Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Thích Đôn Hậu - Thích Trí Quang - Dương Văn Minh
Kể
từ giờ phút tên phản tặc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng để dâng Miền
Nam Tự Do vào tay của cộng sản Hà Nội; thì hàng năm cứ đến ngày Quốc Hận
30- 04, là mọi người dân Việt, dù ở quốc nội, hay nơi hải ngoại cũng
đều cảm thấy xót đau; bởi tất cả đều không bao giờ quên; và mãi mãi vẫn
nhớ đến một ngày tang thương đã trùm phủ xuống quê hương. Ngày nước Việt
Nam Cộng Hòa rơi vào tay giặc thù cộng sản.
Nhưng riêng thành phố Đà Nẵng quê hương tôi vì nhờ có “công lao” của “Lực lượng Hòa hợp Hòa giải Phật Giáo Thống Nhất” (Khối Ấn Quang) đã đưa từng đoàn xe ra tận núi rừng để đón rước bộ đội Bắc Việt vào thành phố sớm hơn một tháng: Ngày 29/03/1975.
Từ
ngày vượt biển ra hải ngoại cho đến hôm nay, tôi vẫn hằng mong đợi một
bài viết thật trung thực và đầy đủ về những cuộc bạo loạn, cũng như
những ngày cuối cùng của thành phố Đà Nẵng trước khi mất nước. Song cho
đến giờ phút này tôi vẫn chưa hề thấy, nên tôi, một phụ nữ không biết gì
về văn chương lại thấp kém về mọi mặt. Nhưng, bởi mấy chục năm qua lòng
tôi vẫn xót đau, khi những hình ảnh của những người đã bị chết oan,
trong đó có những bé thơ, cứ hiện về như trách móc bảo tôi hãy lên
tiếng. Vì thế, tôi phải hết sức cố gắng để viết lại những gì mà chính
tôi đã mắt thấy, tai nghe, những điều mà có rất nhiều người đã biết,
nhưng vì một lẽ nào đó nên tất cả đều im lặng. Họ không muốn hay không
dám nói.
Tôi đã chứng kiến từ ngày 20/03/1975,
với từng đoàn người di tản từ các tỉnh Trị-Thiên, Nam-Tín-Ngãi, đổ về
Đà Nẵng mỗi ngày một đông, họ chỉ mong được lên tàu di tản vì ở những
nơi đó VC đã hoàn toàn kiểm soát, không còn gì để hy vọng.
Tại
Đà Nẵng, trong khi từng đoàn người bồng bế nhau chạy xuống bến Bạch
Đằng, thì từng loạt pháo kích của VC bắn theo nổ chặn đường, làm kẻ
chết, người bị thương, ai còn sống, bỏ tất cả lại để chạy thoát thân.
Nhưng rồi chuyến tầu cuối cùng cũng đã rời bến Bạch Đằng; những người
còn lại đành quay trở về. Trên đường phố từng toán người dìu dắt nhau
trở lại, sau khi trở về nhà, họ đóng cửa, chỉ nhìn ra đường qua cửa sổ,
họ đã sống trong những giờ phút hãi hùng, chờ đợi, không biết những gì
sẽ xãy ra. Thành phố ngưng mọi sinh hoạt.
Thầy chùa đã đưa xe ra tận núi rừng để đón Cộng quân vào Đà Nẵng:
Tôi
vẫn nhớ mãi về buổi sáng 29/03/1975, lúc ấy, vì phải đi tìm người thân
bị thất lạc nên tôi có mặt tại ngã ba Huế, nhìn kim đồng hồ tay đương
chỉ đúng tám giờ, khi nghe những tiếng động ồn ào, đồng bào mở cửa nhìn
ra. Tôi cùng đồng bào đều nhìn thấy trên đường phố, từng đoàn xe đủ
loại, xe Jeep, xe chở khách, xe nhà binh của các đơn vị quân sự bỏ lại. Trên
các đầu xe, tất cả đều có cắm song song một lá cờ ngũ sắc của Phật giáo
và một lá cờ nửa đỏ, nửa xanh, ở giữa có ngôi sao vàng của “Mặt trận
Giải phóng miền Nam”, tất cả đều có gắn loa phóng thanh đang ầm ầm tiến
ra hai ngã một về phía Hòa Mỹ hướng ra đèo Hải Vân để đi Huế; và một về
phía Phước Tường hướng về Hòa Cầm để đi vào Tam Kỳ-Quảng Nam. (xin lỗi
tôi phải nói như thế, để các vị chưa biết về Đà Nẵng sẽ dễ hiểu hơn).
Đến 13 giờ cùng ngày, cả thành phố đều nghe những tiếng hô vang dậy:
“Chúng
tôi Lực luợng Hòa hợp-Hòa giải Thị bộ Đà Nẵng, yêu cầu đồng bào hãy mau
mau mở cửa ra để chào mừng và hoan hô bộ đội giải phóng miền Nam anh
hùng!”.
Cả
thành phố đều mở cửa nhìn ra. Trên đường phố từng đoàn xe từ hai ngã
đang tiến vào thành phố, đồng bào nhìn kỹ thì ra là hai đoàn xe đã ra đi
hồi tám giờ sáng, chỉ khác hơn là trên các xe bây giờ chở đầy bộ đội
miền Bắc, còn được cắm thêm những cành lá mà trước kia VC thường gọi
“cành lá ngụy trang”. Tiếp theo sau là những xe thiết giáp trang bị đầy
đủ hỏa tiển phòng không, đại bác và tiếng hô vẫn tiếp tục vang vang, bây
giờ mọi người mới nhìn thấy rõ ràng, tất cả các xe, ngoài người tài xế,
còn có một “ông hoà giải” và một “vị sư” mặc áo cà sa vàng ngồi bên cạnh, và những tiếng hô đó cứ thay phiên phát ra từ hai cái mồm của hai người này.
Đến
chiều, vẫn chưa tìm được người thân, tôi được tin là có nhiều người đã
bị “An ninh Phật giáo” bắt giam ở các “chùa”, nên tôi đến chùa Pháp Lâm
tức chùa tỉnh Giáo hội Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng, số 500 đường Ông
Ích Khiêm ĐN, để cầu cứu “Thượng tọa” Thích Quang Thể, Chánh đại diện
Phật giáo QN-ĐN. Vì thế, khoảng 17 giờ tôi nhìn thấy một chiếc xe Jeep
nhà binh dừng lại ngay cổng chùa, từ trên xe có hai “thầy” bước xuống đó
là “Đại đức” Thích Minh Tuấn, người Huế, Hiệu trưởng trường trung học
Bồ Đề, Phó Đại diện tỉnh Giáo hội QN-ĐN, Thích Minh Tuấn là một trong
những người lãnh đạo trong Viện Hóa Đạo 1 của Ấn Quang. Sau đó là
“Thượng tọa-Thị giả” của Hòa Thượng Thích Huyền Quang tại Tu viện Nguyên
Thiều. Và hiện nay là Thượng tọa Viện chủ Tu viện Nguyên Thiều, Bình
Định. Và “Đại đức” Thích Như Ký tức Mai Đăng Em, quê ở Mân Lập, quận 3,
Đà Nẵng, “Tổng thư ký Giáo hội Tăng già Quảng Nam - Đà Nẵng”. Tiếp theo
là hai “ông hòa giải” quần tây, áo sơ mi trắng, cả hai cùng mang băng đỏ
như hai “thầy”. Cả bốn người cùng vào nhà khách của chùa gặp Thượng tọa
Thích Quang Thể.
Mở đầu bằng giọng Huế, Thích Minh Tuấn nói:
“Bạch Thượng Tọa, tôi đã đưa xe ra tận đèo Phú Gia ruớc sư đoàn Sao Vàng của tướng Nguyễn Chơn vào thành phố, mọi việc đều tốt”.
Tiếp theo, Thích Như ký nói:
“Bạch
Thượng Tọa, tôi đã đưa xe vô tận Hà Lam, Thăng Bình, đã đón bộ đội ta,
do Đại Tá Phan Hoan chỉ huy vào thành phố một cách an toàn”.
”Thượng tọa” Thích Quang Thể
gật đầu vui vẻ định nói gì với hai “thầy”, Nhưng ngay lúc đó Lê Quang
Hòa (Trung tướng Việt cộng) tức Nguyễn Văn Hòa, quê Điện Bàn, Quảng Nam,
tập kết ra Bắc trở về, là “Tư lệnh phó quân khu 5” cùng đi với mấy tên
cận vệ bước vào chùa, Thượng Tọa Thích Quang Thể đứng lên chào, Lê Quang Hòa nói:
“Tôi
đến đây để thăm chùa, đồng thời để nói lên lời cám ơn Thượng Tọa và
giáo hội đã tích cực trong công việc đưa, đón bộ đội giải phóng vào
thành phố, một thành quả không ngờ, vì khi nghe Ngô Quang Trưởng tuyên
bố: “Các Lực luợng Quân-Cán-Chính tại Đà Nẵng sẽ tử thủ và có 45 ngày để
dân Đà Nẵng di tản”. Chúng tôi nghĩ là sẽ có môt lực luợng hùng hậu,
nên Bộ tư lệnh quân khu 5 đã dự tính lập vòng đai bao vây trong
vòng ba tháng, mới có thể vào thành phố Đà Nẵng được. Vì vậy, khi các
thầy đưa xe ra đón, chúng tôi không tin, nên phải lấy tin từ quân báo
thật chính xác, mới dám cho bộ đội lên xe của các thầy”.
Quay sang hai “thầy” Lê Quang Hòa nói:
“Tôi
đặc biệt khen ngợi Đại đức Thích Minh Tuấn đã đưa xe ra tận đèo Phú Gia
để đón Sư đoàn Sao Vàng của tướng Nguyễn Chon vào thành phố một cách an
toàn. Tướng Chơn rất vui mừng khi được trở lại quê hương Thanh Khê, Đà
Nẵng, và công lao của Đại đức Thích Như Ký cũng không kém vì Đại đức
cũng đưa xe vào tận Hà Lam, Thăng Bình để đón bộ đội của Đại tá Phan
Hoan vào thành phố không hề gặp trở ngại”.
Giữa lúc đó, tôi nhìn thấy Thượng tọa Thích Quang Thể quay vào phía góc chùa nhìn tôi một cách ái ngại. Tôi hiểu ý, nên liền chào Thượng tọa và ra về.
Sau đó, “Lực luợng Hòa hợp-Hòa giải Phật giáo” (Ấn Quang) đã hướng dẫn các đoàn xe của bộ đội VC vào chiếm giữ các đơn vị của quân đội cũ, và lại dùng loa phóng thanh kêu gọi:
“Yêu cầu tất cả đồng bào hãy treo cờ Phật giáo!”
Phải
công nhận là Phật giáo nói Phật tử chiếm 80% là đúng, Nhưng chỉ đúng
trong những ngày này mà thôi, vì thấy các “chùa” đồng loạt treo cờ “Mặt
trận giải phóng miền Nam” cũng như thấy khí thế của Phật giáo như vậy,
nên nhiều người bình thường chỉ theo đạo thờ cúng ông bà hoặc Khổng Giáo
nhưng vì muốn an thân, họ đã đến các “chùa” mua cờ ngũ sắc đem về treo
trước cửa, xem như là lá bùa hộ mệnh. Trừ ba tôn giáo đã chấp nhận mọi
thứ, cương quyết không treo cờ Phật giáo đó là Công Giáo, Tin Lành và
Cao Đài.
Ngoài ra, để lập công với “cách mạng” Đại đức Thích Minh Tuấn,
đã nhân danh: “Phó đại diện tỉnh giáo hội Phật giáo (Ấn Quang) QN-ĐN,
Hiệu trưởng trường Trung tiểu học Bồ Đề, xin dâng hiến tất cả các trường
Bồ Đề và các cơ sở khác của giáo hội cho cách mạng”. Thấy vậy, có nhiều
Phật tử phản đối, Thích Minh Tuấn trả lời:
“Bây
giờ mình đâu có cần gì những thứ đó nữa, vì chúng ta có công đánh đuổi
Mỹ-Ngụy, thống nhất đất nuớc, mọi việc Giáo hội cần đến thì có chính phủ
giúp đỡ”.
Khi nói đến LLHG, thì ngoài những công lao trên họ còn có những thành tích khác đáng kể như sau đây:
Trong lúc đồng bào trên đường di tản, LLHG đã xuống tận bến Bạch Đằng dùng loa phóng thanh kêu gọi:
“Chúng
tôi Lực luợng Hòa hợp, Hòa giải thị bộ Đà Nẵng. Trụ sở đặt tại chùa
Pháp Lâm ở số 500 đường Ông Ích Khiêm Đà Nẵng, thiết tha kêu gọi đồng
bào đừng di tản, hãy ở lại với chính quyền cách mạng ; ngụy quân, ngụy
quyền cấp bậc, chức vụ gì sẽ được trả nguyên cấp bậc và chức vụ ấy”.
Vì
thế, mà ở trại cải tạo T.154, Tiên Phước, Quảng Nam, tôi biết có người
không phải sĩ quan mà đã khai là “Trung úy”, mục đích để được “trả
lại”…cấp bậc cũ! Nhưng không ngờ, rồi sau đó họ đã phải ở tù như những
sĩ quan thật. Và rồi, cấp bậc, chức vụ gì thì phải ở tù theo cấp bậc,
chức vụ ấy!!!
Tái hiện sự tích Đức Phật đản sinh tại chùa Pháp Lâm (Đà Nẵng).
Nhân
đây, tôi xin viết thêm một trường hợp khác. Trong cơn say máu người,
Hòa giải Phật giáo cũng đã đến nhà ông bà Trần Quốc Thái ở số 06 đường
Lý Thường Kiệt, Đà Nẵng, Nhưng khi ập vào nhà thì chỉ còn căn nhà trống.
Ông bà Trần Quốc Thái đã chạy thoát, mất mồi, chúng tức tối la hét, đập
phá lung tung. Tôi nghĩ là ông bà Trần Quốc Thái đã có được một hồng ân
quá lớn, nếu không thì chúng đã xé xác ông rồi, nhẹ lắm cũng như ông
Trần Sô vậy.
Nhân
đây, tôi xin nói rõ về ngôi nhà này: Tôi biết ông bà Trần Quốc Thái đã
vay muợn của nhiều người để xây cất, Nhưng sau khi Tổng Thống Ngô Đình
Diệm bị bọn đâm thuê chém mướn giết chết, Hội đồng Gian nhân Phản loạn
đã tịch thu với lý do là “tài sản của đảng Cần Lao” và dùng làm cơ quan
Nha Cảnh sát Quốc gia vùng 1. Ông bà Trần Quốc Thái đã dắt con cái đi ở
nhờ nhà người khác; nhưng cũng phải thắt lưng, buộc bụng để có tiền trả
cho đến mười năm mới hết nợ làm nhà.
Năm 1973, vì truy tìm mãi vẫn không có bằng chứng là «tài sản của Cần Lao» nên ngôi nhà mới được trả lại cho ông bà Trần Quốc Thái.
Đến năm 1975, Hòa giải Phật giáo chiếm giữ, sau đó giao cho VC lấy làm Bộ chỉ huy công an vũ trang.
Từ ngày 30/04/1975,
Việt cộng ra lệnh truy tầm ông Trần Quốc Thái, “Bí thư đảng Cần Lao
miền Trung”. Tôi cũng biết ông Trần Quốc Thái là người Bắc di cư, thời
Đệ Nhất Cộng Hòa có làm Quận trưởng quận Điện Bàn, Quảng Nam, còn có Cần
lao hay không thì khó biết được, vì đảng Cần Lao không công khai hoạt
động như các đảng phái khác.
Một nạn nhân khác là ông Trần Quốc Dân, người
Thanh Khê, quận 2, Đà Nẵng, đi kháng chiến chống Pháp, sau đó là Thiếu
tá Quân đội Bắc Việt xâm nhập vào Nam. Lúc đó, ông là Trung đoàn trưởng
Trung đoàn Sao Vàng, (sau là Sư đoàn Sao Vàng) Nguyễn Chơn cũng người
Thanh Khê, Đà Nẵng là Trung đoàn phó. Ông là người đầu tiên rời bỏ hàng
ngũ VC trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia vào năm 1962. Ông kể với người
thân:
“Trước
đó tôi có gặp người của ông Ngô Đình Cẩn, nên mới dám quyết định trở
về. Sau khi quyết định, tôi đã lợi dụng trong một lần giao tranh với
quân đội VNCH tại chiến trường Đại Lộc, Quảng Nam, tôi vượt sông Thu Bồn
và theo sự hướng dẫn của người tôi đã gặp, tôi được gặp ông Ngô Đình
Cẩn. Và tôi được sự giới thiệu của ông Cố vấn nên tôi vào Sài Gòn trình
diện Tổng Thống Ngô Đình Diêm., vì tôi tin tưởng rằng Tổng Thống chắc
chắn hiểu được những người đi tham gia kháng chiến chống Pháp. Và tôi đã
nghĩ đúng, vì khi gặp mặt Tổng Thống, sau khi nói rõ về mình và trình
bày ý nguyện của tôi, thì Tổng Thống dạy rằng:
Tôi
đã hiểu được chú em, bây giờ đáng lẽ ra tôi trả lại em quân hàm Trung
tá, vì ngoài đó có cấp Thượng tá, Nhưng thôi vì danh dự Quốc Gia em hãy
nhận quân hàm Thiếu tá. Tôi xin được ra chiến đấu, Nhưng Tổng Thống bảo:
Không
được, hãy về đoàn tụ với gia đình trước khi nhận công tác. Và Tổng
Thống ban thưởng tôi ba trăm ngàn đồng từ tay của Tổng Thống”.
Ông
Trần Quốc Dân trở về Đà Nẵng, sau một thời gian ngắn ông mua một căn
nhà tại đường Trần Cao Vân và cuới vợ. Rồi ông được làm việc tại Bộ Công
Dân Vụ.
Một
năm sau, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị bọn đâm thuê, chém mướn giết chết.
Là một người cứng cỏi, Nhưng ông Dân đã rơi nuớc mắt, ông kêu lên:
“Thế là hết! Tổng Thống không còn nữa, thì sẽ không còn ai hiểu tôi ngoài Tổng Thống”.
Vài tháng sau ông tâm sự với người thân:
“Tôi chán nản trước nạn kiêu binh và kiêu tăng ngày càng lộng hành trên đất nuớc, chắc tôi sẽ xin xuất ngũ”.
Tôi
không nhớ rõ ngày tháng, Nhưng sau đó ông đã xin xuất ngũ và cộng tác
với cụ Vũ Hồng Khanh. Chức vụ cuối cùng VNQDĐ của ông là một trong bốn
Phó chủ tịch Thành bộ Đà Nẵng.
Ngày 24-03-1975, trong lúc ông Trần Quốc Dân chuẩn bị đưa gia đình đi di tản, thì bất ngờ hai ông: Đại đức Thích Như Ký, Tổng thư ký Giáo hội Tăng già Quảng Nam-Đà Nẵng cùngHuỳnh Phổ, cư sĩ Chánh đại diện Giáo hội Phật giáo quận 2, Đà Nẵng (cả
hai đều là cố vấn của LLHG Thị bộ ĐN) dắt theo một đám “Thanh niên Phật
tử” có vũ trang đến nơi (sau này tất cả trở thành công an VC). Hai
người này vào nhà ông Dân, Thích Như Ký nói:
”Chúng
tôi Ban lãnh đạo Lực luợng Hòa giải Thị bộ Đà Nẵng, mời ông lên chùa
tỉnh Giáo hội để cùng làm việc, ông hãy tin tưởng vào chúng tôi và ông
sẽ có một chỗ đứng trong lòng lịch sử”.
Nói
là “mời” Nhưng đám thanh niên Phật tử đứng sau lưng hai ông, tên nào
cũng lăm lăm tay súng. Không còn cách nào khác, ông Dân đành phải theo
chúng lên chùa.
Ông
Dân đi rồi, gia đình biết ông sẽ gặp nguy, nên vợ ông dắt hai đứa con
thơ của ông bà đến chùa Pháp Lâm tức chùa Tỉnh Giáo hội Phật giáo Quảng
Nam-Đà Nẵng để xin gặp chồng; Nhưng đội An ninh Phật tử chặn ngay ở
ngoài cổng không cho vào. Vợ ông Dân khóc lóc, van lạy thế nào cũng
không được, nên đành dắt hai con trở về.
Ngày 30-03-1975,
khoảng 10 giờ sáng, LLHG Phật giáo đưa ông Dân từ chùa Pháp Lâm đến nhà
giam Kho Đạn ở số 15, đường Đào Duy Từ, Đà Nẵng. Lúc giải giao, chúng
đã trói hai tay ông ra sau, còn tròng thêm một vòng thòng lọng lên cổ,
cách trói này giống như chúng đã trói các vị quân cán chính Việt Nam
Cộng Hòa, trong cuộc bạo loạn bàn Phật xuống đường, vào mùa hè 1966; khi
áp giải các vị nói trên đến chùa Phổ Đà. Bởi cách trói này, nếu nạn
nhân bỏ chạy, thì sợi dây sẽ tự thắt cổ lại mà chết. Như thế, vẫn chưa
đủ, mà đội “An ninh Phật tử” còn cầm súng đi kèm hai bên. Thấy vậy, đồng
bào Đà Nẵng đã gọi chúng là “Ủy ban Áp giải”.
Ngày 03-04-1975, khoảng
21 giờ tối, Nguyễn Chơn, tướng VC. Đến nhận ông Dân tại nhà giam Kho
Đạn. Sáng hôm sau, người ta phát hiện xác chết của ông Dân đã chết, xác
được bỏ vào Nhà Vĩnh Biệt của Quân Y Viện Duy Tân ĐN, trên thân thể của
ông có nhiều vết đạn.
Chúng
tôi xin nhắc lại. Năm 1962, ông Dân là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Sao
Vàng, thì Nguyễn Chơn là Trung đoàn phó. Sau khi ông Dân bỏ đơn vị trở
về với Chính Nghĩa Quốc Gia, thì Nguyễn Chơn đã thay thế ông Trần Quốc
Dân làm Trung đoàn trưởng. Đến 1975, Nguyễn Chơn lên tướng. Như vậy, cho
chúng ta thấy, một mặt Phật giáo Ấn Quang đã bắt ông Trần Quốc Dân đem
giam trong chùa Pháp Lâm. Mặt khác ra lệnh cho Thích Minh Tuấn đem xe ra
tận đèo Phú Gia để rước Sư đoàn Sao Vàng của Nguyễn Chơn (tướng VC),
rồi sau đó giao ông Dân cho Nguyễn Chơn xử bắn, theo chỉ thị của VC một
cách rõ ràng không thể chối cãi.
Sau
khi ông Dân chết, bọn “An ninh Phật tử” đã hướng dẫn VC, xông vào nhà
ông Trần Quốc Dân dùng bạo lực đuổi vợ con ông ra khỏi nhà, mà chúng nói
là “Nhà của Diệm”.
Vợ ông Dân chỉ được ôm mấy bộ áo quần và dắt các con ông bà về nương tựa với gia đinh tại chợ Tân Lập, Đà Nẵng.
Những người đã chết dưới bàn tay tàn bạo của “Lực luợng An ninh Phật giáo Ấn Quang”:
Tối 29-03-1975, Đội “An ninh Phật giáo” (Ấn Quang) đã bắn chết bảy người tại quận 3 Đà Nẵng. Trong số này chúng tôi biết mặt, biết tên bốn người, đó là các ông:
1- Hồ Hân, quê
Quảng Ngãi, nhà ở An Thị, An Hải Bắc, nguyên Trưởng ban Thẩm vấn Ty
Cảnh sát Quốc gia, thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Năm 1964, ông bị Phật giáo bắt
đánh về tội “Dư đảng Cần Lao”.
2- Nguyễn Phận, nhà ở An Tân, An Hải Bắc, nhân viên ban 2 Chi khu quận 3, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, thuộc Khu đảng bộ Yên Bái.
3- Phạm Lý, quê
Tứ Câu, Thanh Thủy, Điện Bàn, Quảng Nam, nhà ở An Cư 3, An Hải Đông,
công nhân sở Mỹ, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Cả hai vị nói trên
đều trực thuộc Trung ương Pháp định do cụ Vũ Hồng Khanh lãnh đạo.
4- Riêng ông Bùi Ngọc Cang, Phường
trưởng Phường An Hải Bắc. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa ông là nhân viên phòng
2, Thị đoàn Bảo An Đà Nẵng. Năm 1964, ông bị Phật giáo bắt đánh về tội
“Dư đảng Cần Lao”.
Lúc “Lực luợng An Ninh Phật giáo” (Ấn Quang) đến nhà, vợ ông Cang ra mở cửa. Vừa thấy mặt ông Cang là một tên đã bắn xả vào người ông liền mấy phát.Ông Bùi Ngọc Cang gục chết ngay giữa nhà, trước sự kinh hoàng của vợ con; bà Cang ngất xỉu, các con ông gào thét lên kêu cứu, còn “Đội An Ninh Phật Giáo” (Ấn Quang) lạnh lùng bỏ đi ra!!!
Cùng
bị bắn với bốn vị kể trên, còn có ba người nữa. Tôi nhớ một người tên
Mua, một người tôi quên tên cả hai người này đều là người An Hải Đông,
quận 3 Đà Nẵng,
là Cán bộ Liên hiệp Nghiệp đoàn lao công, đảng viên Đảng Công Nông do
Chủ tịch Trung ương Trần Quốc Bửu lãnh đạo; và một người khác là nhân
viên Cảnh sát, người Quảng Trị (tôi cũng quên tên) đã bị bắn chết ngay
trước Trại Ngô Quyền, An Hải Bắc, quận 3. Sau khi chết được đồng bào
chôn cất ngay tại chỗ. Cho đến trước ngày vượt biển chúng tôi vẫn còn
thấy nấm mộ của người này tại đó, đồng bào vẫn thường đến thắp hương cho
nấm mộ vô chủ này. Không biết bây giờ có dời đi nơi khác hay không?!
Ngoài ra, vào buổi chiều 29-03-1975, khoảng
19 giờ, vì không lên tầu di tản được, tôi trở về nhà; lúc ấy tôi còn
rất trẻ, độc thân, nên mẹ tôi lo sợ không muốn cho tôi đi đâu; nhưng tôi
muốn biết những gì đang xảy ra tại thành phố Đà Nẵng. Vì thế, một mình
tôi đã chạy xe đến ngã ba Huế, thì bỗng thấy một đám đông vây quanh
trước một căn nhà ở góc phía trái thuộc phuờng An Khê, quận 2, Đà Nẵng
làm kẹt xe. Tôi phải dừng lại, trước mặt tôi là một nhóm“An ninh Phật giáo” (Ấn Quang) Đang đằng đằng sát khí trực chỉ vào một căn nhà khá khang trang, đang đóng cửa, bọn này la hét:
“Tất cả mọi người ở trong nhà phải đều ra ngoài hết, nếu không thì chúng tao sẽ đốt nhà”.
Sau
một hồi lâu không thấy động tĩnh; tôi nhận thấy trên khuôn mặt của đồng
bào ai cũng đều lo sợ. Có lẽ ở gần nhà nên họ biết về những người trong
nhà này. Trong lúc đồng bào đang lo lắng, thì bỗng có hai người đàn ông
khoảng chưa tới ba mươi tuổi đã mở cánh cửa ở bên hông trái của căn nhà
bước ra. Nhưng thật bất ngờ là khi hai người này vừa bước xuống chưa
hết bậc tam cấp; thì bọn “An Ninh Phật Tử” liền nổ súng bắn xả vào hai
người này. Cả hai vị đều gục chết trên vũng máu, thân thể nằm vắt ngang
nửa trên nửa dưới của bậc tam cấp nơi thềm nhà của họ. Thấy vậy, tôi mới
hỏi thăm đồng bào ở đó và tôi được biết: hai vị đó là hai anh em ruột
và đều là nhân viên Cảnh Sát.
Trước
cái chết của hai vị này, đồng bào đã khiếp đảm vội giải tán ngay, ai về
nhà nấy, tôi cũng phải rời hiện trường lập tức. Nhưng cho đến bây giờ
và mãi mãi, tôi vẫn không bao giờ quên được hình ảnh của hai vị cũng như
căn nhà của họ, tôi vẫn tâm nguyện sẽ có một ngày được trở lại quê
hương để tìm cho ra tên họ của những người đã chết một cách tức tuởi và
oan uổng dưới bàn tay tàn ác của Phật giáo Ấn Quang; bởi tôi không muốn
tên tuổi của họ sẽ bị đi vào quên lãng!
“Ủy ban lãnh đạo Lực luợng hòa hợp, hòa giải dân tộc thị bộ Đà Nẵng”:
Người đứng đầu cái Ủy ban nầy là La Thành Tỵ,
một tên tàn ác đã từng ra tay sát hại đồng bào trong cuộc tấn công
phường Thanh Bồ - Đức Lợi, làm Chủ tịch LLHHHG Thị bộ, trụ sở được đặt
tại chùa Pháp Lâm ở số 500 đường Ông Ích Khiêm Đà Nẵng, nơi trụ trì của
Thượng tọa Thích Quang Thể, Chánh Đại diện Phật giáo (Ấn Quang) Quảng Nam - Đà Nẵng.
Tôi
vẫn nhớ, bắt đầu từ ngày 01/04/1975, sau khi đã có công ra tận vùng
giặc đón VC vào thành phố, LLHHHG liên tiếp từng ngày cho xe chạy khắp
đường phố dùng loa phóng thanh kêu gọi:
“Chúng
tôi Lực luợng Hòa hợp-Hòa giải Thị bộ Đà Nẵng. Yêu cầu tất cả ngụy
quân, ngụy quyền, đảng phái chính trị thuộc chế độ Sài Gòn, hãy mau mau tập trung về chùa Pháp Lâm, tức chùa tỉnh giáo hội giao nộp vũ khí và trình diện”.
Đối
với Quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa đều chưa biết số phận mình sẽ ra
sao, khi nghe lời kêu gọi đó họ đã đến “chùa” để trình diện.
Một
điều mà chắc nhiều người còn nhớ, là lúc chạy giặc đa số sĩ quan vứt bỏ
súng, khi đến chùa trình diện không có súng đã bị La Thành Tỵ, một
trong những tên sát thủ trong cuộc tấn công hai Phường Thanh Bồ - Đức
Lợi, 24-8-1964. Lúc này là Chủ tịch LLHHHG thị bộ Đà Nẵng, cùng lũ lâu
la trong cái thị bộ này, lớn tiếng la lối, nạt nộ đủ điều:
“Các
anh phải giao nộp súng ngắn, vì sĩ quan phải có súng ngắn, các anh giữ
súng lại để tìm cách chống phá cách mạng à? Không có súng ngắn chúng tôi
không cấp giấy chứng nhận đâu”.
Vậy
là các vị sĩ quan này phải về đi tìm súng, Nhưng súng còn đâu nữa mà
tìm, bởi lúc hỗn loạn xảy ra, La Thành Tỵ đã ra lệnh cho thanh niên Phật
tử phải đi thu nhặt hết đem về chất trước sân chùa. Nhưng có vị đã đi
đến những hang cùng, ngõ hẻm tìm được súng, có vị tìm được cả chục khẩu
súng như M.16, R.15... vác lên chùa. Trong số đó, tôi biết có một người
là Thiếu Tá Đỗ Công Hào, Thuộc Tiểu đoàn 10, Chiến Tranh Chính Trị, cũng
ôm một bó súng, ông yên tâm đem vào chùa; Nhưng không ngờ khi nộp súng
ông lại càng bị La Thành Tỵ la hét càng to hơn nữa:
“Các
anh có đem hàng trăm súng dài cũng không được, vì Sĩ quan thì phải giao
nộp súng ngắn, các anh phải nộp súng ngay, không thì đừng có trách”.
Đến
nuớc này, thì các vị không có “súng ngắn” chỉ còn có một cách là về nhà
đem tiền lên chùa để đưa cho “Lực Luợng An Ninh phật Giáo” đám này hễ
ai có tiền thì chúng lấy những cây “súng ngắn” trong cái đống súng ở
trước sân chùa trao cho, để nộp và để đổi lấy cái “Giấy chứng nhận trình
diện” của “Thị Bộ Hòa Hợp-Hòa Giải”. Thiếu tá Đỗ Công Hào cũng
phải đem tiền mua súng. Sau đó, ông đã phải vào nhà tù “cải tạo” T.154,
đến gần mười năm sau khi đã bị què một chân mới được ra tù. Và bây giờ,
dù đã trải qua những năm dài bị hành hạ, đọa đày, nhưng Thiếu tá Đỗ
Công Hào vẫn còn giữ nguyên được cái cây... súng ngắn. Chẳng biết bây
giờ bọn Hòa hợp-Hòa giải Phật giáo có còn muốn đòi Thiếu tá Đỗ Công Hào
phải trình ra cái cây... súng ngắn nữa không???
Việt Cộng trả công cho “Lực luợng Hòa hợp Hòa giải Phật giáo Ấn Quang”:
Trở lại với cái gọi là LLHHHG, sau khi Quân - Cán, - Chính Việt Nam Cộng Hòa đã giao nộp vũ khí, thì trước
sân chùa một đống súng cao như núi; thì Lực luợng Hòa hợp - Hòa giải đã
đến Tòa Thị Chính mời “Ủy ban Quân quản” đến nhận súng. UBQQ cử Hoàng
văn Lai, “ủy viên an ninh” (sau Lai là Đại tá Trưởng ty công an QN-ĐN)
đến chùa Pháp Lâm, Lai đứng ở sân “chùa” dằn từng tiếng:
“Các
anh hãy trả lời: Cách mạng chiến thắng hay Phật giáo chiến thắng? Hòa
giải là cái gì? Mỹ, ngụy bỏ chạy, chúng tôi tiếp thu chớ có có ai đánh
đâu mà hòa giải, còn súng, chúng tôi không cần, cho các anh đấy!!!”.
Bấy
giờ đến luợt “Ban lãnh đạo hòa giải” lạy Hoàng Văn Lai để y chở đống
súng đi, vì để đống súng nằm hoài ở sân “chùa” thì … không tiện.
Sau đó “Ủy ban quân quản” ra lệnh như sau:
“- Sĩ quan trình diện tại số 03 Duy Tân.
- Ngụy quyền trình diện tại số 12 Bạch Đằng.
- Đảng phái chính trị trình diện tập thể tại số 09 Gia Long”.
Có người nghĩ rằng đã có giấy chứng nhận của “Lực lượng Hòa hợp, Hòa giải Phậtgiáo”(Ấn Quang)
nên không đi trình diện nữa. Nhưng nhiều vị đã bị bắt vì không có giấy
chứng nhận của “Ủy ban quân quản”, có người xuất trình giấy chứng nhận
của ”LLHHHG” thì bọn an ninh nói:
“Giấy
chứng nhận của hòa giải hãy bỏ vào sọt rác vì không có giá trị, chỉ có
giấy chứng nhận của ủy ban quân quản, có chữ ký của ông Hoàng văn Lai
mới có giá trị”.
Cuối
cùng Quân - Cán - Chính Việt Nam Cộng Hòa ở thành phố Đà Nẵng phải đi
trình diện hai lần; nhưng may là lần sau không bị đòi nộp “súng ngắn”
nữa!!!
Bây giờ đến lượt “cách mạng thưởng công” cho “Lực luợng hòa giải:
Qua
sự thanh lọc, một số đông bị rớt, riêng La thành Tỵ được tiếp tục làm
việc trong ”Mặt trận tổ quốc” hiện nay La Thành Tỵ là “Trưởng ban hướng
dẫn gia đình Phật tử Quảng Nam - Đà Nẵng”.
“Chính quyền Phật Giáo”:
Một điều, hơn ai hết chính LLHG Phật giáo chắc khó quên, ấy là trong thời gian hơn một tháng từ 20/03/1975,
LLHG đã nổi lên cướp chính quyền phường, khóm xã, thôn, bởi chính quyền
cũ có người đã di tản, còn những người kẹt lại vì thấy những bộ mặt
đằng đằng sát khí của những “ông” hòa giải nên chẳng ai dám nói gì. Họ
cũng tự xưng là Phường trưởng, Xã trưởng, Thôn, Khóm trưởng, đã làm mưa
làm gió, bắt giết người, lập tòa án nhân dân đấu tố nhiều người đến
29/03/1975, VC vào thành phố rồi, chúng cũng không hề nói gì mà còn vui
vẻ bắt tay “các ông hòa giả”i gọi là “đồng chí”. Nhưng sau ngày 30/04/1975,
Việt cộng mới yêu cầu các khuôn hội bàn giao chính quyền cho chúng.
Điều này đã làm “Hòa giải Phật giáo” bị mất mặt trước dân chúng, nên
“Chính quyền Hòa giải” nhất định không chịu bàn giao, vì đã nắm quyền
hơn một tháng rồi, giết người chẳng ít, bắt giam cũng nhiều (như tôi đã
viết ở bài trước). Nên chính quyền hòa giải Phật giáo đòi Việt cộng phải
hợp thức hóa cho họ trở thành những cán bộ lãnh đạo phuờng, khóm, xã,
thôn vì đã có công lao đưa xe đi đón “bộ đội” Bắc Việt vào thành phố.
Cuối cùng Việt cộng tổ chức một cuộc mít-tinh tại Đài phát thanh Đà Nẵng, trong buổi mít tinh ban tổ chức đã giới thiệu tên Trần Thận, “Thường vụ tỉnh ủy Quảng-Đà” lên phát biểu như sau:
“Sở
dĩ có cuộc mét-tinh hôm nay là do sự đòi hỏi của Phật giáo. Tôi nhấn
mạnh là Phật giáo chớ không có hòa hợp, hòa giải chi hết á. Vì cái chiêu
bài hòa hợp, hòa giải là chỉ do Phật giáo tổ chức ra để lừa bịp với chế
độ Sài Gòn mà thôi. Chúng tôi công nhận Phật giáo Ấn Quang đã có công
đóng góp với cách mạng đánh đổ Mỹ- ngụy. Nhưng, đó là nghĩa vụ công dân
chớ không vì thế mà Phật giáo đòi cầm quyền. Hiện nay, còn có một số
phuờng, khóm, xã, thôn thuộc các khuôn hội còn nắm giữ không chịu bàn
giao cho ủy ban nhân dân các địa phương. Phật giáo nên biết, ngày xưa
ông Lý Vạn Hạnh là cha ruột ông Lý Công Uẩn nên Phật giáo muốn làm gì
thì làm, còn hiện nay ông Đôn Hậu không phải là cha của đồng chí Lê
Duẩn, và chính quyền cách mạng chứ không phải là triều Lý. Vậy chúng tôi
yêu cầu Phật giáo phải khẩn trương bàn giao gấp, nếu chậm trễ chúng tôi
sẽ có biện pháp…”.
Nói đến đây, y nổi nóng vung tay hét:
“Nay
đất nước đã có độc lập tự do rồi mà không lo tu thân, tăng gia sản xuất
để góp phần xây dựng đất nuớc, mà cứ đòi cầm quyền! Phật giáo lấy tư
cách gì để đòi cầm quyền? Ai cho cầm quyền? Phật giáo chỉ có cầm …cầm …
cầm…”
Bỗng nhiên có tiếng cười nổi lên, nhiều bà cuời lớn quá khiến tên Thận phải khựng lại, rồi không biết phải nói tiếp những gì nên y nói đại:
“Ơ…ơ … cầm … cầm … cầm … cái gì cũng được nhưng không được cầm quyền”.
chùa Phổ Đà
Thích Đôn Hậu bắt buộc đồng bào phải đi diễn hành mừng sinh nhật Hồ Chí Minh:
Ngày
18/05/1975, Thích Đôn Hậu chỉ thị tỉnh giáo hội Quảng Nam - Đà Nẵng và
Thị bộ Hòa giải tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Pháp Lâm. Trước
khi tổ chức sinh nhật, các khuôn hội tại các quận lân cận và thành phố
Đà Nẵng Đà ra lệnh cho đồng bào phải tập trung về “chùa” Phổ Đà “để bắt
đầu cuộc diễn hành chào mừng chiến thắng và dự sinh nhật của bác Hồ vị
cha già của dân tộc”. “Lực luợng Hòa hợp-Hòa giải “ đã bắt đồng bào ở
các quận như: Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An, Hòa Vang… phải đi bộ, mọi
người phải tay cầm đèn gió để đem xuống thì thắp sáng lên cho nó ra
vẻ “phấn khởi hồ hởi” và gói cơm đem theo để ăn dọc đường vì có nơi
phải đi bộ một ngày một đêm mới tới Đà Nẵng. Trước khi đi, các khuôn hội
đã tập dượt cho đồng bào hô khẩu hiệu như sau: Khi những “ông” hòa giải
tay cầm loa phóng thanh, mồm hô:
“Hoan hô bộ đội giải phóng miền nam anh hùng”, thì đồng bào phải hô lớn “hoan hô …hoan hô…” còn khi mấy “ông” hô: “Đả Đảo đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay saibán nuớc”, thì đồng bào phải hô “đả đảo…đả đảo…”
Nhưng sau một đêm ngày đi bộ vì mệt và buồn ngủ, nên đồng bào chẳng còn nhớ những gì khác cả, mà chỉ còn nhớ bốn tiếng “hoan hô” và “đả đảo” mà thôi. Tôi vẫn nhớ như in vào đêm ấy đã hơn một giờ sáng ngày 19/05/1975.
Lúc đó tôi đang ngủ, thì bỗng nghe tiếng chân người đi, tiếng ồn ào,
tiếng loa phóng thanh cùng với tiếng hô “hoan hô…đả đảo…”. Bây giờ mỗi
lần nhớ lại chuyện đêm ấy, nếu có ai thì tôi kể lại để cùng cười, còn
nếu chỉ mình tôi, thì tôi … cười một mình.
Đêm
ấy, khi đoàn người đã bị các “ông” hòa giải hành hạ đang đi qua nhà,
tôi đã vừa cảm thương đồng bào vừa không nén được tiếng cuời, khi nghe
mấy “ông” hòa giải tay cầm loa phóng thanh mồm la ơi ới:
“Bà con ơi! ai rớt gói cơm? thì có tiếng của đồng bào đáp trả “hoan hô... hoan hô…”
Nghe vậy mấy “ông” hòa giải lại la lớn:
“Bà con ơi! gói cơm ai rớt?”
Đồng bào lại hô:
“đả đảo … đả đảo …”.
Cứ tiếp tục như vậy, một hồi lâu, đồng bào cứ mắt nhắm, mắt mở cũng chỉ biết có ”hoan hô”với “đả đảo” cái... gói cơm.
Cuối cùng, các “ông Hòa giải” tức quá mới đi tới gần từng nhóm người, tay đập mạnh vào người họ mồm hét:
“Gần
sáng rồi, tỉnh táo đi, nghe chúng tôi nói đây nè ai… làm… rớt… gói…
cơm… thì nhận lại, chứ nghe cái gì đâu mà cứ hoan hô với đả đảo hoài…
vậy hả?”
Lúc đó đồng bào mới biết là có “sự cố”.
Nên
biết là lúc đó, đồng bào rất sợ Hòa giải Phật giáo, các khuôn hội buộc
mỗi gia đình ít nhất phải có một người phải cầm đèn gió đi diễn hành. Tại
thành phố Đà Nẵng, để cho nó có “hệ thống” trước khi diễn hành đến
“chùa” Pháp lâm, các khuôn hội dùng loa phóng thanh kêu gọi:
“Yêu
cầu tất cả đồng bào hãy tập trung về tại “chùa” Phổ Đà ở số 340 đường
Phan Châu Trinh ĐN, tức Phật học viện Trung phần, để bắt đầu cuộc diễn
hành trên khắp thành phố suốt đêm để mừng cách mạng chiến thắng, cho đến
sáng ngày 19-05, trước khi đến chùa Pháp Lâm tại số 500, đường Ông Ích
Khiêm để mừng sinh nhật Hồ Chủ tịch vĩ đại!”
Trở
lại với cuộc diễn hành hay đúng hơn là Hành diễn. Sau khi đã thấy những
sự kiện kể trên, tôi nghĩ chờ Trời sáng sẽ xuống chùa Pháp Lâm xem thử
mọi việc ra sao.
Khi
đến đến “chùa” Pháp Lâm, tôi cùng vào với đồng bào diễn hành. Chúng tôi
đã chứng kiến “Thượng tọa” Thích Đôn Hậu ngỏ lời nói:
“Yêu
cầu đồng bào từ nay hãy lập tại nhà một bàn thờ thật trang trọng, phải
có ảnh bác Hồ kính yêu để thờ vị cha già của dân tộc, ảnh đang có tại
các chùa,đồng bào hãy đến để mua đem về mà thờ”.
Tiếp theo Thích Đôn Hậu (dân
Đà Nẵng thường gọi là Thích Đoản Hậu hoặc Thích Đâm Hậu), giới thiệu
một “cán bộ cách mạng lên nói chuyện với đồng bào” khi người này lên nói
chuyện đã tự giới thiệu tên là Hoàng Châu Ký, Giám đốc Sở Thông tin văn hóa khu trung, Trung bộ.
“Giáo sư Hoàng Châu Ký sinh năm 1921 tại xã Cẩm Kim, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình khá giả. Ông tham gia cách mạng ngay từ năm 16 tuổi. từ trần ngày 31 tháng 1 năm 2008 tại Đà Nẵng, hưởng thọ 87 tuổi”.
Hoàng Châu Ký đã ngỏ lời khen ngợi có đoạn như sau:
“…
Quý Thượng tọa, đại đức và quý vị thuộc lực luợng hòa hợp hòa giải, là
những người đã có công với cách mạng, tham gia đánh đổ Mỹ- ngụy, thật là
đáng ngợi khen. Trước đây, quý vị nói là bị Mỹ-Ngụy áp bức, kềm kẹp
không có tự do, nay cách mạng đã giải phóng, không còn ai bị áp bức nữa.
Từ nay, quý vị tu sĩ đều được tự do ở lại chùa tu hành. Ngoài ra, cách
mạng sẽ giúp đỡ bằng cách tạo điều kiện cho có đất đai để quý vị được tự
do làm chủ, tự do lao động sản xuất, để góp phần xây dựng đất nước, và
để được vinh dự là không còn ăn bám vào thiên hạ nữa.
Còn
đối với những người không phải tu hành, tôi biết ở đây có nhiều người
có bằng cấp cao như tiến sĩ, bác sĩ, giáo sư, kỹ sư … Các anh sẽ được
trọng dụng trở lại, làm việc theo nghành nghề chuyên môn, bác sĩ trở lại
bệnh viện, giáo sư trở lại trường học … Các anh sẽ được bình đẳng như
những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư cách mạng miền Bắc. Nghĩa là, hàng tháng họ
được bao nhiêu ký rau muống, bao nhiêu mì chính (bột ngọt)… thì các anh
cũng được lãnh bấy nhiêu. Ngoài ra, muốn cải thiện, nếu ở thành phố
không có đất, chúng tôi sẽ giúp đỡ cho các anh có điều kiện để tự do
nuôi heo, tự do nuôi gà, tự do nuôi vịt, tự do …tự do...”.
Hoàng
Châu Ký còn nói thêm nhiều thứ tự do nữa, Nhưng sao tôi thấy trên từng
khuôn mặt của những “vị trí thức” này bỗng trở nên nhợt nhạt khi biết
mình đã có đầy đủ những thứ … tự do!!!
Trong
lúc y còn nói chuyện, Nhưng chúng tôi không thể đứng nhìn những đồng
bào tội nghiệp của mình, mà chúng tôi biết chắc chắn là họ phải nằm
đường, ngủ chợ, lê lết một ngày, một đêm nữa mới trở về đến nhà của họ,
nên chúng tôi phải ra về.
“Trại Cải Tạo T.154”:
Đến
đây, tôi xin nói qua về trại cải tạo T.154, là hậu thân của trại cải
tạo Đá Trắng. Nhân đây, vì tôi vốn là dân gốc tại làng Thạnh Bình, Tiên
Phước, Quảng Nam; từ nhà tôi đến nhà cụ Huỳnh Thúc Kháng chỉ cần đi bộ,
tôi biết rất rõ về trại này, nơi Bác ruột của tôi đã bỏ mình tại trại
vào năm 1964, nên tôi phải nói rõ về cái tên T.154. Bởi khi quận Tiên
Phước mất vào ngày 13/03/1975, thì VC đã cấp tốc khởi công phá bỏ trại
Đá Trắng vốn ở dưới hầm, để thành lập trại tù mới lớn hơn, từ lúc đầu VC
đã bắt thanh niên quận Tiên Phước làm công việc xây dựng bằng nhà tranh
vách đất, đến ngày 15/04/1975, Việt cộng cho “khánh
thành” và trại Đá Trắng chính thức đổi tên thành “Trại cải tạo T.154”,
để rồi các vị ai đã vào đấy, thì ít có vị nào ra trại trước muời năm, có
vị đã bỏ mình tại trại vì bị hành hạ đến bệnh tật không được điều trị,
có vị bị xử bắn, bị bỏ đói chết trong nhà biệt giam.
Sau
đó, khi đưa tất cả các vị quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã trình
diện tại “chùa” Pháp Lâm vào đây, VC lại bắt các vị tù trong trại tự xây
nhà tù mới, mái lợp ngói, nền lát gạch.
Trại chính là Trại 1, bên nam gồm có 12 (mười hai) nhà, mỗi nhà có bốn phòng, mỗi phòng có hai dãy sạp gỗ dài song song và một sạp chiếc, mỗi sạp chứa được trên dưới 20 ( hai mươi) người. Tất cả các phòng, các cánh cửa đều có gài một thanh sắt dài có gắn khóa sắt, để mỗi tối sau một ngày lao động, mọi người tù phải vào phòng để một công an gọi là “Cán bộ trực trại” điểm danh xong rồi khóa cửa lại. Nhưng chưa đủ mà còn có một nhà Biệt Giam, trong nhà nầy có những thanh sắt gài hai chiếc cùm sắt xuyên qua Tường gạch kiên cố, để cùm hai chân người tù, phòng chỉ bốn mét vuông, không có cửa sổ, chỉ có một lỗ thông hơi hình tròn đường kính khoảng 08 cm (tám phân), bên ngoài là cánh cửa sắt có gài một thanh sắt có khóa sắt. Trong trại còn có nhà cấp duỡng (nhà bếp) một trạm xá.
Ngoài
ra, quanh trại VC còn xây thêm các phân trại như các trại: Trại Thôn
Năm, Thôn Tư, Na Sơn, Nà Thao, Lò gạch, Nhà chăn nuôi, Nhà máy ly tâm
sản xuất đường (chỉ phân phối cho công an, còn tù cải tạo thì chỉ được
nhìn mà thôi).
Đầu năm 1979, vì đánh nhau với Tàu nên VC chuẩn bị đưa một số vị tù ra Bắc, đã phải ngưng lại, thay vào đó VC đã lập thêm nhà biệt giam 02.79 (Đồng Mộ). Rồi thay vì đưa ra Bắc; vào đêm 03-05-1979, các vị này đã bị trói dính chặt vào nhau. Sau đó, các vị đã bị công an vũ trang dao kề cổ, súng kề lưng, đưa vào nhà biệt giam 02.79 (Đồng Mộ) trong một đêm khuya tối Trời. Trong số này có bốn vị tu sĩ đó là quý ngài:
- Linh mục Đặng Đình Canh, hiện nay quản nhiệm giáo xứ Thanh Bồ, Đà Nẵng,
- Linh mục Vũ Dần, hiện nay quản nhiệm giáo xứ Phú Thượng, Đà Nẵng,
- Linh mục Nguyễn Đình Ánh.
Riêng
Linh Mục Tống Kiên Hùng sau khi ra tù ngài trở về giáo xứ Tam Tòa,
Nhưng công an QN-ĐN đã trục xuất ngài vào miền Nam, rồi ngài sang Hoa
Kỳ, hiện nay ngài đã vào dòng tu kín tại Hoa Kỳ, và Mục sư Dương Đình
Nguyện, hiện cũng đã tiếp tục hầu việc Chúa ở Hoa Kỳ.
Ngoài
các trại tù nam, VC cũng lập thêm phân Trại Nữ gồm có năm nhà, có nhà
cấp dưỡng, trạm xá riêng, các phòng cũng kiên cố như trại nam. Nhưng mỗi
khi nữ tù “vi phạm nội quy” thì công an trại nữ lại “Lập biên bản” để
đưa vào cùm trong nhà biệt giam của trại nam, vì trại nữ không có nhà
cùm biệt giam. Ví thế, nữ tù vì mắc cỡ nên rất sợ bị vào nhà cùm ở bên
trại nam; bởi bất kể một nữ tù nào chỉ cần có một giờ bị ôm áo quần đi
vào nhà cùm ở trại nam, là cả hai trại nam - nữ tù đều biết tất cả.
Hai
trại nam, nữ cách nhau một giòng suối nhỏ, “tuy xa mà gần, tuy gần mà
xa” chung một hội trường để hai trại nam, nữ cùng học tập chính trị,
hoặc họp toàn trại mỗi khi trong trại có nhiều người “vi phạm nội quy”
hoặc xem văn nghệ vào dịp Tết, hay ngày 2/09, “nghệ sĩ” là các anh chị
em đa số là các anh chị em thuộc Chiến Tranh Chính Trị cũ.
Nói
đến nhà tù này, thật là kinh hoàng, khủng khiếp!!! Vì là nhà tù lao
động chuyên về nông nghiệp, nên cả nam lẫn nữ tù đều phải làm những công
việc vô cùng nặng nhọc. Hàng ngày, nữ tù chúng tôi thường đi làm chung
với quý vị nhà 08 do Trung tá Nguyễn Văn Chuớc “Tự quản” (nhà trưởng)
quý vị này đã từng qua nhà biệt giam 02-79 (Đồng Mộ) và nhà 10 do Thiếu
tá Trương Quang Dõng làm nhà trưởng, ngày nào hai nhà này cũng thay
phiên lao động bên nữ tù. Các anh đã thay trâu bò cày, bừa cho nữ cấy,
gặt. Với chỉ tiêu chung, ba người một sào, bắt buộc phải đạt trong ngày.
Ngoài ra phải leo lên đồi cao cuốc đất trồng sắn, mỗi ngày với chỉ tiêu
vừa cuốc vừa trồng phải “đạt” 500 cây hom sắn, hay cuốc đất trồng mía,
tỉa đậu, trồng khoai, lên rừng nam đốn củi, nữ vác xuống chất thành mét
khối, cũng phải “đạt chỉ tiêu”. Nói tóm lại làm việc gì cũng phải “đạt
chỉ tiêu” hết.
Nhưng
không phải “đạt chỉ tiêu” rồi mà tối về phòng được ngủ sớm, mà tất cả
chúng tôi, sau giờ ăn tối còn phải “làm tranh thủ” hái đậu phụng (lạc)
cũng “chỉ tiêu” cho ba người đầy một thúng mới được về phòng, đặt lưng
xuống chưa được bao lâu thì 06 giờ sáng phải thức dậy để bắt đầu một
ngày lao động khác. Có khi vừa ăn tối xong, phải “tranh thủ” làm cỏ
mía... Thôi thì đủ thứ «tranh thủ» không làm sao kể hết.
Chúng
tôi vẫn nhớ, có những lần suốt ngày dầm mình dưới sình, lầy, tới ngực,
tới bụng làm mồi cho đỉa; Nhưng vẫn “không đạt chỉ tiêu”. Vì vậy, đến
chiều về trại, chúng tôi đã bị phạt, bằng cách không cho tắm rửa. Những
lần như thế, chúng tôi cứ khóc như mưa, chẳng làm sao nuốt nổi chén sắn
độn cơm, cũng không sao ngủ được vì trên người còn dây dính những bùn
lầy, hôi hám!!!
Chúng
tôi cũng không bao giờ quên những năm tháng lao động bên các vị Quân,
cán, chính VNCH, thuộc nhà 08 và nhà 10. Tôi vẫn nhớ mãi những ánh mắt
đầy thương cảm và lo lắng của các anh, khi nhìn chúng tôi với những tấm
thân yếu đuối, mà các anh chỉ nhìn thấy từ bụng, từ ngực nổi trên sình
lầy, trong những ngày đông buốt giá, đến những ngày hạ nắng như thiêu
đốt. Đôi chân của chúng tôi lúc nào cũng phải lần bước theo những cây
đà, do chính các anh đốn từ trên rừng đem bỏ xuống ruộng. Các anh luôn
luôn lưu ý đến chúng tôi, để khi nào nữ tù có ai lỡ trượt chân khỏi cây
đà, thì các anh kịp thời nối cuốc, nối tay, kéo chúng tôi lên. Vì thế,
có nhiều người rơi xuống ruộng, nhưng không hề có một ai bị chết vùi
thân dưới sình lầy cả.
Nhưng
với tôi, mặc dù bị tù đày. Tôi vẫn thấy mình có cái “may mắn” là “được”
chứng kiến những trận đòn thù dã man, tàn bạo nhất mà công an trại đã
giáng trên những tấm thân gầy yếu, trơ xương của nhiều vị tù, nhưng vì
là một bài viết có hạn, nên tôi chỉ nói đến những trường hợp như sau
đây:
- Thiếu tá Hồ Minh, ông
đã bị “kỷ luật” cùm tay, chân, miệng, và ở phòng biệt giam. Chẳng những
thế, mà ông còn bị công an trại dùng những khúc củi đánh đập nhiều lần,
đến nỗi mỗi lần ông bị đánh, tù nhân chỉ nghe tiếng hét, tiếng rú của
ông chứ không hề nghe tiếng ông nói thành lời. Một lần, tù nhân nghe
tiếng mở cửa của thanh sắt phòng biệt giam. Họ thấy ông Hồ Minh bị hai
tên công an vũ trang lôi ra khỏi phòng, rồi dùng những khúc củi đánh tới
tấp lên người ông. Đau quá, ông bỏ chạy quanh khu biệt giam, lúc ấy,
nhiều người mới nhìn thấy chiếc cùm đã không còn trên miệng của ông nữa,
Nhưng ông không còn hét thành lời, mà chỉ có tiếng rú vô cùng man dại,
đôi mắt vô hồn, nét mặt thất thần, có lẽ ông đã mất trí, cũng có thể vì
chiếc cùm lâu ngày trên miệng đã làm ông không còn nói được nữa. Nhưng
bọn công an vẫn đánh vì nói ông giả câm, chúng cứ tiếp tục đánh, buộc
ông phải nói. Khi ông ngã sấp xuống mặt đất thì chúng không đánh bằng
những khúc củi nữa, mà chúng thẳng chân giày đạp lên đầu, lên lưng ông,
cho đến lúc ông nằm bất động, chúng mới cho “trật tự” trại khiêng xuống
trạm xá trại 1. Nhưng đã quá trễ, vì khi vào trạm xá, thì thân xác ông
đã lạnh ngắt tự bao giờ. Mọi người mới hay rằng bọn công an trại đã đạp
lên cái xác chết của ông.
- Đại úy Nguyễn Phuợng, bị cùm bỏ đói cho đến chết. Khi chết rồi, mà đôi chân của ông vẫn còn trong đôi cùm sắt treo trên tường, thân thể quắt queo trên nền gạch lạnh lẽo của phòng biệt giam tăm tối!!!
- Thiếu tá Nguyễn Xuân Giáo, cựu Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia Quảng Nam (thời Đệ Nhất Cộng Hòa). Trước khi chết, ông đã bị hành hạ đến không còn nhìn ra được là con người nữa. Ngày ông chết trong nhà biệt giam, khi đưa ra ngoài, không biết là vô tình hay hữu ý, mà bọn công an đã cho người con trai ruột của ông cùng đồng tù là anh Nguyễn Xuân Đức khiêng xác đi chôn, mà vẫn không biết đó là cha ruột của mình. Cho đến khi huyệt mộ đã lấp đất xong, tên công an trại ra lệnh cho « trật tự » trại mang tấm bảng gỗ đến và viết tên Nguyễn Xuân Giáo, đem cắm dưới chân mộ. Lúc ấy, anh Đức mới kinh hoàng, chết điếng ngã lăn xuống đất, ôm lấy nấm mộ của đấng sinh thành vừa lạy vừa kêu Trời. Nhưng Trời thì ở trên cao và xa quá, còn công an thì ở gần, nên chúng ra lệnh cho “trật tự” trại vực anh dậy và lôi về phòng. Trước cảnh Trời sầu, đất thảm ấy, tất cả tù nhân chỉ biết rơi lệ vì cảm thương và đau xót!!!
- Chúng tôi cũng đã chứng kiến tại “Đồng Cừ”, hôm ấy là ngày cấy lúa, bọn công an bảo Trung tá Không quân, anh Nguyễn Văn Đức nấu ăn, đến khi dọn cơm ra cho chúng, bỗng chúng nói anh rửa rau muống không sạch, là muốn đầu độc chúng, rồi mấy tên công an vũ trang đã dùng báng súng, dùng giày, đánh, đạp vào người anh đến ngã ngụy xuống mặt đất trước mặt Mục sư Dương Đình Nguyện và Giáo sư Đồng Sĩ Ninh, là hai vị tù chịu trách nhiệm đắp nước ruộng và đồi sắn tại “Đồng Cừ”, cùng đông đảo tù cải tạo. Chúng tôi hết sức kinh hoàng và vô cùng đau đớn, nhưng không biết phải làm gì hơn là cúi mặt để dấu đi những dòng nuớc mắt cứ trào tuôn từ đáy lòng thương cảm, và cũng từ nỗi uất hận. Bởi, anh Đức đã lớn tuổi, mắt kém nhưng không có kính, nếu anh có rửa rau không được sạch thì đó không phải là lỗi của anh. Tại sao chúng không bảo những người tù khác mắt còn nhìn rõ hơn để nấu ăn cho chúng. Vả lại, chúng biết rõ là anh Nguyễn Văn Đức không có ý đầu độc chúng, Nhưng chúng muốn đánh anh vì lòng thù hận. Nên biết, bọn công an luôn luôn tìm một sơ hở nhỏ nào đó của tù cải tạo để có cớ mà đánh, đập, cùm kẹp để hành hạ trả thù mà thôi.
- Trung tá Nguyễn Tối Lạc, quận trưởng quận Đức Dục, người từng bị cùm cả tay, chân, có khi bị cùm cả miệng. Trước khi bị cùm miệng, ông đã xin Linh mục Vũ Dần, Linh Mục Đặng Đình Canh, Linh Mục Nguyễn Đình Ánh, Linh Mục Tống Kiên Hùng, truyền dạy Kinh Thánh cho ông, nên mỗi lần bị cùm miệng, nhưng còn hai tai nên qua cái lỗ thông hơi của phòng biệt giam, ông vẫn học thuộc hai câu Kinh Thánh mỗi ngày. Và nhiệm mầu thay, ông đã thoát chết. Bây giờ ông đã sang Hoa Kỳ theo diện tù “cải tạo”. Người ta thường bảo khi cùng đường, sắp chết mới thấy Trời. Quả đúng như vậy, khi vào các nhà tù của Việt Cộng là đi vào tử lộ, và chính ở nơi ấy con người mới biết đến Đấng Toàn Năng.
- Ngoài ra, còn có nhiều vị bị xử bắn tại trại như Đại tá Nguyễn Văn Bình … Đặc biệt là Kỹ sư Trung úy Trần Quang Trân đã bị xử bắn vì tổ chức giải thoát tất cả tù nhân. Nên biết, ông Trần Quang Trân là một Kỹ sư điện tử, từng được tu nghiệp tại Nhật và Hoa Kỳ, ông được công an trại giao cho tất cả công việc bảo quản điện, đài trong trại, được tự do về thành phố Đà Nẵng mua phụ tùng các loại máy móc cho trại, ông cũng là một tay trống của đội văn nghệ trại, Nhưng ông không thể ung dung để huởng những ưu đãi của Việt cộng, không thể nhìn những người đồng cảnh ngộ bị đọa đày. Nên ông phải hành động, để rồi ông phải chịu chết thảm!!!
- Ngày ông Trần Quang Trân bị xử bắn, một buổi chiều khoảng 06 h 30 ngày 27/05/1982, khi cả hai trại nam, nữ đã ăn “cơm” xong. Trại nam đã điểm danh khóa cửa, nhưng trại nữ chưa điểm danh. Vì thế, chúng tôi còn rủ nhau đi quanh sân trại để “tâm sự”. Bỗng nhiên, chúng tôi thấy một tiểu đội công an vũ trang xuất hiện, chúng kềm ông Trần Quang Trân ở giữa và dắt theo bốn nam “trật tự” khiêng một chiếc quan tài, tất cả đang đi về hướng Hố Ông Hức, là nơi dành để chôn tù cải tạo. Riêng tôi, là thợ cắt, may được Âu-Việt phục, nên thỉnh thoảng công an trại bảo đi lấy số đo ở gia đình chúng để vào may trong trại nam, vì trại nam có bốn máy may, trại nữ không có, máy may chỉ dành để may áo quần cho công an, còn tù phải tự vá áo quần rách bằng những sợi nylon, tách ra từ bao cát mà ngày xưa thường dùng để làm hầm tránh đạn. Mỗi lần một “cán bộ” nào muốn nhờ tôi cắt, may, thì chính “cán bộ” ấy phải đích thân ra trại nữ xin phép “cán bộ trực trại” để nhận và cùng đi với tôi đến nhà, sau khi đo, đến ngày tôi vào trại nam để may công an cũng phải đi kèm, may xong, lại dắt tôi về trả cho “cán bộ trực trại”. Vì vậy, lúc ấy tôi đang từ nhà của vợ chồng Phó giám thị Nguyễn Văn Bá và vợ là Nguyễn Thị Thanh Yên người Kỳ Hà, quận Lý Tín, Quảng Tín. Yên là “cán bộ y tế”. Thời gian này Nguyễn Văn Bá đã lên Phân trại Thôn 05 để kiêm luôn chức “Giám thị” trại Thôn 5. Nhưng không hiểu vì quên giờ hành quyết ông Trần Quang Trân, hay vì tôi đo áo quần cho cả gia đình nên bị chậm trễ giờ giấc. Nhà của vợ chồng tên Bá ở gần Hố ông Hức. Trên đường về trại có “cán bộ” Yên đi kèm, tôi đã nhìn thấy ông Trần Quang Trân bị bịt mắt và cùm miệng, vì sợ ông Trân có thể có lời nói bất lợi, hoặc hô khẩu hiệu, ngay như Trung tá Nguyễn Tối Lạc, khi bị kỷ luật cũng phải bị cùm miệng, bọn công an trong trại không bao giờ cho tù nói những lời mình muốn nói.. Ông Trần Quang Trân bị đưa đến Hố ông Hức. Vừa thấy tôi, mấy tên công an hét lớn, bảo tôi nhanh chân về trại, “cán bộ” Yên bảo tôi chạy ngay về trại, không được nhìn cái gì cả, còn y thị cũng chạy biến vào đám mía của nhà “Phó giám thị” Nguyễn Văn Tài và vợ là Trần Thị Lệ cán bộ phụ trách hồ sơ tù cải tạo. Tôi lén nhìn ông Trân rồi cúi đầu đi thẳng. Khi về trại, tôi thấy mọi nữ tù đều khóc, vì họ cũng đã thấy, và đã biết những gì sẽ xảy ra!!! Khoảng nửa giờ sau, có mấy phát súng nổ. Mặc dù trừ bốn “trật tự” và đội công an hành quyết, không có một ai biết, hay thấy được giây phút cuối cùng của ông Trần Quang Trân, Nhưng nữ tù đều hiểu khi nhìn thấy chiếc quan tài khiêng đi bên cạnh ông, nên họ biết chắc chắn những phát súng đó là đã bắn vào ông Trân. Không cầm lòng được nữa, cả trại nữ khóc thét lên, tiếng khóc thấu Trời, làm bọn công an trên cơ quan nghe được. Vì thế, “cán bộ trực trại” tên Trịnh Thị Thu vợ của “Phó giám thị” Huỳnh Văn Hưng người Bình Dương, Thăng Bình, Quảng Nam, đã xuống trại, y thị phùng mang trợn mắt hét chúng tôi, bảo tất cả vào phòng khóa cửa lại. Y còn nói: “Nếu các chị còn khóc tui sẽ cùm đầu hết”. Nhưng chúng tôi không sợ, vì cùm hết thì lấy ai ngày mai đi lao động. Trong những ngày đi cắt bổi (cắt những cành lá trên ngọn để bỏ vào chuồng trâu, bò làm phân bón ruộng) quanh Hố ông Hức, tôi đã bốn lần lén lút đến gần ngôi mộ ông Trần Quang Trân. Ông được chôn riêng trên ngọn đồi, dưới chân mộ là một gốc cây cao, có bóng mát tỏa xuống chở che một nắm xương tàn, một linh hồn, mà lúc sinh tiền là một tâm hồn cao Thượng. Những ngày bị cùm kẹp trong phòng biệt giam, những vị tù bị cùm bên cạnh phòng của ông, vẫn thường nghe ông hát lên những Bài Thánh Ca với lời nguyện cầu cho đất nuớc, cho đồng bào, cho những người tù đồng cảnh ngộ. Mỗi lần viếng mộ ông, tôi chỉ vừa đi vừa nhìn, chứ không bao giờ dám đứng lại, vì tất cả tù nhân nếu ai đến thăm mộ ông mà bị chúng bắt được, sẽ bị vào nhà cùm biệt giam cả. Tôi cũng biết chắc chắn, khi VC mở tòa án tại trại để tuyên án tử hình ông Trần Quang Trân, cũng như lúc xử bắn VC đều không cho thân nhân và vợ, con ông ở Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai được biết. Tôi cũng xin nói thêm: Sỡ dĩ “Ban giám thị” trại tù phải xử bắn ông Trần Quang Trân vào giờ gần tối, lúc cả hai trại nam, nữ đều đã đóng cửa, là để không một người tù “cải tạo” nào được nhìn thấy cảnh xử bắn một vị đồng tù.
Các vị cựu tù tại trại 1 (Trại chính), chắc còn nhớ, Hố ông Hức nằm ở phía sau nhà “kho lương thực” của trại, và gần các đồng ruộng. Gồm có “đồng giữa , đồng lò rèn”, (vì gần lò rèn của trại) và ”đồng khách” (nhà thăm nuôi còn gọi là “nhà khách”, nên gọi cánh đồng gần đấy là “đồng khách”). Và ở khu vực này, luôn luôn có mặt các vị tù “cải tạo”, là những người được “cắt công” cho ra làm những công việc như: đắp nước ruộng, giữ mía, rèn đúc các dụng cụ “sản xuất” như cuốc, rựa… Tôi còn nhớ tên từng vị Sĩ quan đã có mặt làm những công việc ấy ở khu vực Hố ông Hức. Ngoài ra, địa điểm xử bắn ông Trần Quang Trân là Hố ông Hức, nơi được chọn làm “nghĩa địa” để chôn các vị tù đã chết lại nằm đối diện với “nhà thăm nuôi”, nên thường xuyên có mặt rất đông đảo các thân thân của những người tù, họ đã đến đó từ nhiều thành phố, để chờ “thăm nuôi” thân nhân của họ. Một điều khác nữa, là khu “nghĩa địa” Hố ông Hức, là nơi thường xuyên có mặt của dân chúng ở ngoài trại. Trong số đó, có những người thường gọi là “dân bám trụ”. Nghĩa là những năm vùng đất này, đã bị Việt cộng hoàn toàn kiểm soát, họ đã bị kẹt lại, hoặc muốn ở lại với Việt cộng, không trốn chạy ra vùng Quốc Gia. Bên cạnh đó, còn có những người dân đang sống tại một “vùng kinh tế mới”. Họ là những người dân ở các thành phố, bị đưa đến đây. Tất cả những người dân này, dù “dân bám trụ” hay “dân kinh tế mới” họ đều được công an trại tù cho phép đi “mót” khoai, sắn còn sót lại của trại tù, sau khi tù “cải tạo” đã đào, bới xong. Họ cũng thường xuyên vào khu rừng chồi gần Hố ông Hức phía trên đám mía, để lấy củi về nấu ăn nữa. Chính vì thế, “Ban giám thị” trại tù phải xử bắn ông Trần Quang Trân lúc gần tối, vì VC không bao giờ để cho những người tù “cải tạo”, những thân nhân của người tù “cải tạo” đang chờ đợi ở “nhà thăm nuôi”, cũng như những người dân của vùng “kinh tế mới”, kể cả “dân bám trụ” được nhìn thấy vụ xử bắn ông Trần Quang Trân, để rồi sau này, họ là nhân chứng.
Nói về những vị đã chết trong trại tù còn nhiều lắm, khó có thể viết đầy đủ trên một trang báo. Nên tôi lại xin phép nữa để viết về một hòan cảnh thương tâm khác của một người, hay nói đúng hơn là của một gia đình đã bị VC đọa đày đến cảnh khốn cùng, nếu không có niềm tin nơi Đấng Tối Cao thì tôi chắc họ đã không làm sao vuợt qua được những đớn đau, nghiệt ngã, oan khiên mà đảng Cộng sản Việt Nam đã giáng cho gia đình ấy, đó là trường hợp của gia đình Giáo Sư Thượng Nghị Sĩ Bùi Văn Giải. Khi di cư vào Nam năm 1954, ông làm nghề dạy học, bà tảo tần buôn bán, tiết kiệm dành dụm tạo được một căn nhà tại phuờng Tam Tòa, đường Trần Cao Vân Đà Nẵng. Khi ông vào tù cải tạo, công an Đà Nẵng đã tịch thu căn nhà của ông bà. Bà đau buồn, ngã bệnh rồi mất ở tuổi đời 36. Ngày mất mẹ, các con ông và người thân đồng cầu khẩn VC cho ông về chôn cất vợ xong rồi tiếp tục vào tù, Nhưng VC vẫn không cho. Ông đã không được nhìn mặt người bạn trăm năm vào giây phút cuối cùng!!! Nhờ bà con giúp đỡ, các con ông chôn mẹ, trong lúc cha vẫn ở trong tù!!! Chỉ có Trời cao mới thấu được nỗi đau thương của các con ông Bùi Văn Giải khi vấn vành khăn tang khóc mẹ, cũng như nỗi đớn đau của ông Bùi Văn Giải ở trong trại tù “cải tạo”!!! Những năm dài ở trong lao lý, Giáo Sư Bùi Văn Giải đã từng bị đưa vào nhà “Biệt giam 2.79” tức Đồng Mộ và nhà “Biệt giam Nhà Trắng” cùng với nhiều vị sĩ quan cao cấp và các vị cán bộ lãnh đạo cao cấp của các chính đảng. Khi bị bệnh nặng Giáo sư Bùi Văn Giải phải vào bệnh xá Trại 1 (trại chính), khi xuất viện ông lao động ở tổ rau xanh sau trại nữ, thời gian này tôi vẫn thường thấy ông với mái tóc bạc phơ, tấm thân gầy yếu, Nhưng tiếng hát của ông qua những Bài Thánh Ca nghe vẫn vút cao như bay đến tận Trời xanh. Ngày ra tù, theo lời Thầy, tôi đến thăm các con của Thầy. Được biết khi tịch thu nhà, công an Đà Nẵng nói là vì “nhân đạo” nên chừa lại một phòng trong căn nhà của ông bà chỉ bốn mét vuông, để các con ông ăn, ngủ, còn nấu nuớng thì phải nhóm bếp ngoài sân. Nhưng những ngày mưa và mùa đông thì phải dời bếp vào phòng, bốn đứa con ông bà phải ăn, ngủ chung với tro và khói bếp. Nhưng chưa đủ, công an còn buộc các con của Giáo Sư Bùi Văn Giải phải trả tiền nhà hàng tháng cho “Ty nhà đất”, vì căn nhà đã thuộc sự “quản lý của nhà nuớc”!!! Với hoàn cảnh bơ vơ, cha ở tù, mất mẹ, các con ông phải bỏ học, đứa vá xe đạp, đứa làm thuê. Riêng Thư, con gái út, là con gái yếu đuối lại còn nhỏ, nên phải làm nghề thêu, may mướn để góp phần trả tiền thuê cho chính căn nhà mà do mồ hôi, nuớc mắt của cha mẹ mình đã tạo nên. Vì nếu không trả thì sẽ bị đuổi ra khỏi phòng, rồi phải lang thang đầu đường xó chợ. Và sau 13 năm tù cải tạo, Giáo sư Bùi Văn Giải đã sang Hoa Kỳ và hiện đang là Chủ nhiệm Nguyệt san Về Bên Mẹ La Vang tại Portland, Hoa Kỳ.
Tạm
thay lời kết Khi viết đến những dòng này, tôi bỗng thấy có hơi buồn;
bởi chúng tôi biết có rất nhiều người đã biết, đã thấy những hành vi tàn
ác của “Khối Ấn Quang” trong suốt bao nhiêu năm qua. Song cho đến giờ
này cũng chỉ thấy xuất hiện một số ít bài viết về các biến cố như: Cuộc
thảm sát tại Thanh Bồ - Đức Lợi, 24-08-1964 - Cuộc Bạo Loạn bàn thờ Phật
xuống đường tại thành phố Đà Nẵng, mùa hè 1966 - Cuộc Thảm Sát Tết Mậu
Thân, 1968, và ngày nước Việt Nam Cộng Hòa đã rơi vào tay của Cộng sản
Hà Nội: 30-04-1975. Nhưng, tất cả họ đã vì một lẽ nào đó, nên đều tránh
né, không muốn hay không dám viết hết những sự thật. Chúng tôi nghĩ
rằng, có thể bởi bị ám ảnh với những hình ảnh giết người của “Khối Ấn
Quang” nên họ sợ đụng chạm, hoặc vì đang đứng ở vào một tổ chức nào đó
mà phải cần đến “Khối Ấn Quang”; và còn một lý do khác nữa là họ sợ một
ngày nào đó phải cần đến lá phiếu của “KhốiẤn Quang.”
Riêng
kẻ viết bài này là một người không hề có tham vọng về chính trị, nên dù
bất kể một thế lực nào cầm quyền tại Việt Nam, kẻ này cũng không màng
đến một địa vị, chức tước gì hết. Vì thế, nên không bao giờ cần đến bất
cứ một lá phiếu nào; mà điều duy nhất của người viết những loạt bài này
là đã tâm nguyện: Suốt đời chỉ làm một người cầm bút, để viết lên tất cả
những gì mắt thấy, tai nghe, thấy sao nói vậy, nhớ đâu viết đó. Viết
với tất cả tâm thành để cho lớp trẻ sau này còn biết đến những hành vi
tàn ác, bất nhân của những kẻ đã từng gieo rắc tang thương, máu lệ cho
đồng bào vô tội; hầu cho họ biết đường mà tránh xa phuờng lục lâm, tặc
phỉ, để khỏi rơi xuống hố sâu của tội ác. Bởi đó, chính là lương tâm và
trách nhiệm của người cầm bút.
Quốc Hận 30/4/1998
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
0 comments:
Post a Comment