Giàn khoan của Tập đoàn Dầu hỏa Trung Quốc CNOOC.REUTERS
Tú Anh
Theo Hà Nội thì trong những ngày gần đây Bắc Kinh có một loạt hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa : tập đoàn dầu khí quốc doanh CNOOC gọi thầu thăm dò dầu khí, tập trận bắn đạn thật và đua thuyền. Bắc Kinh đã lập tức kêu gọi Việt Nam « tôn trọng chủ quyền » của Trung Quốc.
Theo bản tuyên bố trên mạng của Bộ Ngoại giao Việt nam vào ngày 15/03/2012 thì Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa.
Điển hình là tập đoàn dầu khí khai thác ngoài khơi mời gọi thầu thăm dò dầu khí tại 19 lô cách đảo Cây, hay đảo Cù Mộc, mà Trung Quốc đặt tên là đảo Triệu Thuật.
Ngày 02/03/2012, tàu hộ tống Trung Quốc tập bắn đạn thật và năm ngày sau, Tổng cục Du lịch Trung Quốc đề cập đến chương trình tổ chức du lịch tại Hoàng Sa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bản tin của hãng Bloomberg cho biết, Bắc Kinh đã phản ứng ngay lập tức. Trong cuộc gặp gỡ báo chí, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân đã bác bỏ yêu cầu của Việt Nam và kêu gọi Hà Nội « tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ » của Trung Quốc.
Theo chuyên gia dầu khí Tony Regan tại Singapore thì Việt Nam và Trung Quốc sẽ « đôi co » như đã từng xảy ra trong quá khứ. Theo nhà tư vấn này thì không một công ty quan trọng nào « chấp nhận rủi ro » tham gia lời mời của phía Trung Quốc « trước khi có tín hiệu rõ ràng là chính quyền hai bên giải quyết tranh chấp ».
Đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc đánh chiếm sau trận hải chiến ngày 19/01/1974 với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Mười bốn năm sau, ngày 14/03/1988 Trung quốc chiếm đảo Gạc Ma, của quần đảo Trường Sa.
Bản thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam không đề cập đến một hành động khiêu khích khác của Hải quân Trung Quốc. Theo bản tin của Bauxite Việt Nam kèm theo hình ảnh chứng minh, thì vào 3 giờ chiều ngày 09/03/2012, một tàu hải giám của Trung Quốc áp sát kho nổi chứa dầu thô của Việt Nam đang neo tại giàn khoan mỏ Chim Sáo, thềm lục địa Việt Nam. Chiếc tàu này không trả lời dù phía Việt Nam liên lạc qua các băng tần VHF 16,14,12,72 khi có sự cố. Mãi đến 40 phút sau khi tàu kéo mang tên Sapa của Việt Nam tiến gần thì tàu hải giám Trung Quốc mới bỏ đi.
Theo mạng Bauxite Việt Nam thì tin này không được loan báo.
Mặc khác, chương trình tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh tại Gạc Ma được dự trù ngày 14/03/2012 tại Cam Ranh đã bị hủy bỏ vào giờ chót. Theo « blog Nguyễn Xuân Diện » thì lúc đầu có sự đồng ý của Bộ Tư lệnh Hải quân nhưng không hiểu sao chương trình « vinh danh và tri ân » có sự phối hợp của báo Thanh Niên đã bị « cấp trên không cho phép ».
Trong khi đó, tổ chức « Nhóm thanh niên Yêu nước » cho biết đã âm thầm đến thành phố Hạ Long « thấp nến, thả hoa đăng » tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh trong trận đánh « chống Trung Quốc xâm lược ».
Giàn khoan của Tập đoàn Dầu hỏa Trung Quốc CNOOC.REUTERS
Tú Anh
Theo Hà Nội thì trong những ngày gần đây Bắc Kinh có một loạt hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa : tập đoàn dầu khí quốc doanh CNOOC gọi thầu thăm dò dầu khí, tập trận bắn đạn thật và đua thuyền. Bắc Kinh đã lập tức kêu gọi Việt Nam « tôn trọng chủ quyền » của Trung Quốc.
Theo bản tuyên bố trên mạng của Bộ Ngoại giao Việt nam vào ngày 15/03/2012 thì Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa.
Điển hình là tập đoàn dầu khí khai thác ngoài khơi mời gọi thầu thăm dò dầu khí tại 19 lô cách đảo Cây, hay đảo Cù Mộc, mà Trung Quốc đặt tên là đảo Triệu Thuật.
Ngày 02/03/2012, tàu hộ tống Trung Quốc tập bắn đạn thật và năm ngày sau, Tổng cục Du lịch Trung Quốc đề cập đến chương trình tổ chức du lịch tại Hoàng Sa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bản tin của hãng Bloomberg cho biết, Bắc Kinh đã phản ứng ngay lập tức. Trong cuộc gặp gỡ báo chí, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân đã bác bỏ yêu cầu của Việt Nam và kêu gọi Hà Nội « tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ » của Trung Quốc.
Theo chuyên gia dầu khí Tony Regan tại Singapore thì Việt Nam và Trung Quốc sẽ « đôi co » như đã từng xảy ra trong quá khứ. Theo nhà tư vấn này thì không một công ty quan trọng nào « chấp nhận rủi ro » tham gia lời mời của phía Trung Quốc « trước khi có tín hiệu rõ ràng là chính quyền hai bên giải quyết tranh chấp ».
Đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc đánh chiếm sau trận hải chiến ngày 19/01/1974 với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Mười bốn năm sau, ngày 14/03/1988 Trung quốc chiếm đảo Gạc Ma, của quần đảo Trường Sa.
Bản thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam không đề cập đến một hành động khiêu khích khác của Hải quân Trung Quốc. Theo bản tin của Bauxite Việt Nam kèm theo hình ảnh chứng minh, thì vào 3 giờ chiều ngày 09/03/2012, một tàu hải giám của Trung Quốc áp sát kho nổi chứa dầu thô của Việt Nam đang neo tại giàn khoan mỏ Chim Sáo, thềm lục địa Việt Nam. Chiếc tàu này không trả lời dù phía Việt Nam liên lạc qua các băng tần VHF 16,14,12,72 khi có sự cố. Mãi đến 40 phút sau khi tàu kéo mang tên Sapa của Việt Nam tiến gần thì tàu hải giám Trung Quốc mới bỏ đi.
Theo mạng Bauxite Việt Nam thì tin này không được loan báo.
Mặc khác, chương trình tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh tại Gạc Ma được dự trù ngày 14/03/2012 tại Cam Ranh đã bị hủy bỏ vào giờ chót. Theo « blog Nguyễn Xuân Diện » thì lúc đầu có sự đồng ý của Bộ Tư lệnh Hải quân nhưng không hiểu sao chương trình « vinh danh và tri ân » có sự phối hợp của báo Thanh Niên đã bị « cấp trên không cho phép ».
Trong khi đó, tổ chức « Nhóm thanh niên Yêu nước » cho biết đã âm thầm đến thành phố Hạ Long « thấp nến, thả hoa đăng » tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh trong trận đánh « chống Trung Quốc xâm lược ».