Lê Chân (tamnhin.net) - Trung Quốc từng khoe “sẽ làm trong một năm những gì mà châu Âu dự kiến sẽ làm trong 10 năm” và định đem cách làm tại các nước đang phát triển để áp dụng ở châu Âu. Tuy nhiên, tiêu chuẩn lao động và môi trường tại châu Âu rất nghiêm ngặt, nên tính toán chi phí của Trung Quốc thường không phù hợp. Vụ đường cao tốc ở Ba Lan đã cho thấy rõ “rẻ thì có rẻ, nhưng không thể giao cho các nhà thầu Trung Quốc được”.
*
Các vụ rắc rối như hủy bỏ hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc thường xuyên xảy ra ở các nước Đông Âu, nơi Trung Quốc chọn làm bàn đạp để đầu tư vào châu Âu.
Một đoạn xa lộ cao tốc A2 giữa Varsaw và Lodz |
Theo báo Sankei, do sử dụng phương pháp tương tự như đầu tư vào các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi, nên các nhà thầu Trung Quốc dường như không phù hợp với châu Âu, nơi có những tiêu chuẩn khắt khe gấp bội.
Tại Ba Lan, nước sẽ là đồng chủ nhà với Ucraina tổ chức giải Vô địch bóng đá châu Âu 2012, một liên doanh của Trung Quốc - trong đó có Công ty công trình hải ngoại Trung Quốc - đã trúng thầu dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Đông-Tây dài 50 km, với giá trúng thầu chưa bằng một nửa giá tính toán của Cục kiến thiết đường bộ Ba Lan.
Đến tháng 4 năm nay, phía Ba Lan phát hiện Công ty Công trình hải ngoại Trung Quốc vẫn chưa trả tiền công cho các nhà thầu phụ địa phương. Kể từ tháng 5, Công ty Công trình hải ngoại Trung Quốc và Chính phủ Ba Lan đã đàm phán biện pháp xử lý, nhưng công ty Trung Quốc đã lấy lý do “giá nguyên vật liệu tăng do lạm phát” và “đã nhầm lẫn trong dự toán do việc công khai thông tin của Cục kiến thiết đường bộ Ba Lan không đầy đủ” để yêu cầu tăng chi phí xây dựng.
Do Chính phủ Trung Quốc từ chối hỗ trợ với lý do “đây là vấn đề hợp đồng giữa tư nhân với tư nhân”, nên Chính phủ Ba Lan đã hủy hợp đồng vào giữa tháng 6. Vấn đề là ở chỗ công trình xây dựng này vẫn còn một nửa chưa hoàn thành, nên có nhiều ý kiến cho rằng việc hoàn tất con đường cao tốc sẽ không kịp hoàn thành trước khi diễn ra giải Vô địch bóng đá châu Âu 2012.
Tại Serbia, việc chuẩn bị xây dựng cây cầu hữu nghị Trung Quốc-Serbia ở Belgrad được xúc tiến với khoản vốn vay 140 triệu euro từ Trung Quốc. Nhưng phía Trung Quốc năm ngoái đột nhiên yêu cầu trả trước 35%, khiến phía Serbia nổi giận. Cuối cùng, hai bên đã thỏa thuận về khoản trả trước 15%, nhưng việc khởi công dự kiến vào tháng 4 năm nay đã bị lùi lại tới tận tháng 9.
Trung Quốc từng khoe “sẽ làm trong một năm những gì mà châu Âu dự kiến sẽ làm trong 10 năm” và định đem cách làm tại các nước đang phát triển để áp dụng ở châu Âu. Tuy nhiên, tiêu chuẩn lao động và môi trường tại châu Âu rất nghiêm ngặt, nên tính toán chi phí của Trung Quốc thường không phù hợp. Vụ đường cao tốc ở Ba Lan đã cho thấy rõ “rẻ thì có rẻ, nhưng không thể giao cho các nhà thầu Trung Quốc được”.
Tại Ba Lan, nước sẽ là đồng chủ nhà với Ucraina tổ chức giải Vô địch bóng đá châu Âu 2012, một liên doanh của Trung Quốc - trong đó có Công ty công trình hải ngoại Trung Quốc - đã trúng thầu dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Đông-Tây dài 50 km, với giá trúng thầu chưa bằng một nửa giá tính toán của Cục kiến thiết đường bộ Ba Lan.
Đến tháng 4 năm nay, phía Ba Lan phát hiện Công ty Công trình hải ngoại Trung Quốc vẫn chưa trả tiền công cho các nhà thầu phụ địa phương. Kể từ tháng 5, Công ty Công trình hải ngoại Trung Quốc và Chính phủ Ba Lan đã đàm phán biện pháp xử lý, nhưng công ty Trung Quốc đã lấy lý do “giá nguyên vật liệu tăng do lạm phát” và “đã nhầm lẫn trong dự toán do việc công khai thông tin của Cục kiến thiết đường bộ Ba Lan không đầy đủ” để yêu cầu tăng chi phí xây dựng.
Do Chính phủ Trung Quốc từ chối hỗ trợ với lý do “đây là vấn đề hợp đồng giữa tư nhân với tư nhân”, nên Chính phủ Ba Lan đã hủy hợp đồng vào giữa tháng 6. Vấn đề là ở chỗ công trình xây dựng này vẫn còn một nửa chưa hoàn thành, nên có nhiều ý kiến cho rằng việc hoàn tất con đường cao tốc sẽ không kịp hoàn thành trước khi diễn ra giải Vô địch bóng đá châu Âu 2012.
Tại Serbia, việc chuẩn bị xây dựng cây cầu hữu nghị Trung Quốc-Serbia ở Belgrad được xúc tiến với khoản vốn vay 140 triệu euro từ Trung Quốc. Nhưng phía Trung Quốc năm ngoái đột nhiên yêu cầu trả trước 35%, khiến phía Serbia nổi giận. Cuối cùng, hai bên đã thỏa thuận về khoản trả trước 15%, nhưng việc khởi công dự kiến vào tháng 4 năm nay đã bị lùi lại tới tận tháng 9.
Trung Quốc từng khoe “sẽ làm trong một năm những gì mà châu Âu dự kiến sẽ làm trong 10 năm” và định đem cách làm tại các nước đang phát triển để áp dụng ở châu Âu. Tuy nhiên, tiêu chuẩn lao động và môi trường tại châu Âu rất nghiêm ngặt, nên tính toán chi phí của Trung Quốc thường không phù hợp. Vụ đường cao tốc ở Ba Lan đã cho thấy rõ “rẻ thì có rẻ, nhưng không thể giao cho các nhà thầu Trung Quốc được”.
Lê Chân (tamnhin) (theo báo Sankei, Nhật Bản)
0 comments:
Post a Comment