền Trung gọi là để dẹp những cuộc tranh đấu lúc ấy, như vái lạy rồi khiêng bàn thờ vào, về phương diện kỹ thuật, phải nói là rất hay. T
uy nhiên về thuần túy chính sách, bên trong còn những gì không ai rõ. Nhưng nếu sắp xếp được những gặp gỡ để thảo luận cùng các vị Cao Tăng hầu tránh chia hai phe chính quyền và Phật giáo tiếp tục chống đối nhau thì tôi thấy hay hơn.
VH: Nếu không có tướng Nguyễn Ngọc Loan bên cạnh ông Nguyễn Cao Kỳ, liệu ông Nguyễn Cao Kỳ có tồn tại được vào thời đó không?
ĐT Lê Khắc Lý: Cám ơn anh đã đưa ra câu hỏi này. Tôi nghĩ ông Loan đã giúp củng cố địa vị ông Kỳ rất nhiều. Vì sự kiện không xảy ra nên không có câu trả lời đúng câu hỏi. Tuy nhiên, tôi nghĩ là rất khó.
VH: Sang đến trang sử mới, sau 1975. Là những quân nhân đã cùng chiến đấu trên cùng một chiến tuyến, cho dẫu chung cuộc như thế nào, đứng trước tình thế phải lưu vong, ông và ông Nguyễn Cao Kỳ có đồng hành và gắn bó với nhau trong tâm tình tha hương tị nạn không?
ĐT Lê Khắc Lý: Tôi nhớ lại trước đây, có lần ông Kỳ về nói chuyện cùng đồng hương tại quận Cam . Người bạn thân của tôi là cố đại tá Hoàng Đạo Thế Kiệt cùng đến tham dự. (Đại tá Kiệt cùng khóa với ông Kỳ) Ông Kỳ thao thao bất tuyệt, đãi ngôn rất nhiều. Vẫn chủ trương chống cộng mạnh và tích cực nhưng lại không quên chửi Mỹ.
Ông nói một câu tôi nhớ đời: “Qua đây, tại sao lại đổi tên là Bob, Jack, Diane, Và…” Việc này là vong bản, quên cội nguồn này nọ.
Chúng tôi hỏi Ông Kỳ có kế hoạch gì mới vào lúc này không? Ông ngang nhiên trả lời “Chúng ta nên chuẩn bị cho kế hoạch ngày về quang phục quê hương.”
Qua nhiều lần gặp gỡ ông Kỳ sau này, ông luôn úp mở về một kế hoạch nhằm kích thích người nghe về những biến chuyển to lớn sẽ xảy đến.
Nhưng buồn ơi, theo dõi những hoạt động của ông, từ việc mở tiệm rượu tại Huntington Beach , rồi việc mua tôm cá tại New Orleans . Thêm vào chuyện gia đình giữa ông và bà Đặng Tuyết Mai, cơm không lành, canh không ngọt rồi đổ vỡ, đưa tới đoạn cuối là lập gia đình cùng vợ đại tá Ân.
Những gì tôi vừa nêu ra, dễ cho tôi đi đến kết luận là những gì ông Kỳ nói hoàn toàn khác hẳn việc ông làm.
Chính ông đã không gây được “thành tích xứng đáng tương xứng với danh tiếng của ông trước năm 75.” Tôi tiếc cho ông Kỳ đã bỏ lỡ cơ hội.
Đối với tôi, nên xét ông Kỳ ở hai thái độ: Nếu làm được như cố thủ tướng Sirik Matak của Campuchia trước năm 1975, là từ chối lời mời của đại sứ Mỹ rời khỏi Miên trước khi Khmer Đỏ vào chiếm đóng Nam Vang. Khí tiết đó không có ở ông Kỳ. T
hứ hai là sang Mỹ rồi, nên im lặng, sự im lặng còn giữ được lòng kính trọng của đồng hương.
Lời tuyên bố của ông tại nhà thờ Tân Sa Châu khó mà quên được. Chính ông đã tự đánh mất danh dự của mình, nên việc đồng hành cùng ông không mấy được ai chấp nhận.
VH: Việc ông Nguyễn Cao Kỳ trở về Việt Nam năm 2004, theo ông ta là để “giúp tái thiết, xây dựng đất nước.” Đại tá nghĩ gì về sự kiện này và nhìn ông Nguyễn Cao Kỳ ở chiến tuyến nào?
ĐT Lê Khắc Lý: Như tôi đã nói lúc nãy, tốt hơn hết là ông Kỳ nên giữ sự im lặng để giữ được sự kính trọng.
Việc ông Kỳ quyết định và làm vào năm 2004 là một sai lầm hết sức trầm trọng.
Với những việc làm và lời nói chống cộng của ông trước đây, ai ai cũng xem ông là anh hùng, xứng đáng với thời thế tạo ra cho Việt Nam . Tiếc rằng ông đã đi ngược lại tất cả.
Đau đớn thay cho những người đã nằm xuống và những ai đang còn mong đợi một Việt Nam không cộng sản.
Tôi nghẹn ngào nói cùng anh điều này, là nỗi đau chung cho mọi người. Tiếng nói của ông đưa ra để “miệt thị” những người quốc gia trước quân thù. Luồn cúi, nịnh bợ những kẻ đang tâm đàn áp dân chúng chúng ta, tôi thưa anh thật từ đáy lòng: Là sĩ quan VNCH, tôi xem đây là niềm đau quá lớn của tôi về ông Kỳ.
Như tôi đã bắt đầu nhận xét về ông Kỳ là: “Thất bại chính trị.” Người không có lập trường. Cuối cùng, tôi muốn nói rằng “Ông Kỳ ra đi cho thấy sự không tương xứng với sự nghiệp chính trị quá khứ của ông. Thật lấy làm tiếc cho ông.
VH: Cám ơn đại tá đã dành cho Viet Herald cuộc nói chuyện này. Thưa đại tá, ngày mai lễ an vị tro cốt ông Nguyễn Cao Kỳ sẽ diễn ra tại Rose Hill. Loại bỏ mọi thành kiến chính trị, trong cương vị một quân nhân đồng ngũ, ông có đến chào lần cuối vị tướng lãnh từng là chiến hữu của ông không?
ĐT Lê Khắc Lý: Tôi rất muốn đến chào ông lần cuối. Người quân nhân phải đối xử như vậy nếu điều kiện cho phép.
Nhưng lấy làm tiếc, tôi đã có những chương trình dự định trước như dự lễ Vu Lan, dự ĐNH thương phế binh nên không tới chào vĩnh biệt ông ngày mai được.
Cho tôi đưa tay chào Thiếu Tướng lần cuối.
***
Đại tá Lê Khắc Lý, từng giữ nhiều chức vụ chỉ huy cao cấp trong cùng một thời gian với ông Nguyễn Cao Kỳ: Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Ngãi, tư lệnh biệt khu 24, Chỉ huy BĐQ vùng 2, Tham mưu trưởng quân đoàn I, Tham mưu trưởng quân đoàn 2 cho đến ngày rời Việt Nam, 30 tháng 4 năm 1975.
Tướng Kỳ có vẻ nổi hơn ở những chức vụ như: Chỉ huy trưởng Liên phi đoàn 83, Phi đoàn vận tải, Tư lệnh không quân, Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, Phó tổng thống VNCH.
Cả 2 vị đều định cư rất sớm tại Hoa Kỳ, đều không bị nếm trải dù một ngày những hành hạ, tủi nhục bởi phe thắng trận như các chiến hữu của họ không may còn kẹt lại.
Đại tá Lê Khắc Lý, sau khi qua Mỹ đã có cơ hội đi học lại để sau đó, làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Cao Kỳ bước ngay vào kinh doanh: mở tiệm rượu, mở vựa bán tôm.
Đại Tá Lê Khắc Lý không muốn gặp gỡ bất cứ viên chức cộng sản nào.
Ông Nguyễn Cao Kỳ thường xuyên gặp gỡ, trao đổi cùng các viên chức công sản lớn bé sau năm 2004.
Điểm đặc biệt, ông Nguyễn Cao Kỳ thường xuyên về Việt Nam sau năm 2004 trong khi đại tá Lê Khắc Lý chưa bao giờ trở lại Việt Nam sau ngày di tản.
Việt HeraldViết Một Đoạn Về ông Nguyễn Cao Kỳ: Sự Phẫn Nộ Trước Hình Ảnh Chung Hàng
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Viết một bài đang nằm trong thể thức chôn vùi, mọi người ai ai cũng mang cái cảm tưởng nghĩa tử là nghĩa tận. Nhưng cái mà không nghĩa tử là nghĩa tận đó chính là cái dư luận của quần chúng.
Dư luận vẫn tiếp tục trên hai chiều đồng và dị về những công việc thuộc về nửa đời sau của một nhân vật đã từng là một trong những vị lãnh đạo của Chính phủ VNCH.
Trên dòng cảm xúc dị đồng đó, đương nhiên sẽ có những tranh luận xảy ra để bảo thủ ý kiến và sự suy nghĩ của mình.
Nhưng hôm nay qua sự hiện diện của hai tên phó lãnh sự của Toà Tổng Lãnh sự Việt Cộng tại San Francisco lẫn lộn trong hàng tướng tá VNCH tại buổi tiễn đưa hài cốt của ông Nguyễn cao Kỳ đã làm con dân VNCH phẫn nộ
Đọc cái tựa trên Blog của mauthan68 hôm nay: TỔNG LÃNH SỰ VIỆT CỘNG SFO ĐẾN GIẢ BỘ VIẾNG MẤY KÍ TRO CỦA NGUYỄN CON KY LÀ MỘT DANH DỰ CHO GIA ĐÌNH ĐĨ ĐIẾM DÒNG HỌ NGUYỄN CON KY -
NHƯNG LÀ MỘT NỖI NHỤC LỚN LAO CHO CỰU QN/QLVNCH và CỘNG ĐỒNG TỴ NẠN NÓI CHUNG TOÀN THẾ GIỚI./- Mt68, đã làm chúng tôi buồn bã trong nỗi nhục chung của con dân VNCH .
Cái buồn lẫn trong sự phẫn nộ đó mà hơn một lần chúng tôi bắt gặp trong buổi biểu tình chống VC Nguyễn Tấn Dũng đến Houston ngày 26 tháng 6 năm 2008 là hình ảnh đứng xớ rớ tay cầm lon bia Budweiser trong cái áo xám bạt màu của ông Nguyễn Cao Kỳ giống như hình ảnh những tay bạc thất cơ lở vận đứng xớ rớ bên những canh xì phé tại các sòng bài casino.
Trong khi những tiếng đã đảo vang dậy đã đánh thức cả một góc trời của Houston đang còn mơ màng trong giấc ngủ. Những lá cờ Vàng tung bay dưới những tàng cây Oak cao và thẳng của khu vực Galleria cho thấy khí thế của Người Việt tỵ nạn CS tại Houston bừng bừng dâng cao như sóng nuớc vỡ bờ đê.
Những tiếng hô nhịp nhàng đả đảo Việt Gian Cộng Sản. Đả đảo VC Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn tấn Dũng go home. Down with communist...Đả Đảo..Đả Đảo Nguyễn tấn Dũng..Down down with Communist ...Thì bên kia của lề đường, bên kia bờ khí thế dâng cao chống VGCS là hình ảnh khúm núm của ông Nguyễn Cao Kỳ Cựu Phó Tổng Thống VNCH. Ôi còn nỗi đau nào hơn! Còn nỗi nhục nào hơn!
Ngay chính lúc đó chúng tôi có cảm tưởng như đang bị nhận chìm vào hư không, không gợn trong lòng một nỗi cảm xúc nào ngoài một cảm giác tê đắng hụt hẫng. Cái cảm giác của một màu tang trắng hay cái cảm giác thống hận biệt ly trên những cuộc vượt thoát lánh nạn Cộng sản đầy đoạn lìa, chua xót bi thương. hay bên bờ rừng thắp nén nhang cúng vái người thân yêu đã chết dưới bàn tay thâm độc của Việt Gian CS. Những nén nhang tưởng niệm vọng tưởng người thân bị vùi lấp thân xác không mộ bia để cuối cùng nhìn thấy hình ảnh xớ rớ của một người lãnh đạo bên chén thù chén tạc của bọn phi nhân VGCS
Ai bên kia đường đã cho chúng tôi nhục nhã trong nỗi bi thương hoài niệm ngày tháng cũ. Ai bên kia đường đứng xớ rớ chầu rìa trước một hoàn cảnh tương phản để cho chúng tôi nửa khóc nửa cười trên cuộc chiến tiếp tục dòng màu đấu tranh của cha ông trên con đường giãi thể chế độ Cộng sản tại VN.
Nếu có vị nào đã hơn một lần lớn tiếng cho rằng ông NCKỳ vì dân vì nước về VN kêu gọi hoà hợp dân tộc là yêu nước thì quí vị có nghĩ yêu nước có cần phải làm NHỤC CHO CON DÂN VNCH KHÔNG?
Yêu nước là làm vinh quang cho đất nước là giữ vững giang sơn do cha ông đã dày công xây dựng. Chứ yêu nước như ông Nguyễn cao Kỳ là sự yêu nước của kẽ đầu hàng khuất mặt liêm sĩ, là kẽ bước ra khỏi lằn ranh Quốc/Cộng mà ông đã hơn một lần mài võ sơn đông BẮC TIẾN. Chính cái bước ra khỏi lằn ranh Quốc Cộng để về VN lơ láo trước hàng thần của VGCS là Nguyễn cao Kỳ đã tỏ rõ hành vi VÔ HIỆU HOÁ CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG VGCS TẠI HẢI NGOẠI của Quân dân VNCH và của cha anh đã hy sinh cho cuộc đấu tranh này.
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ông Ngô Kỹ trong bài viết :Tổng lãnh sự CSVN Dự Tang Lễ Nguyễn cao Kỳ tại Rose Hills , mà trong đó có đoạn như sau:
(Trích)
Điều tàn nhẫn và tán tận lương tâm hơn thế nữa, Bắc Bộ Phủ không bỏ rơi cái xác chết Nguyễn Cao Kỳ khi chúng nghĩ rằng vẫn còn giá trị để khai thác, chính vì vậy mà "nhà nước" đã chỉ thị cho hai Phó Tổng lãnh sự Trần Như Sơn và Lê Thu Hà bằng mọi cách, bằng mọi giá phải hiện diện cho được trong cái ngày lễ tưởng niệm và cầu siêu của ông Nguyễn Cao Kỳ. Sau bao năm thất bại trong kế hoạch triển khai Nghị quyết 36 tại hải ngoại, cái chết của ông Nguyên Cao Kỳ quả là một cơ hội ngàn vàng để bọn cộng sản có cớ xuất hiện trước tập thể người Việt chống cộng một cách “danh chính ngôn thuận” mà không bị đả đảo hay “trầy da tróc vảy" gì cả. Nói theo ngôn ngữ “Không Quân” thì cộng sản nhờ cái chết của ông Nguyễn Cao Kỳ mà chúng được “hạ cánh an toàn” ngay giữa lòng cộng đồng chống cộng hải ngoại tại Hoa Kỳ. Chiêu thức mà hai phó tổng lãnh sự cộng sản về tận Rose Hills để “hòa hợp hòa giải” với cái xác chết Nguyễn Cao Kỳ là một sự tính toán đầy hiểm độc, khiến cho phía người Quốc Gia lãnh chịu nhiều thiệt hại, mà kẻ góp phần trong sự thua thiệt đó chính là Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Đại Tá Nguyễn Quốc Hưng, Trung Tá Đào Minh Ngọc, Trung Tá Lê Mộng Hoan, Trung Tá Lê Thành, Trung Tá Trần Mạnh Khôi, Thiếu Tá Phạm Đình Cung,,., và toàn thể những người tham dự buổi lễ. Là những chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các cấp, hay những người dân tị nạn cộng sản, khi thấy sự xuất hiện và trà trộn của các nhân vật cộng sản như hai Phó Tổng lãnh sự Trần Như Sơn và Lê Thu Hà, mà không biểu lộ một phản ứng đối kháng nào cả là một điều khó hiểu và đáng trách vô cùng. Nếu vì đang tham dự lễ mà không có các hành động tẩy chay tích cực, thì ít ra cũng nên thông báo cho tang gia biết rõ sự bất bình, rồi sau đó bỏ ra về. Hành động mà quý vị tướng lãnh, các sĩ quan cao cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và những người có mặt vẫn tiếp tục ngồi lại với cộng sản thì tôi cho rằng đó là điều bất xứng, chứng tỏ trình độ chính trị thấp kém, thiếu sự uy dũng và lập trường Quốc Gia không được vững vàng.
( Hết trích)
Không biết trong đám đông người thăm viếng và tiễn đưa Nguyễn Cao Kỳ về thế giới bên kia những vị tướng, tá của Quân Lực VNCH có ngẫn ngơ nhìn nhau khi thấy sự hiện diện của hai tên VC tại Toà Lãnh Sự VC tại San Francisco hay không? Và có một thoáng nào quí vị có thấy nhau trong những đêm dài vực thẵm trên những rừng núi thâm u mà VC đã nhận chìm sĩ khí của quí vị vào chốn bùn nhơ
Và cũng thoáng nhìn những tên VC Trần Như Sơn Lê Thu Hà trong tư thế cầm nén hương tưởng niệm quí vị có để lòng một chút hoài niệm về một góc đời âm u tủi nhục khi bị bọn VC đày đoạ Quân Cán Chính VNCH trong những lao tù CS.
Cái gì đã làm quí vị quên đi ngày tháng cũ. Cho dù quí vị quên đi ngày tháng cũ thì xin hãy nhìn thẳng vào cuộc đấu tranh hôm nay của thế hệ tiếp nối không chấp nhận đứng chung hàng với VGCS dù dưới một hoàn cảnh nào.
Trong khí phách của mầm non đang trưởng thành trên ý chí tiêp tục cuộc đấu tranh chống VGCS của ông cha, xin quí vị đừng vì tiếng gọi mê hồn của mỹ nhân ngư mà làm buông xuôi những tấm lòng thuỷ thủ đang trên biển cả sóng dồi. Đừng vì yếu điễm chiến thuật nghĩa tử là nghĩa tận mà để lại hình ảnh chung hàng làm ngẫn ngơ những thanh niên thế hệ hôm nay đang quyết tâm chung bóng cờ Vàng để giãi thể chế độ của Cộng sản tại Việt Nam .
Một ông Nguyễn cao Kỳ cũng đã lấp đầy nỗi nhục chung, một nỗi xót xa hụt hẫng tê đắng trước hành vi vô hiệu hoá cuộc đấu tranh chống VGCS trên chiều dài của dân tộc Việt.
Do đó sự chấp nhận trong im lặng của quí vị trong việc đứng chung hàng với hai tên VC Trần Như Sơn Lê Thu Hà không những chỉ làm tổn thương tập thể Người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại mà còn tổn thương chung đến những người dân trong nước đang ngày đêm đấu tranh để chấm dứt chế độ Cộng sản tại Việt Nam.!!!
Tôn Nữ Hoàng Hoa
8/11/2011
-----------
0 comments:
Post a Comment