Ngày 26/3/2014 báo Thanh niên online giật tít: Hàng chục ngàn người Alaska (Mỹ) muốn nhập lại vào Nga.
Bài báo cho biết hơn 22.000 người ở Alaska đã ký vào bản kiến nghị kêu
gọi tách bang Alaska khỏi Mỹ để tái thống nhất với Nga, theo hãng tin
Nga RIA Novosti ngày 25.3.
Kiến nghị trên, đăng trên website của Nhà Trắng, được lập vào ngày 21.3.
Nếu kiến nghị này thu hút được 100.000 chữ ký trong vòng một tháng,
chính quyền ông Obama sẽ buộc phải phản hồi kiến nghị này theo đúng quy
định.
Kiến nghị có tên gọi “Alaska về lại nước Nga” này khuyến khích một cuộc
ly khai, viện dẫn những chuyến đi trong lịch sử của các nhà thám hiểm
Nga đến Alaska, cũng như việc người Siberia từng đặt chân đến Alaska từ
cách đây hơn 10.000 năm.
Lịch sử Alaska
Bản đồ Alaska tô đỏ. |
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
- Nhiều dân tộc bản địa chiếm giữ Alaska trong hàng nghìn năm trước khi những người châu Âu tiếp cận khu vực này.
- 21/8/1732, tàu St.Gabriel của người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Alaska được biết đến rộng rãi.
- Từ năm 1774 đến năm 1800, Phó vương quốc Tân Tây Ban Nha cử một vài
đoàn thám hiển đến Alaska để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ đối
với vùng Tây Bắc Thái Bình Dương.
- Năm 1789, một điểm định cư và pháo đài của người Tây Ban Nha được xây
dựng tại Nootka Sound. Các đoàn thám hiểm này đặt tên cho các địa điểm
như Valdez, Bucareli Sound, và Cordova. Sau đó, Công ty Nga-Mỹ tiến hành
một chương trình thuộc địa hóa mở rộng trong giai đoạn từ đầu đến giữa
thế kỷ 19.
- Sitka, được đổi tên thành New Archangel từ năm 1804 đến năm 1867, trên
đảo Baranof tại quần đảo Alexander tại nơi mà nay là Đông Nam Alaska,
trở thành thủ phủ của châu Mỹ thuộc Nga. Nơi này vẫn đóng vai trò là thủ
phủ sau khi thuộc địa được chuyển giao cho Hoa Kỳ. Người Nga chưa từng
thuộc địa hóa hoàn toàn Alaska, và thuộc địa chưa từng sinh lời rất cao.
Bằng chứng về các điểm định cư của người Nga tồn tại trong các địa danh
và nhà thờ còn lại trên khắp vùng Đông Nam Alaska.
- Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ William H. Seward đàm phán để mua Alaska
từ người Nga vào năm 1867 với giá 7,2 triệu đô la Mỹ. Ban đầu, quân đội
quản lý Alaska một cách lóng lẻo, và sau đó vùng đất này được quản lý
như một quận bắt đầu từ năm 1884, thống đốc Alaska do Tổng thống Hoa Kỳ
bổ nhiệm. Một chính quyền quận liên bang có trụ sở tại Sitka.
- Hầu hết thập niên đầu tiên Alaska nằm dưới chủ quyền của Hoa Kỳ, Sitka
là cộng đồng duy nhất có những người định cư Mỹ. Họ tổ chức một "chính
quyền thành phố lâm thời," là chính quyền đô thị đầu tiên của Alaska,
song không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Pháp luật cho phép các cộng đồng
tại Alaska được hợp nhất một cách hợp pháp thành thành phố từ năm 1900,
và chế độ địa phương cho các thành phố hết sức hạn chế hoặc không có cho
đến khi Alaska trở thành bang vào năm 1959.
Làn sóng đòi ly khai khởi phát
Trước Alaska, Crimea - lãnh thổ tự trị thuộc Ukraine đã trưng cầu dân ý
vào ngày 16.3 để sát nhập vào Nga. Kết quả 95% người dân Crimea đồng ý
đã là một hồi chuông báo động với các vùng lãnh thổ mang tính lịch sử
trên thế giới. Ukraine dưới sự bảo trợ của Mỹ và EU đã phủ quyết việc
trưng cầu dân ý này và gọi nó là "vi hiến", trong khi đó tổng thống Nga
Putin đồng tình với việc sát nhập này.
Làn sóng đòi ly khai của các vùng lãnh thổ, mang nặng mùi KGB, cơ quan
tình báo thuộc Nga mà trước đây ông Putin là một trung tá xuất sắc.
Putin đã rất thành công khi đưa các lính không phiên hiệu chiếm giữ các
vị trí trọng yếu của Crimea trước khi tiến hành cuộc "trưng cầu dân ý".
"Theo Interfax ngày 25/3, đảng Dân chủ Tự do Nga đã gửi đề nghị tới
chính quyền Ba Lan, Romania và Hungary khuyến khích các nước này đòi lại
"phần lãnh thổ của mình" ở phía Tây Ukraine.
Tuyên bố cho rằng Chernivtsi của Ukraine vốn thuộc Romania,
Transcarpathian có nguồn gốc là một phần của Hungary, và năm khu vực
khác gồm Volyn, Lviv, Ternopil, Ivano-Frankivsk và Rivne là của Ba Lan.
Báo cáo cho hay, các vùng đất này đã được sáp nhập vào Liên bang Xô
Viết trong đêm trước chiến tranh để bảo vệ đất nước cùng các đồng minh
của mình. Tuy nhiên, sau khi Ukraine tách khỏi Nga, các vùng đất này đã
trở thành một phần của Ukraine". Theo GDVN
Liệu có xảy ra ở Việt Nam?
Hiện nay có rất nhiều vùng lãnh thổ của thế giới trước đây là của nước
này hay nước khác, việc làn sóng đòi ly khai nổ ra khiến nhiều nước lo
ngại, nhưng chỉ có ở Việt Nam là dửng dưng. Khoan nói tới việc có "bán
nước" hay không, việc các báo lề đảng ở Việt Nam đưa tin theo kiểu đồng
tình với người Crimea là một mối nguy hiểm tiềm tàng cho các vùng lãnh
thổ có tính lịch sử của Việt Nam. Chưa kể các trang blog theo kiểu "Dư
luận viên" liên tục khuyến khích việc ly khai và nói việc này có tính
"chính đáng".
Việt Nam là một đất nước hợp thành từ nhiều vương quốc trong suốt chiều
dài lịch sử của mình như Chiêm Thành, Chân Lạp, người Thượng ở Tây
Nguyên... Tháng 2/2001 và ngày 10/4/2004, người Thượng ở Tây Nguyên nổi
dậy đòi ly khai, đòi đuổi người Kinh ra khỏi vùng đất của họ nhưng đã bị
đàn áp và dập tắt nhanh chóng. Nếu họ dựa vào cớ Crimea, Alaska đòi ly
khai và họ tổ chức lấy kiến nghị một cách hợp pháp thì nhà cầm quyền
cộng sản Việt Nam sẽ tính sao? Chưa kể các vùng đất Tây Nguyên, Vũng
Áng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương,.. đã có các khu phố Tàu, người
Tàu đã lấy vợ và sinh con ở đây. Điều gì sẽ xảy ra nếu lực lượng này nổi
dậy đòi ly khai?
Đảo Phú Quốc cũng là một tiềm tàng sự nguy hiểm khi mới đây đảng đối lập
Campuchia đã lên tiếng đòi lại hòn đảo này và tố Việt Nam "ăn cướp".
Có người còn lạc quan tếu trên facebook rằng: "Nên có một cuộc bỏ
phiếu bằng chân, trả lại miền Nam Việt Nam cho chế độ Tự Do Dân Chủ Cộng
Hòa, không cộng sản. Để thế giới có thêm một Nam Bắc Hàn thứ hai. Nếu
có cuộc bỏ phiếu này chắc chắn người dân miền Bắc sẽ làm một cuộc di tản
vĩ đại. Những người nào yêu cộng sản thì về Bắc. Những người nào yêu Tự
Do thì vào Nam vậy."
Nước Việt Nam chia làm đôi từ vĩ tuyến 17, năm 1954 sau hiệp định
Genève, tại Thụy Sỹ. Năm 1974, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Năm 1975, đất
nước thống nhất nhưng nhân dân đã trả một cái giá quá đắt là hàng triệu
người của cả hai bên phải "nằm xuống", hàng triệu đồng bào phải bỏ mạng
ngoài khơi những năm sau đó... Năm 1979, Trung Quốc đánh các tỉnh biên
giới phía Bắc. Năm 1988, Trung Quốc chiếm một số đảo thuộc Trường Sa.
Liệt kê trên cho ta thấy âm mưu bành trướng của Bắc Kinh là to lớn và sẽ
không bao giờ từ bỏ, vì vậy chúng ta phải tích cực đấu tranh với những
luận điệu ủng hộ cuộc tiến công quân sự vào Crimea của Nga, hay sau này
là "trưng cầu dân ý" sát nhập vào Nga, hay đòi ly khai của Alaska. Luận
điệu này cần phải được bác bỏ và khẳng định đó là những lời của những kẻ
"bán nước" cho Trung quốc. Trước sự việc xảy ra ở Crimea, Trung quốc
chọn cho mình một thái độ khôn ngoan đó là im lặng, thế thì hà cớ gì đội
ngũ Dư luận viên lại ủng hộ? Rồi đây người đời sẽ nguyền rủa những tên
này khi tiếp tục một phần lãnh thổ nào đó của Việt Nam rơi vào tay
"người láng giềng tốt". Hãy chờ xem!
0 comments:
Post a Comment