Wednesday, July 27, 2011

SÓNG ĐÃ BỚT BẠC ĐẦU (KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH & LIỆT SĨ 27/7)

Mới đây 21/6/2011– Trong cuộc hội nghị Quốc Tế quy tụ nhiều nhà nghiên cứu tầm cở và viên chức cao cấp diễn ra tại trụ sở Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) với chủ đề “An Ninh Hàng Hải Biển Đông” , Tiến Sĩ Đặng Đình Quý,Gám Đốc Học Viện Ngoại Giao HàNội đại diện nhà nước CHXHCNVN đăng đàn phản bác lại lập luận của Giáo Sư : Su Hao đại diện Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã từng thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc nhưng nay thay đổi quan điểm ( dựa theo Công Hàm T/T phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 và sự im lặng không phản đối trong trận chiến Hoàng Sa giữa Trung Quốc với Hải Quân QLVNCH năm 1974 ) -- Tiến sĩ Đặng Đình Quý phát biểu: (nguyên văn )

Một điều quan trọng cần phải đưa vào biên bản (record) để phản bác lời Giáo Sư Su Hao cho là Việt Nam đã từng thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng lại đổi ý. Tôi muốn cho quý vị được rõ là vào năm 1974 khi đất nước chúng tôi còn đang bị phân đôi, trong trận hải chiến Hoàng Sa, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực để cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa trong tay quân đội miền Nam Việt Nam. Một lần nữa, xin nhắc lại, lúc đó Nam Bắc Việt Nam đang bị chia đôi. Chính trận Hải Chiến này, là minh chứng hùng hồn rằng Việt Nam : Chưa bao giờ thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Ðây là một dữ kiện vô cùng quan trọng mà chúng tôi muốn ghi vào biên bản cuộc họp ( put in the record. ” ( hết trích )

Những lời phát biểu nói trên làm tôi nhớ đến vong linh của các anh : HQ Trung tá Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà – HQ Thiếu tá Hạm Phó Nguyễn Thành Trí và 62 sĩ quan, hạ sĩ quan, hoa tiêu, pháo thủ, bảo trì, những người con Anh Dũng của Tổ Quốc VN trong quân phục Hải Quân QLVNCH đã hiên ngang xả thân vì Danh Dự và Trách Nhiệm, ngoan cường đánh trả quân xâm lược Trung Quốc , nằm lại giữa Biển Đông lấy chiến hạm Nhật Tảo HQ10 làm áo quan chung - hòa máu xương mình vào lòng biển mẹ ngày 19/1/1974 tại quần đảo Hoàng Sa .

Bởi duy tâm, nên từ sâu thẳm trái tim mình, tôi cứ hình dung từ ngày ấy vong hồn các anh như những cuộn “sóng bạc đầu” cuồng nộ giữa biển Đông, ba mươi bảy năm qua cứ gào thét trong gió ngàn uất hận bởi một định mệnh oan nghiệt – Các anh nằm xuống khi tàn cuộc chiến,không ai còn nhớ đến, khiến các anh như những oan hồn chiến sĩ trận vong vất vưởng trên đầu sóng ngọn gió không nơi nương tựa không ai đoái hoài, chưa một lần tụ họp trong “bữa giỗ” nào để được truy điệu vinh danh, nên còn đó những u uẩn khiến linh hồn trĩu nặng oán than không siêu thoát , ba mươi bảy mùa giông bảo đi qua , không một nén nhang thơm , không một cành hoa héo, không một nẻo chiêu hồn - các anh như những bọt sóng bạc đầu cùng nhau hết hợp rồi tan tức tưởi giữa biển Đông trong khối hận nghìn trùng …..

Màu sắc quân phục , ý thức hệ chính trị có thể khác nhau nhưng Tổ Quốc chỉ có một. Năm 1988 hải quân miền Bắc cũng hy sinh chống trả quân TQ xâm lược Trường Sa – Sao hai bên đều hy sinh bởi cùng một lằng đạn của duy nhất từ một kẻ thù lại phân biệt trong cách vinh danh ?? Các anh – Những chiến sĩ Hải Quân quả cảm QL/VNCH nằm xuống lấy máu xương bảo vệ biển đảo bờ cõi của tổ quốc Việt Nam nếu không phải “ hy sinh đền nợ nước” thì hy sinh cho ai ??

( Ảnh các chiến sĩ hải quân)

Trước khi là “tù nhân lương tâm” Tiến sỉ Cù Huy Hà Vũ cũng đả khẩn thiết kiến nghị yêu cầu nhà nước CHXHCNVN nên tổ chức vinh danh những chiến sĩ quả cảm QLVNCH này như là liệt sĩ giống như những liệt sĩ hải quân miền Bắc đánh trả quân xâm lược TQ hy sinh năm 1988 tại Trường Sa nhưng ……hoài công .

Hôm nay mắt tôi rướm lệ khi bắt gặp những hình ảnh cảm động trên trang web Dân Làm Báo. Giữa thủ đô Hà Nội nhân dân cùng nhau xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược trên tay cầm biểu ngữ, những băng ron mới tinh khôi màu đỏ chói tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ nằm lại ở Biển Đông trong đó có: 74 chiến sĩ hải quân QLVNCH . Mắt tôi nhòa lệ khi nhìn trong giòng người ấy một biểu ngữ mang tên Anh : Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng chiến hạm Nhật Tảo HQ 10 –Người mà trong trận hải chiến Hoàng Sa với quân Trung Quốc trên biển Đông như “mãnh hổ nan, địch quần hồ” , khi chiến hạm lâm nguy đả ra lệnh cho chiến sĩ dưới quyền xuống bè cứu sinh thoát hiểm còn anh ở lại dùng hỏa lực ngăn chặn, hy sinh, lấy chiến hạm thay da ngựa bọc thây tuẩn tiết theo tàu, Thủ Khoa khóa 12 Sĩ Quan Hải Quân QLVNCH đả trung thành với lời thề “Danh Dự Và Trách Nhiệm” trước tổ quốc nhân dân để lại người vợ trẻ ,con gái lên năm ở SàiGòn.

Luận anh hùng người ta nghĩ về nhân cách – Nhân cách nào cao đẹp hơn nhân cách “ hy sinh sự sống của mình để khẳn định đó là bờ cõi cha ông ?? ”

Hôm nay giữa lòng thủ đô, không hoa hòe hoa sói, không cờ cao võng lọng ,không diễn văn bóng bẩy nhân danh hình thức, nhân dân đã từ trái tim mình vọng nhớ các Anh với tấm lòng tự nguyện như gửi gió cho mây ngàn bay đến linh hồn các anh còn vấn vương nơi Biển Trời Hải Đảo xa xôi khẳn định rằng Tổ Quốc không bao giờ quên những người con thân yêu đã nằm xuống cho Mẹ Việt hiển linh . Kính mong linh hồn các anh,những cuộn sóng bạc đầu hảy yên bình êm ả giữa Biển Đông , biển của quê hương ta .

Gửi đến Anh : Hương hồn Trung Tá Ngụy Văn Thà Hạm Trưởng Nhật Tảo HQ10 những lời thơ bi thương nhưng hào hùng như một lời tưởng niệm từ nhà thơ Trần Mạnh Hảo :

NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY

Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy
Nhưng anh :
Là Ngụy Văn Thà
Anh- hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
Lao thẳng vào tàu giặc cướp
Tên anh còn mãi với Hoàng Sa
Biển vật mình thét đại bác
Giặc bủa vây chiến dịch biển người
Lửa dựng trời dìm tàu giặc
Máu anh cùng đồng đội ngời ngời
Ôm chặt tàu
Ôm chặt đảo
Anh hóa thành Tổ Quốc giữa trùng khơi
Gió mùa đông bắc gào khóc
Ngụy Văn Thà
Mãi mãi neo tàu vào quần đảo
Tổ Quốc ngoài Hoàng Sa
Trận chiến ba mươi phút
Tượng đài anh là phong ba
Đỉnh sóng khói hương nghi ngút
Biển để tang anh bằng sóng bạc đầu

Quần đảo nhấp nhô mộ phần liệt sĩ
Linh hồn anh hú gọi đất liền
Ngụy Văn Thà
Tên anh không phải bài ca
Tên anh là lời thề độc :
- Phải giành lại Hoàng Sa
Sóng vẫn vồ lấy đảo…

Sài Gòn 15-9-2009
Trần Mạnh Hảo

Hoàng Thanh Trúc

0 comments:

Powered By Blogger