Máy bay chiến đấu Rafale của tập đoàn Dassault (REUTERS /Stringer)
Điều được đặc biệt chú ý hôm nay là sự hiện diện của phái đoàn Trung
Quốc, do phó đô đốc Trung Quốc Zen Yuanlin, dẫn đầu. Trung Quốc năm nay
đã được Ấn Độ chính thức mời, và như người phát ngôn bộ Quốc phòng Ấn
trả lời AFP xác nhận : đây là lần đầu tiên Ấn Độ mời một đoàn từ Bắc
Kinh.
Trong lần triễn lãm cuối cùng vào năm 2011, Ấn Độ đã phớt lờ Trung Quốc, nhưng cuối cùng đại sứ Trung Quốc được phép tham dự sau khi thương lượng gay go.
Hiện nay theo AFP, giới quân đội Ấn rất nghi kỵ Trung Quốc, và các lãnh đạo diều hâu cao cấp trong quân đội đã nhiều lần tỏ ý kiến bất đồng với giới lãnh đạo chính trị muốn thúc đẩy quan hệ đối tác giữa hai chàng không lồ châu Á.
Như nói trên, Ấn Độ là nước hầu như đứng đầu thế giới trong lãnh vực mua sắm trang thiết bị quân sự. Theo số liệu của viện nghiên cứu quốc tế ở Stockholm, trong thời gian từ 2006 đến 2010, Ấn Độ chiếm 9% tổng số lượng mua bán vũ khí trên toàn thế giới.
Cho năm 2013, New Delhi dành một ngân sách 36 tỷ đô la cho chi tiêu Quốc phòng, tăng 17% so với năm 2011-2012. Cho nên cuộc triễn lãm 2 năm một lần rất được các tập đoàn Âu Mỹ Nga chờ đợi.
Thep AFP, một trong những “ngôi sao” của triển lãm tại Bangalore là tập đoàn Pháp Dassault với chiến đấu cơ Rafale, mà Ấn Độ dự kiến mua đến 126 chiếc. Hợp đồng đang được hoàn tất, và có thể được đúc kết nhân chuyến đi thăm Ấn Độ của tổng thống Pháp vào tuần tới đây, cho dù hợp đồng chưa được ký kết. Theo như giải thích của phiá Pháp, Ấn Độ không bao giờ ký hợp đồng về quân sự trong một chuyến viếng thăm chính trị.
Cũng theo AFP, hiện Ấn Độ tập trung mua chiến đấu cơ, nhưng bên cạnh đó, trên danh sách “mua hàng” của còn có trực thăng, máy bay vận tải, tên lửa, thiết bị giám sát, theo dõi mà các tập đoàn thế giơí có thể đấu thầu. Phần lớn các thiết bị này được cho là để giúp Ấn Độ đối phó với những mối đe dọa tương lai đến từ Trung Quốc và để bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình.
Trong lần triễn lãm cuối cùng vào năm 2011, Ấn Độ đã phớt lờ Trung Quốc, nhưng cuối cùng đại sứ Trung Quốc được phép tham dự sau khi thương lượng gay go.
Hiện nay theo AFP, giới quân đội Ấn rất nghi kỵ Trung Quốc, và các lãnh đạo diều hâu cao cấp trong quân đội đã nhiều lần tỏ ý kiến bất đồng với giới lãnh đạo chính trị muốn thúc đẩy quan hệ đối tác giữa hai chàng không lồ châu Á.
Như nói trên, Ấn Độ là nước hầu như đứng đầu thế giới trong lãnh vực mua sắm trang thiết bị quân sự. Theo số liệu của viện nghiên cứu quốc tế ở Stockholm, trong thời gian từ 2006 đến 2010, Ấn Độ chiếm 9% tổng số lượng mua bán vũ khí trên toàn thế giới.
Cho năm 2013, New Delhi dành một ngân sách 36 tỷ đô la cho chi tiêu Quốc phòng, tăng 17% so với năm 2011-2012. Cho nên cuộc triễn lãm 2 năm một lần rất được các tập đoàn Âu Mỹ Nga chờ đợi.
Thep AFP, một trong những “ngôi sao” của triển lãm tại Bangalore là tập đoàn Pháp Dassault với chiến đấu cơ Rafale, mà Ấn Độ dự kiến mua đến 126 chiếc. Hợp đồng đang được hoàn tất, và có thể được đúc kết nhân chuyến đi thăm Ấn Độ của tổng thống Pháp vào tuần tới đây, cho dù hợp đồng chưa được ký kết. Theo như giải thích của phiá Pháp, Ấn Độ không bao giờ ký hợp đồng về quân sự trong một chuyến viếng thăm chính trị.
Cũng theo AFP, hiện Ấn Độ tập trung mua chiến đấu cơ, nhưng bên cạnh đó, trên danh sách “mua hàng” của còn có trực thăng, máy bay vận tải, tên lửa, thiết bị giám sát, theo dõi mà các tập đoàn thế giơí có thể đấu thầu. Phần lớn các thiết bị này được cho là để giúp Ấn Độ đối phó với những mối đe dọa tương lai đến từ Trung Quốc và để bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình.
0 comments:
Post a Comment