Bỏ tập viết
Bùi Bảo Trúc
Ở Việt Nam đang có đề nghị bỏ hẳn việc luyện chữ đẹp
cho các học sinh và bỏ luôn việc dậy cho trẻ làm tính nhẩm, vì theo các chuyên
viên giáo dục trong nước, thì cả hai việc kể trên đều tốn rất nhiều thì giờ
trong khi lại không thực sự hữu ích.
Một ý kiến cho rằng viết chữ đẹp là
không cần thiết và việc làm tính nhẩm cũng không nên là chuyện bắt buộc vì học
sinh vẫn có thể dùng máy tính để tính rất nhanh.
Máy tính thì nhất định tính nhanh và
chính xác hơn tính nhẩm nhiều. Nhưng không phải lúc nào các em cũng có cái máy
tính trong tay. Khả năng tính nhẩm vẫn rất cần thiết trong tất cả mọi sinh hoạt
thường ngày của chúng ta.
Không biết làm tính nhẩm nên mới xảy ra
chuyện “một quan tiền tốt mang đi/nàng mua những gì mà tính chẳng ra?” đành phải
đi hỏi người biết tính nhẩm mới ra đáp số “chẵn thì một quan”. Tính nhẩm vẫn cần
thiết trong các sinh hoạt bình thường của cuộc sống hàng ngày là vậy. Tại sao
lại bỏ đi?
Thế còn chuyện viết chữ đẹp?
Chữ đẹp vẫn còn rất cần thiết. Không
phải Lúc nào cũng có sẵn cái computer, cái laptop trong tay, cái điện thoại
smart phone để text cho nhau. Vẫn cần cái bút và tờ giấy.
Tưởng tượng những hàng chữ như gà bới, thì lời thư có đẹp cách mấy, cảm tưởng về người có nét chữ xấu nhất định là những cảm tưởng không mấy tốt...
Tưởng tượng những hàng chữ như gà bới, thì lời thư có đẹp cách mấy, cảm tưởng về người có nét chữ xấu nhất định là những cảm tưởng không mấy tốt...
... Em ướp hương vào những
giấy thư
Tôi hôn lên chữ một đôi tờ
Nghĩ rằng em gửi hồn thơm đấy
Là bởi lòng kia vẫn ước mơ
Tôi hôn lên chữ một đôi tờ
Nghĩ rằng em gửi hồn thơm đấy
Là bởi lòng kia vẫn ước mơ
Mơ ước hiền như chuyện trẻ
thơ
Hoài nghi từng nét mực phai mờ
Chữ “yêu” lượn nét hoa kiều diễm
Tưởng thấy nghìn đuôi mắt hẹn hò(Ðinh Hùng)
Hoài nghi từng nét mực phai mờ
Chữ “yêu” lượn nét hoa kiều diễm
Tưởng thấy nghìn đuôi mắt hẹn hò(Ðinh Hùng)
Chữ đẹp vẫn là điều cần thiết trong đời
sống của chúng ta.
Nhớ lại những bài tập viết ở những năm
tiểu học, chúng ta biết ơn các ông thầy, các bà giáo biết là chừng nào. Những
bài tập viết hồi ấy ngoài việc luyện cho bàn tay vụng về của chúng ta biết cầm
cái quản bút gắn cái ngoài bút lá tre để viết xuống những bài học... bài tập
viết còn kèm theo vài ba câu châm ngôn tục ngữ để chúng theo chúng ta suốt bao
nhiêu năm sau khi ra khỏi lớp học, chẳng hạn như những câu “anh em như chân như
tay”, “ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”, “công
cha như núi Thái Sơn”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”...
Những đứa bé cúi trên tập vở, viết chữ
“o” thì cái miệng phải tròn lại, viết chữ “c” thì phải có cái chống cho khỏi
ngã, viết những chữ khác thì phải “xịt” mũi để kéo cái “ống bễ” cho mũi dãi khỏi
chảy xuống vở. Ôi sao mà tôi nhớ cụ giáo Vũ Vĩnh Tuy, cụ Phạm thị Mão, cụ Bùi
Ðình Côn, cụ Nguyễn Thị Nghĩa, cụ Nguyễn Thị Huyền (chị ông Nguyễn Cao Kỳ) biết
là chừng nào.
Tại sao phải đề nghị bỏ những giờ tập
viết ấy đi?
Tiết kiệm được một ít thì giờ để mà
tung chưởng đánh nhau, tụt quần áo của nhau ra rồi lấy điện thoại cầm tay ra thu
hình cho lên facebook chăng?
Nhân đọc bài báo nói về “đề xuất bỏ
luyện chữ đẹp và tính nhẩm nhanh”, tôi thấy có một bức ảnh đi kèm với bài viết.
Bức ảnh chụp trong một lớp dậy viết chữ đẹp có một ông giáo đang viết trên bảng
cho các học sinh xem những hàng chữ đẹp của ông. Người đàn ông còn rất trẻ đang
dùng phấn trắng viết lên tấm bảng xanh một bài thơ lục bát. Phải công nhận ông
viết chữ rất đẹp. Dùng phấn trắng mà viết được những hàng chữ nét đậm nét nhạt
hệt như dùng ngòi bút viết trên giấy.
Ông viết một bài thơ có 4 câu lục bát.
Nét chữ chân phương với những dòng này:
Chiều trên đồng lúa
Trời xanh lồng lộng trên đầu
Mênh mông mặt đất một mầu lúa xanh
Nàng thơ thổi gió thênh thênh
Tiếng chim thấp thoáng như là hư không
Trời xanh lồng lộng trên đầu
Mênh mông mặt đất một mầu lúa xanh
Nàng thơ thổi gió thênh thênh
Tiếng chim thấp thoáng như là hư không
Bài thơ không hay lắm, thôi thì cũng
được, nhưng điều đáng nói ở đây là câu cuối là một câu lạc vận. Câu thứ ba vần
hơi khiên cưỡng một chút nhưng có thể tha thứ được: XANH (câu thứ hai) mà phải
vần với THÊNH thì hơi ép nhưng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, THÊNH thì không
thể vần với chữ thứ sáu của câu cuối (câu tám) là “LÀ” được.
Vì thế, bài mẫu cho học trò viết theo
lại là một bài lục bát không hiệp đúng vần của thơ lục bát. Tiếc biết là chừng
nào!
Nhưng đó không phải là bài tập viết sai
về âm vận, mà còn có một bài tập viết mẫu khác, chữ viết rất đẹp, nhưng cũng lại
sai về cách hiệp vần. Bài viết được viết trên bảng nguyên văn như thế
này:
Con yêu mẹ nhất trên
đời
Ơn trời nhờ mẹ nên người hôm nay
Cưu mang chín tháng mười ngày
Ba năm ẵm bế đong đầy sữa ngon
Ngày con biết nói ê a
Ðầu đời tiếng gọi sẽ là “Mẹ ơi!”
Ơn trời nhờ mẹ nên người hôm nay
Cưu mang chín tháng mười ngày
Ba năm ẵm bế đong đầy sữa ngon
Ngày con biết nói ê a
Ðầu đời tiếng gọi sẽ là “Mẹ ơi!”
Câu số bốn, chữ cuối “ngon” thì không
thể vần với “a” ở cuối câu số năm được.
Có lẽ chi tiết hay nhất, đáng kể nhất
trong bài lục bát để trẻ tập viết là câu cuối: “Ðầu đời tiếng gọi sẽ là “Mẹ
ơi!”
Câu cuối đã minh oan cho những đứa bé
Việt Nam, đó là khi học nói, “tiếng đầu lòng” chúng không bao giờ gọi tên cái
thằng cha ác quỷ Liên Xô Sít ta lin bao giờ hết.
Còn những bài tập viết khác mà người ta
có thể tìm thấy trong Internet thì toàn những bài như: “Bác là non nước trời
mây/Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn...” hay “Ðến thăm nhà Bác...”
Thế thì bỏ những bài tập viết dốt nát
và ngớ ngẩn như vậy là đúng. Chúng chỉ làm bẩn tâm hồn trẻ thơ đi mà
thôi.
(E.M.)
0 comments:
Post a Comment