Một
trong những nguyên nhân sâu sắc gây cho các chính quyền quốc gia thất
bại trong cuộc chiến chống Cộng phải kể là bọn “Tứ Quý”. Tứ Quý là từ
ngữ đặc biệt của Cộng sản đặt ra để ám chỉ những thành phần tự nguyện
hoặc vô tình bị chúng dụ dỗ, xúi giục nổi lên chống đối chính quyền quốc
gia hầu tạo thắng lợi cho chúng.
Huỳnh Tấm Mẫm kêu gọi sinh viên chống chính phủ VNCH
(ảnh trái)
Tứ
Quý gồm 4 thành phần: Truyền thông báo chí, Sinh viên học sinh trí
thức, Bọn thầy tu cấp tiến, và Các đại diện Dân cử hay Đại biểu Quốc
hội. Trong 4 thành phần vừa kể tại các thành phố, không thiếu gì những
người đứng đắn, có thiện chí, không dễ bị lừa bịp. Nhưng đó là nói trên
nguyên tắc, trên lý thuyết. Còn trong thực tế, khi Cộng sản dùng đến từ
ngữ ‘tứ quý” tức là chúng đã nghiên cứu kỹ càng, có sách lược đấu tranh,
sách lược hành động để dụ dỗ, mua chuộc, lũng đoạn hoặc gây áp lực với 4
thành phần này càng nhiều càng tốt. Chữ “tứ quý” cũng có thể hiểu một
cách sát nghĩa hơn là 4 thành phần đó thường có khuynh hướng cấp tiến,
khuynh tả, hay chống đối chính quyền đồng thời đưa ra các luận điệu
tuyên truyền chống đối giả nhân giả nghĩa có lợi cho Cộng sản.
Sách
lược thông thường của Cộng sản để có cơ hội nắm chính quyền trong một
nước có tự do dân chủ là khai thác những bất công và tạo sự bất mãn
trong dân chúng. Bình thường, khi Cộng sản chưa thể gây ảnh hưởng đến
dân chúng thì chúng phải chọn các thành phần làm tay sai, trong đó có
“tứ quý” và qua bọn này, Cộng sản sẽ giật dây để chúng hành động theo
đúng đường lối đấu tranh của Cộng sản. Sách lược để nắm và chi phối bọn
“tứ quý” của Cộng Sản cũng rất là tinh vi, tỉ mỉ làm sao để chúng có thể
gài người của chúng vào bốn thành phần này đồng thời gây ảnh hưởng đến
các giới khác. Thực ra, không riêng gì Cộng sản mà các giới khác cũng dễ
nhận ra được bản chất chung chung của 4 thành phần này là: tính tự do
phóng khoáng, thích chống đối, nhưng sợ dư luận và kẻ thù, kiêu ngạo,
háo thắng, bạo động, có những tư tưởng quá cấp tiến, nhìn cái lợi trước
mắt mà ít nghĩ đến cái hại lâu dài, đề cao cá nhân, muốn được nổi tiếng,
vân vân. Đó là bản chất và cũng là nhược điểm chung của 4 thành phần.
Nhưng nếu xét riêng thì mỗi thành phần lại có những khác biệt.
Trước hết là bọn thầy tu cấp tiến
Thích
Trí Quang (trái) và Thích Thiện Minh (phải), 29/10/1969, hai trong số
các sư lãnh đạo số Phật tử theo họ chống lại chính phủ VNCH.
Bọn này thường được học hành khá, nhưng mắc tính kiêu ngạo, phóng khoáng, không vâng phục bề trên, (cấp lãnh đạo Tôn giáo), thích cải cách theo quan niệm riêng của mình và lại ngây thơ, dễ tin, thái độ rất cực đoan. Thường những việc cải cách không phải một sớm một chiều thực hiện ngay được, vì còn muôn vàn khó khăn, phải cân nhắc suy tính theo kế hoạch quy mô, khoa học của Tôn giáo hay của nhà cầm quyền đặt ra. Vì muốn cải cách cấp tốc ngay theo quan niệm cá nhân của mình không được nên bọn này dễ sinh bất mãn và dễ dàng làm tay sai cho Cộng sản. Nhưng thực chất sâu thẳm của hầu hết bọn này là “thích đàn bà và danh lợi”. Trong đời sống tu hành, thân xác bọn này bị kiềm chế nên rất thèm khát tình dục, thèm khát đàn bà và có những hành vi lén lút, nhưng vì lỡ mang cái áo nhà tu, đang có cuộc sống vật chất tạm ổn định, không dám “cởi áo thầy tu” ra ngay nên bày ra các trò giả hình mà thực chất là đóng kịch để che mắt người đời và dư luận bằng các chiêu bài hấp dẫn như đấu tranh cho tự do dân chủ, chống bất công áp bức, đòi hòa bình, vân vân và vân vân. Thực chất, mục đích cuối cùng của chúng cũng vẫn là đàn bà, là giải quyết sự thèm khát tình dục và danh vọng. Vì bất mãn không được chính quyền và cấp trên chú ý nên dễ dàng ngả theo bọn khuynh tả và Cộng sản.
Ở Việt Nam, thời chiến tranh Quốc - Cộng có môt số thầy tu cấp tiến, nổi lên tranh đấu chống chính quyền và có thể chống cả cấp lãnh đạo Tôn giáo của mình. Bên Công Giáo có những Linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trần Tam Tỉnh, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ. Phía Phật Giáo có nhóm sư sãi Ấn Quang như các Thượng Toạ Thích Trí Quang, Thích Huyền Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Thiện Minh, Thích Nhất Hạnh, Đại Đức Nhật Thường, Ni sư Huỳnh Liên, vân vân.
Linh mục Chân Tín lập ra cái gọi là Ủy Ban Cải Thiện Chế Độ Lao Tù nhắm vào Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và chế độ Cải Huấn. Gọi là Ủy Ban chớ thực chất chỉ có một mình ông ôm đồm làm đủ chuyện, nay họp báo, mai lên tiếng tố cáo chế độ nhà tù của VNCH là ác ôn, bóc lột, khắt khe. Chế độ Cải Huấn là đề tài người viết từ những năm trước 1975 đã từng đề cập đến trên báo chí và nhiều lần gặp trực tiếp nói chuyện với ông Tổng Trưởng Nội Vụ Lê Công Chất. Chuyện vài ông Quản Đốc Trung Tâm Cải Huấn tham nhũng, ăn cướp cơm chim bằng cách nhận hối lộ và ăn chia với nhà thầu thì có nhưng nói là tù nhân bị hành hạ, áp bức thì không đúng. So sánh chế độ nhà tù (tức Cải huấn) của VNCH với nhà tù Việt Cộng thật khác xa một trời một vực. Nhà tù Việt Cộng ác ôn tệ hại gấp trăm ngàn lần chế độ nhà tù VNCH và thời Pháp thuộc. Đó là sự thật.
Nhân
thể xin nói thêm về chế độ Cải Huấn của Việt Nam Cộng Hòa. Chế độ này
đã được chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành từ năm 1955 nhằm
cải hóa và hoàn lương can phạm. Trên toàn quốc có cả thấy 38 Trung Tâm
Cải Huấn Tỉnh và 4 Trung Tâm trực thuộc Trung Ương là Thủ Đức dành riêng
để giam giữ nữ tù nhân, Chí Hòa, Côn Sơn và Tân Hiệp ở Biên Hòa. Chính
sách Cải Huấn của VNCH đã đem lại thành quả thật mỹ mãn. Hàng ngàn,
hàng vạn tù nhân chính trị theo Cộng Sản đã trở lại Chính nghĩa Quốc
gia, làm cho Cộng Sản Bắc Việt vô cùng căm tức, nên chúng đã âm mưu bày
ra cái gọi “Chính quyền Ngô Đình Diệm đã đầu độc giết hại tù nhân ở trại
tù Phú Lợi”. Thực chất, chính Việt Cộng mới là thủ phạm. Chúng đã lợi
dụng chế độ thăm nuôi dễ dãi của VNCH đối với tù nhân, lén lút gửi thuốc
độc vào Trung Tâm Cải Huấn Phú Lợi, tỉnh Bình Dương cho tù Việt Cộng
rồi những tên này đã bỏ thuốc độc vào cơm làm một số tù nhân ăn phải bị
đau bụng ỉa chảy. Chuyện chỉ có thế mà chúng ầm ĩ la lên rằng chế độ Ngô
Đình Diệm đã giết hại hàng ngàn tù nhân. Nhưng điều làm chúng cay cú
nhất là vào năm 1955, khi Đại tá Nguyễn Văn Y, Tổng Quản Đốc các Trung
Tâm Cải Huấn ra Côn Sơn ban hành chính sách Cải Huấn của Chính phủ VNCH,
thì hàng ngàn tù nhân Việt Cộng đã đã bỏ Đảng, trở về Chính Nghĩa Quốc
Gia và được đối xử tử tế để học tập và sau cùng về đoàn tụ với gia đình.
Chỉ còn lại vài ba chục tên ngoan cố, trong đó có Nguyễn Đức Thuận là
em ruột của Lê Đức Thọ và Mai Chí Thọ, không chịu quy chánh, tiếp tục ở
tù cho đến ngày 30-04-1975 được thả ra về với Cộng sản.
Nguồn
tài liệu tin tức trên đây về chế độ Cải Huấn của VNCH có được là do
người viết đã sưu tầm, nghiên cứu từ 1968-1975, cùng với một số nhân
viên làm việc thuộc ngành Cải Huấn và tại các Trung Tâm trong đó có một
ông bạn (hiện còn ở VN), người từng sát cánh với Đại Tá Nguyễn Văn Y,
nguyên Tổng Quản Đốc các Trung Tâm Cải Huấn VNCH trong thời gian đầu.
Sang
thời Đệ Nhị Cộng Hoà, cường độ chiến tranh gia tăng vì sự xâm nhập của
Cộng sản tử Miền Bắc. Số tù binh Cộng sản bị bắt cũng tăng thêm nên
chính phủ VNCH đã phải xây dựng thêm 4 Trai Giam Tù Binh Phiến Cộng ở 4
Vùng Chiến Thuật. Chế độ lao tù ở 4 Trại Giam Tù Bình Phiến Cộng đã được
công khai hóa, tù binh được đối xử tử tế đúng theo quy ước Genève như
bao hình ảnh đã được công bố.
Trở
lại cái gọi là Ủy Ban Cải Thiện Chế Độ Lao tù của LM Chân Tín thì sau
khi xua quân tấn chiếm miền Nam, Cộng Sản Bắc Việt đã lùa hằng triệu
Quân Dân Cán Chính VNCH vô cáí gọi là Trại Học Tập Cải Tạo với chế độ
đàn áp bóc lột vô cùng khắc nghiệt gấp ngàn lần chế độ Cải Huấn VNCH,
vậy mà LM Chân Tín nín khe không hề lên tiếng. Phải đợi cho đến khi biến
cố Đông Âu và Liên Sô xẩy ra sau năm 1991 khiến Đế Quốc Cộng Sản sụp
đổ, và khi LM Chân Tín không còn được làm Đại Biểu Quốc Hội nữa thì ông
ta mới lên tiếng chống đối CSVN về nhân quyền bị đàn áp. Tệ hơn nữa, ông
ta còn hay lên tiếng phê bình chỉ trích Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã
tỏ ra nhu nhược với nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội. Tại sao những năm
đầu sau khi tấn chiếm miền Nam, Cộng Sản Bắc Việt đã lùa hằng triệu Quân
Dân Cán Chính VNCH vào các Trại Tù khắc khắc nghiệt, thi hành chính
sách đàn áp Tôn Giáo và hạn chế Tự Do Tín Ngưỡng tối đa thì LM Chân Tín
không hề lên tiếng? Phải chăng trong thời gian hơn chục năm trời đó, LM
Chân Tín còn tỏ ra ngoan ngoãn được CS ban tặng cho cái chức Đại Biểu
Quốc Hội thỉ địa vị và quyền lợi cá nhân đã khóa chặt miệng ông lại?
Với LM Nguyễn Ngọc Lan là
kẻ đồng hành với LM Chân Tín, từng bí mật vào bưng nhận lệnh Việt Cộng,
rồi trở lại thành phố múa may quay cuồng, theo đuôi bọn phá hoại đánh
phá chế độ VNCH. Năm 1970, đám sư sãi Phật Giáo Ấn Quang gồm Thích Huyền
Quang, Thích Thiện Minh, Thích Nhất Hạnh, Thích Minh Tâm đi dự Hội Nghị
Hòa Bình Thế Giới ở Tokyo ngày 17-10-1970 công bố lập trường 5 điểm,
đòi “Đòi Mỹ phải rút quân, đòi Chính Phủ VNCH phải thả hết tù nhân
chính trị bị bắt vì hoạt động cộng sản, và đòi đặt Chính phủ Cách Mạng
Lâm Thời Miền Nam Việt Nam (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Việt Cộng)
ngang hàng với Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.” LM
Nguyễn Ngọc Lan cũng xin đi theo đám Sư sãi Việt gian này, nhưng nhóm
trí thức Công Giáo biết được đã lên tiếng phản đối với Bộ Nội Vụ VNCH
nên LM Nguyễn Ngọc Lan không được phép xuất ngoại. Sau ngày 30-04-1975,
Nguyễn Ngọc Lan xin cởi áo thầy tu ra cưới vợ thì Việt Cộng không sài
nữa. Chúng bảo: “Anh cởi áo ra lấy vợ rồi thỉ cái mác Linh Mục Công Giáo
của anh không còn, vậy Đảng dùng anh làm gì?” Nguyễn Ngọc Lan ngậm đắng
nuốt cay, phải đi mở lớp dạy tư ngoại ngữ để nuôi vợ con, và từ đó sinh
bất mãn. Có lần Nguyễn Ngọc Lan chở LM. Chân Tín bằng xe Honda trên
đường phố Sài Gòn bị xe Công An cố tình tông vô, cả hai té xuống đường
suýt toi mạng!
LM Phan Khắc Từ,
thời VNCH là Tuyên Úy Thanh Lao Công, xung phong đi làm nghề hốt rác
với công nhân thuộc Sở Vệ Sinh Đô Thành Sài Gòn- Gia Định, đã gây chấn
động dư luận một thời. Nhưng nhiều người đã nghi ngờ cái ông “Linh mục
hốt rác này”. Có vài anh bạn nói thẳng với Phan Khắc Từ: “Cậu đi hốt rác
thì hay đấy. Nhưng nói cho cậu biết trước: Cậu mà dính vào đàn bà là
chúng tớ cười đầu tiên nghe!” Phan Khắc Từ im lặng không nói gì. Sau
ngày 30 tháng Tư, Phan Khắc Từ được Việt Cộng ban thưởng cho chức Đại
Biểu Quốc Hội, Chủ Tịch Ủy ban Đoàn Kết Công Giáo mà dư luận diễu là Ủy
Ban Đàn Két, điều hành tờ báo Công Giáo và Dân Tộc cùng với các Linh mục
theo Việt Cộng như Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần, Trần Tam Tỉnh, Thiện
Cẩm, Nguyễn Huy Lịch, Vương Đình Bích, làm mưa làm gió ở Sài Gòn. Là
Linh mục, nhưng Phan Khắc Từ lại có vợ và hai đứa con, công khai tổ chức
“ăn thôi nôi” giữa thanh thiên bạch nhật. Chính LM Chân Tín đã tố cáo
đích danh hành vi tồi bại đó của Phan Khắc Từ. Người đàn bà ở với Phan
Khắc Từ có tên là Ngô Thị Thanh Thủy (dân Bến Tre) có bí danh là Tư Liên
cũng được gọi là “Liên béo” là cán bộ Việt Cộng cài vô, nắm đầu Phan
Khắc Từ để lèo lái ông chồng thầy tu theo ý đồ của Cộng Sản. Phan Khắc
Từ lỡ đâm lao phải theo lao, không quay trở lại được. Phần Giáo Hội Công
Giáo vì “tránh bể cái bình sành mà phải tạm lơ con chuột hôi này đi”
cho đến khi Phan Khắc Từ già cỗi, hết sài, được Việt Cộng điều ra Hà Nội
đảm trách Chương Trình Hóa Trang!
Riêng hai Linh mục Huỳnh Công Minh và
Nguyễn Đình Thi hồi trước 1975 đã được Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn
Văn Bình cho du học Pháp, nào ngờ hai ông này qua đó ngả theo Việt Cộng.
LM. Huỳnh Công Minh về nước âm thầm liên hệ với Việt Cộng. Còn Nguyễn
Đình Thi ở lại Pháp tiếp tục hoạt động. Năm 1969, LM Nguyễn Đình Thi
công khai tổ chức Lễ Cầu Hồn cho Hồ Chí Minh. Sau ngày 30-04-1975,
LM. Huỳnh Công Minh được Đảng ban cho chức Đại Biểu Quốc Hội, lại là
Tổng Đại Diện của Giáo Khu Sài Gòn nên làm mưa làm gió. Nhiều người gọi
ông ta là “Linh Mục Chính Ủy”.
Tại Quốc Hội bù nhìn ở Hà Nội năm 1976, ông ta đã lớn tiếng ca tụng công lao của Đảng Cộng Sản một cách trơ trẽn không biết ngượng: “Con người mới, xã hội mới mà mọi người đều mơ ước, mà mọi người tin vào Chúa Kitô mãi mơ ước, con người mới đó, xã hội mới đó không thể có được, không bao giờ có được, nếu không có Đảng Lao Động Việt nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân,lãnh đạo và tổ chức… Phần tôi, tôi nguyện suốt đời phục vụ cho Đảng”. (Trích Bản tin ngày 7/7/1976 của Thông Tấn Xã Việt nam).
Năm 2009, tức là 33 năm sau khi tuyên bố như trên, thì trong một buổi tọa đàm vào ngày 20-21 Tháng Ba 2009 với chủ đề “Đặc điểm tư duy và lối sống của người Việt trước yêu cầu hội nhập quốc tế” tại Câu lạc bộ Nguyễn Văn Bình (cư xá Phục Hưng cũ), khi được cử tọa hỏi về lới tuyên bố này, linh mục Minh đã phải giải thích quanh co cốt ý làm giảm nhẹ đi cái lập trường "kiên định tin tưởng vào Đảng Cộng Sản” như thế đó. Và cuối cùng, thì ông kết luận bằng một câu xanh rờn như sau, đó là: “Nếu như hôm nay, tôi không nói như vậy” (Trích báo Tổ Quốc trên mạng)
Hai Linh mục Huỳnh Công Minh và Nguyễn Huy Lịch Dòng Đa Minh chi Lyon còn mơ được phong làm Tổng Giám Mục Giáo Khu Sài Gòn, nhưng cả hai đều bị Tòa Thánh gạch tên, đành ngậm tăm. Cho đến năm 1991, khi Khối Cộng Sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ thì Huỳnh Công Minh “tỉnh ngộ” không múa may gì nữa. Có người cho biết, LM Huỳnh Công Minh đã cải tà quy chánh, và tuy còn mang danh là Tổng Đại Diện nhưng chỉ là người sai vặt cho Tổng Giám Mục để liên lạc với nhà cầm quyền Cộng Sản.
Về nhóm Sư Sãi Ấn Quang là đối tượng của Cộng Sản từ lâu. Trong số đó, những nhân vật Thích Huyền Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Trí Quang đã một thời theo Việt Minh trước 1954. Sau Hiệp Định Genève 1954, đám sư sãi này ở Miền Nam, chưa có âm mưu động tĩnh gì, vì dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung do Ngô Đình Cẩn đứng ra tổ chức và ông Dương Văn Hiếu là Trưởng Đoàn đã bắt hầu như trọn ổ bọn gián điệp Cộng Sản với những tên chỉ huy hạng gộc như Đại tá Lê Câu, Trần Quốc Hương, vân vân. Phải đợi cho đến năm 1963, khi bang giao Việt-Mỹ căng thẳng vì TT Ngô Đình Diệm chống lại việc Mỹ muốn đem quân vào Miền Nam chỉ đạo chiến tranh. Nhóm sư sãi Ấn Quang (lúc đó còn gọi là sư sãi Miền Trung) được CIA móc nối bắt đầu cuộc nổi loạn trong âm mưu lật đổ chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa. Âm mưu lật đổ TT Ngô Đình Diệm bằng việc mua chuộc nhóm tướng lãnh của CIA thành công. Nhóm sư sãi đấu tranh thừa thắng xông lên quyết thống nhât Phật Giáo dưới danh nghĩa là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất với Hiến Chương 14-01-1964 bao trùm tất cả các tông phái Phật Giáo ở Miền Nam kể cả Phật Giáo Hòa Hảo do Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ sáng lập năm 1939, nhưng bất thành. Tệ hơn nữa, nội bộ phe Phật Giáo tranh đấu bể làm đôi vì tham vọng chính trị muốn nắm cả chính quyền hay chính quyền phải là người của mình. Một phe là Việt Nam Quốc Tự do Thượng Tọa Thích Tâm Châu đứng đầu vì nắm được khu chùa Việt Nam Quốc Tự ở đường Trần Quốc Toản và phe kia là nhóm Sư Sãi Ấn Quang đứng đầu là Thích Trí Quang vì trụ trì “đóng đô” ở Chùa Ấn Quang. Từ đó hai phe như nước với lửa. Phe Việt Nam Quốc Tự ôn hòa với TT Thích Tâm Châu đương kim Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, và TT. Thích Tâm Giác là Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo QLVNCH, được chính quyền công nhận. Phe Ấn Quang với các TT Thích Trí Quang, Thích Pháp Tri, Thích Thiện Hoa, Thích Huyền Quang, Thích Minh Châu, Thích Pháp Siêu, Thích Hộ Giác, Thích Đôn Hậu, Thích Thiện Minh, Thích Nhất Hạnh là những người tỏ ra cực đoan đầy tham vọng muốn ăn tươi nuốt sống phe kia, nhưng không được chính quyền công nhận. Qua Bạch Thư của HT Thích Tâm Châu tháng 12/1993 trang 28 cho thấy phe Ấn Quang mà cụ thể là Thích Trí Quang đã cho người mang đến Việt Nam Quốc Tự ở đường Trần Quốc Toản và chùa Từ Quang mỗi nơi một đĩa máu, một con dao và một huyết thư “Yêu Cầu Các Thượng Tọa Trong Viện Hóa Đạo Không Được Theo Thượng Tọa Tâm Châu” khiến TT Thích Tâm Châu phải lẩn trốn nay chỗ này, mai chỗ khác để tránh khỏi bị ám sát!
Sau sự chia rẽ này, khoảng đầu tháng 7-1966, nhóm Phật Giáo Ấn Quang bắt đầu âm mưu cấu kết với TT. Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Quân Đoàn I và Vùng I Chiến Thuật nổi loạn ở miền Trung, đặc biệt ở hai nơi là Huế và Đà Nẵng, tổ chức Quân Đoàn Vạn Hạnh mà chủ lực là Sinh viên và một vài đơn vị Quân đội a dua với Đại tá Đàm Quang Yêu, Tư Lịnh Lực Lượng Đặc Biệt, Thị Trưởng Đà Nẵng Nguyễn Văn Mẫn cùng với Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Tôn Thất Dương Kỵ, vân vân. Cuộc nổi loạn tưởng chừng như tách Miền Trung ra khỏi Miền Nam thành một lãnh thổ riêng với Chính Quyền riêng. Nhưng lúc ấy dư luận dân chúng cũng như thế giới và Hoa Kỳ đã thấy rõ thực chất và tham vọng của nhóm sư sãi này nên không còn ủng hộ nữa. Được thể, Chính phủ quân nhân Thiệu Kỳ đã thẳng tay đem Quân Đội ra dẹp loạn. Trong thế bí, Thích Trí Quang và phe nhóm đã hô hào đem cả bàn thờ Phật xuống đường làm vật cản Quân Đội. Bất chấp những thủ đoạn tồi tệ đó, Quân Đội và Cảnh Sát dưới quyền chỉ huy của ĐT Nguyễn Ngọc Loan, đã dẹp tan cuộc nổi loạn, bắt luôn Thích Trí Quang đem vào Sài Gòn.
Sau
thất bại thê thảm này, một số phần tử thuộc phe nhóm Ấn Quang ở Miền
Trung đã âm thầm liên hệ chặt chẽ với Việt Cộng trong cái gọi là Tổng
Công Kích Tổng Khởi Nghĩa (TCK-TKN) Tết Mậu Thân năm 1968 đưa đến hàng
vạn cái chết vô tội trong các hầm chôn sống tập thể tại Huế. Lúc đó,
Thích Đôn Hậu và Lâm Văn Tết được Việt Cộng phong cho làm Phó Chủ Tịch
Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình cùng với Chủ Tịch là
Luật Sư Trịnh Đình Thảo. Nhưng cái gọi là TCK-TKN thất bại, phe nhóm Ấn
Quang như TT Thích Đôn Hậu và người tình là bà Tuần Chi, GS Lê Văn Hảo,
Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phụ Ngọc Phan… đã trốn
chạy theo Việt Cộng vào bưng. Thích Đôn Hậu sau đó ra Hà Nội đứng canh
xác Hồ Chí Minh khi họ Hồ chết bất đắc kỳ tử sau khi cuộc TCK-TKN Tết
Mậu Thân bị thất bại.
Muốn
biết rõ hơn, xin mời đọc Biến Động Miền Trung của tác giả Liên Thành,
nguyên Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Huế - Thừa Thiên, xuất
bản năm 2008.
Kể
từ đây, phe Ấn Quang tẩy chay và luôn tỏ thái độ chống đối Chính quyền
VNCH dù rằng về phía Chính phủ không hề làm khó dễ gì đối với họ. Hơn
nữa, họ muốn xuất ngoại hay cho Tăng chúng du học, chính phủ đều dành
cho sự dễ dàng. Vậy mà lợi dụng quyền tự do di lại, tự do ngôn luận,
phái đoàn Phật Giáo Ấn Quang do TT Thích Thiện Minh làm Trưởng đoàn đáp
máy bay sang Tokyo Nhật Bản dự Hội Nghị Thế Giới về Tôn Giáo và Hòa Bình
tháng 10 năm 1970 đã công bố lập trường 9 điểm hoàn toàn có lợi cho
Việt Cộng, nếu không nói là rập khuôn lập trường của MTGPMN, công cụ của
Hà Nội: chỉ đòi Mỹ rút quân, đòi VNCH thả tù chính trị mà không hề đá
động hay đòi Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng phải có những hành
động tương tự.
Xin hãy nghe Thích Quảng Độ ở trong nước tuyên bố với báo Mỹ:
“Chính quyền Nam Việt Nam hiện
nay không phải là chính quyền của chúng tôi và không đại diện cho nhân
dân chúng tôi. Nó được Mỹ áp đặt lên chúng tôi và được điều khiển bởi
những tên lính đánh thuê cho Pháp chống lại nhân dân Việt Nam trước
1954. Nếu chúng tôi được bầu cử tự do, chính quyền này không tồn tại
một ngày. Chúng tôi muốn tự chúng tôi giải quyết vấn đề Việt Nam của
chúng tôi bằng cách điều đình với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Bắc
Việt cũng như sự rút quân của Mỹ”. (Ngày 18/2/1967 Thích Quảng Độ, Thích Trí Quang, Cao Ngọc Phượng, New York Times 1967). “Nếu Thiệu ngoan cố không từ chức thì Ấn Quang sẽ kéo Thiệu xuống." (Ngày 20/10/1974 Thích Quảng Độ, Washington Post 1974).
Sau
mấy năm tấy chay và chống đối VNCH, phe Ấn Quang đi vào thế tự cô lập
mình, hoàn toàn bất lợi nên dịp bầu cử Tổng Thống và bán phần Thượng
Nghị Viện năm 1973 họ lại bung ra, hỗ trợ Dương Văn Minh ứng cử Tổng
Thống và lập Liên Danh Hoa Sen mà thụ ủy là GS. Vũ Văn Mẫu ứng cử Thượng
Nghị Viện. Với trò “độc diễn” của TT. Nguyễn Văn Thiệu, hai ông Nguyễn
Cao Kỳ và Dương Văn Minh phải tự động rút lui. Riêng Liên danh Hoa Sen
đắc cử 1973, nhưng vì là thiểu số ở Thượng Viên, nên cũng chẳng làm nên
trò trống gì vì phe đa số thân chính quyền đã nắm hết các chức vụ lãnh
đạo. Điều làm nhiều người ngạc nhiên: một thành viên của Liên Danh Hoa
Sen là BS Nguyễn Duy Tài lại xé rào chạy theo phe thân chính quyền và
được tặng chức Chủ Tịch Ủy ban Ngoại Giao. Ở Hạ Viện, Trần Văn Đôn được
Ấn Quang ủng hộ ra đăc cử Dân biểu ở Quảng Ngãi 1971 cũng trở mặt chạy
theo phe thân chính và được chức Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng. Nhưng cũng
tử đây, các Dân Biểu Nghị Sĩ không thuộc phe thân chính đã tự ngồi lại
với nhau lập các khối Đối Lập. Ở Thượng Viên, phe gọi là đối lập chỉ có
Liên danh Hoa Sen rất yếu. Nhưng ở Hạ Viện dân biểu đối lập đông hơn đã
lập Khối Dân Tộc Xã Hội do LS. Trần Văn Tuyên (Quốc Dân Đảng) mới đắc cử
pháp nhiệm 2 (1971-1975) làm Trưởng Khối. Cũng chính tại Văn Phòng Khối
Dân Tộc Xã Hội này, phe nhóm thân Ấn Quang đã công khai đặt Văn phòng
Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc do Ấn Quang dựng nên chuẩn bị cho cái gọi là
“Thành Phần Thứ Ba” khi có Chính Phủ liên hiệp ba thành phần. Kết quả
như đã thấy, khi Cộng Sản Bắc Việt tấn chiếm Miền Nam thì đám Sư sãi Ấn
Quang đã ra tận xa cảng Phú Lâm đón rước Bộ đội Việt Cộng vào thành, tổ
chức ăn mừng sinh nhật Hồ Chí Minh, tưởng rằng những hành động bợ đỡ đó
sẽ được Cộng sản trả công. Nào ngờ khi bọn cướp đã vào thành, chúng lập
ra Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam,
một thứ Giáo Hội quốc doanh do những sư Cộng sản nắm đầu. Những sư sãi
nào không vào Giáo Hội nhà nước liền bị chúng thẳng tay đàn áp, bỏ tủ.
Đó là cái giá mà phe Phật Giáo Ấn Quang phải trả. Phải chăng đó là
nghiệp báo?
Đối tượng thứ hai: các vị Dân cử
Khi nói tới những vị dân cử, người ta liên tưởng đến các Dân Biểu, Nghị Sĩ tại Quốc Hội trong các nước có sinh hoạt dân chủ. Việt Nam Cộng Hòa là nước dân chủ theo khuôn mẫu của Tây phương, nghĩa là tôn trọng quyền Tự do Dân chủ của người dân. Việt Nam Cộng Hòa được thành lập từ khi TT Ngô Đình Diệm về chấp chánh, sau cuộc Trưng Cầu Dân Ý, truất phế Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Nhà Nguyễn. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, sau khi dẹp tan các Giáo phái, thống nhất lực lượng Quốc Gia thì tình hình an ninh trở nên khả quan. Nhờ Phong Trào Tố Cộng được phát động mạnh mẽ khắp nơi trên toàn quốc, các ổ Việt Cộng nằm vùng do Cộng Sản Bắc Việt gài lại ở Miền Nam đã bị các cơ quan an ninh và quân sự của VNCH phát hiện và phá tan. Tổ chức hành chánh từ Trung Ương đến địa phương đã được cải tổ quy mô. Việt Nam Cộng Hòa dưới sự lãnh đạo của TT. Ngô Đình Diệm đã mang một bộ mặt mới lấn át cả bộ mặt lem luốc của Hồ Chí Minh tại Miền Bắc. Phải nói thật rằng trong suốt hơn một thế kỷ qua tại Việt Nam, chưa có chế độ nào đem lại cho nhân dân một đời sống thoải mái với cơm no áo ấm như thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Ít nhất là 5 năm đầu, dân chúng Miền Nam sống trong an bình, thịnh vượng, Bởi đó, chính quyền của TT Ngô Đình Diệm đã được dư luận thế giới rất nể trọng. Cứ cái đà này, Miền Nam sẽ không mấy chốc từ một nước chậm tiến có thể vươn lên thành một nước mở mang, phát triển.
Trước một Miền Nam sung
túc lớn mạnh về mọi mặt sẽ là một nguy cơ cho Miền Bắc dưới chế độ Cộng
sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo sau cuộc Cải Cách Ruộng Đất đã trở thành
đói nghèo lạc hậu. Bởi đó, tập đoàn Cộng Sản Hà Nội được lệnh quan thầy
Nga Hoa âm mưu thôn tính Miền Nam bằng
chiêu bài chiến tranh giải phóng. Nhưng dù có âm mưu và được quan thầy
tiếp viện ồ ạt võ khí, súng đạn, chúng vẫn chưa gây được thanh thế như
sau cuộc Đảo chánh 1-11-1963.
Bởi vì dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, an ninh được bảo đảm, việc xâm nhập
phá hoại của Việt Cộng hầu như đều bị ngăn chặn và phá vỡ kịp thời. Có
thế nói, năm 1961, cường độ chiến tranh xâm lược của ngụy quyền Cộng Sản
Hà Nội gia tăng đáng kể, nhưng cũng lá lúc Quốc Sách Ấp Chiến Lược ra
đời và được phát động mạnh mẽ khắp lãnh thổ Miền Nam. Chỉ hai năm sau
(1961-1963), với trên 8000 Ấp Chiến Lược được thành lập trên toàn quốc,
giặc Cộng coi như đã bị cô lập chờ ngày bị tiêu diệt. Bạch Thư của Chính
Phủ VNCH đã tố cáo ngụy quyền CSHN là thủ phạm xâm lược và là cha đẻ
của MTGPMN. Ủy ban Kiểm Soát Đình Chiến gồm ba thành viên là Ba Lan, Ấn
Độ và Canada thì 2 phần 3 tức Ấn Độ và Canada đã
xác nhận quan điểm và lập trường của Chính Phủ VNCH là đúng. Riêng Ba
Lan thuộc phe Cộng nên buộc phải tuân theo chỉ thị của Liên Sô là phải
chống lại.
Tại
Quốc Hội, toàn thể các Dân Biểu đều là người Quốc Gia, sinh hoạt có thể
thống, hoàn toàn không có Dân biểu đối lập thân Cộng như thời Đệ Nhị
Cộng Hòa. Có một số nhân vật mệnh danh là đối lập như cái gọi là Nhóm
Caravelle nhưng cũng chỉ gửi thư đề nghị cải tổ chớ chưa có hành động
chống đối nào dù nhóm này đã được CIA và
Tòa Đại Sứ Mỷ liên lạc xúi dục gây áp lực với chính phủ. Có một vài
người trong số những nhân vật này, ngay từ khi TT Ngô Đình Diệm về chấp
chính 7-1954, đã được mời ra cộng tác, nhưng vì sự hăm dọa của Bình
Xuyên đả rút lui. Khi tình hình ổn định, mấy ông này lại thấy tiếc muốn
ra hợp tác, nhưng Chính phủ Ngô Đình Diệm không dùng nữa, từ đó nẩy sinh
bất mãn. Có thể nói thời Đệ Nhất Cộng Hòa, cái gọi là “Tứ Quý” hầu như
số lượng bị Cộng sản xâm nhập, tuyên truyền, rủ rê, mua chuộc còn ít ỏi,
ngoại trừ một số trí thức ngây thơ du học bên Tây thời Pháp thuộc vốn
đã bị CS dụ dỗ, có cảm tình với chúng. Nhưng sang đến thời Đệ Nhị Cộng
Hòa (1963-1975) sau khi cuộc Đảo chính 1-11-1963 do CIA và
bọn tướng lãnh “đâm thuê chém mưón” thực hiện thì hệ thống an ninh quốc
gia đã bị phá vỡ do nạn tham nhũng và sự bất lực của giới lãnh đạo mới.
Dó đó, Việt Cộng được đà xâm nhập dễ dàng vào mọi lãnh vực mà điển hình
là bọn “Tứ Quý”. Bốn năm đầu sau cuộc đảo chánh (1963-1967), cường độ
chiến tranh gia tăng với sự hiện diện của 540 ngàn quân sĩ Hoa Kỳ và 100
ngàn quân Đồng Minh (Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan, Đại Hàn, Phi Luật Tân)
nên nhóm Tứ Quý chưa xuất đầu lộ diện công khai. Trong giai đoạn này,
phía Hành Pháp thì hai phe Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ còn đang
tranh giành ảnh hưởng để nắm chức Tổng Thống nên chưa rảnh tay. Do đó có
thể nói cuộc bầu cử Quốc Hội gồm Hạ Nghị Viện (Pháp nhiệm I: 1967-1971)
và Thượng Nghị Viện (1967-1973) là trong sạch. Hơn 60 Liên danh, mỗi
Liên danh 10 người, ra tranh cử Nghị Sĩ mà 6 Liên danh nào được cao
phiếu nhất sẽ đắc cử. Còn ửng cử viên Dân Biểu Hạ Nghị Viện thì vô số
kể. Với 38 Tỉnh và Thị xã chỉ lấy có 137 Dân Biểu thì trung bình mỗi đơn
vị mỗi nơi có từ 10 đến 20 Ứng Cử Viên tranh nhau. Rõ ràng là họ đổ dồn
nỗ lực vào việc tranh nhau chức Nghị Sĩ ở Thượng Nghị Viện hơn là Dân
Biểu Hạ Nghị Viện. Dĩ nhiên nơi nào, địa điểm nào các Ứng cử viên cũng
phải dùng đủ mọi mánh khỏe, kể cả tiền bạc để vận động cử tri và mua
chuộc các chức sắc Tôn giáo và nhà cầm quyền địa phương.
Cái
gọi là Đối Lập ở Quốc Hội trong vài năm đầu hầu như chưa có. Nếu có
cũng chỉ trong cung cách đúng đắn để tạo uy tín chứ chưa đến độ “đối
đầu” như thời Pháp Nhiệm 2. Vì lúc đó, các chức vụ trong Văn Phòng
Thượng Viện và Hạ Viện, các Chủ Tịch Ủy Ban đều được bầu theo thể thức
đơn danh. Ai có khả năng, uy tín dễ dàng được bầu vào các chức vụ của
Quốc Hội.
Người
ta thấy ỏ Thượng Nghị Viện, giới lãnh đạo đưọc bầu rất là có uy tín. LS
Nguyễn Văn Huyền được bầu vào chức Chủ Tịch. Các chức vụ khác cũng được
các Nghị Sĩ có uy tín đảm nhiệm theo khả năng và kinh nghiệm. Tại Hạ
Nghị Viện, Cụ Nguyễn Bá Lương được bầu làm Chủ Tịch trong 4 năm liền. Cụ
Lương là người hiền lành dễ bảo dĩ nhiên được bên Hành Pháp Nguyễn Văn
Thiệu tín nhiệm. Còn ông Nguyễn Bá Cẩn lúc đó còn hơi cứng đầu, chưa
được tin dùng. Phải qua Pháp Nhiệm 2 ông Nguyễn Bá Cẩn mới được Hành
Pháp và các Dân Biểu thân chính tín nhiệm làm Chủ Tịch mấy năm liền cho
tới khi đuợc ông Thiệu vời qua làm Thủ Tướng 8 ngày lót đường chọ họ
chạy khỏi nuớc theo kế hoạch của Mỹ.
Xin
nói thêm, vào lúc mới bầu xong Quốc Hội Lập Pháp 1967, lúc đó Liên danh
Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ đã được hai ông thỏa thuận sắp xếp lại
do áp lực của Quân Đội và Hoa Kỳ. Nhưng đó là Liên danh “đồng sàng dị
mộng”, sớm muộn rôì cũng bể làm hai: anh đi đường anh, tôi đường tôi!
Mới đầu, bên Hành Pháp, người của ông Kỳ còn nắm nhiều chức vụ then
chốt, nhưng dần dà, nhờ cái thế thượng phong, ông Thiệu đã thu hồi lại
quyền lực vào trong tay mình, và ông Kỳ vì non cơ đành bó tay.
Tại
Hạ Nghị Viện, ông Kỳ mới đầu cũng định vận động thành lập Khối cho phe
mình nhưng lại chơi lối quân tử Tầu, mời ăn uống thù tạc để lấy cảm tình
nên kết quả không được là bao. Ông Thiệu thì thực tế hơn: dùng tiền để
mua chức, mua phiếu. Ai theo phe ông Thiệu thì có 50 ngàn đồng tươi rói.
Tiền nay do chính ông Nguyễn Cao Thăng trao tận tay ở Văn Phòng. Ai
không theo thì tay không. Kết quả cái lối hành xử của ông Thiệu tuy nắm
được đa số thân chính, nhưng lại dồn người có liêm sỉ vào cái thế đối
lập. Người ta thấy những vị thuộc phe nhóm đối lập trong giai đoạn đầu
ăn nói hành xử đứng đắn và gây được ít nhiều thiện cảm của dư luận. Chỉ
gần đến năm cuối của Pháp nhiệm 1 thì các Dân biểu thân Cộng mới từ từ
ló đầu ra, như Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Phan Xuân Huy, Kiều Mộng
Thu. Các Dân biểu này đều quy tụ trong Khối Xã Hội do DB Phan Thiệp, một
Đảng viên Quốc Dân Đảng làm Trưởng Khối, có khuynh hướng thân Phật Giáo
Ấn Quang . Hồ Ngọc Nhuận lúc đó được bầu làm Chủ Tịch Ủy ban Xây Dựng
Nông Thôn hoạt động mạnh nhất, liên kết chặt chẻ với nhóm thầy tu cấp
tiến như đã nói trên. Kiều Mộng Thu thì ra mặt thân Ấn Quang, vì là
“người của các Thầy” và cũng được các Thầy “yêu quý”, nhưng lại “cặp bồ”
với DB Trần Ngọc Châu.
Kiều
Mộng Thu tên thật là Trương Ngọc Thu, người An Giang (tức Long Xuyên),
làm thơ lấy bút hiệu là Kiều Mộng Thu, có thi phẩm Lá Đổ Trên Mười Đầu
Ngón Tay. Vì thấy bà ta quậy quá nên báo chí đặt cho cái tên là “Nàng
Kiều Lá Đổ”. Cái mụ Dân Biểu “Nàng Kiều Lá Đổ” này nổi tiếng cướp chồng
người khác, khiến bà vợ ông Phó Tỉnh Trưởng Nguyễn Chức Sắc có lần ra
điên cởi hết quần áo trần như nhộng chạy ra đường! Khi DB Trần Ngọc Châu
bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu nhốt vô khám vì bí mật liên lạc với anh
ruột là tên Việt Cộng Trần Châu Khang thì Kiều Mộng Thu vật vã, khóc la
inh ỏi. Báo Con Ong (?) lúc đó có làm bài thơ nổi tiếng về “Nàng Kiều
Lá Đổ”. Ông Nguyễn Trường Đoàn, nhân viên làm việc ở Hạ Nghị Viện gặp bà
Kiều Mộng Thu đi ngang qua hành lang liền kêu:
- Bà Dân Biểu ơi. Bà làm thơ hay quá. Báo Con Ông đăng rùm lên. Bao nhiêu người chen chúc nhau mua đọc thơ của bà đấy.
Kiều Mộng Thu liền móc bóp:
- Tiền đây, anh chạy mau ra mua dùm tôi một số.
Ông Đoàn mua báo Con Ong về, đưa cho cho bà ta đọc:
Châu ơi ta bảo Châu này:
Châu vào trong khám, Châu cày với ai?
Và:
Châu ơi ta bảo Châu này:
Châu vào trong khám, ai cày với ta?
Kiều Mộng Thu mặt đỏ như trái cà chua, vội xé giục vô sọt rác.
Bề
mặt là như thế. Còn bề trái thì đám Dân Biểu mệnh danh là Đối lập cũng
làm nhiều trò bỉ ổi, tồi tệ. Chống đối thì cứ chống đối, nhưng tiền thì
vẫn có thể nhận ngầm của Hành Pháp. Hai tên lố lăng nhất là Lý Quý Chung
và Dương Văn Ba. Lý Quý Chung con ông Lý Quý Phát (một thời làm Phó Đô
Trưởng Sài Gòn). Lý Quý Chung bỏ dở ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, là
một tên trốn quân dịch, được Bộ Trưởng Thanh Niên Võ Long Triều thời nội
các Nguyễn Cao Kỳ, cho làm Giám Đốc Nha Thanh Niên, sau ra ứng cử Dân
Biểu và may mắn đăc cử. Là Dân biểu, nhưng Lý Quý Chung lại tổ chức sòng
bạc ở nhà bên Chợ Lớn, sát phạt nhau và lấy tiền xâu. Dương Văn Ba cũng
là một tên cờ bạc, ăn bẩn, nên bị các Đồng viện gọi là Dương Văn Bẩn.
Lý Quý Chung chủ sòng bài nhưng lại thua đậm, nợ Dương Văn Ba cả trăm
ngàn. Không có tiền trao, Lý Quý Chung viết giấy nợ đưa cho Dương Văn Ba
vào phòng Phát Ngân Hạ Nghị Viện chặn lương. Vì có thơ riêng viết tay
của Lý Quý Chung nên đúng kỳ lương, Dương Văn Ba vào nhưng lại bị Phát
Ngân chặn lại đưa thơ của Lý Quý Chung viết:”Lương của tôi phải do đích
thân tôi lãnh” làm Dương Văn Ba nổi giận quát tháo om sòm “Đù cha, đù mẹ
thằng Lý Quý Chung” ngay ở Hội Trường Hạ Viện. Nhưng vẫn chưa hết. Lý
Quý Chung theo phò Dương Văn Minh ứng cử Tổng Thống năm 1972 và huênh
hoang tuyên bố nếu ông Thiệu độc diễn sẽ từ chức Dân Biểu. Ai ngờ ông
Thiệu cứ tiến tới. Lý Quý Chung chới với, không dám từ chức, vì sợ Nha
Động Viên gọi đi lính, miệng nói không lãnh lương, nhưng tháng nào cũng
lãnh đủ không thiếu một xu cho tới khi Dương Văn Minh được trao chức
Tổng Thống để đầu hàng Cộng Sản. Lý Quý Chung được chức Bộ Trưởng Thông
Tin một ngày của Nội các Vũ Văn Mẫu mà việc đầu tiên và duy nhất là làm
phóng viên phỏng vấn tên Sinh viên CS Huỳnh Tấn Mẫm ở Đài Phát Thanh Sài
Gòn sáng ngày 30 tháng 04 năm 1975.
(Nguồn
tài liệu: riêng của người viết và trích từ Ghềnh Thác Đời Tôi, bản thảo
Hồi ức của Cựu DB Đặng Văn Phương, pháp nhiệm I (1967-1971) đơn vị Kiên
Giang, chưa xuất bản, hiện định cư tại Hoa Kỳ)
Lúc
đó (thời pháp nhiệm 2: 1971-1975), các cuộc biểu tình chống chính phủ
thường hay diễn ra công khai tại tiền đình Hạ Viện (bây giở là Nhà hát
Thành Phố của Việt Cộng). Thành phần gồm đủ thứ: Sư, cha, trí thức, sinh
viên, học sinh. Nhiều Dân biểu thuộc Khối Dân Tộc Xã Hội thân Ấn Quang
cũng nhẩy ra hợp tác. Cảnh Sát Dã Chiến lại được điều động tới để dẹp
các cuộc biểu tình bằng lựu đạn cay. Kiều Mộng Thu, Nguyễn Phước Đại,
Ngô Bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên và một đám học sinh hùa ra làm theo. Có
lần Cảnh Sát Dã Chiến dùng vòi nước xịt ngay vào mấy mụ. Nước xịt thấm
quần áo làm cho các mụ ngứa quá, vội chạy vô Sở Công Tác Ủy Ban Hạ Nghị
Viện. Nhân viên, cảnh sát, đồng bào ngoài phố được chứng kiến một màn
thoát y vũ độc đáo: các mụ tự động “cởi chuồng một chăm phần chăm” vui
đáo để. Từ đó các mụ tởn quá không dám ra mặt đi biểu tình nữa!
Từ
1971-1975, Quốc Hội Lưỡng Viện đều theo lệnh của Hành Pháp qua tay của
Phụ Tá Nguyễn Văn Ngân vừa được nâng lên thay Phụ Tá Nguyễn Cao Thăng
mới qua đời vì bịnh ung thư. Theo chỉ thị của Hành Pháp, các Dân biểu
thân chính tiến hành việc tu chính Nội Quy của Hạ Nghị Viện: việc bầu
các chức vụ Văn Phòng và các Chủ Tịch Ủy Ban theo thể thức Liên danh
thay vì Đơn danh như thời Pháp nhiệm I. Theo thể thức này, những Dân
Biểu thuộc loại gà nhà mà dư luận báo chí gọi là “Dân biểu gia nô” của
Hành Pháp theo lối bầu “lấy thịt đè người” nắm hết các chức vụ. Kế hoạch
cũng vẫn là xử dụng tiền bạc để mua chuộc, quy tụ. Tất nhiên đa số chạy
theo Hành Pháp để vừa có tiền lại vừa có chức. Bên Thượng Viện cũng sửa
nội quy, bầu các chức vụ theo thể thức Liên Danh. Nghị Sĩ nào có uy tín
và dư giả tiền bạc thì mới dám về phe Đối lập hay Độc lập. Cụ Nguyễn
Văn Huyền thụ ủy Liên Danh Bông Huệ tái đắc cử trong cuộc bầu cử bán
phần Thượng Viện năm 1973 đã từ chức để phản đối. Trong khi đó, như đã
nói trên, BS Nguyễn Duy Tài thuộc Liên danh Hoa Sen của GS. Vũ Văn Mẫu
xé rào chạy theo phe thân Hành Pháp do NS Trần Van Lắm làm Chủ Tịch
Thượng Nghị Viện để được chức Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao.
Tại
Hạ Viện, Hành Pháp vẫn nắm đa số qua hai Khối Cộng Hòa và Khối Độc Lập
nhờ có tiền bạc và thế lực. Các Dân biểu khác quy tụ trong hai khối Dân
Tộc Xã Hội (Trưởng Khối là LS. Trần Văn Tuyên) và Khối Cấp Tiến (Trưởng
Khối là DB Nhan Minh Trang). Số còn lại khoảng trên chục người thành
nhóm Dân Biểu Quốc Gia cũng gọi là Dân Biểu Độc Lập. Trên hình thức là
như thế, nhưng cũng có những ông bà Dân biểu Đối Lập “ngầm” nhận tiền
của Hành Pháp để báo cáo, nên dư luận mới gọi họ là “Đối Lập Cuội”. Lập
trường của các dân biểu Đối Lập này phần lớn là chống lại đường lối của
Hành Pháp và phe thân chính. Cực đoan và quyết liệt nhất là số Dân biểu
thân Ấn Quang trong Khối Dân Tộc Xã Hội. Thời Đệ Nhị Cộng Hòa, những tên
Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Kiều Mộng Thu, Phan Xuân Huy, Lý Quý
Chung, vân vân chưa dám thò cái đuôi thiên Cộng ra mà phải sau 30 tháng 4
năm 1975 mới công khai lộ diện. Có thể Trung Ương Tình Báo VNCH đã biết
ít nhiều hành tung của chúng nhưng cứ để yên theo dõi. Đặc biệt nhất là
Đinh Văn Đệ, nguyên Tỉnh Trưởng Tuyên Đức, Dân Biểu phe thân chính
(Khối Cộng Hòa), đương kim Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng lại là tên Việt
Cộng nằm vùng khéo che giấu nhất. Đệ được người chú ruột Việt Cộng tên
Đinh Văn Út có bí danh là Chín Mẫn móc nối vào năm 1969 sau biến cố Mậu
Thân để làm công tác gián điệp cung cấp tin tức quân sự cho Cộng Sản.
Phải đợi đến sau 30-04-1975, Đinh Văn Đệ mới xuất đầu lộ diện mang cấp
bực Sĩ Quan thuộc Bộ Tư Lệnh Thành Phố của Việt Cộng. Hầu như các Dân
Biểu thân Cộng khác cũng vậy, nghĩa là chỉ được móc nối khoảng thời gian
sau Tết Mậu Thân 1968, đặc biệt từ khi Hòa Đàm Ba Lê bắt đầu. Đây là
thời điểm thuận lợi cho tình báo của Việt Cộng vì Hoa Kỳ với TT Nixon
đang muốn rút quân ra khỏi Việt Nam sau khi đã thỏa thuân ngầm với Trung
Cộng. Việt Cộng đưa ra chiêu bài “Thành Phần Thứ Ba’ nhưng thực chất là
Việt Cộng nắm đầu chi phối. Những thành phần chống đối chính quyền
Nguyễn Văn Thiệu dễ dàng ăn vào cái bả mới đầy nguy hiểm này bởi chủ
trương hoạt đầu và cơ hội chủ nghĩa. Họ không theo được Thiệu, càng
không muốn bị chụp cái mũ Việt Cộng nên cảm thấy hãnh diện khi tự cho
mình đứng vào “thành phần thứ ba” với hy vọng sẽ đóng một vai trò quan
trọng trong chính phủ “Liên hiệp ba thành phần”. Thật ra nhóm Dân Biểu
thuộc loại Tứ Quý do Cộng Sản lợi dụng giật dây không nhiều, nhưng chúng
có đất dụng võ là nghị trường (Trụ sở Quốc Hội) và nhờ phối hợp với
nhóm Truyền Thông Báo Chí nên dễ gây được tiếng vang.
Đối tượng Truyền Thông Báo Chí
Báo
Chí Truyền Thông là lực lượng rất đáng kể như ngành báo chí tại Hoa Kỳ.
Truyền thống báo chí tại Hoa Kỳ phải nói thật là đẹp vì chủ trương tôn
trọng sự thật. Lực lượng báo chí ấy rất đáng được coi là “Quyền Thư Tư”
sau ba quyền Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp tại các nước dân chủ vì báo
chí đã ảnh hưởng rất nhiều đến đường lối lãnh đạo chỉ huy của các quyền
kia. Ảnh hưởng rõ nhất là trong giai đọan chiến tranh Việt Nam. Báo chí với những tiết lộ động trời về cuộc đảo chính 1-11-1963 do
chính quyền Kennedy đạo diễn, về các bí mật quốc phòng, về vụ Watergate
đến việc từ chức của Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon. Chỉ cần một bài
viết (của Walter Lippman, Art Buchal) cũng đủ làm cho nhiều giới nóng
mặt. Nhưng bên cạnh việc tôn trọng sự thực ấy, báo chí cũng có nhiều
nhược điểm và sai lầm. Cộng Sản chỉ cần khai thác những điểm đó. Chẳng
hạn về những bí mật quốc phòng và nhiều vấn đề tế nhị khác, không nên
tiết lộ hoặc tiết lộ sớm đều có hại cho sách lược chỉ đạo chiến tranh ở
Việt Nam. Vì qua báo chí,
Cộng sản có thể đo lường được cảm nghĩ và phản ứng của dân chúng để có
thể khai thác thêm nhằm thủ lợi. Mặt khác, không phải báo chí loan tin
đều là sự thật. Có những bài báo được tung ra với chủ đich xuyên tạc
hoặc bi thảm hóa thực trạng để gây chấn động dư luận. Như thời chính
quyền Kennedy âm mưu lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm, báo chí Mỹ đã đưa
ra các bài viết và các hình ảnh xấu của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa để lèo
lái dư luận dân chúng chán ghét chế độ ở Miền Nam. Thành ra trong cái
lợi lại có cái hại. Cộng sản thì dư biết thực chất của “tự do báo chí”
nên trong xã hội Cộng Sản, không bao giờ chúng chấp nhận cho tự do báo
chí. Báo chí và công tác văn nghệ theo quan niệm của Cộng Sản là phải
phục tùng chính trị, là công cụ của Đảng. Đảng bảo viết sao thì phải
viết vậy. Báo chí và cả dân chúng không được phép phát biểu ngược lại
đường lối của Đảng. Trong các nước CS ngay như VN hiện nay (báo lề
phải), ngành báo chí tuy số lượng sau này có nhiều hơn nhưng nội dung
rất nghèo nàn. Nếu thời 1975, VNCH có tới 40 tờ nhật báo thì Cộng sản
Bắc Việt sau khi tấn chiếm Miền Nam cả nước chỉ có vài tờ Nhật Báo (Nhân
Dân và Quân Đội Nhân Dân ở Miền Băc; tờ Sài Gòn Giải Phóng và Tin Sáng
của nhóm Ngô Công Đức - Hồ Ngọc Nhuận ở Miền Nam. Tờ Tin Sáng bị đóng
cửa sau đó vài năm. Đối với Cộng Sản, thời gian chiến tranh, trong nội
bộ chúng không cần quan tâm nhiều vì chúng kềm kẹp và kiểm soát toàn
diện. Chúng chỉ đặt nặng công tác khai thác tự do báo chí tại phía đối
phương như Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và các nước Tự do. Sách lược khai
thác tất nhiên rất là rất tinh vi, linh động tùy theo giai đoạn và hoàn
cảnh đấu tranh, khai thác riêng rẽ hay vận động liên kết.
Thời
VNCH, những tờ báo thân Cộng không dám ra mặt, nhưng lối viết đã kích
chính quyền, bới móc chuyện xấu của chế độ vô tinh hay cố ý đều làm lợi
cho luận điệu tuyên truyền của Cộng Sản. Trong cuộc chíến thời đó, Cộng
Sản Bắc Việt thì bưng bít cả Miền Bắc “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Cộng Sản Miền Nam ở
trong rừng sống như những con ma thì không mấy ai biết những cái xấu xa
tệ hại của chúng trừ nạn pháo kích bừa bãi vào dân chúng, vào các làng
mạc, thành phố. Chỉ có những gì được phô ra hiện diện ở thành phố, làng
mạc của VNCH thì người ta dễ nhận ra và lên tiếng đả kích, phê bình. Và
tâm lý chung của con người là chỉ thích nhìn thấy những cái dở, cái xấu
của chế độ để có dịp chỉ trích, phê bình hơn là để ý đến những cái hay,
cái tốt của nhà cầm quyền để ca tụng, tán thưởng. Hãy lấy một thì dụ cụ
thể: nhìn lên tấm bảng trắng có cái chấm đen, người ta chú trọng đến cái
chấm đen hơn là nhìn cả tấm bảng trắng. Hoặc nhìn vào một người đẹp, có
cái sẹo nhỏ ở cằm, người ta chú ý đến cái sẹo hơn là cả khuôn mặt xinh
xắn của cô. Cũng thế, khuynh hướng của báo chí truyền thông là thích đưa
chuyện giật gân, chuyện riêng tư, chuyện bí mật nhằm câu tính tò mò của
độc giả để bán báo kiếm tiến. Thời Đệ Nhị Cộng Hòa vì lãnh đạo yếu kém
đã tạo ra muôn vàn kẽ hở và tệ đoan xã hội, nhất là nạn tham nhũng, mua
quan bán chức. Các tệ nạn này là những cớ cho báo chí truyền thông khai
thác.
Thật
ra thì nạn tham nhũng và mua quan bán chức hiện nay của Cộng sản còn tệ
hại hớn gấp ngàn lần. Đàn áp, bóc lột, chiếm nhà đất của dân xẩy ra
nhan nhản khắp nước nhưng bọn chúng có thèm quan tâm đến nguyện vọng của
nhân dân đâu. Bọn Tư Bản Đỏ đã nghiễm nhiên ngự trị, phá hoại, bóc lột
nhân dân có bài bản và “lai-sân” hợp pháp. Lý tưởng Cộng sản Đại đồng đã
trở thành chế độ bóc lột hơn bao giờ hết, Đảng Cộng Sản biến thành Đảng
Cộng Hưởng. Cho nên chúng ra sức bảo vệ quyền lợi của phe đảng bằng mọi
mánh khóe thủ đoạn. Trên ăn trên, dưới ăn dưới. Cấp lớn ăn lớn, cấp nhỏ
ăn nhỏ. Địa phương nào ăn địa phương đó. Tự do tham nhũng bóc lột nhân
dân miễn là biết chia chác và đừng bao giờ đụng tới cái ghế ngồi của cấp
trên chúng là được. Những gì chúng quai mồm tra chửi chế độ tư bản đế
quốc thì nay chúng tự động khoác vào cổ mình không chút ngượng ngùng xấu
hổ! Hơn 800 tờ báo theo “lề phải” của chúng có tờ nào dám động tới
chúng chưa, hay chỉ là bọn bồi bút viết theo lệnh đặt hàng: “Cái gì Đảng
cũng đúng. Chống đối Đảng là sai!”. Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Lý Quý
Chung, Lý Chánh Trung, Trần Ngọc Liễng, Nguyễn Long, Châu Tâm Luân,
Trần Tam Tỉnh, Ngô Bá Thành, Thích Trí Quang, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan
đâu, sao không thấy một tên nào dám lên tiếng như trước kia?
Thời
Việt Nam Cộng Hòa, nhờ tự do ngôn luận, báo chí và ngành xuất bản phát
triển mạnh. Chế độ Cộng Hòa non trẻ mới được thành lập sau Hiệp Định
Genève 1954 tất nhiên còn nhiều khuyết điểm cần được xây dựng bổ túc là
chuyện đương nhiên mà bất cứ ai có khả năng nhận thức cũng có thể hiểu
và thông cảm những khó khăn đó, trừ bọn nhà báo bất lương ngoại quốc.
Bọn nhà báo này xuất thân từ xứ tự do nhưng lại là những tên bồi bút,
làm công tác tình báo, viết bài theo lệnh hay chỉ thị của chủ. Bọn này
chỉ nhắm vào những khuyết điểm của chính quyền quốc gia để viêt bài phê
bình chỉ trích. Trong số bọn này cũng có những thành phần phóng túng tự
cho là cấp tiến, có khuynh hướng thiên tả và thiên Cộng. Những cái dở,
cái xấu xa của Cộng sản thì chúng làm lơ không nói đến. Nhưng phía quốc
gia có caí gì tiêu cực là chúng nhào vô chỉ trích quyết liệt. Vào cuối
thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chúng đã làm công tác cho CIA,
ngụy tạo, vu không nhiều chuyện nhằm tạo dư luận đưa đến việc mua chuộc
nhóm tướng lãnh âm mưu lật đổ chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm
để thay vào đó là bọn đâm thuê chém mướn dễ dàng sai bảo. Rồi qua thời
Đệ Nhị Cộng Hòa, bọn này lại a dua với Cộng Sản và tay sai dựng đứng
nhiều chuyện nhằm bôi bẩn chế độ quốc gia như chuyện đàn áp tù chính
trị, vụ “Chuồng Cọp Côn Sơn”, vân vân nhằm tạo dư luận thuận lợi cho Mỹ
có lý do rút quân và bán đứng Miền Nam cho Cộng sản.
Nhưng
dù là thế nào và dù có bị kiểm duyệt ít nhiều thì thời Việt Nam Cộng
Hòa cho đến nay vẫn là thời huy hoàng của báo chí Việt Nam.
Cứ bình tâm mà xét và so sánh xem suốt một thế kỷ qua thời nào, dưới
chế độ nào, báo chí và ngành xuất bản của Việt Nam được phát triển và
tự do nhất, nếu không phải là thời Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975)? Những
tờ báo thân Cộng như Tin Sáng, Điện Tín, Đại Dân Tộc, Đối Diện, vân vân
của Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Hồng Sơn Đông, Võ Long Triều, Lý Quý
Chung, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung đã múa may quay cuồng
như thế nào nhờ chế độ tự do ngôn luận của VNCH? Ai cũng biết, kể cả các
đương sự đều biết rõ rằng chế độ tự do báo chí có kiểm duyệt ấy tốt hơn
vạn lần chế độ báo chí “đi theo lề phải” hiện nay của Cộng Sản Việt Nam. Chỉ cần đọc những bài viết, những hồi ký của chúng từ 30-4-1975 về sau đều thấy rõ tâm trạng bất mãn, chán chường, não nề của bọn chúng.
Như
đã nói trên, báo chí được coi như “Quyền Thứ Tư” trong các quốc gia
theo chế độ dân chủ. Báo chí thường phản ảnh quan điểm và nguyện vọng
của đại đa số quần chúng. Báo chí cũng là món ăn tinh thần hằng ngày của
họ. Bởi đó, Cộng Sản tìm đủ mọi cách để xâm nhập, lèo lái hoặc phổ biến
những bài vở với luận điệu tuyên truyền có lợi cho Cộng Sản, hay ít ra
làm giảm uy tín của nhà cầm quyền quốc gia. Cái tâm lý chung của quần
chúng là tò mò thích chuyện mới lạ, giật gân. Tờ báo nào muốn sống lâu,
làm ăn phát đạt nghĩa là được dân chúng mua nhiều thì phải có những tin
mới lạ, giật gân, những thiên phóng sự hấp dẫn, những bài quan điểm hay
lập trường đanh thép, nhất là những bài viết dám đả kích chính quyền các
cấp. Thường những người làm báo kinh nghiệm phải biết đủ mánh khỏe để
quảng cáo tờ báo của mình. Tất nhiên, trong số những người làm báo không
thiếu gì những phần tử lưu manh, dùng tờ báo như công cụ để “bắt địa”
(blackmail/chantage) những nhân vật có tật (tham nhũng, có bồ nhí hay vợ
lẽ…). Chúng viết phóng sự, mới đầu chỉ he hé một chút để mấy ông bà nào
đó “có tật giật mình” có cơ hội “điều đình”, khi đã ngả giá thì chúng
tuyên bố vì lý do kỹ thuật, xin tạm ngưng thiên phóng sự, vân vân và vân
vân.
Những
tờ báo thân Cộng vừa nói trên đây đã ít nhiều đã làm lợi cho Cộng sản.
Việt Cộng đã xâm nhập và cài được người của chúng vào một số báo chí của
Miền Nam tùy
theo mức độ, trong đó có tên Huỳnh Bá Thành tức Họa sĩ Ớt đã làm Tổng
Thư Ký cho tờ Đại Dân Tộc của DB. Võ Long Triều. Sau ngày 30-04-1975,
Huỳnh Bá Thành hiện nguyên hình là một sĩ quan Việt Cộng mang lon Thiếu
Tá đeo súng ngắn và Sà cọt đi nghênh ngang giữa Sài Gòn khiến các văn
nghệ sĩ và mấy ông nhà báo thời VNCH phải rùng mình khiếp sợ! Người ta
còn nhắc đến những Vũ Hạnh, và một số những tên khác nữa đã từng bị an
ninh VNCH bắt giam tại Trung Tâm Cải Huấn Tân Hiệp, Biên Hòa, vân vân.
Như đã nói trên, khi Cộng Sản thôn tính hoàn toàn Miền Nam thì tất cả báo chí của Miền Nam bị
đóng cửa. Thay vào đó là tờ Sài Gòn Giải Phóng một nhật báo mới của
Việt Cộng được cho ra thay thế. Tờ báo chỉ có 4 trang nghèo nàn tin tức,
chẳng có gì lạ ngoài những thông cáo và chỉ thị. Thời gian sau, nhóm
nhà báo thân Cộng như Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức thời VNCH được Hà Nội
cho phép tái bản thờ Tin Sáng vài năm rồi cũng bị đóng cửa vĩnh viễn
luôn. Để xoay sở kiếm sống. mấy anh nhà báo thân Cộng xu thời này bắt
đầu mon men viết bài ca tụng Đảng nhưng chẳng ích lợi gì cho cá nhân.
Bây giờ thì mấy anh mới mở mắt to ra mà nhận thực rằng: “Cộng Sản là
loài đểu cáng, chuyên vắt chanh bỏ vỏ. Chanh hết nước thì chúng giục vô
thùng rác!”
Sinh Viên, Học Sinh, Trí Thức Nửa Vời
Đây
là những thành phần tương đối trong sạch, hăng hái đầy nhiệt huyết,
ghét bất công, nhưng lại sợ đi lính đánh giặc, dễ tin và ngây thơ. Trong
cuộc chiến vừa qua, phải nói thật rằng các giới sinh viên, học sinh trí
thức ít được giáo dục về chính trị nên cũng ít nhận ra được thực chất
của Cộng sản bên kia vĩ tuyến 17. Trước mắt họ chỉ thấy những bất công
của chế độ Nguyễn Văn Thiệu nên tỏ thái độ bất mãn chống đối. Thật ra
thì đại đa số sinh viên học sinh chỉ lo học hành và chỉ có một số rất
nhỏ bị Cộng Sản xâm nhập tuyên truyền, móc nối hứa hẹn để làm tay sai
cho chúng. Trước biến cố 1-11-1963, có thể nói là không hề có nạn sinh
viên học sinh do ảnh hưởng của Cộng sản móc nối xúi giục nổi lên đấu
tranh chống chính quyền. Có chăng chỉ một số nhỏ ở thành phố có liên hệ
gia đình với một vài nhân vật thuộc Đảng phải quốc gia âm thầm chống đối
trong các cuộc đảo chính 1960 và 1963. Ví lúc đó, Sở Nghiên Cứu Chính
Trị Phủ Tổng Thống với BS. Trần Kim Tuyến và Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền
Trung với ông Duơng Văn Hiếu đã tiêu diệt hầu như toàn bộ hế thống tình
báo gián điệp của Việt Cộng ở Miền Nam. Phải đợi cho đến sau cuộc đảo
chánh 1-11-1963, khi hệ thống An ninh Quốc gia bị phá vỡ và Quốc sách Ấp
Chiến Lược bị hủy bỏ do lệnh của ông Tướng “tham, hèn, ngu” Dương Văn
Minh, và khi một số tù tình báo của Việt Cộng được Đỗ Mậu, Mai Hữu Xuân
và Hà Thúc Ký ký lệnh thả vì tham nhũng hay vì áp lực thì Cộng Sản mới
có cơ hội xâm nhập phá hoại. Phần lớn các cuộc xuống đường của Sinh viên
Học sinh chống Chính phủ chỉ xẩy ra ở Sài Gòn và Huế. Sau vụ Phật Giáo
Ấn Quang phe Thích Trí Quang làm loạn ở Miền Trung năm 1966 bi Quân Lực
VNCH dẹp tan, một số đã chạy vào bưng theo Việt Cộng. Đến năm 1968 nhân
cuộc Tổng Công Kích Mậu Thân do Hà Nội phát động thì chúng kéo nhau trở
lại Huế làm mưa làm gió, giết hại hàng vạn Quân Dân Cán Chính VNCH ròng
rã bao tháng trời. Nhưng cuộc Tổng Công Kích của chúng bị thất bại nặng
nề. Một lần nữa, bè lũ Giáo sư, Sinh Viên ngoài Huế như Lê Văn Hảo,
Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị
Đoan Trinh, vân vân cùng với Thích Đôn Hậu, bà Tuần Chi (tên Việt Cộng
nằm vùng và là người tình của Thích Đôn Hậu) lại vội vã trốn vào bưng
hay ra miền Bắc. Nạn Sinh viên Học sinh thân Cộng ở Huế hầu như không
còn nữa hay không dám xuất đầu lộ diện. Tại Sài Gòn, chúng bắt đấu ló ra
từ các Trường Đại Học để tranh các chức vụ trong Ban Đại Diện Sinh
Viên, và nhất là Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn. Từ tranh chấp nội bộ, gây
rối trong các Trường Đại Học, sau dẫn đến chống đối Chính quyền: chống
đi lính, chống quân sự học đường, đòi quyền lợi, đòi hòa bình. Bắt đầu
là những mục tiêu do bất công gây nên, sau lan dần qua các lĩnh vực
khác: xã hội, tôn giáo, chính trị, vân vân.
Số
lượng Sinh Viên Học Sinh chống đối do Cộng sản giật dây không nhiều.
Nhưng chúng làm việc có bài bản, có chỉ đạo, được các thành phần khác
trong nhóm “Tứ Quý” hỗ trợ bênh vực. Điển hình là Dương Văn Minh và
Nguyễn Cao Kỳ vì không ưa ông Nguyễn Văn Thiệu đã từng bí mật chứa
chấp, bao che bọn này. Về những khuôn mặt đấu tranh xuống đường ở Sài
Gòn thì nổi bật nhất trong số đó là Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Cao thị
Quế Hương, Trương Thìn, Phạm Ngọc Cầu, Nguyễn Đăng Trừng, Lê Hiếu Đằng,
vân vân. Những trường Đại Học Y Khoa, Luật Khoa, Văn Khoa thường là nơi
sào huyệt xuất phát bọn chúng. Những trường như Sư Phạm, Nông Lâm Súc,
Phú Thọ hay Quốc Gia Hành Chánh có quy chế đặc biệt học để trở thành
công chức sau khi ra trường có việc làm thì hầu như không bị ảnh hưởng.
Khoảng thời gian từ 1-11-1963 đến 30-04-1975,
số lượng Sinh Viên Học Sinh bị Cộng sản móc nối dụ dổ theo chúng không
quá vài chục tên, cùng một số Sinh Viên Học Sinh hùa theo nhất thời. Cái
dở là Chính quyến Quốc Gia thời Đệ Nhị Cộng Hòa với quyền hạn và khả
năng lớn như vậy nhưng đã phản ứng và đối phó thiếu quyết liệt.
Còn “Bọn Trí Thức Nửa Vời” thì sao? Gọi là “trí thức nửa vời” vì tuy chúng có bằng cấp cao, học vị cao, tốt nghiệp từ những trường danh tiếng bên Tây chẳng hạn, nhiều tham vọng nhưng dốt nát về chính trị, ngây thơ và dễ tin, cho nên dễ dàng bị Cộng sản tuyên truyền mua chuộc. Cộng sản không yêu cầu đám này theo chúng hay trở thành Đảng viên, nhưng dùng chiêu bài “thành phần thứ ba” đề cao bọn này nhằm chia rẽ đối phương. Cộng Sản đã đánh đúng vào chỗ ngứa, đề cao bọn này, rõ ràng không phải là Cộng sản, nhưng cũng không phải là người của chính quyền nên chính quyền không có lý do gì bắt bỏ tù. Với chiêu bài đó, chúng công khai hứa hẹn “Thành phần thứ ba” sẽ giữ vai trò quan trọng trong “Chính Phủ ba Thành phần” gồm Chính phủ VNCH, Mặt Trận Giải Phóng và Thành phần thứ ba. Chiêu bài này quả là ăn khách và rất được bọn cơ hội chủ nghĩa đón nhận. Những tên tuổi như Dương Văn Minh, Lý Chánh Trung, Nguyễn Long, Châu Tâm Luân, Trần Ngọc Liễng, Ngô Bá Thành và một số chính khách thân Ấn Quang càng ngày càng lộ diện tự cho là “Thành phần thứ ba” với hy vọng sẽ nắm vai trò quan trọng trong Chính Phủ hay Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, một thứ Chính Phủ Liên Hiệp mà Cộng Sản sẽ nắm đàng chuôi. Cộng Sản đã lợi dụng triệt để những tên tuổi đó cùng những tổ chức thân Cộng mà chúng nhào nặn ra để tuyên truyền, thổi ầm lên nhằm đánh lừa dư luận. Hãy coi lại những tổ chức mà Cộng Sản nhào nặn rồi thổi lên bằng những danh xưng to lớn kêu la inh ỏi như cái gọi là Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình của Trịnh Đình Thảo, Lể Văn Hảo, Lâm Văn Tết, Phong Trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của Ngô Bá Thành, Phong Trào Nhân Dân Cứu Đói của Ni sư Huỳnh Liên, Ủy Ban Cảì Thiện Chế Độ Lao Tù của Linh mục Chân Tín, vân vân và vân xem có bao nhiêu thành viên? Thực chất, tổ chức nào của chúng cũng chỉ có từ một đến vài ba ngoe là cùng. Nhưng chúng ra sức tuyền truyền triệt để và thổi um lên khiến dư luận, đặc biệt là dư luận tại các nước Tây phương tưởng rằng tổ chức của chúng to lớn lắm, đông người lắm. Trong khi đó, Bộ Thông Tin cũng như Bộ Ngoại Giao của VNCH đã tỏ ra yều kém (nếu không nói là lơ là) trong công tác tuyên truyền của mình cả về hai mặt đối nội cũng như đối ngoại. Điều đó vô tình đã tạo cho chúng được dịp múa gậy vườn hoang với bao hậu quả tai hại không lường được cho vận mệnh dân tộc.
Nói
đến Tứ Quý là nói đến 4 đối tượng hàng đầu mà Cộng Sản nhắm tới trong
cuộc đấu tranh thường xuất hiện ở các thành phố. Mới đầu chúng hoạt động
riêng lẻ, sau vì nhu cầu (có chỉ đạo hay giựt dây hay không) chúng có
thể tự động liên hết với nhau, dựa vào nhau, hỗ trợ cho nhau làm nên một
phong trào đấu tranh chung. Mặt nổi và quan trọng nhất là báo chí vì đó
là nhịp cầu liên kết và ảnh hưởng dễ dàng với quần chúng độc giả khắp
nơi. Hàng ngày chúng theo dõi báo chí và đo lường mức độ hoạt động. Dân
chúng các giới cũng theo dõi báo chí để biết tin tức. Chính quyền dù có
chế độ kiểm duyệt lại càng phải theo dõi kỹ hơn. Nếu găp phải những
trường hợp đặc biệt tất nhiên chính quyền phải thận trọng và dè dặt khi
đối phó. Vì đụng tới các phần tử thầy tu thì chúng la lên rằng đàn áp
tôn giáo. Đụng đến Sinh Viên Học sinh là đàn áp tuổi trẻ ngây thơ. Đụng
đến trí thức là đàn áp những người bất đồng chính kiến, không tôn trọng
quyền tự do dân chủ. Đụng đến báo chí là đàn áp quyền tự do ngôn luận.
Đụng đến các vị Dân cử là không tôn trọng quyền bất khả xâm phạm. Hãy
coi lại thời đó, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu có dám làm mạnh với mấy
tên Sư Tăng thân Cộng thuộc phe Ấn Quang trong chùa của phe này không?
Thích Minh Châu là đảng viên Cộng Sản kỳ cựu từ khi du học bên Ấn Độ,
vậy tại sao được Nguyễn Khánh chấp nhận cho về làm Việt Trưởng Viện Đại
Học Vạn Hạnh? Thích Thiện Minh oa trữ súng trong chùa bị bắt rồi sau lại
thả? Hồ Ngọc Nhuận được Cộng Sản “móc nối” khi đi Pháp, sao Trung Ương
Tình Báo không tóm cổ? Vân vân và vân vân.
Tứ Quý và Mặt Trận Tuyên Truyền của Cộng sản
Như đã nói trên, bọn Tứ Quý được Cộng Sản xâm nhập, móc nối và khai thác triệt để chì có từ sau biến cố 1-11-1963.
Cũng kể từ đó cho đến những năm cuối của nền Đệ Nhị Cộng Hòa khi chính
quyền Nguyễn Văn Thiệu càng ngày càng trở nên yếu kém, nhất là sau khi
Hiệp Định Paris ngày 27-03-1973 được các bên ký kết. Tuy mang danh là
Hiệp Định nhưng thực chất đó là bản án khai tử mà Hoa Kỳ đã buộc chính
phủ Nguyễn Văn Thiệu phải ký vào để Nixon thắng cử và để Mỹ rút quân
khỏi Việt Nam với sự thòa thuận ngầm trước đó gìữa Henry Kissinger với
phe Cộng Sản. Từ đây, Cộng Sản được rảnh tay khỏi phải lo đối phó với
pháo đài bay B52 của Mỹ từng rải hàng vạn tấn bom xuống trên đầu khiến
chúng muốn buông xuôi đầu hàng. Nay thì chúng được tự do hoạt động tuyên
truyền đánh phá VNCH trên mặt trận thông tin và ngoại giao nhằm mục
đích nâng cao uy tín chúng lên và hạ Việt Nam Cộng Hòa xuống. Adolf
Hitler lãnh tụ Đức Quốc Xã và được coi là cha đẻ ngành tuyên truyền hiện
đại đã nói: “Nhờ tuyên truyền, chúng ta có thể làm cho người ta tin
Thiên đường là Địa ngục và Địa ngục là Thiên đường.” Cộng Sản Bắc Việt
đã khai thác triệt để câu nói thời danh ấy khi thành lập Mặt Trận Giải
Phóng Miền Nam (12-1960) cũng như các tổ chức liên hệ của chúng như Liên
Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình (4-1968) và cái gọi là
Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam (6-1969) từ thực
chất là những con ma để trở thành những thực thể sống động.
Thời
Đệ Nhất Cộng Hòa với Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ra một cuốn Bạch Thư
tố cáo Cộng sản Hà Nội là cha đẻ ra công cụ MTGP và là thủ phạm mọi phá
hoại tại Miền Nam. Bạch Thư đã được 2 trong ba thành viên (là Ấn Độ và
Canada) của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình chiến công nhận, ngoại trừ Ba
Lan là phe Cộng sản thì chống đối. Nhưng dư luận quốc tế cũng như quốc
nội đều công nhận Chính quyền VNCH với Tổng Thống Ngô Đình Diệm là chính
quyền hợp pháp là đại diện chân chính của nhân dân Miền Nam. Suốt từ
năm 1954 đến 1963, VNCH đã được hơn 100 quốc gia công nhận và ngay cả Hà
Nội cũng phải thừa nhận điều đó. Đích thân Thủ Tướng Việt Cộng Phạm Văn
Đồng đã nhiều lần gửi Công Hàm vào Sài Gòn yêu cầu Chính Phủ Ngô Đình
Diệm hiệp thương với miền Bắc. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã ra điều kiện
để hai bên có thể hiệp thương là Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền và
quyền tự do đi lại của dân chúng Miền Bắc, chấp thuận cho những gia đình
phân cách do hậu quả phân chia Nam Bắc từ Hiệp Định Genève 1954 được tự
do vào Nam đoàn tụ, vân vân nhưng Hà Nội không dám nhận. Tiếc rằng
chính phủ hợp pháp ấy đã bị Mỹ âm mưu lật đổ để thay bằng một chính
quyền dễ sai bảo nên VNCH đã trở thành yếu kém, phải hạ mình đứng ngang
hàng với “con ma” được gọi là Chính Phủ CMLT/CHMNVN tại hòa đàm Paris.
Trong khi đó, nhờ khai thác triệt để về tuyên truyền, Cộng Sản Hà Nội và
đàn anh Nga Hoa đã biến con ma Măt Trận Giải Phóng và cái gọi là
CPCMLT/CHMNVN thành một thực thể đứng ngang hàng với Việt Nam Cộng Hòa,
để sau cùng VNCH bị chúng nuốt trọn vào ngày 30 tháng 04 năm 1975.
Trong
một bài có tựa đề là: “Vài chuyện mắt thấy tai nghe: Phe Cộng Sản nghĩ
sao về Tổng Thống Ngô Đình Diệm?” đăng trong Tâp San của Hội Ái Hữu
Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại tại Nam Cali,
nhân kỷ niệm 50 năm Hiến Pháp VNCH: 1956 - 2006, từ trang 97-102, GS.
Tôn Thất Thiện có nhắc đến bài điểm sách “The Year of the Hare” của GS
Francis Xavier Winters năm 1999 trong tạp chí Ấn Độ “World Affair”: Một
quan điểm mới về vụ đảo chánh….”, Giáo sư Tôn Thất Thiện đã ghi lại:
“Khi
được tin ông Diệm bị lật đổ, Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh
tiếng, Wilfrid Burchett: “Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế.”
Cũng
trong bài viết cho Tâp San này, GS. Tôn Thất Thiện ghi lại cuộc gặp mặt
bà Hồ Thị Mộng Chi, một người bạn thân tử khi Giáo sư còn du học ở London. Bà Chi là người thân Cộng cư ngụ ở Paris, nhưng sau đã vỡ mộng. Bà chi kể lại:
“…
Trong thời gian gần đây tôi may mắn gặp được một ngươì từ Hà Nội, mà
tôi quen khá thân trước năm 1954. Và cũng rất may, người này là một
người hiếm có đã được chính tai mình nghe Ông Hồ nhận định về vụ đảo
chánh 1963. Người này tuyệt đối cấm tôi tiết lộ tên trong khi y còn
sống, vì đây là một “bí mật thâm cung”, nên tôi chỉ gọi là “Cán bộ X”.
Cán bộ X đã kể cho tôi nghe câu chuyện như sau: Y là một người có mặt
tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội xẩy ra đảo chính ở Sài Gòn. Y thuộc một nhóm
được Ông Hồ cho gặp chiều 2/11/1963.
Khi vào Phủ Chủ Tịch thì Ông Hồ đang bận tiếp một phái đoàn gì đó. Y
phải đợi ngoài hành lang. Đang đợi thì thấy có người mang một bao thơ
vào cho Ông Hồ. Nhìn vào, thấy Ông mở thơ ra đọc, xong, không nói gì, bỏ
thơ vào túi, rồi tiếp tục tiếp khách.
Một
lúc sau khách di rồi, Ông cho gọi nhóm của Cán bộ X vào, và nói: “Lúc
này người ta báo cho Bác biết là Diệm vừa bị lật đổ. Ông Diệm là kẻ địch
thủ ghê gớm nhứt của Bác. Nay ông đã bị loại rồi, thì chiến thắng chắc
chắn sẽ về tay ta rồi.”"
Lật
đổ một nhân vật, một chế độ mà tập đoàn Cộng Sản Việt gian phải khiếp
sợ, để rồi VNCH phải ngồi ngang hàng với con ma Giải Phóng, một công cụ
bù nhìn của Hà Nội thì thiết tưởng không có gì ngu dại hơn bọn đâm thuê
chém mướn!
Cộng Sản xử dụng Tứ Quý như thế nào?
Tứ
quý là đối tượng tranh thủ của Cộng Sản trong cuộc xâm lăng nên chúng
đã nghiên cứu kỹ càng và dư biết thực chất của bọn Tứ Quý để lợi dụng
chúng theo từng giai đoạn. Bản chất của Tứ Quý là tự cao, bất mãn, ngây
thơ, ham địa vị, quyền lợi và danh vọng. Giai đoạn đầu chưa chiếm được
lãnh thổ và chính quyền thì Cộng Sản ra sức đề cao, tâng bốc, khai thác
bất mãn, rủ rê, mua chuộc bọn này. Khi đã thuận theo chúng thì chúng
dành cho Tứ Quý những địa vị cao, những danh xưng rất kêu trong những tổ
chức do chúng nặn ra mục đích chỉ để tuyên truyền và làm những việc có
lợi cho chúng. Những tổ chức này chỉ có danh và không có thực. Bọn Tứ
Quý ham danh được đề cao mặt nổi, trong khi thực chất thì người của
chúng (CS) nắm trọn quyền bên trong. Tứ Quý chỉ là bọn bù nhìn mà không
biết. Bọn này đứng làm vì, ngồi chơi sơi nước hay được Cộng Sản cho đóng
kịch. Nếu bọn này có thắc mắc, Cộng Sản giải thích là vì hoàn cảnh
chiến tranh nên cần giữ bí mật và giới hạn việc liên lạc. Hãy nhìn lại
những tên tuổi nổi của bọn Tứ Quý như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình,
Huỳnh Tấn Phát, Phùng Văn Cung, Nguyễn Văn Hiếu, Trịnh Đình Thảo, Lâm
Văn Tết, Lê Văn Hảo, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ
Ngọc Phan, Hồ Văn Bửu, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, vân vân trong
những tổ chức gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, Liên Minh Các
Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời
Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam để xem bọn này đã giữ những vai trò gì và làm
gì? Tất cả chỉ là công cụ bù nhìn và đóng kịch cho chúng tức Cộng Sản
Bắc Việt để chúng sai bảo, không có chút thực quyền ngay tại chức trước
ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lúc đó, bọn này được đưa vào ở những khu bí
mật trong rừng sâu, có nhà tranh, nhà lá để ở với nhiều tiện nghi hơn bộ
đội. Lâu lâu được CSHN bí mật đưa ra Miền Bắc hay sang các nước Cộng
sản để làm công tác tuyên truyền. Công việc của chúng chỉ có bấy nhiêu.
Tại Hòa Đàm Ba Lê thì Cộng sản Hà Nội đã dàn dựng bài bản đầy đù, cứ
việc nghe theo mà đóng kịch. Rồi sau khi tấn chiếm được Miền Nam,
bọn này đã làm gì? Cũng chỉ tiếp tục đóng vai trò bù nhìn với danh xưng
khác còn thực chất vẫn chỉ là bù nhìn không hơn không kém. Xin điểm mặt
một vài tên tiêu biểu trong Tứ Quý:
Trước hết là Nguyễn Hữu Thọ, CSBV phong cho làm Chủ Tịch Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTGP) 1960, rồi Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLT/CHMNVN) 1969. Sau 30-04-75 Thọ được phong làm “Phó Chủ Tịch Nước thứ 2” trong chính phủ Cộng Sản ở Hà Nội, một chức Phó thứ 2 thêm vào mà chỉ dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam mới có. Thường các nước chỉ có một Phó Chủ Tịch hay Phó Tổng Thống. CSVN bày lắm trò thêm chúc Phó Chủ Tịch Nước thứ 2 vào để Nguyễn Hữu Thọ “ngồi chơi sơi nước”.
Chuyện
xẩy ra như thế này do người thân của Lâm Văn Tết, Phó Chủ Tịch cái gọi
là LMCLL/DTDCVHB kể lại cho Đại Đức Nhật Thường và người bạn của người
viết nghe. Sau khi Cộng Sản tấn chiếm Miền Nam, nhóm Miền Nam gồm Nguyễn
Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết, vân vân họp bàn
với nhau tại Sài Gòn. Câu hỏi đươc đặt ra để thảo luận là: Nay mai ra
Hà Nội họp, nếu Bộ Chính Trị Đảng CSVN hỏi bao giờ thực hiện thống nhất
hai miền Nam Bắc thì trả lời như thế nào? Sau khi bàn qua tán lại, tất
cả đồng ý Nguyễn Hữu Thọ đại diện anh em Miền Nam trả lời là sau 5 năm. Chuyện xẩy ra đúng như dự liệu. Trong buổi Tiếp Tân do Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản khoản đãi phái đoàn Miền Nam ở
Hà Nội, Lê Duẩn Tổng Bí Thư Đảng đã hỏi: “Quý anh nghĩ liệu trong bao
lâu hai Miền Nam Bắc sẽ thống nhất với một chính phủ đại diện duy nhất
cho Việt Nam?” Nguyễn Hữu Thọ ngay tình trả lời là 5 năm như đám Miền Nam đã
đề nghị. Nghe Nguyễn Hữu Thọ trả lời như vậy thỉ Lê Duẩn mở miệng cưởi
hô hố một cách rất đểu khiến mặt Nguyễn Hữu Thọ sụ xuống trông rất thảm
hại. Từ đó, đám Miền Nam thất vọng, nhưng câm như hến, không anh nào dám có ý kiến ý cò gì cả và bài bản thống nhất của Hà Nội cứ như thế mà tiến hành.
Thực tế thì ngay sau ngày 30-04-1975, Hà Nội đã ồ ạt tung Cán bộ Đảng viên từ Bắc vào Nam để
nắm mọi cơ cấu tổ chức địa phương. Địa phương nào, cấp nào cũng có cán
bộ Đảng viên gốc Bắc hay Trung vào nắm mọi vị trí then chốt về an ninh,
quân sự và kinh tế.
Thực tế, người dân Miền Nam ai cũng biết và chính Trương Như Tảng trong hồi ký Mémoire d’un Vietcong đã xác nhận điều đó. Còn các Cán bộ Đảng viên miền Nam chỉ
được đóng vai trò thứ yếu hay phụ tá. Thật ra thì các cơ sở Đảng và
Tình báo của Cộng sản ở Miền Nam đã bị phá vỡ và tiêu diệt từ thời Đệ
Nhất Cộng Hòa qua Phong Trào Tố Cộng. Sau này, nhờ cuộc Đảo chánh 1-11-1963,
khi hệ thống an ninh Ấp Chiến Lược của VNCH bị Dương Văn Minh phá vỡ,
nên các cơ sở nằm vùng mới có cơ hội được xây dựng trở. Tiếp theo, khi
Mỹ rút quân thì CS Bắc Việt đã tung rất nhiều đơn vị Bộ Đội vào Miền Nam để
thay thế đám địa phương đã bị Quân Lực VNCH tiêu diệt. Chứng kiến thấy
việc Hà Nội đưa Cán bộ Đảng viên từ Miền Bắc vào nắm mọi cơ sở địa
phương nên các anh chị Mặt Trận Giải Phóng cay cú lắm, nhưng không dám
hé môi. Bây giờ các anh chị mới biết Cộng Sản Bắc Việt là bọn chuyên dối
trá, lừa bịp và đểu cáng thì mọi sự đã quá muộn!
Thực
chất như đã nói trên, bọn Tứ Quý và nhất là mấy anh chóp bu của Mặt
Trận Giải Phóng Miền Nam hay cái gọi là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời
CHMNVN toàn là những tên ngây thơ đến độ ngu si đần độn. Trương Như Tảng
là một thí dụ điển hình.
Trường Như Tảng là con nhà giàu, từng được gia đình cho du học bên Pháp. Tốt nghiệp xong về nước, có lúc đã làm Tổng Giám Đốc Công Ty Đường Việt Nam tại Sài Gòn. Khi còn học ở Pháp, Tảng đã trót dại nghe Việt Cộng rủ rê và khi về VN thì bí mật hoạt động cho chúng. Năm 1966, Trương Như Tảng bị Cảnh sát Quốc Gia dưới quyền TT Nguyễn Ngọc Loan bắt giam ở TTCH Chí Hòa. Sau mấy năm khi Hoa Kỳ cần trao đổi với Việt Cộng, đã áp lực VNCH mượn Tảng rồi thả ra. Tảng liền vô bưng và được phong làm Bộ Trưởng Tư Pháp của cái chính phủ ma CMLT/CHMNVN cho đến 30-04-1975. Trong buổi diễn binh mừng chiến thắng giải phóng hoàn toàn Miền Nam trên Đại Lộ Thống Nhất rước Dinh Độc Lập ngày 15 tháng 05 năm 1975, chứng kiến các đon vị diễn hành đi ngang qua khán đài toàn là Bộ Đội Miền Bắc mà không thấy Bộ Đội Giải Phóng đâu cả, Trương Như Tảng đã hỏi Văn Tiến Dũng các đơn vị bộ đội giải phóng đâu thì Văn Tiến Dũng thản nhiên trả lời: “Thì hai bên đã thống nhất rồi cỏn gì nữa”.
Nguyên văn tiếng Anh:
“
At last, when our patience had almost broken, the Vietcong units
finally appeared. They came marching down the street, several straggling
compaìes, looking unkempt and ragtag after the display that has
preceded them, Above their heads flew a red flag with a single yellow
star – the flag of the Democratic Republic of North Vietnam.
Seeing
this, I experienced almost a physical shock. Turning to Van Tien Dung
who was standing next to me, I asked quietly, “Where are our divisions
one, three, five, seven, and nine?”
Dung stared at me a moment, the replied with equal deliberatness: “The Army has already been unified.” As he pronounced these word, the corners of his mouth curled up in a slight…”
Vietcong Memoir trang 264-265.
Mấy tháng sau Hà Nội đã thực hiện thống nhất toàn bộ trong một Hội Nghị mà thực chất là sát nhập hay khai tử Mặt Trận Giải Phóng, đưa vào Mặt Trận Tổ Quốc và Chình Phụ Cách Mạng Lâm Thời CHMNVN vào Chính Phủ Cộng sản Miền Bắc. Từ đó Trương Như Tảng mới nhận thức được mặt thật của Cộng sản và âm thầm chạy trốn. Ngày 25 tháng 08 năm 1978, Tảng đã bí mật xuống tàu vượt biển, hơn một tuần sau thì được tàu hàng Singapore vớt chở tới đảo Galang, thuộc Indonesia. Tại đây, Tảng xin Cao Ủy cho định cư ở Pháp. Nhờ có thì giờ và được tự do thong thả, Tảng viết hồi ký Mémoire d’un Vietcong bằng tiếng Pháp để tố cáo CSVN trước dư luận quốc tế.
Tiếp theo là Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH). Dương Quỳnh Hoa cũng là con nhà giàu được du học Pháp đậu bằng Bác sĩ Y Khoa. Thời gian ở, Pháp Dương Quỳng Hoa đã bị rủ rê và y thị đã gia nhập Đảng Cộng sản. Năm 1957, DQH về Sài Gòn vừa làm việc trong ngành Y tế vừa làm gián điệp cho Cộng sản. Năm 1960, Vìệt Cộng cho Dương Quỳnh Hoa với bí danh Thùy Dương là một trong những thành viên của MTGP. Sau cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968, DQH vô bưng được phong làm Bộ Trưởng Y Tế trong cái chính phủ ma CMLT/CHMMNVN. Sau 30-04, khi CSBV đã tấn chiếm miền Nam, liền giải tán Chính Phủ ma của Việt Cộng và hạ DQH xuống hàng Thứ Trưởng Y Tế. Sau đó ít lâu, Hà Nội lại cất chức và cử y thị làm Giám Độc Bệnh Viện Chợ Rẫy. Dương Quỳnh Hoa bất mãn, than thở với Nguyễn Hữu Thọ: “Chúng ta chỉ là lũ bù nhìn.”. Dương Quỳnh Hoa đem trả lại thẻ Đảng. Mới đầu Hà Nội muốn cho y thị qua Pháp, nhưng sau nghĩ lại thấy nguy hiểm nên đã bắt y thị phải câm miệng 10 năm. Có lần được một phóng viên ngoại quốc phỏng vấn, Dương Quỳnh Hoa đã không ngần ngại nói huỵch toẹt:
"Trong
chiến tranh, chúng tôi sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân.
Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân
như là một kẻ thù tiềm ẩn.” Và khi nhận định về bức tường Bá Linh, Bà
nói: “Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại.” Cũng trong bài viết của
TS. Mai Thanh Truyết trên trang mạnh do Châu Xuân Nguyên đưa lên ngày 30-03-2013,
còn ghi như sau: Vào tháng 7/75, Hà Nội chính thức giải thể chính phủ
Lâm thời và nắm quyền điều hành toàn quốc, chuyển Bà xuống hàng Thứ
trưởng và làm bù nhìn như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị
Định…
Chính
trong thời gian nầy Bà lần lần thấy được bộ mặt thật của đảng CS và mục
tiêu của họ không phải là phục vụ đất nước Việt Nam mà chính là làm
nhiệm vụ của CS quốc tế là âm mưu nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á. Vào khoảng
cuối thập niên 70, Bà đã trao đổi cùng Ô Nguyễn Hữu Thọ: ”Anh và tôi chỉ
đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ.
Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật
lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và
không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả."
Nguyễn Thị Bình theo
Cộng Sản từ lâu, được cử làm Phó Chu Tịch Hội Phụ Nữ Giải Phóng sau là
Bộ Trưởng Ngoại Giao của cái gọi là CPCMLT/CHMNVN, dự Hội Đàm Paris. Sau
30 tháng 4 được cử làm Bộ Trưởng Giáo Dục, rồi Phó Chủ Tịch Nước thứ 2
bù nhìn như Nguyễn Hữu Thọ.
Nói chung, tất cả những nhân vật thuộc MTGP, Liên Minh CLL/DTDCHB,
và cái gọi là Chình Phủ CMLT/CHMNVN khi bị giải tán hay sát nhập vào
chính quyền Cộng Sản Bắc Việt thời chỉ được những chức “Phó” ngồi chơi
sơi nước. Tất cả là một lũ bù nhìn. Những thành phần nổi tiếng hay tạm
đưọc coi là có công khéo đóng kịch cho Đảng Cộng Sản thì được cho làm
Đại Biểu Quốc Hội qua chủ trương “Đảng cử, Dân bầu”. Thí dụ: Đảng Cộng
Sản và Mặt Trận Tổ Quốc đưa ra danh sách sẵn 11 người thì dân chọn 10.
Vì Dân Chủ của Cộng sản là “Dân Chủ Tập Trung” Đảng năm hết mọi quyền
hành, Đảng chỉ ai thì dân bầu người đó. Thành phần ít nổi tiếng hơn, thì
được cho làm Đại Biểu Nhân Dân ở cấp dưới như Tỉnh, Huyện, Thành phố.
Vai trò Đại Biểu là vai trò trang trí, bù nhìn. Khi họp là phải tuân
theo lệnh Đảng. Đảng bảo sao làm vậy. Cả đám “Nghị gật” này chỉ có nhiệm
vụ là “giơ tay”. Bởi thế mà có bài thơ diễu:
Đảng chỉ tay
Quốc Hội giơ tay
Mặt Trận vỗ tay
Công an còng tay
Nhân dân trắng tay…
Chủ
trương của Cộng Sản trước sau như một là “Hồng hơn Chuyên” và “Trí phú
địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Đừng tưởng rằng những khẩu hiệu này
chi áp dụng cho thời kỳ “Cải Cách Ruộng Đất” ở Miền Bắc từ 1953-1956,
nhưng là áp dụng triệt để suốt trong thời gian Cộng Sản cầm quyền từ khi
thành lập đến nay, nghĩa là phải tiêu diệt giới giàu có và trí thức.
Nếu có dùng thì chỉ dùng giới hạn và giai đoạn khi những thành phần này
biết lột xác, và đạt tiêu chuẩn là triệt để trung thành và tùng phục
Đảng cách thành khẩn. Và nếu muốn được như vậy thì trước hết phải biết
chia động từ “SỢ” như Nguyễn Tuân từng tâm sự. Nhìn lại khoảng thời gian
khoảng trên 60 năm qua, từ khi Cộng sản nổi lên nắm chính quyền, xem
chúng đã áp dụng phương châm này ra sao?
Tại
Miền Bắc thì những nhân vật trí thức như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức
Thảo bị đì trối chết! Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm bị bắt bớ, tù đày. Hàng
trăm ngàn người bị quy là phú nông, địa chủ dù chỉ có vài mẫu ruộng đã
bị đem ra đấu tố. Những người giàu và có công với Đảng như bà Cát Thanh
Long ở Thái Nguyên đã bị đấu tố chết! Ngây thơ như Nguyễn Khắc Viện từ
Pháp về VN phục vụ Đảng cũng chỉ cho làm chuyên viên!
Còn
tại Miền Nam, thời thế thay đổi, Cộng Sản không dám áp dụng Cải Cách
trắng trợn như tại Miền Bắc, nhưng chiến dịch “Đánh Tư Sản Mại Bản” đã
làm nhân dân cả nước đói khổ. Cả bọn chóp bu của MTGP, LMCLL/DTDCHB, và
cái chính phủ ma CMLT/CHMNVN chỉ được ban cho chức “Phó” ngồi chơi sơi
nước hay những ông bà Đại biểu chi biết gật và giơ tay, đi đâu cũng có
Công an “bảo vệ” (nghĩa là theo dõi, kiểm soát). Đảng viên trung thành
lâu năm như Trần Bạch Đằng đặc trách trí vận Sài Gòn Chợ Lớn cũng không
được tin dùng, chỉ cho làm Ủy Viên Trung Ương để dễ bề kiếm soát. Vợ
Trần Bạch Đằng là dân i tờ rít từng bị Cảnh Sát Quốc Gia của VNCH bắt
giam từ trước Tết Mậu Thân 1968. Sau đó lại được Tòa Đại Sứ Mỹ mượn để
trao đổi với Việt Cộng. Sau 30-04-1975, vợ Trần Bạch Đằng được Đảng ban
cho chức Thứ Trưởng Tư Pháp Miền Nam để gật đầu, giơ tay và lãnh lương!
Bởi thế Trần Bạch Đằng cay cú viết cuốn Kẻ Sĩ Gia Định than thở đủ điều!
Riêng Trịnh Đình Thảo may mắn sao vớ được “cô đầm lai” trẻ trung tối
ngay đi dung dăng dung dẻ mà không sao cả! Có lẽ Thảo già rồi, sắp
xuống lỗ nên Đảng lờ đi để khóa mõm và bắt tiếp tục đóng kịch.
Riêng
thành phần Tứ Quý tại Sài Gòn và Huế thì còn rõ hơn. Anh chị nào ngoan
ngoãn, biết vâng lời thì cho ra làm Đại Biểu Quốc Hội như Huỳnh Công
Minh, Phan Khắc Từ, Chân Tín, Thích Đôn Hậu, Thích Trí Thủ, Lê Văn Nuôi,
Huỳnh Tấn Mẫm. Còn những tên khác như Trần Thúc Linh, Hồ Ngọc Nhuận, Lý
Chánh Trung, Ngô Bá Thành, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đăng Trừng, vân vân chỉ
được tham gia Mặt Trận Tổ Quốc cấp Quận, Huyện hay Thành phố. Thực chất
như bao người biết Mặt Trận Tổ Quốc chỉ là cái lồng, cái rọ để Đảng CS
buộc các đoàn thể và Tôn giáo tham gia để chúng dễ bề kiểm soát. Nếu
thời gian đầu thử thách, ông bà anh chị nào tỏ ra ngoan ngoãn thì sẽ cho
làm Đại Biểu Quốc Hội. Trường hợp Ngô Bá Thành là
điển hình nhất. Vì những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Ngô Bá Thành cho
mình là trí thức thuộc “thành phần thứ ba” với Dương Văn Minh. Y thị còn
hy vọng sẽ có Chính phủ ba thành phần và đã cực lực phản đối việc
Dương Văn Minh nhận chức Tổng Thống VNCH từ tay Tổng Thống Trần Văn
Hương. Y thị thổ lộ với Đại Đức Nhật Thường (một ông sư duy nhất được
phép cưới vợ để nối dõi tong đường vì thuộc gia đình con một) và các bạn
khác rằng: “Ông Dương Văn Minh nhận như vậy tất nhiên mất tư cách Thành
phần thứ ba” là hỏng rồi! Ngô Bá Thành tuy là trí thức có bằng Luật sư
nhưng cũng rất ngây thơ và nông cạn. Y thị đâu có biết mình chỉ là con
rối và Dương Văn Minh chỉ là một tên tướng tham, hèn, ngu mà Mỹ đã dùng
chỉ để phá đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa (1963) và để hốt rác dùm Mỹ: đuổi
Mỹ và đầu hàng Cộng Sản (1975)! Cho nên mới đầu Cộng Sản không cho Ngô
Bá Thành chức vụ gì cả. Sau này y thị tỏ ra ngoan ngoãn mới được Đảng
cho làm Đại Biểu Quốc Hội vài ba khóa chỉ để “giơ tay”!
Nói chung, trước 30-4-1975, được sống trong tự do, bọn Tứ Quý múa rối làm loạn cả Sài Gòn.
Sau 30-04-1975, Cộng Sản vào đàn áp, tịch thu tài sản của nhân dân, cả lũ im như thóc. Bởi vây mới có thơ rằng:
Tranh đấu đâu rồi chẳng thấy la?
Năm năm giải phóng kiếm không ra!
Cô đòi Quyền sống, đòi đầu nhỉ?
Cụ chống Lao tù, chống thế a?
Cứu đói nhân dân chờ rã họng,
Cầu no Tổ quốc muốn trầy da.
Mới hay tranh đầu buồn như thế,
Sĩ khí tâm can rõ khéo là!
Tại sao Cộng Sản đối xử với cánh Miền Nam như vậy?
Bởi
vì CSBV dư biết rằng trong một thể chế tự do dân chủ như tại Miền Nam
mà bọn này còn bất mãn và dễ dàng nghe lời dụ dỗ để theo chúng mà chống
lại VNCH thì làm sao bọn này có thể sống dưới chế độ kiềm kẹp của Cộng
Sản mà không bất bình uất ức? Cho nên Cộng Sản chỉ lợi dụng mà không tin
dùng bọn này có lòng trung thành như những anh “bần cố nông” thứ thiệt
từ trong rừng chúng nhào nặn ra như Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Võ Văn
Kiệt, Phan Văn Khải và sau này như Nguyện Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, vân
vân. Ngay như Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, Trần
Bửu Kiếm đã theo Đảng từ lâu mà chúng có tin dùng đâu (Chỉ dành cho chức
Phó hay Đại Biểu Quốc Hội). Huống chi có học như Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh
Đình Thảo, Lâm Văn Tết, hay những anh Việt Cộng non trẻ và ngây thơ như
Nguyễn Đăng Trừng, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Nguyễn Thị Đoan Trinh, vân vân. May lắm thì bọn này được chúng cho chức
Uỷ viên Mặt Trận Tổ Quốc cấp Quận, Huyện hay Thành phố. Có lẽ duy nhất
Nguyễn Đăng Trừng được chức “Bí Thư Chi Bộ Đảng trong Đoàn Luật Sư Thành
Phố Hồ Chí Minh”. Đây chỉ là thế kẹt phải làm, chảng lẽ lại đưa một anh
hay một chị thuộc loại i tờ rít làm Bí Thư giữa những anh chị Luật sư
có học ở Miền Nam thì
kỷ quá. Nhưng biết đâu, bên cạnh Bí Thư Nguyễn Đăng Trừng lại có một
“Siêu Bí Thư” thuộc loại i tờ rít để kiểm soát Bí Thư thì sao? Câu
chuyện tiếu lâm sau đây có thể giải thích cho cái nghịch lý này:
Tại chợ HÀNG CHIM ở Hà Nội, có ông bán Vẹt biết nói (trong Nam gọi là con Két).
Khách đến mua, đưa tay chỉ vào con số 1: “Giá bao nhiêu?”
Chủ trả lời: “5 ngàn vì nó biết hô to: Hồ Chủ Tịch Muôn Nam!”
Khách chỉ vào con số 2: “Giá bao nhiêu?”
Chủ trả lời: “10 ngàn vì nó biết nói: Mao Chủ Tịch Muôn Nam!”
Khách chỉ tiếp vào con số 3: “Bao nhiêu?”
Chủ trả lời: “15 ngàn vì nó biết hô to: Đả Đảo Đế Quốc Mỹ!”
Khách lại chỉ vào con số 4: “Bao nhiêu?”
Chủ trả lời: “20 ngàn vì nó nói được câu: Tình Hữu Nghị Việt Hoa Nồng Khắm!”
Khách chỉ vào con số 5: “Bao nhiêu?”
Chủ trả lời: “Con này giá đặc biệt 50 ngàn, nhưng nó không biết nói.”
Khách ngạc nhiên hỏi lại chủ: “Không biết nói sao lại đắt thế?”
Chủ trả lời: Nó không biết nói, nhưng nó chỉ huy được những con kia!”
Hình
ảnh mấy đàn Két (hay Vẹt) đó chính là hình ảnh của Đảng Cộng Sản, của
Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đảng viên cán bộ gồm toàn những con
vẹt. Con vẹt khôn, biết nói thì luôn phải làm cấp dưới. Chỉ những con
không biết nói, không biết suy nghĩ mới có thể đứng đầu tức là Lãnh Tụ
Đảng, là Chủ Tịch, Tổng Bí Thư Đảng! Cho nên không lạ gì Cộng Sản luôn
luôn kỵ trí thức, nhất là trí thức được giáo dục, được đào luyện dưới
chế độ Việt Nam Cộng Hòa hay tại các quốc gia có tự do dân chủ. Còn trí
thức xã hội chủ nghĩa của Đảng phải xuất thân từ bần cố nông, là “con
ông cháu cha”, biết vâng lời, tùng phục và nhất là biết sợ. Cứ nhìn vào
con các ông lớn Việt Cộng hiện nay thì đủ rõ: học hành láo lếu, dốt dặc
cán mai, chỉ lo ăn chơi đàng điếm, phung phí tiền bạc với gái. Vậy mà
lại được cha anh chúng cắt cử vào những chức vụ cao trong chính quyền
theo kiểu phong kiến vua chúa ngày xưa. Chúng có làm bậy, phạm lỗi cũng
không ai dám đuổi. Vì thế mới có 5 C và 5 Đ.
Năm (5) C tức là “Con Cháu Các Cụ Cả” và năm (5) Đ: Đếch Đuổi Đi Đâu Được”.
Tâm trạng và phản ứng của Tứ Quý
Sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm và sư sãi Ấn Quang rước hình Hồ vào Sài Gòn ngay sau khi cộng quân chiếm được miền Nam (ảnh trái)
Thích
Đôn Hậu, Đệ Tam Tăng Thống GHPGVNTN, vui vẻ trò chuyện cùng Lê Duẩn và
Võ Nguyên Giáp sau khi nhóm Phật giáo tranh đấu dọn đường cho cộng quân
xâm lược miền Nam (ảnh phải)
Khi
Sài Gòn mới được “giải phóng” thì các anh chị Tứ Quý hồ hởi ra mặt, tìm
đủ cách để tâng công với hy vọng Đảng sẽ đãi ngộ xứng đáng. Nào ngờ,
chỉ sau vài tháng khi tình hình đã ổn định, đặc biệt sau khi chúng đã
lùa xong hằng triệu Quân Dân Cán Chính VNCH vào các trại Học Tập Cải Tạo
(nhà tù Việt Cộng) thì gọng kìm an ninh bắt đầu khép lại. Báo chí bị
đóng cửa hết. Mấy anh nhà báo thân Cộng bây giờ đói vêu mõm, vì không có
việc làm. Mấy anh Dân Biểu đối lập trước kia thì hầu hết vô các trại tù
ngoại trừ mấy anh có công đếm trên đầu ngón tay như Hồ Ngọc Nhuận, Kiều
Mộng Thu, Ngô Công Đức, Phan Xuân Huy. Lúc ấy, người dân Sài Gòn nhìn
thấy các anh chị ăn mặc xuề xòa kiểu Bộ đội xa hội chủ nghĩa với áo để
ngoại quần, đi đôi dép râu, đạp xe cọc cạch trông thật là thảm hại! Còn
mấy ông Sư Ấn Quang có công đã ra tận Xa Cảng Phú Lâm đón rước Bộ Đội
Cộng Sản vào thành ăn mừng giải phóng, cũng biết thân bìêt phận âm thầm
về Chùa tụng kinh gõ mõ chờ Đảng cho ra cái gọi là Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam và dẹp luôn GHPGVNTN. Chín chục phần trăm (90/100) sư sãi đã
gia nhập Giáo Hội quốc doanh của Nhà Nước. Ông Sư bà Vãi nào cứng đầu
thì cho đi tù! Đó là cái giá mà phe Phật Giáo Ấn Quang phải trả. Thích
Minh Châu là Đảng viên, nhưng mất chức Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn
Hạnh. Mấy đệ tử đi theo cũng chung số phận, về vườn hay đi tù cả lũ!
Thích Huyền Quang bị giam lỏng. Thích Quảng Độ bị lôi ra tòa và tống cổ
ra miền Bắc ở Thái Bình. Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sỹ còn bị lên án tử
hình sau đưọc giảm án nhờ biết thay đổi lập trường và hối cải (?).
Bây
giờ các ông bà Tứ Quý mới mở mắt ra và mới biết Độc Lập, Thống Nhất, Tự
Do, Dân Chủ kiểu Cộng Sản là gì? Là đi theo bánh xe lịch sử của Đảng,
phải tùng phục vâng lời và phải biết sợ, đừng có dại dột mà xuống đường
biểu tình như trước. Xin hãy đọc các hồi ký hay hồi ức hoặc các bài
viết, bài phát biểu riêng tư của mấy anh Tứ quý Miền Nam: Hồ Ngọc Nhuận,
Lý Quý Chung, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, Chân Tín, Nguyễn Ngọc
Lan, vân vân thì sẽ thấy tâm trạng chán chường, não nề của mấy anh chị.
Nhưng những năm từ 1975 đến 1991, khi chế độ Cộng Sản còn đứng vững ở
nhiều nơi trên thế giói, nhất lại các nước Á Phi và Châu Mỹ La Tinh như
Việt Nam, Cu Ba, Đông Âu, Đông Đức… thì không anh nào dám ho he. Anh nào
khôn thì kiếm đường vượt biên. Không vượt biên được thì nằm im chịu
trận. Chỉ từ sau 1991 khi Khối Cộng Sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ thì
các anh mới bắt đầu rục rịch. Trung thành như Hồ Ngọc Nhuận mà cũng còn
tìm cách cho con qua Pháp. Ngang ngược như Khối Ấn Quang với Thích Trí
Quang, Thích Huyền Quang, Thích Đôn Hậu cũng phải nằm im, chẳng ma nào
dám nhúc nhích, cựa quậy. Nhờ biến cố Đông Âu, Thích Huyền Quang mới dám
công bố Tuyên Ngôn 9 điểm, nhưng có một điểm rất dở là nói “Đảng Cộng
Sản đã ưu đãi Thiên Chúa Giáo” thật sai lầm! Đoàn kết chưa thấy đã thấy
thái độ hẹp hòi thiếu khôn ngoan. Đáng lý ra Hòa Thượng Huyển Quang nên
lợi dụng cơ hội này nói lên tinh thần đoàn kết Liên Tôn thì hay biết mấy
thay vì đẩy Tôn giáo bạn đứng xa Phật Giao Ấn Quang. Vì từ năm 1977,
Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền đã mạnh dạn lên tiếng bênh vực Phật
Giáo Ấn Quang tại Hội Nghị do Thành Ủy Huế - Thừa Thiên tổ chức vậy mà
sao không thấy Hòa Thượng Huyền Quang nhắc tới?
Thời gian trôi qua, nhờ công nghệ thông tin qua các trang mạng toàn cầu và nhất là Phong Trào Dân Chủ trên thế giới như một xu thế của thời đại, thổi bay các chế độ độc tài, không có gì cản lại được. Nhiều Đảng viên CSVN đã thức thời, tỉnh ngộ, nhận ra sự thật và dám lên tiếng nói đòi Tự Do Dân Chủ thay vì nằm im chịu trận như trước. Những Bùi Tín, Dương Thu Hương, Nguyễn Minh Cần, Vũ Thư Hiên, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Khuê, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Hộ, Tiêu Dao Bảo Cự, Nguyên Huy Thiệp, Nguyễn Khắc Toàn, vân vân bắt đầu lên tiếng mạnh mẽ. Nhiều tài liệu và tác phẩm của họ đã được công khai đưa lên các trang mạng toàn cầu hay được ấn hành ở nước ngoài như tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) và Âu châu. Đến nay sau 38 năm ngày CSBV tấn chiếm Miền Nam (1975-2013) thì hầu như cả nước đều thấy rõ giữa hai miền Nam Bắc, giữa hai chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1946-1975) tức Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975) chế độ nào văn minh, tôn trọng nhân quyền và quyền Tự do của người dân hơn? Chế độ nào làm cho nhân dân hạnh phúc hơn? Chế độ nào dân chủ hơn? Chế độ nào bán nước cho giặc phương Bắc? Chế độ nào thừa nhận Hoàng Sa Trường Sa là của Trung Cộng? Chế độ nào là Viêt gian tay sai cho Cộng Sản Quốc Tế? Vân vân và vân vân.
Đặc
biệt bây giờ thì giới trẻ còn can đảm hơn nữa, họ đã mạnh dạn đứng lên
bày tỏ quan điểm, lòng yêu nước và quyền tự do của mình cách công khai
trên các trang mạng cũng như giữa thành phố đông đúc dầy đặc công an
canh giác. Bởi vì bộ mặt thật của chế độ Cộng Sản Việt Nam đã bị lột
trần qua các hành vi ác ôn và tệ hại của chúng. Đó là chế độ Việt gian
chỉ biết làm tay sai cho ngoại bang, hèn với giặc ác với dân. Bọn này đã
tự nguyện dâng đất dâng biển cho Tàu Cộng rồi dùng bạo lực để cướp đoạt
ruộng đất của dân nghèo. Tử vụ Văn Giang (Hưng Yên) đến vụ Đoàn Văn
Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng) và Đặng Ngọc Viết (Thái Bình), khi người dân
đã phải dùng đến vủ khí, súng đạn, dao búa để tự vệ và tự sát thì đủ
biết sự uất hận của họ đã lên đến tột đỉnh đối với chệ độ độc tài toàn
trị. Họ nghĩ rằng chỉ có sức mạnh kể cả bạo lực mới giải quyết được
nguyện vọng chân chính của họ. Vì họ đã và đang bị dồn đến đường cùng
nên phải vùng lên tranh đấu đòi quyền sống. Thật đúng như câu nói “Ở đâu
có áp bức ở đó có đấu tranh”.
Câu
hỏi được đặt ra là trong thời gian qua nhóm Tứ Quý ở Miền Nam có làm gì
không? Thưa rằng có. Họ có lên tiếng, nhưng rất lẻ tẻ. Lớp già như
Nguyễn Hộ đã lên tiếng nhưng nay đã mai một chết dần chết mòn cả rồi.
Lớp trẻ hơn như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi thì có bất mãn nhưng vì có
tật (vợ làm ăn bê bối, giựt nợ, phá sản) nên biết thân phận nằm im. Chỉ
có Lê Hiếu Đằng trong lúc bệnh nằm nhà thương, tưởng sắp phải đi về chầu
Các Mác, Lê Nin nên mới dám bày tỏ quan điểm, đòi nhân quyền, đòi tự do
dân chủ, đòi đa nguyên đa đảng, kêu gọi lập Đảng Dân Chủ Xã Hội. Tiếp
theo, Hồ Ngọc Nhuận viết bài phụ họa “Phá Xiềng, Lập Đảng Mới”. Nhiều
người đã tỏ ra nghi ngờ Lê Hiều Đằng đang đóng vai trò cứu Đảng? Thực hư
thế nào thì cũng chỉ là chuyện nghi ngờ. Vì dưới chế độ Cộng sản ác ôn
dân Việt mình đã phải ăn quá nhiều “quả lừa” rồi!
Tuy
vậy, nếu chịu đọc kỹ các bài viết, các hồi ký, hồi ức, và nhìn vào cuộc
sống của họ từ 38 năm qua, từ khi chế độ Cộng Hòa ở miền Nam bị bán
đứng cho đến ngày hôm nay, ta có thể thấy được tâm trạng bất mãn, chán
chường của bọn Tứ Quý, trong đó có Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận. Họ
mong muốn tự do dân chủ, nhưng 38 năm qua chỉ là con số không và là cái
bánh vẽ to tướng. Họ đã lầm lỡ theo Việt Cộng, đã lỡ chửi bới, đả kích
chế độ tự do dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa, nay thì há miệng mắc quai.
Họ không dám ra mặt khen chế độ tự do ở Miền Nam, nhưng gián tiếp cho
thấy họ tiếc nuối nhưng không đủ can đảm lên tiếng. Nói chung là họ hèn.
Tứ Quý là bọn hèn dù đó là Sư, Cha, Dân Biều hay Trí thức, Sinh Viên.
Tất cả là một lũ ngây thơ, tham, hèn, ngu. Cơm không ăn mà lại đi ăn
cám!
Hồ
Ngọc Nhuận viết hối kỳ Đời năm 2003 dày 617 trang, gồm 18 chương, nhưng
không được phép xuất bản, hiện đã được phổ biến ít nhiều trên các trang
mạng. Quý độc giả có thể mở coi để thấy tâm trạng bất mãn, chán chương
của một ông Dân biểu chỉ vì thiếu suy nghĩ, đã lầm lỡ theo voi (Cộng
sản) mà kết quả chỉ được ăn bã mía!
Qua
bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh”, Lê Hiếu Đằng tự xưng là
“Luật gia”, không biết Đằng đã tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa hay
chưa? Nhưng với tư cách là Giảng Viên Triết Học Mác Lênin, 45 tuổi Đảng,
Phó Chủ Tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Thành Phố Hồ Chí Minh thì Đằng tất
phải biết tường tận Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa như thế nào rồi, nhất là
khi pháp chế ấy nói về quyền Tự do.
Trong cuốn Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa bằng tiếng Nga do Hà Nội dịch và ấn hành năm 1980, Frederik Engels viết về quyền Tự do: “Nhà
nước chỉ là một công cụ của giai cấp này để đàn áp giai cấp khác. Nhà
nước được lập nên không phải vì tự do. Nói cách khác, có Nhà nước thì
không có Tự do; mà có Tự do thì không có Nhà nước”.
Là
giảng viên triết học Mác Lenin, chắc chắn Lê Hiếu Đằng phải biết và
thuộc nằm lòng câu nói trên của Engels. Câu nói ấy đem áp dụng vào chế
độ XHCN Việt Nam thì quá rõ ràng:
Nhà
nước CHXHCN Việt Nam là công cụ của Đảng Cộng sản Việt Nam để đàn áp
mọi từng lóp dân chúng Việt Nam, đàn áp các Tôn giáo, đàn áp mọi tổ chức
không thuộc Cộng sản. Nhà nước CHXHCNVN được lập nên không phải vì Tự
do cho Dân tộc. Bởi đó, có Nhà Nước XHCNVN thì không có Tự do Dân chủ.
Mà có Tự do Dân chủ thì không có Nhà Nước XHCNVN.
Vậy
mà tập đoàn Cộng sản Hà Nội cứ ngoạc mồm ra mà hô to khẩu hiệu: “Độc
Lập - Tự Do - Hạnh Phúc”. Trên nửa thế kỷ lừa bịp, bóc lột dân chúng
suốt hai miền Nam Bắc, chúng không hề biết ngượng miệng là gì. Lại còn
hô to khẩu hiệu Dân Chủ Tập Trung. Dân chủ tập trung kiểu gì mà kỳ vậy?
Thưa rằng đối với Việt Cộng không kỳ đâu! Câu trả lời của bọn Việt gian
Cộng Sản là: “Chúng mày (dân chúng) là dân, còn tao (Đảng) là chủ tức là Dân Chủ đấy!”
Giảng
viên triết học Mác Lê- Nin Lê Hiếu Đằng chắc phải biết câu nói của
Engels về Tự do và Nhà Nước chớ? Nếu Lê Hiếu Đằng không biết thì Lê Hiếu
Đàng đúng là một con Vẹt biết nói ở chợ Hàng Chim Hà Nội. Suốt 38 năm
chỉ biết hô to những khẩu hiệu: “Hồ Chủ Tịch Muôn Năm. Đảng Cộng sản VN
Muôn Năm…” Còn nếu Lê Hiếu Đằng biết mà phải câm họng suốt 38 năm qua
thì quả thật Đằng và bọn Tứ Quý ở Miền Nam như những Lý Quý Chung, Ngô
Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Chánh Trung, Chân Tín, Thích Trí Quang, vân
vân chỉ toàn là những tên tham, hèn và ngu, không đáng xách dép cho giới
trẻ đáng tuổi con cháu mình như Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh
Nguyên Kha, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Lê Quốc Quân, vân vân.
Người ta nói chó ba ngày mở mắt. Bọn Tứ Quý tay sai của Việt Cộng ở Miền
Nam phải mất 38 năm mới dám mở miệng! Đọc các bài viết của Lê Hiều Đằng
và Hồ Ngọc Nhuận rõ ràng người đọc thấy Đằng và Nhuận đã bóng gió xa
gần tỏ ra nuối tiếc cái không khí tự do dân chủ và nhân đạo của Miền Nam
Quốc Gia. Lúc đó Hồ Ngọc Nhuận làm Dân Biểu được tự do biểu tình phản
đối, tự do viết. Và tên Việt Cộng Lê Hiếu Đằng ở tù mà vẫn được cho ra
thi Tú Tài.
Cho
nên, khi nhìn lại bọn Tứ Quý cùng những hành động tay sai phá hoại của
chúng, nhiều người đã thốt lên: “Đó là hạng người không biết ăn cơm !”
Câu chuyện tiếu lâm sau đây đã diễn tả đúng cái tâm trạng của hạng người
đó.
Cạnh bức tường Bá Linh, chó Đông Đức gặp chó Tây Đức, than thở:
- Các anh ở Tây Đức được ăn uống thế nào mà cười nói vui vẻ nhỉ?
-
Tây Đức là xứ tự do dân chủ nên chúng tớ được ăn no, chơi bời thỏa chí.
Muốn cười, muỗn dỡn thì dỡn, chẳng ai cấm. Thế còn các cậu ở Đông Đức
thì sao?
- Bên Đông Đức, chúng tớ ăn xong rồi nằm im cả ngày, chán lắm. Các anh có cách gì giúp chúng tớ chạy qua bên đó không?
- Chán thật à. Da dẻ các cậu cũng hồng hào, lông cũng mượt đấy chứ.
- Nhà nước cho ăn và bắt phải nằm im. Nhưng chúng tớ lại thèm sủa. Chó mà không được sủa thì còn gì khổ hơn?
Kết luận:
Luợc
qua những nét đại cương như trên, có lẽ bạn đọc cũng hiểu được ít nhiều
vai trò của Tứ Quý trong cuộc chiến vửa qua. Miền Nam bị rơi vào tay
Cộng Sản một phần cũng là do bọn chúng chỉ vì tham vọng, cao ngạo, ngây
thơ, dễ tin bị Cộng sản lừa bịp đưa vào cái rọ để làm tay sai cho chúng
đánh phá chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Lợi dụng xong rồi, mục tiêu tấn chiếm
để nhuộm Đỏ miền Nam đã đạt, Cộng Sản Hà Nội cho bọn Tứ Quý ngồi chơi
sơi nước đúng với bài bản của phong kiến Tầu xa xưa: “Giảo thố tử, cẩu
tẩu phanh. Cao điểu tận, lương cung tàn. Địch quốc phá, mưu thần vong”.
(Được thỏ giết chó. Được chim bẻ ná. Thắng địch rồi dẹp tay sai).
Nằm
trong cái rọ rồi, bọn Tứ Quý mới biết thân biết phận, nhưng không dám
nhúc nhích, cựa quậy. Bây giờ tỉnh ngộ và hối hận thì đã quá muộn.
Năm
1954, qua Hiệp Định Genève, Cộng Sản chiếm được nửa nước. Ngót một
triệu người đã chạy vô Miền Nam để tìm tự do. Năm 1975, chúng chiếm nốt
Miền Nam thì hằng triệu người dân đã chạy thục mạng ra nước ngoài bằng
đường biền, đường bộ để tìm tự do bất kể bao hiểm nguy đến tính mạng.
Hơn nửa triệu người cũng đã làm mồi cho tôm cá ở đáy biển! Cộng Sản là
gì mà người dân lại sợ đến thế? Đến nỗi cái cột đèn mà biết đi thì nó
cũng tự động nhổ lên mà đi.
Nhưng
với Cộng Sản thì cái chủ trương rủ rê, mua chuộc, xâm nhập, nuôi dưỡng
Tứ Quý để làm tay sai cho chúng vẫn không ngừng theo đuổi. Trong nước,
chúng đã dùng bọn Tứ Quý xong rồi dẹp bỏ. Bây giờ, chúng lại nhòm ngó
Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại, “Khúc ruột ngàn dặm của Quê hương Việt Nam
thân yêu” nghe sao mà tha thiết hấp dẫn đến thế. Gần ba chục năm trước,
khi chế độ Cộng Sản đưa đất nuớc đến chỗ nghèo đói mạt rệp, Hà Nội đã
phải “lạy Mỹ cứu Đảng” xin lập quan hệ ngoại giao vì “Đồng Đô La hơn
đồng chí Liên Sô” và tìm đủ cách ve vãn “khúc ruột ngàn dặm” mà bao năm
chúng đã nguyền rủa, chửi bới là bọn theo chân Đế quốc! Chúng đã dành ra
ngân khoản hằng trăm triệu cho công tác kiều vận nhằm thực hiện Nghị
quyết 36. Dân cả nước đều biết rõ Cộng sản là bọn đểu cáng, tráo trở,
chuyên lừa bịp, dối trá, thứ Việt gian tay sai bán nước cho đế quốc thực
dân Đỏ. Vậy mà vẫn có một dúm Việt kiều sống nơi xứ tự do, được ăn sung
mặc sướng đã vội quên cuộc chạy trốn Cộng sản đầy máu và nước mắt, nhắm
mắt nghe lời rủ rê của chúng.
Một Trịnh Vĩnh Bình, vua chả giò Hòa Lan, đem bạc triệu về đầu tư suýt nữa mất mạng!
Một Trần Trường ngây thơ trưng ảnh Hồ Chí Minh bị đả đảo, về VN cũng thân tàn ma dại.
Một Nguyễn Cao Kỳ về nịnh bợ ve vãn lập công để kiếm ăn cách nhục nhã sống sượng.
Một Đỗ Mậu tên lừa thẩy phản bạn xin làm tay sai.
Một Phạm Duy bán rẻ nhân cách, từng viết tục ca nổi tiếng “Cầm cụ:
Cầm cụ cho nói đái, nói đái lên đầu bay.
Cầm cụ cho nói chơi, nó chơi vào mặt mày.
Cầm cụ cho nó đụ nó đụ cho mày coi.
Cầm cụ cho nó bơi, hễ qua sông là thôi”
thế mà ông nhạc sĩ tài ba lại mon men về “cầm cụ cho Việt Cộng” khiên cả Cộng Đồng phải lắc đầu!
Một “Thiền sư” Nhất Hạnh về lập Chúa Bát Nhã ở Lâm Đồng bị lừa cả bạc triệu.
Chưa kể những anh chị không tên tuổi mon men vè làm ăn bị lột hết cả quần áo!
Vân vân và vân vân.
Đúng là một lũ “chó mửa ra rồi, chó lại ăn”.
Những
cái gương tày liếp như vậy mà vẫn có kẻ tự xưng là trí thức, bác sĩ,
luật sư, nghị viên, vân vân không biết mở mắt ra nhìn, cũng lại mon men
về nước xin làm đầy tớ cho chúng. Cộng Đồng phản ứng. Bao nhiêu người
lên tiếng chỉ trích. Mấy anh trí thức nửa vời lại mặt trơ trán bóng nói
rằng về nước để truyền dạy con đường dân chủ hóa cho nhà nước Cộng sản!
Thật là ghê tởm, điếm non mới ra lò đòi dạy tổ sư điếm già Cộng sản mà
không sợ chúng cười vào mũi? Có ngon thì về ở luôn trong nước! Nhà nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sẵn sàng đón tiếp nồng nhiệt!
Chó ba ngày mới mở mắt. Bọn tứ quý tân thời ở hải ngoại 38 năm vẫn chưa mở mắt. Phải ví bọn này với loại chó nào đây?
Xin trả lời bằng chuyện cười sau đây:
Chó Việt kiều gặp chó Việt Cộng bày tỏ ước vọng muốn về Việt Nam.
Chó Việt Cộng hỏi:
- Các cậu ở Hoa Kỳ ăn no ngủ kỹ sướng nhỉ. Về Việt Nam làm gì cho khổ? Chúng tớ muốn sang Mỹ lắm đây mà không được. Sao các cậu lại muốn về?
-
Cậu nói đúng. Ở Mỹ cái gì cũng có, không thiếu cái gì kể cả tự do. Muốn
ăn thì ăn, muốn nói gì cũng được, muốn chửi cũng không sao.
Tối
ngày ăn uống no say, phủ phê lắm. Nhưng ăn nhiều món ngon quá rồi, chán
lắm. Bây giờ chúng tớ chỉ thèm ăn c..'t thôi, mà ở Mỹ không có c..'t.
Chỉ Việt Nam mới có.
Chó Việt Cộng khuyến khích:
- Ừa, về luôn đi các cậu. Bảo đảm các cậu sẽ tha hồ mà ăn c..'t.
San Jose ngày 16-10-2013
Phạm Quang Trình
0 comments:
Post a Comment