“Phải chăng nguyên nhân khách quan của mặt yếu kém là do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá, kích động chia rẽ phân hóa nội bộ đảng, chia rẽ đảng với nhân dân… do không thường xuyên tu dưỡng, không rèn luyện, mang nặng chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội thực dụng … quan liêu, xa dân, thiếu mật thiết gắn bó với nhân dân …nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, kỷ cương kỷ luật không nghiêm … Vì sao công tác xây dựng đảng được Trung ương rất coi trọng, đã có nhiều nghị quyết chỉ thị rất đúng … nhưng kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu ? Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao chưa được đẩy lùi, mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm sói mòn lòng tin đối với Đảng ? Vướng mắc chính là ở chỗ nào ?”
Đoạn trích dẫn trên là những câu hỏi “trăn trở” do Cu Bí Trọng nêu ra ở hội nghị trung ương 4 khóa XI của cái đảng mà y là “tổng bí”. VNExodus gạch dưới và tô đậm những chỗ cần lưu ý. Hãy xem những “vướng mắc” nào làm cho Cu Bí phải “trăn trở” :
Đảng của y đang bị “sói mòn lòng tin”, suy thoái mọi mặt “kể cả ở cấp cao”;
Công tác xây dựng đảng đã được “rất coi trọng” từ lâu nhưng “chưa đạt yêu cầu”, thậm chí “hư hỏng ngày càng … nghiêm trọng hơn”;
Khách quan là do … “tác động của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế” … “các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá, kích động chia rẽ phân hóa nội bộ đảng, chia rẽ đảng với nhân dân…”;
Chủ quan là do “đảng ta” thiếu tu dưỡng, mang nặng “chủ nghĩa cá nhân ích kỷ”… “quan liêu, xa dân”…”tham nhũng, lãng phí, hư hỏng”…;
*
Thú nhận sự hư hỏng của đảng là một “tự phê” đau xót, nhưng Cu Bí Trọng “không thể không làm”. Vậy, tại sao từ lâu bọn chóp bu đã “rất coi trọng” việc xây dựng đảng, mà vẫn “chưa đạt yêu cầu”, để cho “đảng ta” cứ thế mà “hư hỏng ngày càng nghiêm trọng hơn” ? Từ lâu là từ bao giờ ? Có phải từ khi hô hoán “đổi mới hay là chết” ? Có phải từ khi “mở cửa” để “hội nhập quốc tế”, mà nhắm tịt mắt lại, không trông thấy cái “mặt trái” của cơ chế thị trường ? Ngược lại, nếu thấy ở cái mặt trái ấy có “các thế lực thù địch” chờ sẵn để “chống phá, kích động, chia rẽ, phân hóa nội bộ”, v.v… tại sao không chui xuống ống cống mà “thà chết vinh hơn sống nhục” như Gaddafi, hay đóng cửa lại, ôm lấy nhau, “thà chết không đổi mới”, noi gương Cu Ba “hiên ngang đứng vững” (lời Cu Bí Trọng)? Đâm đầu vào cái “mặt trái” đầy “thù địch” và “cơ hội hư hỏng” như thế, rồi còn “tự sướng” với “thành tựu của 25 năm đổi mới”, noi gương Tàu Cộng, “mèo trắng mèo đen” đua nhau “làm giàu là vinh quang”, nếu lương thiện, không thể đổ thừa cho nguyên nhân “khách quan”. Chỉ một lần lương thiện, Cu Bí Trọng không nên “giả vờ trăn trở” mà hãy thú nhận : đảng cộng sản vn “bẩm sinh” là một đảng “ăn cướp”. Ăn cướp mà không hư hỏng mới là lạ !!! Ăn cướp, đồng thời “buôn dân bán nước”, gia trọng thêm tội việt gian. Tiếng bom Tiên Lãng cùng với bài hát Việt Khang là bản án chung thẩm VGCS.
Suốt dòng sinh mệnh gần trọn một thế kỷ của nó, VGCS đã cầm súng của đế quốc cộng sản, xô đẩy dân tộc VN vào 3 cuộc chiến tranh cục bộ đẫm máu, lồng trong ít nhất 3 đơt “đấu tranh giai cấp” long trời lở đất, nhân danh một ý hệ ảo, dùng một cơ chế đảng cướp, áp đặt một hệ giá trị đã bị loài người ruồng bỏ. Hệ giá trị ấy, cho đến nay, chính VGCS cũng như các quan thày của chúng cũng không dám gọi cho đúng tên. Chúng giữ tên đảng là “cộng sản”, nhưng đích đến của đảng ấy không “dán nhãn hiệu” cộng sản, chỉ được quảng cáo vu vơ, như một thứ “chủ nghĩa xã hội” (CNXH) nào đó. Thế giới ngày nay đã có đủ thứ CNXH, từ Bắc Âu sang Bắc Mỹ, Nam Phi, Do Thái, Phật Giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo v,v… Tàu Cộng có CNXH “với đặc thù Trung Quốc” (giỏi “bắt chuột” đô la). Riêng VGCS, nhất nhất “sao chép” TC, không thấy nói “đặc thù” gì, chỉ nhấn mạnh “thời kỳ quá độ”, hàm ý “chuyên chính toàn trị vô thời hạn”.
Đảng ăn cướp nào cũng giống nhau ở “đặc điểm” đặt sự tồn vong của đảng trên sự “trung thành tuyệt đối” của đảng viên. Vào VN, khi còn núp bóng cờ “giải phóng dân tộc”, đảng cướp VGCS dạy đảng viên “trung với nước”, rồi núp vào đó mà “lãnh đạo”. Khi Liên Xô sụp đổ, phải bán nước cho TC để “còn đảng còn mình”, VGCS biết rõ “nhiệm kỳ cố bám” của chúng có thể chấm dứt bất cứ lúc nào (vì tình hình phức tạp “khó nắm bắt”). Không còn e dè gì nữa, chúng bảo nhau để nước qua một bên, miễn “trung với đảng”, được ngày nào hay ngày ấy. Đó là cái mà Cu Bí Trọng gọi là “tư duy nhiệm kỳ”, một trong ba “căn bệnh trầm kha” của nền kinh tế “nước ta”. Tại sao bệnh ấy lại chỉ là bệnh kinh tế ? Ấy là vì cái phần thưởng cho tấc lòng “trung với đảng” nó nằm trong các “đặc quyền đặc lợi” về kinh tế. Toàn đảng “cộng sản sống sót” ôm lấy nhau,“trung” với nhau, nhường nhịn nhau trong việc “chia quả thực”, đúng theo luật giang hồ, “ăn đều, chia sòng”. Đó là cách “ăn chia” của “xã hội đen” trong lòng “chế độ đỏ”. Tâm lý “vội vã vơ vét” từ đó mà ra. Tham nhũng trở thành “quốc nạn”, thành “tử huyệt”, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Từ lâu, đảng của Cu Bí Trọng đã ra vô số nghị quyết, buộc đảng viên từ dưới lên trên phải “kê khai tài sản”. Nhưng “nói không đi đôi với làm”, toàn đảng chỉ kê khai chiếu lệ, “mắt nhắm mắt mở” bao che lấp liếm cho nhau; lại coi những kê khai ấy là “bí mật quốc gia”, chưa bao giờ công bố, cũng không công dân, công luận nào được phép hỏi han đến. Trắng trợn hơn, đảng cộng sản “lãnh đạo” bằng cách “quản lý” luôn quyền quản lý của nhà-nước : quỹ đảng trích từ ngân sách quốc gia. Nước người ta “tam quyền phân lập”, quyền nọ giới hạn và giám sát quyền kia. Nước của Cu Bí Trọng nói trắng ra rằng tam quyền trong “pháp quyền XHCN” của chúng chỉ là “tam quyền phân công dưới sự lãnh đạo thống nhất” của đảng cộng sản. Một tên thuộc hàng “trên” trong đảng, có thể vừa là đại biểu quốc hội bên lập pháp, vừa làm bộ trưởng, thứ trưởng bên hành pháp, là kiểm sát bên tư pháp, là “ủy nọ ủy kia” bên đảng. Có người gọi chế độ loại này là hybrid democracy – dân chủ pha giống. Tạm gọi thế. Thật ra, nó là một thứ quái thai, không biết gọi nó tên gì.
Với khái niệm “dân chủ tập trung”, cộng sản xây dựng đảng trên một nguyên tắc quái đản về tổ chức. Luôn gán ghép hai thành tố mâu thuẫn vào một tập hợp, loay hoay bịa ra một thứ logic nào đó để “thống nhất mâu thuẫn”, gọi đó là “biện chứng” của CNXH “khoa học”, cộng sản “sống sót” (bị gọi là “đánh mất đồng hồ”) quên rằng khoa học của thế kỷ 21, với Cách Mạng Tin Học và Công Nghệ Thông Tin, đã biến hầu hết phát kiến khoa học các thế kỷ trước thành “đồ cổ”. Cái thứ logic tuyến tính – linear – nhất nguyên, một chiều, cùng với “tam đoạn luận”, của thời Mác-Lênin, hôm nay còn được giảng dạy ở các lò đào tạo “tiến sĩ xây dựng đảng” của Hà Nội, chỉ làm cho bè lũ “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức” ngày càng “lú lẫn” hơn mà thôi. Cụ thể : dân chủ là dân chủ. Dân Chủ và Tập Trung là mâu thuẫn loại trừ nhau, không thể thống nhất. Cụ thể : Kinh Tế Thị Trường là chủ nghĩa cá nhân, không chấp nhận “định hướng XHCN” của chủ nghĩa tập thể. Thả bọn ăn cướp VGCS vào kinh tế thị trường với đặc quyền đặc lợi béo bở, khác nào đem “mỡ đến miệng mèo”. Cu Bí Trọng có cách nào dùng “đạo đức cách mạng” dỗ dành con mèo đừng vì “chủ nghĩa cá nhân vị kỷ” mà “đớp lẹ” miếng mỡ đã đem đến tận mồm không ? Rủi nó “đớp” rồi, mà chỉ “kiểm điểm”, hay “phê bình, cảnh cáo”, có móc họng nó, lấy về được miếng mỡ nguyên vẹn không ? Có vì nó “nhân thân tốt”, bấy lâu một lòng “trung với đảng”, mà chỉ thi hành kỷ luật “tượng trưng”, thuyên chuyển nó đi khuất mắt, xoa dịu dư luận nhất thời, “chìm xuồng” luôn ? Cụ thể : đó là những chuyện đã, đang, và sẽ xảy ra “hàng ngày dưới huyện”.
Vắn tắt : bẩm chất là một đảng ăn cướp, với “căn cước việt gian”, phất cờ cộng sản “chống bóc lột” mà bản thân lại chính là “giai cấp bóc lột”; tự nhận là “đày tớ nhân dân”, mà khư khư ôm độc quyền “lãnh đạo nhân dân” … lý cớ hiện hữu – raison d’être – của VGCS không phải bây giờ mới “có vấn đề”. Từ khi chúng được chủ LX đưa về quậy phá xã hội VN, quốc dân VN không ngừng chống đánh chúng. Hệ giá trị “quái thai” do chúng áp đặt, chưa bao giờ tỏ ra thắng thế; ngược lại, chính chúng đã nhiều lần phải “xé rào”, “đổi mới”, cuối cùng bị “phản ứng ngược”, đang “hủ hóa”, biến thái, đứng ngay vào vị thế “kẻ thù giai cấp” mà ban đầu chúng chủ trương tiêu diệt. Chúng đang trở thành kẻ thù của chính mình. Đó là “vướng mắc” chết người, mà Cu Bí Trọng “trăn trở” cách chi, thật hay vờ, cũng không gỡ ra được.
Thế kỷ này là thế kỷ của tư bản trí thức – intellectual capital. Chủ nghĩa cộng sản coi trí thức là kẻ thù. Mao từng mắng “trí thức không bằng cục phân”. Lênin và Stalin tuy phải cho trí thức đứng thứ ba sau công-nông ở hàng chóp bu, nhưng buộc trí thức phải “đầu hàng giai cấp”, làm tay sai bên lề. Từ đầu thế kỷ 20, trong làn gió độc cộng sản phủ trùm thế giới có bao nhiêu đợt “thanh trừng” thì có bấy nhiêu lần trí thức bị “hy sinh”. Nhưng trí thức không ngừng phản kháng. Đợt đầu, rất sớm, biết bao nhiêu đại trí thức “lầm theo bảng đỏ”, đã mau chân “bỏ đảng”. Tiếp theo, bất cứ ở đâu, cộng sản “phất cờ dân tộc” cướp được quyền rồi, giở trò “đấu tranh giai cấp”, trương “bảng đỏ búa liềm”, lập tức có phong trào “bỏ đảng”. Trí thức “bỏ đảng” dưới nhiều hình thức, tuy hầu hết là “bị động” và “tiêu cực” nhưng cũng khiến chế độ bị khan hiếm trí thức, phải lên kế hoạch “trăm năm trồng người”, nỗ lực đào tạo lớp “trí thức XHCN”, nhưng lại chủ trương “chuyên bất như hồng”; trí thức vẫn bị lép vế. Vì nhu cầu hội nhập thị trường tư bản, cộng sản phải nhờ tư bản đào tạo cho một số trí thức “đủ dùng”. Thêm một lần, chủ trương này bị “phản ứng ngược” : loại trí thức này ra nước ngoải, “sáng mắt mở lòng” trong môi trường Tự Do Dân Chủ, hầu hết không muốn trở về với “cũi lồng cộng sản”. Có một số, vì lý do riêng tư phải về nước, trước sau gì cũng phản kháng và vào tù. Trí thức cùng với thành phần “lão thành cách mạng” ở VN hiện nay đang có hình thức đấu tranh “bất bạo động” kiểu mới : phá hoại ngầm. Hình thức này, Cu Bí Trọng cũng như “lá chắn” công an của y không biết đường nào mà đối phó. Nay bị vụ này, mai bị vụ khác, VGCS chỉ biết lên án “thế lực thù địch”, mà không thể nói đích xác đó là “thù địch” nào. Bốn bề thọ địch, chế độ VGCS đang đếm những ngày tàn của nó…
Dưới đây, xin giới thiệu Bút Ký “Những kỷ niệm đặc biệt thời kháng chiến chống Pháp” của cụ Trương Đăng Đệ, với lời bình giải của LS Đinh Thạch Bích …
0 comments:
Post a Comment