Saturday, March 29, 2014

Aline, Cô bé gốc Việt được làm Thi Sứ và mời vào Tòa Bạch Ốc

Aline, Cô bé gốc Việt được làm Thi Sứ và mời vào Tòa Bạch Ốc


WASHINGTON D.C.: Ngoài những thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học, giới trẻ thuộc thành phần người Việt tị nạn bắt đầu gặt hái thành quả tốt đẹp về mặt nghệ thuật. Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quý nhất về thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, và được Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.

Các Thi Sứ và Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama. Từ trái sang phải: Michaela Coplen, Sojourner Ahebee, Michelle Obama, Nathan Cummings, Louis Lafair, và Aline Dolinh

Danh tính các Thi sĩ Học sinh Quốc gia (National Student Poets) năm 2013-2014 đã được chính thức công bố vào ngày 23 tháng 09, 2013. Nhóm này được tuyển chọn trên toàn nước Mỹ, gồm 5 người, hai nam sinh 18 tuổi là Nathan Cummings (bang Washington) và Louis Lafair (Texas), hai nữ sinh 17 tuổi là Sojourner Ahebee (Michigan) và Michaela Coplen (Pennsylvania), và một cô bé gốc Việt 15 tuổi, là Đỗ Lịnh Ái Linh, gọi theo tên Mỹ là Aline Dolinh, học sinh lớp 10, trường Trung Học Oakton, Virginia.

Các Thi Sứ và Thi Bá (Poet Laureate) Hoa kỳ Natasha Tretheway. Từ trái qua phải: Sojourner Ahebee, Natasha Tretheway, Nathan Cummings, Louis Lafair, Michaela Coplen và Aline Dolinh tại dạ tiệc Thư viện Quốc hội, 20 tháng 9, 2013.

Bốn cơ quan gồm: National Scholastic Art and Writing Awards, Ủy ban của Tổng Thống về Nghệ thuật và Nhân văn (President’s Committee on the Arts and the Humanities), Viện Bảo tàng và Dịch vụ Thư viện (Institute of Museum and Library Services), và Liên hiệp Nghệ sĩ & Văn sĩ Trẻ (Alliance for Young Artists & Writers) đã cùng nhau thực hiện Chương trình Thi sĩ Học sinh Quốc gia (National Student Poets Program – NSPP), là danh dự cao nhất dành cho các thi sĩ trẻ trong nước trình bầy tác phẩm độc đáo của mình (the country’s highest honor for youth poets presenting original work – theo press release chính thức của NSPP). Mỗi người trong nhóm được chọn nhận lãnh vai trò “Thi Sứ Quốc gia” (National Poetry Ambassador), với nhiệm kỳ một năm. Không giống vai trò Thi Bá (Poet Laureate) của thi sĩ thành danh, toàn quốc chỉ có một người, do Thư Viện Quốc Hội bầu chọn hàng năm, các Thi Sứ trẻ chia nhau mỗi người một vùng hoạt động. Vùng của Aline bao gồm các tiểu bang Đông Nam Hoa kỳ.

Dạ tiệc chào mừng các thi sứ học sinh quốc gia, 21 tháng 9, 2013 – Clyde’s Restaurant, Washington, DC. Từ trái qua phải: Virginia McEnerney (National Scholastic Art and Writing), Olivia Morgan (Ủy ban của Tổng Thống về Nghệ thuật và Nhân văn), Aline Dolinh, Nathan Cummings, Louis Lafair, Michaela Cummings, Sojourner Ahebee, Susan Hildreth (Viện Bảo tàng và Dịch vụ Thư viện) và Margo Lion (Ủy ban của Tổng Thống về Nghệ thuật và Nhân văn)

Mỗi năm, cuộc tuyển chọn các Thi Sứ kéo dài trong 8 tháng. Muốn được chọn, các học sinh trung học trên toàn quốc gửi bài tham dự cuộc thi “Scholastic Art & Writing Awards.” Số tác phẩm tham dự cuộc thi năm nay là 230,000, với 80,000 trong địa hạt thi ca. Có tất cả 200 thí sinh được giải toàn quốc thi ca gồm huy chương vàng, bạc, đồng, và bằng danh dự. Aline đã được huy chương vàng với các tác phẩm dự thi là 4 bài thơ Immigrant (Di Dân), American Dream (Giấc Mơ Mỹ), Daughter One (Gái Đầu Lòng) và Radio Silence (Radio Câm). Tác phẩm của các tác giả trúng giải được chọn lọc in trong hai tuyển tập, The Best Teen Writing of 2013 và Raw Feet, bán trên Amazon.

Các giải thưởng toàn quốc được phát trong một buổi lễ tại Carnegie Hall ở New York vào đầu mùa Hè vừa qua. Từ số người trúng giải này, 34 người được chọn vào vòng bán kết của NSPP. Mỗi người trong số được yêu cầu gửi thêm một số tác phẩm để củng cố tài năng của mình. Chung kết, có 5 người đã được chọn, Aline, 15, là học sinh ít tuổi nhất. Nhóm này đã được mời tới Washington D.C. cùng với cha mẹ, dự tiệc tại nhà hàng Clyde’s ở Chinatown, hội thảo và dạ tiệc tại Thư Viện Quốc Hội, được Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama tiếp và chụp hình lưu niệm tại Bạch Ốc ngày 20 tháng 09, và cuối cùng, ra mắt và đọc thơ trước công chúng tại National Book Festival ở National Mall vào ngày Chủ Nhật, 22 tháng 09, 2013.

Vào ngày 24 đến 26 tháng 10 năm 2013 các thi sứ sẽ đến thành phố Nữu Ước tham dự buổi hội thảo hàng năm của Viện Hàn Lâm Các Thi Sĩ Hoa Kỳ (Poets Forum at the Academy of American Poets) và sẽ gặp mặt các nhà thơ như Carolyn Forché (cũng là dịch giả và nhà tranh đấu nhân quyền đã xuất hiện với bài “Thi ca Nhân Chứng ở Thế kỷ 20” trên Da Màu năm 2007), Victoria Chang, Philip Levine, Juan Felipe Herrera, Ron Padgett v.v. Trong nhiệm kỳ 2013-2014 các thi sứ cũng sẽ phục vụ cộng đồng địa phương qua những dự án thi ca tổ chức tại những trường học hoặc thư viện trong những tiểu bang mà mỗi nhà thơ đại diện. Là thi sứ học sinh quốc gia miền Đông Nam Hoa Kỳ, Aline đảm trách chương trình phục vụ cộng đồng cho các tiểu bang Alabama, Florida, Georgia, Kentucky, Mississippi, North Carolina, South Carolina, Tennessee, Virginia, và West Virginia.

Các thi sứ học sinh quốc gia với bà Olivia Morgan (đứng giữa Sojourner Ahebee và Louis Lafair), người sáng lập chương trình Thi Sứ Học Sinh Quốc Gia (National Student Poet Program) sau lễ nhậm chức tại National Book Festival, Washington D.C., 22 tháng 9, 2013
***

Aline, khoảng 16 tháng, trên sân gỗ nhà, Oakton, Virginia (Ảnh Đỗ Lịnh Khải)

Aline tự biết đọc ở nhà trước khi đi học ở trường, thích đọc sách và có khiếu làm thơ từ khi còn bé. Vào mùa Xuân 2007, khi mới học lớp Ba trường tiểu học Hunters Woods ở Reston, bang Virginia, Aline đã được giải nhất bậc tiểu học về thể thơ hài cú (haiku) tại ngày hội đua diều (Kite Festival) do viện Smithsonian tổ chức vào dịp mừng hoa Anh Đào nở (Cherry Blossom Celebration). Một trong 4 bài thơ trúng giải là bài
A Kite for All Seasons
It glides on hot days,
In Fall it sways with the leaves,
But always a kite.

tạm dịch:

Một con diều cho mọi mùa
Nó lượn trong ngày nóng
Nó đong đưa với lá Thu
Nhưng vẫn là con diều

Khi có những con người, tuy là người nhưng mang bộ da tắc kè, đổi màu theo hoàn cảnh, một đứa trẻ lớp Ba đã nhìn thấy đặc tính của con diều, tuy có thể bay trong mọi mùa, nhưng diều vẫn là diều.

Năm sau, 2007, khi 8 tuổi, Aline lại được giải thưởng trong cuộc tranh tài Reflections, một cuộc thi về nghệ thuật và viết văn do Hội Phụ huynh và Giáo chức Quốc Gia (National PTA) bảo trợ, với bài thơ về nơi ở của loài gấu trúc panda là núi Mỹ Sơn bên Trung Quốc:“Mei Shan Mountain, my special haven.” Bài thơ có bốn câu kết luận đáng chú ý:
And a panda’s opinion
Is always equal
(Or even better) than the truth
And wisdom of a human’s view

tạm dịch:

Và ý tưởng của một con panda
Thì bao giờ cũng bằng
(Hay còn khá hơn) là sự thật
Và sự khôn ngoan theo loài người.
Có những người là tượng trưng cho lạc hậu, từ tư tưởng tới hành động, vỗ ngực xưng mình là “đỉnh cao trí tuệ loài ngườI,” nhận xét của cô bé 8 tuổi thật đáng suy nghĩ.

Đọc những bài thơ của Aline làm mới đây ở tuổi 15, có lẽ còn đáng suy nghĩ hơn. Ví dụ bài thơ “Programming Error” mà Aline nộp cho vòng bán kết của cuộc tuyển chọn thi sứ học sinh quốc gia:
Programming Error

We pulled out our veins and laid them down on the operating table,
watching them unfold like lengths of silver ribbon.
The synthetic tissue was still entangled in my hands,
bright as butterfly gossamer –
insides detached from out, simple as snipping a thread.
I couldn’t disconnect my wiring, but I could see the cables laid bare,
pulsing with color where they joined hips to spine.
Once I had wondered if I still had a beating heart,
even underneath this metal shell, soft and fragile
like an overripe strawberry ….

Bài thơ tả một nhóm người máy, những robot cực kỳ thông minh, hiểu biết như người, và có thể làm mọi việc do người sai khiến, qua lập trình (programming) đã đươc cài đặt sẵn. Quá thông minh, một hôm người máy lén lút tự khám cơ thể của mình, chúng lôi ra toàn dây nhợ và mạch điện rối bời, lấp lánh màu sắc và nối kết với nhau. Chúng được thiết kế để biết mọi thứ trong cơ thể người ta, bây giờ tự chúng thấy mình không có máu, không có thịt, và nhất là không có thứ giống như quả dâu bầy nhầy vì quá chín là trái tim, không thấy ấm và chẳng hề biết yêu:
I can list every muscle in the human body,
but I’ve never had warm blood, no map of red lines
traced underneath paper-thin flesh. And I’ve never felt love either,
but I can diagnose it: it’s just a series of chemical synapses firing,
skin flushing pink with hemoglobin that I don’t have.
They must have been lying
when they said we were perfect. How could something perfect feel so empty?
Đám người máy tự nghĩ: Thế mà bọn chế tạo nói họ đã hoàn thành những sản phẩn toàn hảo. Họ chỉ nói láo. Làm sao có thứ hoàn hảo cảm thấy trống rỗng thế này? Người máy cũng rõ, nếu bọn chủ biết chúng lén tự tìm hiểu về mình, và có những ý nghĩ phạm thượng như vậy trong kho trữ liệu (memory bank), chủ của chúng sẽ cho rằng có khuyết điểm trong sản xuất (manufacturing defect), sẽ phá cơ thể chúng ra để sửa lại, cho chúng quên đi. Bài thơ kết luận bằng lời của người máy:

We’ll be beautifully uniform, all our parts in working order
but defective in a different sort of way


Chúng ta sẽ tốt đẹp vì sự đồng nhất, tất cả các bộ phận của chúng ta hoạt động theo lệnh, nhưng khuyết tật về phương diện khác: Những gì kẻ tạo ra người máy, hay tạo ra con người hoạt động như máy, cho là hoàn hào, đó chính là khuyết điểm.

Người ta vẫn nói Tạo Hóa tạo ra con người, và tất cả sản phẩm của Tạo Hóa đều hoàn hảo. Nhưng nếu có những con người, kể cả học cao, bằng lớn, nếu chỉ hành động theo lệnh như người máy, cho dù có tim, có máu thịt như người, mà không biết suy nghĩ, hành động tự do và yêu thương như người, thì đó là những sai sót trong lập trình của Tạo Hóa, programming error!

Trong bài phát biểu trước quan khách dự dạ tiệc chào mừng các Thi Sứ vào tối ngày 21 tháng 9 năm 2013, Aline định nghĩa nỗi đam mê thi ca của mình:

Tôi tin rằng thơ, khi so sánh với một hình thức khác như văn xuôi, có vị trí đặc biệt qua cách chúng ta đánh giá ngôn từ. Trong văn xuôi – và điều này chỉ là cách nói chung – chúng ta thấy ngôn từ làm nhiệm vụ trang trí câu chuyện, một phương tiện đúc kết cốt truyện hoặc tạo dựng các nhân vật. Nhưng trong thơ, ngôn từ là câu chuyện. Mỗi âm tiết rất quý giá vì nó thể hiện giá trị cho cả một tác phẩm – một bài thơ gần giống như một bản nhạc được sáng tác với tất cả sự nâng niu, nhịp và dòng chảy của mỗi bài thơ tạo cho nó một chất lượng trữ tình khó có thể chuyển tải qua bất kỳ hình thức nghệ thuật nào khác. Cố gắng để biến một bài thơ thành một văn bản đơn thuần sẽ như giết chết nó và làm cho nó bị chìm ẩn sau làn da thô. Tuy nhiên, cùng lúc, thơ là một trong những nghệ thuật linh hoạt nhất. Thơ là tiếng nói cho những quan điểm thường bị áp chế, lời tự thú chia sẻ kinh nghiệm chung của chúng ta, hoặc khung cửi thêu dệt những câu chuyện huyễn hoặc, giả tưởng nhất. Cho một số người trong chúng ta, thơ là tất cả những lý do trên …. Chúng ta sáng tác để mang những câu chuyện mới vào thế giới, để thúc đẩy tinh thần háo hức muốn học hỏi và tiếp tục khám phá những quan điểm hiện hữu bên ngoài ranh giới cộng đồng địa phương của chúng ta. Chúng ta không bao giờ quá già để dấn thân. Thơ là nghệ thuật có dòng máu từ ngàn xưa, nhưng dù vậy, thế giới thi ca chưa bao giờ tự đắc chôn chân trong quá khứ. Thơ luôn luôn tiến hóa để phản ảnh những tiếng nói trong xã hội chúng ta, không phân biệt của con người cô độc, tương tư hay cách mạng.


(I believe that poetry, when compared to another form like prose, is unique because of how we view the value of words. In prose – and this is just a generalization – we see words as a furnishing to the story, a means to an end for the plot or the characters. But in poetry, the words are the story. Every syllable is so precious because it lends something to the work – a poem is almost like a carefully composed song, and every poem’s cadence and flow lends it a particularly lyrical quality that is hard to translate into any other art form. Trying to turn a poem into plain text would be like killing it and hiding in its skin. Yet at the same time, it’s one of the most versatile crafts. Poetry is the mouthpiece for oft-silenced viewpoints, the confessional that shares our common experiences, or the loom that weaves the most fantastical tales and stories. For some of us, it can be all of the above …. We write in order to bring forth new stories into the world, to foster an eagerness to learn and to continue to keep discovering how many viewpoints that exist beyond the lines of our local communities. We are never too old to

0 comments:

Powered By Blogger