Saturday, March 26, 2011

ĐỨNG VÙNG LÊN, NÀO BAO THANH NIÊN YÊU NƯỚC

Từ cuối năm 2010, Hàng ngàn, hàng chục ngàn người dân ở những quốc gia Phi Châu đã cùng nhau xuống đường biểu tỉnh như vũ bão để chống lại các các chế độ độc tài, chính quyền thối nát và những nhà lãnh tụ bạo tàn, tham nhũng, cai trị quốc gia bằng những bàn tay sắt. Họ đòi giải tán chính phủ, đòi Tổng Thống, Thủ Tướng đương nhiệm phải từ chức, cải tổ xã hội, tạo công ăn việc làm, trợ cấp cho người dân. . .


Những cuộc nổi dậy này, được gọi tên là “Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài – Jasmine Revolution” đều bắt nguồn từ những người dân không có vũ khí trong tay, thế mà họ đã thành công và từ đó lan rộng ra tới các quốc gia khác ở Trung Đông và đến tận Á Châu nữa.

Trong loạt bài này, chúng ta hãy bàn tới những điểm chính như sau:
Cách Mạng Hoa Nhài bắt đầu từ đâu?
Tại sao lại gọi là “Cách Mạng Hoa Nhài”?
Cuộc cách mạng Hoa Nhài đã lan tới những đâu?.
Cách Mạng Hoa Nhài có thể nổi lên ở Việt Nam hay không?
Các Cộng Đồng Người Việt Tự Do ở ngoại quốc phải làm gì để hõ trợ cho các cuộc tranh đấu ở trong nước?

A. CÁCH MẠNG HOA NHÀI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài bắt đầu từ xứ Tunisia.
Do nạn thất nghiệp tràn lan, lạm phát vật giá. Dân chúng đói khổ.không có tiền mua đồ ăn trong khi những viên chức trong chính quyền lại sống sung sướng bằng tiền hối lộ và ăn cắp của công. Trong suốt 30 năm cai trị xứ Tunisia, Tổng Thống Zine El Abidine Ben Ali đã dùng hình thức bắt bớ, giam cầm những ai tỏ ra chống đối với chính quyền.
Anh Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, là một người bán trái cây (không có giấy phép) trên lề đường của tỉnh Sidi Bouzid (cách thủ đô Tunis 300km). Cả gia đình 8 người trông vào chiếc xe đẩy bán trái cây này mà kiếm sống từ từ 7 năm trời nay. Vào ngày 17 12 2010, anh Mohamed bị một Nữ Cảnh Sát bắt giữ cả xe lẫn trái cây. Cũng như những lần bị bắt trứớc đây, anh Mohamed nộp phạt 10 Dinar tiền Tunisia (tương đương với $US 7.00, bằng một ngày lương). Mặc dù đã nộp phạt, nhưng người Nữ Cảnh Sát này vãn tiếp tục hành hạ anh quá đáng bằng cách tát tai anh, nhổ nước miếng vào mặt anh và chửi cả cha của anh (đã qua đời từ lâu).
Anh Mohamed tức quá, tới thẳng văn phòng hành chánh tỉnh để khiếu nại về hành vi của người cảnh sát. Nhân viên tại văn phòng ngăn anh lại, không cho vào trong. Anh đã phân trần phải trái hơn một tiếng đồng hồ mà vẫn không được ai nghe lời khiếu nại cũng như cho anh vào gặp nhân viên chính quyền nhờ giải quyết.
Tức quá, anh trở về nhà lấy một can xăng, trở lại tòa hành chánh tỉnh, đổ xăng lên người và châm lửa tự thiêu lúc 11:30 sáng cùng ngày. Bạn bè và dân chúng đứng chung quanh chứng kiến cảnh tượng này, đã hè nhau xông vào dập tắt ngọn lửa và đưa anh đi bệnh việt cấp cứu rồi cùng họp nhau lại bắt đầu một cuộc biểu tình tuần hành nhỏ chung quanh thành phố để phản đối cách thức làm việc của Cảnh sát và nhân viên thành phố. Cảnh sát không những không giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của nguời dân, lại ra tay đàn áp, đánh đập dã man những người biểu tình, làm cả tỉnh trở thành hỗn loạn.
Do có điện thoại di động và internet, những người biểu tình và đi coi biểu tình đã chụp hình, quay phim cảnh tượng đàn áp của cảnh sát và gởi ngay lên Youtube, Twitter và ngay cả Wikepidea.
Ngày này qua ngày khác, cuộc biểu tình cứ thế mà tiếp diễn. Dân chúng tham dự càng ngày càng đông. Họ tức giận vì chỉ biểu tình một cách hiền lành mà lại bị đàn áp dãn man, họ tức giận vì thiếu công ăn việc làm, thiếu nơi ăn chốn ở, lại bị những viên chức nhà nước luôn luôn đe dọa, bắt bớ đánh đập, đòi tiền hối lộ.
Để làm dịu bớt làn sóng chống đối, Tổng thống Zine El Abinine Ben Ali đã viêng thăm anh Mohamed tại bệnh viện vào ngày 28 12 2010 để ra lệnh chăm sóc đặc biệt cho anh, nhưng anh đã qua đời vào ngày 04 01 2011. Từ đó, dân chúng càng biểu tình dữ dội hơn, đòi chính phủ cung cấp công ăn việc làm, nhà ở và cải thiện cuộc sống. Tổng thống Zien El Abinine Ben Ali liền dùng quân đội để đàn áp đám biểu tình, nhưng các Tướng lãnh đã không tuân lệnh bắn vào dân chúng, và các Bộ trưởng trong chính phủ cũng từ chức tạo áp lực. Tổng Thống Ben Ali không còn cách nào nữa, vào ngày 14 01 2011, ông và gia đình đã phải bỏ trốn qua Xứ Saudi Arabia.
Cuộc cách mạng do người dân chủ xướng chỉ kéo dài trong vòng 28 ngày, từ ngày 17 12 2010 tới ngày 14 01 2011 nhưng đã chấm dứt chế độ cai trị độc tài sắt máu của Tổng thống Zien El Abinine Ben Ali trong suốt 23 năm trên đầu trên cổ người dân Tunisian.

B. TẠI SAO LẠI GỌI CUỘC CÁCH MẠNG Ở TUNISIA LÀ “CÁCH MẠNG HOA NHÀI – JASMINE REVOLUTION”?
Có nhiều lý do lắm:
· Hoa Nhài là một loại hoa rất được ưa chuộng tại Tunisia,
· Cuộc cách mạng lật đổ Tổng thống Ben Ali không dùng bại lực, mà chỉ do sức mạnh của toàn dân biểu tình một cách hòa bình đòi ông ta từ chức mà thôi. Theo . . . truyền thống, những cuộc nổi dậy không dùng vũ lực như vậy đều được mang tên một loài hoa. Hoa Nhài là cái tên thích hợp nhất cho cuộc biểu tình này.
Lý do chính của cái tên “Cách Mạng Hoa Nhài – Jasmine Revolution”
Theo tôi, đây là ngón đòn “Gậy Ông Đập Lưng Ông”: Vào năm 1987, ông Zien El Abinine Ben Ali lên nắm quyền cũng là do một cuộc đảo chánh không đổ máu (a bloodless coup d’état) lật đổ chính quyền của Cựu Tổng thống Habib Bourguiba. Chính ông đã gọi cuộc đảo chánh này của ông là cuộc “Cách Mạng Hoa Nhài – Jasmine Revolution”. Nên khi cuộc cách mạng lật đổ ông nổi lên, những nhà báo trong và ngoài nước đều đồng thanh dùng chính cái tên “Cách Mạng Hoa Nhài” để đặt tên cho cuộc cách mạng lật đổ ông.
Chúng ta hãy tìm hiểu đôi chút về xứ Tunisia:
Tunisia là một quốc gia nghèo, nhỏ hẹp ở vùng Bắc Phi. Trước mặt là Địa Trung Hải (Mediterranean), nhìn qua các quốc gia Âu Châu, như: Pháp, Ý, Hy Lạp . . . Về phía sau, Tunisia giáp giới với Algeria, Libya, Egypt (Ai Cập) và phía sau nữa là Sa mạc Sahara mênh mông.

Từ trước Đại Chiến Thứ 1, Pháp đã chiếm đóng và đặt nền đô hộ tại Tunisia (giống như họ đã chiếm và đô hộ Việt Nam ngày xưa). Vào năm 1925, Habib Bourguiba (sinh năm 1903, mất năm 2000) là một sinh viên trẻ, được du học ở Pháp về nghành Luật và Chính Trị. Ông tốt nghiệp năm 1928, trở về xứ bắt đầu sự nghiệp chính trị bằng cách viết báo và gia nhập đảng “Neo Destour” cổ võ cho phong trào đấu tranh giành độc lập cho Tunisia. Vào năm 1931, chính quyền bảo hộ Pháp đã bắt nhốt ông vào trại tù Borj-Leboeuf, sát bên sa mạc Sahara. Đại chiến Thứ Hai xẩy ra, Đức chiếm đóng Pháp, có trả tự do cho ông một thời gian. Mãi đến năm 1954, khi ông Pierre Mendès-France được chọn làm Thủ Tướng Pháp, đã đưa ra chính sách trả độc lập lại cho các quốc gia bị trị, tình hình chính trị của Tunisia mới trở nên sáng sủa hơn.
Sau nhiều cuộc tranh đấu, hội họp, thảo luận, ngày 20 tháng 3 năm 1956, Tunisia đã được trao trà độc lập, ông Habib Bourguiba được chọn làm Tổng thống. Tới năm 1975, ông được bầu làm . . . Tổng thống trọn đời.
Tháng 10 năm 1985, Do Thái (Israel) đã mở cuộc tấn công vào trụ sở chính của phong trào PLO (Phong trào giải phóng cho dân Palestine) gần thủ đô Tunis của xứ Tunisia. Mặc dù đa số nạn nhân chỉ là những đảng viên của PLO, nhưng ông Habib cho rằng đó là do Mỹ nhúng tay vào, nên đã có thái độ bất thân thiện với Mỹ từ đó.
Vào ngày 7 tháng 11 năm 1987, ông Zine El Abidine Ben Ali, lúc đó đang nắm quyền Thủ Tướng (ông được chọn làm Thủ tướng ngày 2 October 1987), đã tổ chức một cuộc đảo chánh thật ngoạn mục và bất ngờ:
Nhân lúc Tổng thống Habib Bourguiba đang nằm bệnh viện, ông Ben Ali và thủ hạ đã xông vào bệnh viện, tuyên bố Tổng thống Habib . . . Không đủ sức khỏe để lãnh đạo xứ Tunisia. Theo đúng điều khoản 57 của hiến pháp, Thủ tướng Zine El Abidine Ben Ali đương nhiên được đề cử thay thế ông Habib để làm Tổng thống thứ nhì của xứ Tunisia. Trong cuộc họp báo sau đó, chính ông Ben Ali đã đặt tên cho cuộc đảo chánh của ông là “Jasmine Revolution – Cách Mạng Hoa Nhài” một cuộc cách mạng không đổ máu.
Do đó, khi ông Ben Ali bị lật đổ cũng bởi một cuộc cách mạng không đổ máu khác, các phóng viên báo chí và dân chúng mới thích thú mà dùng chính cái tên “Cách Mạng Hoa Nhài – Jasmine Revolution” để đặt tên cho cuộc cách mạng này.
Một số bình luận gia đã đặt tên cho cuộc cách mạng này là . . .
. CÁCH MẠNG YOUTUBE.
· CÁCH MẠNG TWITTER.
· CÁCH MẠNG WIKIPEDIA . . .
Với lý do thật là chính xác, như sau:
* Nhờ có những trang tin tức điện tử nói trên mà những người biểu tình và . . . đi coi biểu tình đã chụp hình, quay phim, thâu tiếng nói của tất cả các cuộc biểu tình, gởi ngay lên các trang tin tức điện tử này để cả thế giới được biết và lên tiếng ủng hộ.
* Cũng nhờ các trang tin tức điện tử nói trên mà những người trong ban tổ chức các cuộc biểu tình đã liên lạc với nhau, cho biết tin tức vể ngày giờ địa điểm của những cuộc biểu tình sắp tới thật là nhanh chóng mà cảnh sát và quân đội của Tổng thống Ben Ali không thể nào cấm hoặc cằt bỏ được.

C. CÁCH MẠNG HOA NHÀI ĐÃ LAN TỚI NHỮNG ĐÂU?
Nhờ vào mạng lưới tin tức trên các trang báo điện tử, sự thành công của của cuộc cách mạng Hoa Nhài tại Tunisia đã được cả thế giới biết tới và nhanh chóng lan qua các quốc gia đang bị cai trị dưới ách độc tài của chính quyền đương thời.
Ai Cập:
Nước đầu tiên hưởng ứng là dân chúng của xứ Ai-Cập Huyền Bí. Kể từ ngày 25-01-2011, người dân xứ Ai Cập đã xuống đường biểu tình đòi Tự Do ngôn luận, chống lại sự đàn áp của Cảnh sát, chống lại những cuộc bầu cử gian lận của Tổng thống Hosni Mubarak. Tổng thống Mubarak – và đảng National Democratic Party NDP – lên nắm quyền vào năm 1981 sau khi tống thống đương nhiệm là ông Answar El Sadat bị ám sát.
Vào ngày 25 01 2011, ngày kỷ niệm thành lập lực lượng cảnh sát Ai Cập (National Police Day), cô Asmaa Mahfouz đã gởi tin tức lên các trang tin tức điện tử, kêu gọi mọi người tham gia cuộc biểu tình ngay tại trụ sở Bộ Nội Vụ chống sự áp bức của Cảnh sát, đòi hỏi công việc làm, quy định mức lương tối thiểu . . ..
Cuộc cách mạng Hoa Nhài tại Ai Cập không xuông xẻ như ở Tunisia. Tổng thống Mubarak cho cảnh sát và quân đội đàn áp tối đa những cuộc biểu tình, đưa đến kết quả 384 người bị chết, hơn 6 ngàn người bị thương. Thành phố Cairo bíến thành một bãi chiến trường lớn với lệnh giới nghiêm được ban hành.
Tổng thống Mubarak nhượng bộ bằng cách hứa sẽ từ chức khi mãn nhiệm kỳ vào tháng 9 2011 nhưng dân chúng đã không bằng lòng và quết định tiếp tục biểu tình. Cuộc biểu tình cuối cùng được tổ chức vào ngày Thứ sáu 11 02 2011 trên khắp các thành phố của Ai Cập. Đền chiều, Tổng thống Hosni Mubarak đã phải nhượng bộ và tuyên bố từ chức.

Cuộc cách mạng Hoa Lài đang kéo phủ đến các quốc gia độc tài khác gồm Yemen, Bhrain, Jordan và đang rất khốc liệt tại Libya.

LIBYA
Nhà độc tài Muammar Muhammad al-Gaddafi lên làm Tổng Thống Libya từ ngày 02-3-1979 và đến nay đã 32 năm cai trị bạo ngược, giết người, khủng bố, đặt bom máy bay dân sự, v.v.. . Không những ông khủng bố giết hại dân của ông, ông còn hỗ trợ tài chánh cho nhiều tổ chức khủng bố trên thế giới nữa.

Theo cao trào dân chúng nổi dậy chống bạo quyền, người dân xứ Libya nay đang bị người dân đứng lên đòi lật đổ. Thế nhưng, ông đã dùng phi cơ quân sự, hỏa lực mạnh, thiết giáp đội bom và tấn công lên những người dân đòi tự do và no ấm. Cuộc tắm máu sát hại dân đã khiến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đưa ra lệnh trừng trị quân sự nên hôm Thứ Sáu 18-3-2011, Muammar Gaddafi đành cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Lybia tuyên bố ngưng chiến. Nhưng sự tàn ác của Muammar Gaddafi vẫn tiếp tục tấn công dân chúng nên ngày Thứ Bảy 19-3-2011, sau quyết định của Liên Hiệp Quốc và Hội Nghị Tối Cao các nhà lãnh đạo Âu Châu, Canada và Hoa Kỳ, Tổng Thống Barack Obama đã cho lệnh tấn công Libya bằng các hỏa tiễn Tomahawk từ các Tiềm Thủy Đĩnh, Diệt Lôi Hạm Hoa Kỳ đậu trong vùng Vịnh sát Libya. Lập tức Phản Lực Cơ chiến đấu của Pháp đã cất cánh tấn công Libya để giữ vùng trời cấm bay hầu bảo vệ thường dân Libya. Canada, Anh, Đức cũng tuyên bố sẽ tham gia tức khắc tiêu diệt diệt Muammar Gaddafi. Ngày tàn của bạo chúa Muammar Gaddafi đang đến và được tính từng giờ trước khi tắt thở mà thôi !

Cuộc cách mạng đòi dân chủ, tự do, no ấm, việc làm có chiều hướng lan rộng qua Iran. Cùng lúc dó, ngọn gió nhân quyền đã thổi hương Hoa Lài qua Châu Á đến 2 nước Trung Quốc và Việt Nam. Tại Trung Quốc, nhiều nhóm sinh viên học sinh, công nhân và nhiều giới khác đã tụ tập đòi hỏi tự do và dân chủ. Những người tổ chức đã gởi tin tức lên các trang báo điện tử, kêu gọi các sinh viên hãy tụ tập bên ngoài các nhà hàng ăn Mac Donald để đòi tự do báo chí, ngôn luận, bình đẳng con người . . . Trong khi ở Việt Nam đã có những vận động một cuộc cách mạng Hoa Sen đòi tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ.Chính quyền cộng sản đã cho cảnh sát thẳng tay dẹp tan những cuộc biểu tình và cấm bằng mọi cách những ai chụp hình, quay phim và ngay cả kiểm duyệt mạng lưới internet để không cho bất cứ một tin tức nào về những cuộc biểu tình lọt ra ngoại quốc.

D. CÁCH MẠNG HOA NHÀI CÓ THỂ NỔI LÊN Ở VIỆT NAM HAY KHÔNG?
Chắc chắn là có. Cuộc cách mạng Hoa Nhài đã và đang được thực hiện ở Việt Nam. Chúng ta hãy theo dõi những tin tức sau đây:
· Ngày 01-02-2011 Khối 8406 đã phổ biến
“LỜI KÊU GỌI TẨY CHAY BẦU CỬ QUỐC HỘI ĐỘC ĐẢNG ĐỘC DIỄN” ngày 22-5-2011 do Nhà cầm quyền (NCQ) CSVN độc quyền tổ chức.
· Ngày 17-2-2011, kỹ sư trẻ Phạm Thành Sơn đã tự thiêu trước trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng, để phản đối chính quyền đã tịch thu ruộng vườn của gia đình anh tại Cầu Rồng.

Trước đó, ngày 15-2-2011, cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Phật Gíao Hòa Hảo Thuần Túy đã có Lời Hiệu Triệu trao nhiệm vụ Cứu Đạo và Cứu Quốc cho Tổng đoàn trưởng và các đoàn trưởng Thành Phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang Vĩnh Long, Kiên Giang, Sóc Trăng để ủng hộ Cẩm Nang Yêu Nước của Phong trào Tuổi Trẻ Yêu Nước.
Tại Sài Gòn, ngày 20-02-2011 kỹ sư Lê Quang Minh viết Lời Kêu Gọi toàn Dân xuống đường biểu tình.
Ngày 21-2-2011, Khối 8406 đã có Lời Tuyên bố và Kêu Gọi nhân các sự kiện xảy ra tại Bắc Phi và Trung Đông. Ngày 21, 28-2 & 13-3-2011, dù bị đàn áp nặng nề, vẫn đã có 3 cuộc biểu tình tại đường Võ Thị Sáu, Sài Gòn của hàng trăm Dân oan từ 6 tỉnh miền Nam kéo về. Ngày 23-02-2011,
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, đại diện cho Cao Trào Nhân Bản, đã có Lời Kêu Gọi Toàn Dân Xuống Đường Cứu Nước.
Ngày 24-02, có lời kêu gọi Hãy Cùng Nhau Đi Bộ Cho Một Việt Nam của Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Việt Nam.
Tại Sài Gòn, từ 26-2-2011, nhiều truyền đơn kêu gọi biểu tình đã xuất hiện tại các nơi công cộng. Một nhóm bạn trẻ Việt Nam đã có Lời kêu gọi xuống đường cứu Nước vào mỗi sáng và mỗi chiều CN, bắt đầu từ ngày 27-02-2011… Nhóm sinh viên kêu gọi sinh viên cả Nước thực hiện Cách mạng Hoa Sen.
Ngày 01-3-2011, Lực lượng Thanh niên Sinh viên Cứu Nguy Dân Tộc do Ông Trần Hưng Quốc đại diện đã có Lời Kêu Gọi XUỐNG ĐƯỜNG ĐÒI QUYỀN SỐNG. Cùng ngày, Mặt trận Phục Quốc VN do Ông Cao Thanh Sơn đại diện đã ra LỜI HIỆU TRIỆU TỔNG NỔI DẬY. Ngày 02-3-2011, theo tinh thần Thông Điệp Xuân Tân Mão 2011 về Giá Trị Hạnh Phúc và An Lạc Quốc Dân của
Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hòa thượng Thích Tuệ Kiếm đã kêu gọi xuống đường biểu tình đồng loạt cả Nước. Từ ngày 01-3 đã có nhiều cuộc biểu tình tại Trảng Bom, Nghệ An, Vũng Tàu, Thủ Đức, Nội Bài, Hà Nội, Bắc Giang. Từ ngày 06-3, liên tiếp nhiều ngày sau, đồng bào quận Hoàng Mai, Hà Nội cùng với thân nhân ông Trịnh Xuân Tùng đã biểu tình đòi mạng sống cho ông tại trụ sở phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai và trước Văn phòng Chính phủ Hà Nội. Đặc biệt là nhiều Giáo xứ và Giới Trẻ đã thắp nến cầu nguyện cho Quốc vụ này và cho chúng tôi liên tục từ đầu tháng 1-2011 tại Hà Nội, Nghệ An, Vinh, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Cam Ranh, Kon Tum, Pleiku… Hiện nay Giáo hội PGHH Thuần Tuý đang lên kế hoạch đồng lòng quyết tâm hiến thân cho Đạo pháp và Dân tộc.

E. CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO Ở NGOẠI QUỐC PHẢI LÀM GÌ ĐỂ HỖ TRỢ CHO CUỘC TRANH ĐẤU Ở TRONG NƯỚC?
Chúng tôi muốn dùng đề tài này để mở ra những cuộc thảo luận trong cộng đồng.
Qua những cuộc biểu tình cách mạng Hoa Nhài trên khắp thể giới, chúng ta có thể rút ra những bài học sau đây:

a)Biểu tình thành công là do những người tổ chức và tham dụ biểu tình liên lạc thường xuyên và chặt chẽ với nhau qua mạng lưới internet và các trang báo điện tử. Hãy dùng những thứ này để thúc đẩy cuộc cách mạng tại Việt Nam.

b)Người dân đứng lên một cách quyết chí, không sợ hãi, không nàn lòng. Chắc chắn sẽ có hỗ trợ đằng sau lưng và trên khắp thế giới.

c)Dân chúng trên toàn thế giới đã chán ghét những chế độ độc tài ở các quốc gia Phi Châu, Á Châu . . . Họ sẵn sàng giúp đỡ dân chúng các quốc gia đó loại bỏ những chính quyền, cá nhân đi ngược lại quyền lợi của nhân dân

d)Các bạo quyền và những tên cai trị không thể nào dùng bạo lực Cảnh sát và Quân đội để chống lại người dân. Vì chính Cảnh sát và Quân đội sẽ theo phe dân chúng để không làm thiệt hại mạng sống dân lành và bảo vệ tự do cho người dân.

Xin quý vị độc giả lên tiếng để chúng ta cùng nhau thảo luận.
NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, LÀ THẾ ĐẤY!

NGUYỄN KHẮP NƠI.

0 comments:

Powered By Blogger