Tiếng kêu của các bô Lão trong Hội Nghị Diên Hồng thuở trước, hơn bao giờ hết, một lần nữa lại cất lên vang động trong tâm hồn những người Việt yêu nước. Vượt lên trên và ra ngoài những chuyện độc tài, chuyên chính, tham nhũng, cửa quyền, bóc lột, sát hại, coi rẻ sinh mạng nhân dân….., tập đoàn thống trị cộng sàn Hà Nội hôm nay đã hiện nguyên hình là NHỮNG KẺ BÁN NƯỚC!

Để có được sự tiếp trợ về quân viện, cơ giới, vũ khí, đạn dược hầu thực hiện cuộc trường chinh xâm chiếm miền nam, trước năm 1975 Hà Nội đã cam tâm để cho Trung cộng lấn chiếm hàng ngàn cây số vuông lãnh thổ tại biên giới .

Gần đây, với thỏa hiệp khai thác Bô-Xít, tập đoàn lãnh đạo CSVN đã mở đường cho Bắc Kinh tổ chức những đợt di dân hàng loạt để mặc nhiên tiến chiếm vùng Cao Nguyên Trung Phần, một địa điểm chiến lược xung yếu của đất nước chúng ta.

Chưa hết. Sau khi công bố tấm bản đồ hình lưỡi bò liếm sát hải phận Việt Nam và các quốc gia trong vùng để chính thức hóa tham vọng bá quyền trên Biển Đông, Bắc Kinh trắng trợn cho hải quân ngăn chặn, phá hủy các tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam.

Đã có những vụ sát hại, bắt bớ ngư phủ, đòi tiền chuộc xảy ra dọc dài bờ biển miền Trung. Và hôm nay, sau những thỏa hiệp mờ ám với “Thiên Triều” của Thứ Trưởng Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn, chủ quyền đất nước của tổ tiên chúng ta đã thật sự lâm cơn nguy biến.

Lá bài tẩy trong chuyến đi của Hồ Xuân Sơn

Ngày 25-6-2011, Hà Nội đã đặc cử thứ trường ngoại giao Hồ Xuân Sơn với tư cách đặc sứ[1] của đảng và nhà nước CSVN qua Bắc Kinh phó hội với Ủy Viên Quốc Vụ Viện Đới bỉnh Quốc và thứ trưởng ngoại giao Trương chí Quân.

Điều tréo cẳng ngỗng là trong khi họ Hồ và tập đoàn lãnh đạo ở Hà Nội nhân danh điều chúng quen gọi là “bí mật quốc gia”, cố tình “ngậm hột thị” giấu nhẹm những gì diễn ra trong chuyến đi thì chỉ ba ngày sau, con bài tẩy này đã bị chính quan thày Trung Quốc lật lên.

Trong bản tin công bố ngày 28-6, Tân Hoa Xã cho hay: Hồng Lỗi, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao TQ tiết lộ rằng hai bên đã đạt được thỏa thuận về các vấn đề sau:

a). Giải quyết tranh chấp bằng cách thương thuyết (tham khảo ‘hữu nghị’) và tránh các động thái có thể làm cho vấn đề trầm trọng hay phức tạp thêm.

b). Hai bên phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp Biển Dông.

c). Cam kết tích cực hướng dẫn công luận và cảnh giác tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.

Đối với báo giới và các nhà ngoại giao chân chính, đây quả là cái tát của Bắc Kinh giáng vào mặt những tay đầu sỏ đang nắm quyền sinh sát trong chế độ cộng sản Hà Nội.

Đấy là hệ quả tất nhiên dành cho kiếp số của những kẻ tôi đòi. Bời lẽ: đã mang thân phận loài “lươn”, loài “trạch” chui rúc trong đống bùn nhơ thì còn quản chi phải cam chịu cảnh “lấm đầu”!

Bàn về tư cách và vị thế của Hồ Xuân Sơn, dư luận hoài nghi tính hợp pháp của những gì nhân vật này ký kết trong cuộc mật đàm với Đới Bỉnh Quốc và Trương Chí Quân.

Nhưng vấn đề sẽ trở nên sáng tỏ hơn khi người ta biết rằng trong cuộc viếng thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 18-4-2011, tướng Quách Bá Hùng, Phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương TC, (một trong những nhân vật hàng đầu của cộng đảng Trung Quốc, chỉ sau Hồ Cẩm Đào, trong hệ thống quân giai nước này –vì Hồ Cẩm Đào ở vị trí chủ tịch Quân Ủy TƯ trong khi họ Quách là phó), đã lần lượt gặp gỡ từ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN tới Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng chính phủ mà theo một bản tin cập nhật lúc ấy cho hay hai bên đã thảo luận, trao đổi trong “tình thần hữu nghị, hữu hảo” nhằm ‘thăng tiến mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện với Việt nam’, ngõ hâu “tìm ra những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông.”

Đọc những từ “hữu nghị, hữu hảo”, “hợp tác chiến lược toàn diện” khiến người ta không khỏi liên tưởng tới những châm ngôn “Bốn Tốt” và “Mười Sáu Chữ Vàng” từng được Bắc Kinh và Hà Nội –một bên Thày, một bên Tớ- kính cẩn tung hô lâu nay.

Từ manh mối này giúp dư luận lý giải được một bí ẩn khác trong lá bài tẩy mà CSVN muốn giấu trong chuyến đi đêm với đại diện Thiên-Triều-Trung-Cộng của Hồ Xuân Sơn.

Đó là những gì họ Hồ thỏa hiệp trong cuộc họp mật với Đới Bỉnh Quốc và Trương Chí Quân tại Bắc Kinh ngày 26-6-2911 chỉ mang tính cách tái xác nhận những cam kết mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (nhân danh đảng) và Nguyễn Tấn Dũng (nhân danh nhà nước) đã long trọng, cúc cung bày tỏ với đại diện Thiên Triều Quách Bá Hùng hai tháng trước đó.

Nu Vuong Cong Ly
..Trang ChủCông GiáoCông LýGóp ý - Trao đổiHình ảnh - Tư liệuTư liệuTin TứcXã HộiBạn đọc viếtBình luậnPhóng sựThông tin trên Mạng..Bạn đọc viếtBình luậnPhóng sựThông tin trên MạngTrang Chủ » Xã Hội » Bình luận »
Thần Dân Nghe Chăng? “SƠN HÀ NGUY BIẾN!!!”
25/07/11 8:26 AM .Tiếng la thất thanh của các Bô Lão trong Hội Nghị Diên Hồng thuở trước, hơn bao giờ hết, một lần nữa lại cất lên vang động trong tâm hồn những người Việt yêu nước. Vượt lên trên và ra ngoài những chuyện độc tài, chuyên chính, tham nhũng, cửa quyền, bóc lột, sát hại, coi rẻ sinh mạng nhân dân….., tập đoàn thống trị cộng sàn Hà Nội hôm nay đã hiện nguyên hình là NHỮNG KẺ BÁN NƯỚC!

Để có được sự tiếp trợ về quân viện, cơ giới, vũ khí, đạn dược hầu thực hiện cuộc trường chinh xâm chiếm miền nam, trước năm 1975 Hà Nội đã cam tâm để cho Trung cộng lấn chiếm hàng ngàn cây số vuông lãnh thổ tại biên giới . Gần đây, với thỏa hiệp khai thác Bô-Xít, tập đoàn lãnh đạo CSVN đã mở đường cho Bắc Kinh tổ chức những đợt di dân hàng loạt để mặc nhiên tiến chiếm vùng Cao Nguyên Trung Phần, một địa điểm chiến lược xung yếu của đất nước chúng ta.

Chưa hết. Sau khi công bố tấm bản đồ hình lưỡi bò liếm sát hải phận Việt Nam và các quốc gia trong vùng để chính thức hóa tham vọng bá quyền trên Biển Đông, Bắc Kinh trắng trợn cho hải quân ngăn chặn, phá hủy các tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam. Đã có những vụ sát hại, bắt bớ ngư phủ, đòi tiền chuộc xảy ra dọc dài bờ biển miền Trung. Và hôm nay, sau những thỏa hiệp mờ ám với “Thiên Triều” của Thứ Trưởng Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn, chủ quyền đất nước của tổ tiên chúng ta đã thật sự lâm cơn nguy biến.

Lá bài tẩy trong chuyến đi của Hồ Xuân Sơn

Ngày 25-6-2011, Hà Nội đã đặc cử thứ trường ngoại giao Hồ Xuân Sơn với tư cách đặc sứ[1] của đảng và nhà nước CSVN qua Bắc Kinh phó hội với Ủy Viên Quốc Vụ Viện Đới bỉnh Quốc và thứ trưởng ngoại giao Trương chí Quân. Điều tréo cẳng ngỗng là trong khi họ Hồ và tập đoàn lãnh đạo ở Hà Nội nhân danh điều chúng quen gọi là “bí mật quốc gia”, cố tình “ngậm hột thị” giấu nhẹm những gì diễn ra trong chuyến đi thì chỉ ba ngày sau, con bài tẩy này đã bị chính quan thày Trung Quốc lật lên. Trong bản tin công bố ngày 28-6, Tân Hoa Xã cho hay: Hồng Lỗi, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao TQ tiết lộ rằng hai bên đã đạt được thỏa thuận về các vấn đề sau:

a). Giải quyết tranh chấp bằng cách thương thuyết (tham khảo ‘hữu nghị’) và tránh các động thái có thể làm cho vấn đề trầm trọng hay phức tạp thêm.

b). Hai bên phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp Biển Dông.

c). Cam kết tích cực hướng dẫn công luận và cảnh giác tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.

Đối với báo giới và các nhà ngoại giao chân chính, đây quả là cái tát của Bắc Kinh giáng vào mặt những tay đầu sỏ đang nắm quyền sinh sát trong chế độ cộng sản Hà Nội. Đấy là hệ quả tất nhiên dành cho kiếp số của những kẻ tôi đòi. Bời lẽ: đã mang thân phận loài “lươn”, loài “trạch” chui rúc trong đống bùn nhơ thì còn quản chi phải cam chịu cảnh “lấm đầu”!

Bàn về tư cách và vị thế của Hồ Xuân Sơn, dư luận hoài nghi tính hợp pháp của những gì nhân vật này ký kết trong cuộc mật đàm với Đới Bỉnh Quốc và Trương Chí Quân. Nhưng vấn đề sẽ trở nên sáng tỏ hơn khi người ta biết rằng trong cuộc viếng thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 18-4-2011, tướng Quách Bá Hùng, Phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương TC, (một trong những nhân vật hàng đầu của cộng đảng Trung Quốc, chỉ sau Hồ Cẩm Đào, trong hệ thống quân giai nước này –vì Hồ Cẩm Đào ở vị trí chủ tịch Quân Ủy TƯ trong khi họ Quách là phó), đã lần lượt gặp gỡ từ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN tới Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng chính phủ mà theo một bản tin cập nhật lúc ấy cho hay hai bên đã thảo luận, trao đổi trong “tình thần hữu nghị, hữu hảo” nhằm ‘thăng tiến mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện với Việt nam’, ngõ hâu “tìm ra những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông.”

Đọc những từ “hữu nghị, hữu hảo”, “hợp tác chiến lược toàn diện” khiến người ta không khỏi liên tưởng tới những châm ngôn “Bốn Tốt” và “Mười Sáu Chữ Vàng” từng được Bắc Kinh và Hà Nội –một bên Thày, một bên Tớ- kính cẩn tung hô lâu nay.

Từ manh mối này giúp dư luận lý giải được một bí ẩn khác trong lá bài tẩy mà CSVN muốn giấu trong chuyến đi đêm với đại diện Thiên-Triều-Trung-Cộng của Hồ Xuân Sơn. Đó là những gì họ Hồ thỏa hiệp trong cuộc họp mật với Đới Bỉnh Quốc và Trương Chí Quân tại Bắc Kinh ngày 26-6-2911 chỉ mang tính cách tái xác nhận những cam kết mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (nhân danh đảng) và Nguyễn Tấn Dũng (nhân danh nhà nước) đã long trọng, cúc cung bày tỏ với đại diện Thiên Triều Quách Bá Hùng hai tháng trước đó.

Khi tự ái dân tộc bị xúc phạm

Từ ngàn xưa người bình dân Việt Nam đã thuộc nằm lòng câu tục ngữ: “Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh”, hoặc văn vẻ hơn “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Chính vì thế, khi đồng bào hành nghề đánh cá dọc ven biển miền Trung bị các “tàu lạ” ăn hiếp, cướp bóc, tàn sát, bắt bớ đòi tiền chuộc, nhất là khi quan dân Trung Quốc nhân danh thỏa hiệp khai thác Bô-Xút tràn qua biên giới, công khai thiết lập những khu gia cư riêng trên Cao Nguyên Trung Phần[2], đồng bào và giới trẻ trong nước đã công khai lên tiếng quyết liệt chống lại. Và họ đã bị đàn áp và bị tống giam. Bắt và tống giam vì tội “yêu nước”!

Trường hợp Phạm Thanh Nghiên, Blogger Điều Cày Nguyễn Văn Hải là hai trường hợp điển hình. Cô Phạm Thanh Nghiên bị tống giam vì tội đã tọa kháng ngay trong nhà mình với biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Và Điếu Cày lại bị giam tiếp một cách bất công, mờ ám hồi tháng 3 vừa qua sau khi đã mãn hạn ba năm tù ở cũng chỉ vì tự ý treo một biểu ngữ tương tự trên cầu Long Biên Hà Nội.




Tức nước vỡ bờ, gần đây, trong nhiều Chúa Nhật liên tiếp kề từ Chúa Nhật 05-6, hàng trăm, hàng ngàn thanh niên, sinh viên nam nữ, bao gồm những nhân sĩ trí thức đã xuống đường tới trước tòa Đại sứ và Lãnh sự Trung Quốc ở Hà Nội và Sàigòn với những biểu ngữ, khẩu hiệu chống lại những hành vi xâm lược của hậu duệ những kẻ thù truyền kiếp ở phương Bắc.

Và khi con bài tẩy trong vụ CSVN đi đêm để bán đứng Hoàng Sa, Trường Sa và hải phận Việt Nam cho Bắc Kinh qua hậu quả chuyến đi của Hồ Xuân Sơn được Tân Hoa Xã đơn phương lật lên thì sự phẫn nộ của quần chúng trong nước đã đạt tới cao điểm.

Đáp lại tiếng kêu mời khẩn thiết của tiên nhân Việt Nam mỗi khi Tổ Quốc lâm nguy, lần này các nhân sĩ, trí thức trong nước đã nhập cuộc. Ngoài những bản kiến nghị, kháng thư mang tính cách chung, ngày 02-7-2011, 18 vị trong đó có những khuôn mặt nổi danh như cựu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, các giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Tụy, Chu Hảo, tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, các nhà văn Nguyên Ngọc, Trần Nhương, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên… đâc biệt là em Nguyễn Văn Phương, người đã dõng dạc đứng lên đọc bản Tuyên cáo tại Nhà Hát Lớn trong cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật 03-7-2011, đã chính thức gửi một văn thư tới Bộ Ngoại Giao CSVN yêu cầu:

a) Ông Hồ Xuân Sơn cho biết thông tin do Tân Hoa Xã đưa ra có đúng sự thật không ?

Trong trường hợp những thông tin trên của Trung Quốc không chính xác, yêu cầu phía Trung Quốc phải cải chính và xin lỗi[3].

b) Bộ Ngoại Giao cho biết quan điểm của Việt Nam về công hàm ngoại giao của Ông Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai năm 1958.

c) Thông tin chi tiết (toàn văn) thỏa thuận đã đạt được (nếu có) giữa Ông Hồ Xuân Sơn và đại diện Trung Quốc trong buổi gặp đó.

Qua điện thoại gọi cho một số vị, Bộ Ngoại Giao CSVN cho hay đã nhận được văn thư đồng thời đã thông báo là sẽ gặp gỡ các tác giả ngày 13-7-2011 để làm sáng tỏ nội vụ.

Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ đã không xảy ra. Quý độc giả có thể tìm đọc bản tường trinh của giáo sư Nguyễn Huệ Chi với tiêu đề “Chúng tôi đi gặp Bộ Ngoại Giao” để thấy rõ chân tướng mập mờ, gian xảo của những người cộng sản trong cảnh ngộ “mở miệng mắc quai” hiện nay.

Thỏa hiệp giữa Hà Nội và Bắc Kinh nói lên điều gì?

Cho đến lúc này, mặc dầu đã có kiến nghị của 18 nhân sĩ, trí thức đòi Bộ Ngoại Giao CSVN phải bạch hóa những bí ẩn bên trong và đàng sau cuộc đi đêm giữa thứ trương ngoại giao Hồ Xuân Sơn với Đới Bỉnh Quốc và Trương Chí Quân, nhưng một màn sương mù vẫn phủ kín bên phía Việt Nam.

Dựa vào tiết lộ của phát ngôn viên Hồng Lỗi được Tân Hoa Xã đưa ra công khai với nội dung trên đây, người viết tạm nêu lên vài nhận định như sau.

* Về điểm thứ nhất, hai bên Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận giải quyết những “tranh chấp bằng cách thương thuyết (tham khảo ‘hữu nghị’) và tránh các động thái có thể làm cho vấn đề trầm trọng hay phức tạp thêm”.

Hiển nhiên điều cam kết này ràng buộc phía Việt Nam không được quốc tế hóa vấn đề tranh chấp tại Biển Đông mà chính họ đã cùng 6 quốc gia trong khối Asean đồng thuận trong thời gian gần đây.

Thay vào đấy, Hà Nội cúi đầu chấp nhận những cuộc thương thảo tay đôi với Bắc Kinh mà hệ quả thua thiệt nhìn thấy trước là sẽ nghiêng về phía các nước nhỏ, trước tên “khổng lồ TQ” theo định luật bất di dịch từ ngàn xưa là “cá lớn nuốt cá bé”.

* Thứ đến “Hai bên phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp Biển Dông”.

Thử hỏi những “Thế lực bên ngoài” ở đây là ai, là những thế lực nào nếu không là Hoa Kỳ và xa hơn là tổ chức Liên Hiệp Quốc.

Do đó, với điều cam kết này, rõ ràng Trung Quốc muốn buộc Việt Nam phải tư trói tay mình khi bị đàn anh ăn hiếp, không được kêu gọi sự can thiệp của Hoa Kỳ hay Liên Hiệp Quốc để được cứu giúp như trường hợp Phi Luật Tân[4] đã và đang làm.

* Về điểm thứ ba, hai bên“Cam kết tích cực hướng dẫn công luận và cảnh giác tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước”.

Những người Việt Nam còn có một chút tự trọng khi đọc điều cam kết này đã không khỏi cảm thấy tủi nhục trước hành vi ngạo ngược, lớn lối, “chơi cha” của những kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta ở phương bắc, những kẻ mà vào thời điểm này vẫn còn đang nuôi mộng Đại Hán nhằm mở rộng bờ cõi về phương nam.

Khi đòi buộc đảng và nhà nước CSVN phải “tích cực hướng dẫn công luận” trong những suy nghĩ, bày tỏ quan điểm về biến cố Biển Đông, Bắc Kinh không chỉ làm nhục những tên đầy tớ của họ ở Hà Nội mà chúng còn muốn bôi tro trát trấu lên cả ngàn những người đang hành sử đệ tứ quyền trên hàng chục đài phát thanh, phát hình và trên 600 tờ báo ở Việt Nam.

Đành rằng trong quá khứ, Trung Cộng đã hơn một lần gián tiếp ra lệnh cho đàn em tay chân của họ ở Hà Nội phải áp dụng kỷ luật thép buộc những người làm truyền thông trong nước ngoan ngoãn đi theo “lề phải”, (trong đó chuyện một thời không cho báo chí chỉ đích danh những con tàu TQ đã húc vỡ, đánh chìm tàu của ngư dân Việt Nam đưa tới những thiệt hại lớn lao về nhân mạng và tài sản của đồng bào, mà phải gọi tránh đi là “tàu lạ” là một điển hình).

Nhưng khi nó được đưa vào văn bản với giấy trắng mực đen để trắng trợn nói lên mệnh lệnh này thì quả thật không còn có điều gì để nói thêm nữa. Theo tinh thần này, các nhà báo, các giới bình luận thời sự Việt Nam từ nay sẽ phải câm miệng, bẻ bút cho vừa lòng Thiên Triều Trung Công và các quan Thái Thú ở Bắc Bộ Phủ.

Cũng may, khí thiêng sông núi vẫn còn thắp sáng trong tim óc một số không nhỏ những nhân sĩ, trí thức, những người cầm bút, nhất là những người trẻ Việt Nam. Nhờ thế đã có những tiếng nói thẳng thắn phát xuất từ những con tim yêu nước cất lên.

Vài ghi nhận mới

Một hội nghị vừa khai diễn tại Hà Nội giữa những thành viên đầu ngành của hai Bộ Công An và Quốc Phòng mà mục tiêu chính là để thắt chặt việc kiểm soát an ninh trong quần chúng.

Hội nghị này đã diễn ra ngay sau cuộc gặp gỡ giữa Bộ Trưởng Công An CSVN Lê Hồng Anh và Bộ Trưởng Nội Vụ Trung Cộng Mạch Kiến Trụ để bàn về vai trò Công An đối với trật tự xã hôi hiện nay. Dư luận trong nước đã gắn bó hai sự kiện này với ý đồ của các lực lượng an ninh vũ trang CSVN khi gia tăng ngăn chặn, đàn áp và khủng bố những cuộc biểu tình của đồng bào ở Sàigòn và Hà Nội hôm Chúa Nhật 17-7 vừa qua.

Hôm Thứ Năm 21-7, Quốc Hội mới của CSVN khai diễn với tuyên bố là sẽ bàn về biến cố Biển Đông. Nhưng qua thái độ lươn lẹo của Bộ Ngoại Giao chúng quanh lá thư của 18 nhân sĩ, trí thức đòi bạch hóa vụ đi đêm của Hồ Xuân Sơn, người ta chờ đợi được gì nơi cơ cấu gọi là “lập pháp


Sự lộng hành của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc là một mối họa không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà cho tất cả các quốc gia trong vùng Đông Nam Á Châu.

Xa hơn nó cũng báo hiệu những nguy cơ đe dọa phúc lợi và nền hòa bình lâu dài của nhân loại trên toàn thế giới.

Riêng với Việt Nam nó còn là một thảm họa mất chủ quyền dẫn tới mất nước đối với một dân tộc đã từng có kinh nghiệm đau thương phải gánh chịu hơn một ngàn năm bị khống chế dưới bàn tay tàn độc của kẻ thù phương Bắc.

Tuy nhiên, bằng cái nhìn lạc quan hướng tơi tương lai lâu dài, chúng ta vẫn tìm ra được những khía cạnh màu hồng xuyên qua những
diễn biến gần đây trong biến cố Biển Đông.

Sau mấy thập niên dài bị bưng tai bịt mắt, không phải chỉ mấy triệu đảng viên cộng sản mà đại đa số đồng bào ta vẫn chưa có cơ hội nhìn ra chân diện của tập đoàn thống trị của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.

Phải chờ tới những năm cuối thế kỷ 20 chuyển vào những năm đầu thiên niên thứ ba, vì không thể đi ngược xu thế thời đại, Hà Nội miễn cưỡng phải mở ra với thế giới bên ngoài.

Nhờ thế người dân trong nước, bao gồm cả những thành phần đảng viên cấp tiến, đã có cái nhìn thông thoáng hơn để bắt đầu nhận ra những khuyết tật tệ hại tiềm tàng trong chế độ.

Có điều nó vẫn chưa phải là điều kiện đủ để tạo nên một cuộc cách mạng tận căn mở ra một cơ may cho quốc gia, dân tộc đi vào với thế giới văn minh.

Phải chờ tới những năm gần đây, tiếp theo thỏa hiệp mở đường cho hàng trăm, hàng ngàn chuyên gia và thường dân Tàu lũ lượt kéo vào Cao Nguyên Trung phần Việt Nam khai thac mỏ Bô-Xít, sau đó là thuê rừng đầu nguồn và gần đây nhất là dã tâm độc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và hải phận Việt Nam, mọi người mới nhận chân được bộ mặt thật hại dân, bán nước của những tay đầu sỏ trong đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.

Cùng một lúc, mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam không phân biệt giai cấp, thành phần hay trẻ già, trai gái, chợt nhận ra là lâu nay họ không chỉ phải gánh chịu ách thống trị hà khắc của những kẻ độc tài, tham nhũng, chuyên hà hiếp dân đen, mà đau đớn thay: những kẻ ấy lại mang cốt cách của những viên Thái Thú thời đại đã và đang rắp tâm bán đứng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của tiền nhân Việt Nam cho Bắc Kinh, giúp kẻ thù phương bắc thục hiện giấc mơ Đại Hán.

Và đấy là căn do lần đầu tiên đã nổ ra những cuộc biểu tình trước sứ quán của Trung Quốc ở Sàigòn, ở Hanội khiến tiếng nói chính thức của họ là Thông Tấn xã Việt Nam phải run sợ gọi tránh đi là những buổi “tập họp nhiều người”.

Nó không chỉ diễn ra một lần mà nhiếu lần liên tiếp kể từ cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham dự với một rừng biểu ngữ và những khẩu hiệu đánh thẳng váo mưu toan xâm lược của Trung Cộng hôm Chúa Nhật 05-6 và hiện vẫn còn tiếp diễn cho đến những ngày cuối tuần trong suốt tháng 7 vừa qua.

Nó cũng là cái cớ làm lay động lương tâm những nhân sĩ, trí giả, những cựu đảng viên và viên chức nhà nước CS khiến họ phải quyết liệt lên tiếng.

Vài suy nghĩ trước khi kết thúc

Ghi nhận trên đây cho thấy những diễn biến mới nhất trong mối liên hệ tôi mọi của Hà Nội với Bắc Kinh liên quan tới cuộc tranh chấp tại Biển Đông quả là cơ hội bằng vàng cho viễn ảnh một cuộc “cách mạng hoa lài” có cơ bùng nổ trên đất nước chúng ta.

Để sớm đạt được ước mơ này, trước hết cần tận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại giúp phổ biến rộng rãi tới các tầng lớp dân chúng Việt Nam những hành vi bán nước cụ thể của tập đoàn lãnh đạo trong đảng và nhà nước CSVN. Đấy là những hành vi đốn mạt, những trọng tội trời không dung, đất không tha mà mỗi người Việt Nam chúng ta ở trong cũng như ngoài nước cần phải biết.

Biết không phải chỉ để đau lòng hay than khóc suông, mà phải quyết tâm làm một cái gì để sớm loại bỏ những tên bán nước câu vinh, chống lại mưu toan xâm lược của kẻ thù.

Thứ đến, ngoài việc tiếp tục những cuộc biểu tình rầm rộ, bài bản, với biểu ngữ, khẩu hiệu chống những hành vi xâm lược của Trung Quốc gần đây, để giảm thiểu những tại hại do những ngón đòn ngăn cấm, phân tán mỏng, bắt bớ, khủng bố của các lực lượng công an, cảnh sát nhà nước, rất cần những sáng kiến để mở rộng phạm vi những cuộc tập hợp nhằm bày tỏ lòng yêu nước dưới những dạng thái uyển chuyển khác nhau. Về phương diện này, những cuộc thắp nến cầu nguyện của hàng ngàn đồng bào Công Giáo tại tòa Khâm sứ cũ, tại Dóng CCT Thái Hà, Xã Đoài, Đồng Chiêm trong những năm trước có thề coi là một mẫu mực tốt nên tái áp dụng. Song song với ý cầu nguyện cho dân chủ, tự do, cho công bằng xã hội, lần này, tập thể tín đồ Thiên Chúa khắp nước có thể chuyển hướng lời cầu nguyện vào sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải cho Việt Nam.

Đấy là một hành vi cụ thể để thực thi điều giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI là: “người tín hữu tốt” đồng thời cũng phải là “người công dân tốt”, dám can đảm đứng lên sát cánh cùng toàn dân nói lên ý nguyện chung khi đất nước lâm nguy.

Trong tinh thần đại kết, nếu những buổi cầu nguyện như vậy cũng được tín đồ Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài và các hệ phái Tin Lành tổ chức thường xuyên trong khuôn viên các chùa chiền, thánh thất thì quả là một cơ may cho đất nước và dân tộc.




Trần Phong Vũ


Nguồn: nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân


--------------------------------------------------------------------------------
[1] Danh xưng được TTX Trung Cộng dùng trong một văn kiện công bố kết quả cuộc đàm phán sau đó.

[2] Chưa kể những phố xá của người Tàu được xây dựng nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, như ở Bình Dương gần đây.

[3] Trong bản tin công bố sau cuộc gặp gỡ giữa thứ trưởng ngoại giao CSVN Hồ Xuân Sơn với Đới Bỉnh Quốc và Trương Chí Quân, Tân Hoa Xã đã nêu lên chi tiết: “Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố về chủ quyền không thể tranh cãi của mình tại các hòn đảo trên Biển Hoa Nam [tức Biển Đông] và những vùng biển xung quanh các hòn đảo này. Những hồ sơ lịch sử của Trung Quốc đã cho thấy rằng năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên Biển Hoa Nam [Biển Đông] như là bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao ngắn của mình gửi tới Thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai.”


[4] Tuy là một nước nhỏ, kém xa Việt Nam về nhiều phương diện, nhưng gần đây nhà cầm quyền Phi Luật Tân đã hơn một lần tỏ bày thái độ cứng rắn trước hành vi của Trung Quốc coi Biển Đông như “ao nhà” của họ. Sở dĩ Phi có thể hành động như thế là vì quốc gia này đã có những thõa ước quân sự song phương với nước Mỹ.