Trần KC - Định nghĩa tuyên truyền: một dạng thông tin nhằm chi phối thái độ của một cộng đồng theo một mục tiêu hoặc một quan điểm thuận lợi cho người vận động tuyên truyền.
Cách làm: chọn lọc sự kiện, nếu cần có thể che dấu bớt, thường dùng những thông điệp gây phản ứng cảm tính hơn là lý trí để truyền đạt tin tức.
Yêu cầu cần đạt: sự thay đổi thái độ của đối tượng theo hướng tuyên truyền, thông thường để đẩy mạnh một chương trình chính trị.
Thử đi sâu vào phần kỹ thuật tuyên truyền, vì "nghề chơi cũng lắm công phu" (Kiều):
Bóp méo tin tức bằng cách ngụy tạo hoặc hủy bỏ dữ kiện
Chỉ trích đối phương, thay vì phản bác lập luận của đối phương
Chụp mũ
Cố tình trích câu, đoạn nhằm thay đổi hẳn ý nghĩa
Dùng từ ngữ hoa mỹ đánh bóng điều mình muốn nói
Đổ thừa
Gây hoang mang, hoảng sợ trong quần chúng để lái dư luận theo mình
Kể lại sự kiện theo ý mình, pha lẫn một vài điểm có thật, để tiếp tục truyền lan sự dối trá
Lập đi lập lại khẩu hiệu cho đến khi nó được chấp nhận là sự thật
Nói xấu, bôi nhọ đối thủ
Quản lý thông tin, chọn lọc trước phổ biến
Thái độ lấp lững
Đơn giản hóa sự việc
Dùng lời đạo đức để tạo hình ảnh tốt đẹp về 1 nhân vật, 1 mục đích
Trích lời các nhân vật nổi tiếng để ủng hộ lập trường của mình
Những thủ thuật này nghe rất quen thuộc, như thể chúng đã thành một phần của sự thật đối với giới cầm quyền hiện nay của đất Việt. Thế nhưng chuyện đời vẫn có những điều ít ai ngờ, ví như chuyện tử sĩ Ngụy Văn Thà cùng đồng đội bị gọi là “ngụy” nhưng vẫn rất thật trong sự hy sinh cho đất nước, mà ngày nay mọi người đã rõ. Hôm nay xin kể thêm một chuyện đã cũ, nhưng khiến tôi không khỏi méo miệng cười, như Người Buôn Gió kể chuyện Chí Đức tỏ lòng yêu nước bị ăn đạp của công an trong khi rất tin đảng.
Chỉ trích đối phương, thay vì phản bác lập luận của đối phương
Chụp mũ
Cố tình trích câu, đoạn nhằm thay đổi hẳn ý nghĩa
Dùng từ ngữ hoa mỹ đánh bóng điều mình muốn nói
Đổ thừa
Gây hoang mang, hoảng sợ trong quần chúng để lái dư luận theo mình
Kể lại sự kiện theo ý mình, pha lẫn một vài điểm có thật, để tiếp tục truyền lan sự dối trá
Lập đi lập lại khẩu hiệu cho đến khi nó được chấp nhận là sự thật
Nói xấu, bôi nhọ đối thủ
Quản lý thông tin, chọn lọc trước phổ biến
Thái độ lấp lững
Đơn giản hóa sự việc
Dùng lời đạo đức để tạo hình ảnh tốt đẹp về 1 nhân vật, 1 mục đích
Trích lời các nhân vật nổi tiếng để ủng hộ lập trường của mình
Những thủ thuật này nghe rất quen thuộc, như thể chúng đã thành một phần của sự thật đối với giới cầm quyền hiện nay của đất Việt. Thế nhưng chuyện đời vẫn có những điều ít ai ngờ, ví như chuyện tử sĩ Ngụy Văn Thà cùng đồng đội bị gọi là “ngụy” nhưng vẫn rất thật trong sự hy sinh cho đất nước, mà ngày nay mọi người đã rõ. Hôm nay xin kể thêm một chuyện đã cũ, nhưng khiến tôi không khỏi méo miệng cười, như Người Buôn Gió kể chuyện Chí Đức tỏ lòng yêu nước bị ăn đạp của công an trong khi rất tin đảng.
Dưới đây là một vài hình ảnh tuyên truyền "lịch sử", nhặt qua internet.
Tem đoàn kết Xô Việt Trung in hình 3 lãnh tụ 3 nước CS 1954 (mạng bán tem cổ).
Truyền đơn (tờ rơi) của lính Trung Quốc rải trên đất Việt trong lúc tiến đánh Việt Nam 1979 (lượm trong diễn đàn cựu chiến binh TQ)
Tượng Hồ chí minh và Mao trạch đông trước chợ 2009, “Hữu nghị Trung Việt, Vạn cổ trường thanh”.
Tem giả để phát hành ra Bắc Việt trong 1 chiến dịch phản gián "địch vận" bất thành của Mỹ 1968.
(http://www.psywarrior.com/SSPLVietnam.html ). Chiến dịch này được mang tên Gươm thiêng ái quốc, các bạn thông thạo tiếng Anh có thể theo link trên để xem hình tem thật và những chi tiết khác. tem gia.jpg
Dù biết rằng tem giả dùng để tuyên truyền, nhưng hình như ở thời điểm 2011 này, oái ăm thay thông điệp ấy sắp thành sự thật ?
0 comments:
Post a Comment