Tuesday, April 26, 2016

Cái bóng vươn dài của một tai họa thủy ngân

Abbildung 1: Foto picture-alliance/dpa

Walter Willems * Thái Bá Hồng  dịch có rút ngắn - Thủy ngân và hậu quả tai hại của nó: Ở những năm 60 căn bệnh được gọi là Minamata đã gây hàng ngàn nạn nhân. Sự kiện đã bị lãng quên ở các nước ngoài khác Nhật, nay nóng hổi lại.

Ban đầu các bác sĩ dự đoán nhiều về căn bệnh hiếm hoi này ở Minamata: Mùa xuân năm 1956 hai chị em ở lứa tuổi 2 và 5 đã kêu vì bị trang thái co rút, khó cử động và tay chân có vấn đề.

Rồi nhiều trường hợp tiếp nối nhau, thêm nhiều người run rẩy hoặc phát âm, đi lại khó khăn. Trẻ em sinh ra bị tật bẩm sinh, nhiều người chết bởi căn bệnh được gọi là Minamata này – tên của căn bệnh được lấy theo tên của một thành phố sát biển phía nam Nhật Bản.

Các nhà y học đã nhanh chóng dự đoán rằng, các bệnh nhân đã ăn phải loại cá bị nhiễm kim loại nặng. Nghi vấn này nhắm vào xưởng hóa chất lớn Chisso. Họ sử dụng sunfat thủy ngân (Quecksilbersulfat) làm chất xúc tác và thải chất metil thủy ngân cực độc được sản sinh, ra vùng vịnh láng giềng.

Ở đó chất độc hợp lại và gây nhiễm độc cho những ai ăn phải cá nhiễm độc. Theo phỏng đoán có từ ngàn đến chục ngàn người mắc bệnh – là một trong những vụ tai nạn môi trường lớn nhất do thủy ngân gây ra.

Những cuộc đàm phán đồng bộ, kéo dài

Sự kiện tưởng chừng bị lãng quên nay đã nóng trở lại. Bởi vì tên của thành phố là tên của hiệp định quốc tế mà con người và môi trường trong tương lai cần được bảo vệ trước việc sử dụng kim loại nặng độc tính cao. Bắt đầu ngày 09. 10. các đại diên của các chính phủ phải ký vào hiệp đinh Minamata ở Nhật Bản. Các chuyên gia hoan nghênh hiệp định coi nó như là một cột mốc. Tiền đề của nó là những cuộc hội đàm cực kỳ gay gắt kéo dài 4 năm và cuối năm ngoái mới kết thúc ở Giơ-ne-vơ (Genf). "Sau nhiều cuộc họp rất đồng bộ và thường kéo suốt đêm thì hôm nay các nước đã đặt nền móng cơ bản của quy tắc mang tính toàn cầu chống lại vật liệu độc hại mà tính nguy hiểm của nó người ta đã biết từ hơn thế kỷ nay". Achim Steiner, lãnh đạo của chương trình UN phát biểu.

Tuy nhiên hiệp định chỉ có hiệu lực khi 50 trong số 140 nước đã ký thừa nhận nó. Có thể phải kéo dài 3 đến 5 năm, người lãnh đạo chương trình hồi đó Tim Kasten đánh giá.

Để có hiệu lực pháp lý có thể phải mất thời gian 5 năm

Hiệp định cấp bách cần thiết vì thủy ngân thuộc loại vật liệu độc hại hạng nhất. Tổng bộ, loài người từ năm 1850 đã đổ ra môi trường khoảng 200 000 tấn thủy ngân, các nhà khoa học đánh giá.

Ở châu Âu và nước Mỹ đã có bộ quy tắc ứng xử nghiêm ngặt "Châu Âu vấn đề không lớn", Katja Kraus thuộc cơ quan môi trường liên bang phát biểu, "ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ bình diện hoàn toàn khác".

"Thủy ngân phân tán rộng khắp địa cầu", nhà hóa học về biển Joachim Kuß thuộc viện Leibnitz, nghiên cứu biển Ban-tích phát biểu. "Mỗi điểm của địa phương nhỏ là vấn nạn toàn cầu. Không phải chỉ trước cửa nhà mình gọn gàng là mọi thứ ổn thỏa. Cho nên việc thống nhất chung là một thành công lớn".

Thủy ngân với hàm lượng nhỏ có trong các hình thái địa chất. Nơi có trữ lượng lớn của thế giới ở dạng HgS nằm ở Nam Tây Ban Nha Almaden, nhưng hầm mỏ này đã từ lâu không còn khai thác. Mỏ lớn duy nhất hiện còn khai thác nằm ở Khaidarkan thuộc Kirgistan.

Mỗi nguồn từ một địa phương nhỏ là một vấn nạn rộng khắp toàn cầu 

Theo con đường tự nhiên thì thủy ngân tỏa lên bầu khí quyển qua núi lửa phun, cháy rừng hay do sự xói mòn đất, nghĩa là thủy ngân đã đọng sẵn bị nhũn ra từ đất hay từ đại dương rồi bay trở lên bầu khí quyển. Cả hai hiện tượng, theo Kraus, hợp lại chiếm ½ tổng lượng thải thủy ngân.

40 đến 50% là do tự con người gây ra. Một tỷ lệ lớn của 2000 tấn khí độc thủy ngân là từ các nước mới nổi và các nước ở ngưỡng cửa phát triển.

Nguyên nhân trước tiên là ở các nước châu Á, do việc đốt than trong các nhà máy nhiệt điện, trong năm 2010 đã thổi ra 480 tấn thủy ngân vào khí quyển. Ở nước Đức cũng trong năm này thải ra 10 tấn.

Nguyên nhân tệ hại nhất theo Unep là do việc khai thác vàng với lượng khí thủy ngân độc thải ra là 820 tấn. Trong khi các hệ thống công nghiệp lớn kiểm soát được và giảm một phần lượng thải của họ thì lượng thải thủy ngân từ các doanh nghiệp khai thác vàng nhỏ đã tăng lên nhanh chóng như ở châu Phi và Nam Mỹ.

Khai thác vàng nguồn thải khí độc thủy ngân lớn nhất

Theo Unep, thế giới có ít nhất là 10 đến 15 triệu người làm ở các cơ sở đào vàng nhỏ. Họ đào quặng hàm chứa vàng lẫn với thủy ngân. Cùng với vàng gây phản ứng hóa học tạo nên nguyên tố Amagamt. Để tách được vàng ra, những người đào vàng phải nung nóng Amagamt, cho đến khi thủy ngân hóa khí hết. Quá trình này được thực hiện không có thiết bị bảo hộ, có khi thực hiện ngay trong nhà ở của họ. “Đây là tai họa lớn tự con người tạo ra”, Kraus nói. Những công nhân đào vàng bị nhiễm độc trong đó có thành viên gia đình họ và thủy ngân hóa khí cũng bay ra môi trường xung quanh. Do việc đào vàng thủ công này, năm 2010 có 730 tấn khí thủy ngân độc thải vào bầu khí quyển.

Từ năm 2005 những người đào vàng đã gây lượng khí độc thải ra lớn gấp đôi, ông lãnh đạo Unep Steiner cảnh báo. Không có gì ngạc nhiên: Trong cùng thời điểm, giá vàng tăng gấp 4 lần. 

Thủy ngân đã làm một cuộc hành trình dài trong không khí. “Trong bầu khí quyển, thủy ngân tồn tại khoảng 2 tháng”, Kraus nói, với khoảng thời gian đó đủ cho nó phân tán diện rộng trên quả đất”. Trong không khí, nguyên tố háo kết hợp này, kết hợp với nhiều chất khác như Brom tạo thành dạng hòa tan trong nước rồi lại đọng vào đất hay hòa vào đại dương. Trong khoảng 100 năm đã qua lượng thủy ngân do con người sản sinh ra trên mặt biển tới độ sâu 100 m tăng gấp 2 lần, theo bản tin của Unep, ở phần sâu đại dương tăng 25%.

Vào bầu khí quyển cuộc hành trình dài của thủy ngân bắt đầu

Trong đại dương, trên sông hồ, các tế bào siêu nhỏ chuyển hóa thành dạng kim loại vô cơ trong metil thủy ngân. Dạng thủy ngân dễ hòa tan trong mỡ độc hại nhất này đọng lại trong các cơ quan nội tạng, nó có thể luồn qua bariel máu-não và vượt qua rào cản Plazenta và làm tăng độc tố vào chuỗi dinh dưỡng cho nên đối với các loại cá có vú như cá thu, cá lưỡi mác, hoặc cá mập bị ảnh hưởng nặng nề.

Nguyên tố này làm tổn hại tới hệ đề kháng và hệ sinh trưởng và trước tiên là hệ thần kinh, cho nên trẻ còn trong bào thai bị ảnh hưởng nhanh. Vì thế nhà chức trách Mỹ có lời khuyên, phụ nữ mang thai không nên ăn một số loại cá ở một số vùng nhất định.

Trị số thủy ngân cao nhất mà các nhà khoa học tìm thấy là ở các vùng lạnh kề cận các cực. Ở đó nguyên tố dễ bốc hơi này ngay tại nhiệt độ trong phòng đã kết tủa. Riêng ở Bắc cực, hàng năm lắng đọng 200 tấn thủy ngân, Unep đánh giá.

Theo một bản tin của Arctic Moniroring and Assessment Programm (AMAP) về kết quả tìm thấy năm 2011 thì ảnh hưởng kim loại nặng cho các loài hải cẩu, đại bàng hay gấu bạch trong 150 năm vừa qua tăng gấp 10 lần.

Ô nhiễm thủy ngân gây ảnh hưởng cho loài vật ở Bắc cực tăng 10 lần

Hiệp định Minamata mang nội dung nhằm giảm thải dài hạn kim loại nặng trong các hệ thống công nghiệp và cấm trung hạn việc sản xuất nhiều mặt hàng có hàm lượng thủy ngân. Trong đó ngoài các loại pin khác nhau có cả đồ trang sức, cặp nhiệt kế, dụng cụ đo huyết áp, chất trám răng hay mạch điện. Để sản xuất pin, năm 2010 thế giới đã sử dụng 370 tấn thủy ngân, cho vật liệu trám răng cũng bằng tương tự như thế.

“Không có giới hạn tối đa cố định”, Kraus nói, “Cho nên người ta phải bằnh mọi khả năng giảm thiểu trị số”. Cấp bách như thế nào thì không ai rõ. “Nguyên nhân do con người tạo ra thì ai cũng biết”, Nhà hóa học biển Kuß phát biểu. “Bây giờ là phải chứng tỏ cho thấy con người đã khẩn cấp tìm biện pháp ra sao để giảm thiểu gánh ô nhiễm từ hàng trăm năm nay. Đây là một quá trình khó khăn”.

Theo đó là các yêu cầu giảm khí thải cấp thiết tại các cơ sở khai thác vàng nhỏ và việc giảm đốt than đã được đưa vào hiệp định. Ngược lại trong các nước công nghiệp phải thu hồi và bỏ kho thủy ngân bán trên thị trường tự do.

Trong ngành công nghiệp clo-kiềm, vật liệu này đã được sử dụng như là chất xúc tác, ở các nước châu Âu cho đến năm 2020 phải cải tiến hệ thống hoặc cho ngừng hoạt động. Riêng phần công việc này gây ra một lượng thải thủy ngân cho đến khoảng 15 000 tấn.

2 kho chứa có thể đặt ở Đức

Tại nước Đức người ta đã đặt vấn đề kho chứa phế liệu ở 3 khu khai mỏ muối, ông Jörg Friedrich, thuộc cục môi trường liên bang nói. Tại Heilbron, Zielitz gần Magdeburg và Herfa-Neurode phía bắc bang Hessen.

Phế liệu có thể cho xuống giữa các lớp muối dày sâu 100 m. "Muối chảy dần ra sẽ ôm kín phế thải thủy ngân". Friedrich giải thích.

Khác với phế thải nguyên tử, thủy ngân không phát tia phóng xạ và vì vậy không gây ảnh hưởng tới nham thạch, tuy nhiên người ta cũng phải giám định kỹ tính thích hợp của các kho. Theo đánh giá của các chuyên gia, toàn châu Âu có khoảng 30 000 tấn phải tìm được kho để cất- "Vĩnh viễn tách biệt với môi trường riêng của thực và động vật". 



0 comments:

Powered By Blogger