Wednesday, March 26, 2014

Vụ hối lộ ở Tổng công ty đường sắt: Mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích?

Vụ hối lộ ở Tổng công ty đường sắt: Mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích?
Việt Hà, phóng viên RFA
2014-03-26

Vụ đưa hối lộ tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam mới được phía Nhật công bố gần đây liên quan đến vốn vay viện trợ phát triển ODA của Nhật cho Việt Nam một lần nữa cho thấy vấn đề tham nhũng tại Việt nam vẫn còn trầm trọng. Đã có ý kiến cho rằng, những mâu thuẫn giữa các phe nhóm lợi ích có liên quan đến những phát hiện tham nhũng mới cũng như việc giải quyết tham nhũng ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Hữu Bằng, Chủ tịch - Tổng giám đốc
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và ông Hirotaka
Nozima - đại diện liên danh nhà thầu tư vấn JKT
(có JTC tham gia) tại lễ ký hợp đồng năm 2009
Việt Hà phỏng vấn nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người đã có nhiều bài viết phân tích liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội tại Việt Nam thời gian qua. Trước hết, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết nhận xét của ông về vụ tham nhũng tại tổng công ty đường sắt Việt Nam như sau:

Phạm Chí Dũng: tôi cảm thấy không hề xúc động vì tham nhũng ở Việt Nam đã tiến tới một mức độ trơ lỳ không thể tưởng tượng được. Nếu như cách đây 20 năm thì có thể tôi đã khóc và có thể nhiều người dân đã khóc vì gánh nặng ODA đổ lên đầu họ và bị cái đám tham nhũng vét sạch túi của họ, nhưng giờ này thì hầu như không còn xúc cảm gì cả và coi đó là điều đương nhiên, nó phải xảy ra vì nó phải xảy ra như vậy thì mới an mòn cái chỗ đứng của chế độ trong tình trạng chế độ luôn tuyên bố là ODA của Việt Nam là một trong những môi trường lành mạnh nhất. Cách đây khoảng 4 tháng thì người ta cũng đã tổng kết là khoảng 15 năm nhận viện trợ ODA và có đưa ra con số là 25 tỷ đô la từ ODA mà trong đó chủ yếu là từ Nhật Bản, và đánh giá của ngân hàng Thế giới và một số báo chí nhắc lại thì tô hồng cho Việt Nam và nói là Việt Nam là một môi trường có thể bảo đảm việc sử dụng viện trợ ODA.

Tôi không thể tưởng tượng thế nào. Vụ này quá giống vụ đại lộ đông tây năm 2008. Hai vụ đại lộ Đông Tây và đường sắt số 1 của Hà Nội rất giống nhau, đều nhận ODA từ Nhật Bản, và đều do Nhật Bản cung cấp thông tin. Trong lịch sử Việt Nam chưa từng có một sự phát hiện nào từ phía chính quyền về những tham nhũng từ ODA. Chúng ta nhớ là năm 2012 cũng xuất hiện một vụ tham nhũng từ ODA và đã phát hiện từ Thụy Điển và rất tiếc sau đó chính quyền Thụy Điển phải đóng một số dự án viện trợ ODA cho Việt Nam. Điều này đặt ra tình trạng thất thoát lãng phí ODA ở Việt Nam như thế nào.

Việt Hà: đảng cộng sản Việt Nam đã tuyên bố nhiều lần về chống tham nhũng rồi cũng có ban nội chính cũng có tuyên bố là sẽ làm mạnh tay, triệt để với tham nhũng. Theo ông sau vụ này, nó có thể là một cảnh tình gì cho Đảng Cộng Sản Việt Nam về tham nhũng hay không?

Tân Hoa Xã chính thức cho biết cựu bộ trưởng đường sắt
Liu Zhijun đã bị kết án tử hình với hai năm hoãn thi hành án
bởi một tòa án ở Bắc Kinh hôm 8 tháng 7 năm 2013 về tội
tham nhũng hàng trăm triệu đôla
Phạm Chí Dũng: tôi cho đó là một cảnh tỉnh với các nhóm lợi ích đúng hơn là với Đảng cộng sản Việt Nam. Thực chất Đảng cộng sản chỉ còn trên doanh nghĩa còn hiện nay đa số là hoạt động của các nhóm lợi ích. Nhưng vụ đường sắt số 1 này có một điểm rất thú vị, giống như một món quà từ trên trời rơi xuống sau khi xảy ra cái chết của viên Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Tôi cho là về phía Đảng và Ban nội chính trung ương của Đảng sẽ có khá nhiều việc để làm và họ cũng khá nhiệt tình để làm việc này. Chúng ta thấy là nếu so sánh với vụ đại lộ đông tây của ông Huỳnh Ngọc Sỹ hồi nằm 2008 thì báo chí lúc đó không được đưa tin rầm rộ như hiện nay.

Còn những ngày vừa qua thì chỉ một ngày sau khi tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đăng tin về vấn đề Nhật bản thì lập tức báo chí Việt Nam đăng tin ồn ào và không bị cấm cản. Có nghĩa là ban tuyên giáo Trung ương đã bật đèn xanh cho việc này. Ban tuyên giáo trung ương là một cơ quan định hướng trong tuyên truyền và được coi là một siêu tổng biên tập và ngăn cản rất nhiều trong nhiều vấn đề. Nhưng điều ngạc nhiên là trong việc này ban tuyên giáo Trung ương đã không hề cấm cản. Ở đây cũng cần so sánh với vụ Lưu Chí Quân, Bộ trưởng Bộ đường sắt Trung Quốc. Vào tháng 7 năm 2013 thì Lưu Chí Quân bị đưa ra tòa và bị xử tử hình vì tham nhũng một số tiền khủng khiếp lên đến 800 triệu nhân dân tệ, tương đương 122 triệu đô la theo tỷ giá thời điểm đó. Vấn đề là khi xảy ra vụ đường sắt ở Việt Nam thì nó có cái gì đó liên quan đến vụ đường sắt ở Trung Quốc.Theo một số dư luận thì ở Trung Quốc có cái gì thì Việt Nam cũng có cái đó

. Chúng ta cũng đặt lại một số vấn đề là tại sao vụ đường sắt đô thị số 1 với vốn ODA của Nhật bản lại nổ ra vào thời điểm khi ông Trường Tấn Sang đi Nhật bản và có một buổi yết kiến với Nhật hoàng, đồng thời ông Nguyễn Tấn Dũng lại đang ở Hà Lan để dự thượng đỉnh an ninh năng lượng của châu Âu và thế giới. Điều đó nói lên cái gì thì chúng ta xem xét sau nhưng nó có những ẩn ý mà chúng ta cần phải phân tích mổ xẻ cho kỹ. Xét cho cùng, có thể vụ này được khoanh lại, trong ngoặc kép, như vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ hồi năm 2008. Trước đó ông Huỳnh Ngọc sỹ bị chung thân nhưng sau đó phúc thẩm được đưa xuống còn 20 năm mà thôi. Thì có thể vụ này cũng sẽ được khoanh lại và có lẽ công cuộc chống tham nhũng cũng không đi tới đâu một khi mà Đảng, nhà nước, chính quyền hoàn toàn bị động trong việc phát hiện tham nhũng với lĩnh vực ODA như hiện nay.

Việt Hà: Khi mà có sự cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích thì người ta cũng sẽ nghĩ đến khả năng dơ cao mà đánh khẽ. Bây giờ Việt nam đã thông báo đã có 4 quan chức bị đình chỉ, nhưng liệu vụ này có xảy ra như vậy hay không vì anh cũng nói đến các nhóm lợi ích trong đó?

Phạm Chí Dũng: khác với hồi năm 2008 khi xảy ra vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Lúc đó tình trạng bị động lúng túng mất một thời gian khá lâu thì mới có quyết định đình chỉ ông Huỳnh Ngọc Sỹ để điều tra. Nhưng vụ này thì ông Bộ trưởng Đinh La Thăng, Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải, ngay lập tức đình chỉ 3 đến 4 cán bộ, thậm chí Bộ nhiệt tình đến mức cử một thứ trưởng sang Nhật để tìm hiểu nghi án vụ nhận hối lộ này, trong khi phía Nhật chưa hề cung cấp một tài liệu chứng cứ nào cả.

Điều đó cho thấy là có thể đây không phải là vụ tham nhũng, hối lộ bình thương liên quan đến vốn ODA mà qua vụ việc này liên quan đến một số nhóm lợi ích. Tôi đặt vấn đề là ai, nhóm nào đã cung cấp tài liệu cho Shimbun để đăng ngay vào thời điểm này. Và nếu có chuyện đó thì liệu có ý đồ chính trị gì hoặc là nội bộ sau này hay không vì hiện nay tình hình rất phức tạp và đó là sự phức tạp hỗn mang, xen cài các nhóm lợi ích, các nhóm thân hữu, các nhóm chính khách cao cấp với nhau. Và sau cái chết của Thượng tướng PHạm Quý Ngọ thì không ai dám chắc tương lai ổn thỏa nào cho mình đối với tập thể đứng sau mình.

Việt Hà: sau vụ này anh có nghĩ là chúng ta sẽ phát hiện những vụ khác nữa hoặc ví dụ như vụ tiền polymer sẽ được đem ra ánh sáng hay không vì đến giờ vụ đó gần như là im lặng?

Phạm Chí Dũng: tôi cho là những vụ như đường sắt đô thị hay tiền polymer hoặc có thể có những vụ việc khác sau này phát hiện ra liên quan đến ODA, thậm chí tham nhũng trầm trọng lên đến vài triệu đô la chứ không phải chỉ có 800 ngàn hay một triệu đô la như hiện nay, cũng chỉ dừng ở mức độ thỏa hiệp mà thôi vì tương quan lực lượng chính trị quyết định có đưa ra ánh sáng hoặc là đưa ra ánh sáng chừng nào với các vụ việc tham nhũng.

Tôi không tin tưởng vào công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam vì họ đã hứa quá nhiều nhưng thực chất việc làm lại phụ thuộc vào những nhóm lợi ích và các cuộc đi đêm quá nhiều nên nhiều án dơ cao đánh khẽ và cuối cùng không còn lòng tin của người dân vào ngành tư pháp có thể công tâm công bằng trong việc chống tham nhũng,

0 comments:

Powered By Blogger