Tuesday, March 15, 2011

Tình hình người Việt tại Nhật

http://www.youtube.com/watch?v=6RXKA5ULs_A&feature=player_embedded

Gia Minh, biên tập viên RFA - Toàn thế giới đang hướng về Nhật Bản, nơi xảy ra trận động đất 8,9 độ Richter, sau đó là sóng thần, rồi những dư chấn và sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

AFP photo

Sóng thần tiếp sau động đất làm tàu bè trôi dạt lên bờ hôm 14/3/2011

Trong cố những người phải vượt qua những khó khăn do thiên tai gây nên tại Xứ Phù Tang, có những người Việt sang Nhật làm ăn, vậy tình hình của họ thế nào?

Vào chiều ngày 14 tháng 2, Gia Minh hỏi chuyện một người Việt ở tại Tokyo là Linh mục Nguyễn Hữu Hiến về tình hình liên quan.

Người dân hoang mang

Trước hết ông cho biết tâm trạng của mọi người tại Nhật:

Điều quan trọng nhất lúc này là sự hoang mang của người dân. Truyền thanh và truyền hình tại Nhật loan tin trong vài ngày nữa sẽ xảy ra một trận động đất như thế nữa. Tại Tokyo, dù không bị động đất nhưng hầu như hằng ngày đều có những ‘chấn động’ lớn, nhỏ nên người ta rất hoang mang. Thêm nữa phương tiện di chuyển chưa bình thường nên ngươì ta thấy hoang mang hơn nữa.

Dù có trấn an, nhưng có những việc mà chính phủ không làm được như tình trạng rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện ở khu động đất đã làm chết người rồi.

LM Nguyễn Hữu Hiến

Tôi hiện ở ngoài phi trường để đi đến thăm một nơi người Việt ở, mà máy bay bị trễ. Lẽ ra bay lúc tám giờ mà đến 11 giờ mới bay được.
Chính phủ cố gắng để dân trở lại cuộc sống bình thường. Dù có trấn an, nhưng có những việc mà chính phủ không làm được như tình trạng rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện ở khu động đất đã làm chết người rồi. Chính phủ nói một đường, mà thực tế lại khác khiến dân chúng chưa yên tâm.

Gia Minh: Ngoài biện pháp trấn an, công tác cứu trợ đến nay ra sao?

LM Nguyễn Hữu Hiến: Nước Nhật ‘văn minh’ như Hoa Kỳ, chính phủ có cứu trợ, nhưng thực tế dân chúng không cần chuyện đó. Người dân tại nơi bị ảnh hưởng chỉ cần chỗ tạm trú, và chính phủ đã lo chuyện đó rồi, đầy đủ thực phẩm ăn và mọi thứ. Vấn đề là ‘tâm lý’ dân hoang mang do đất còn rung, rò rỉ phóng xạ.

Gia Minh: Linh mục đi đến thăm cộng đồng Việt Nam ở đâu?

Người dân tại nơi bị ảnh hưởng chỉ cần chỗ tạm trú, và chính phủ đã lo chuyện đó rồi, đầy đủ thực phẩm ăn và mọi thứ. Vấn đề là ‘tâm lý’ dân hoang mang do đất còn rung, rò rỉ phóng xạ.

LM Nguyễn Hữu Hiến

LM Nguyễn Hữu Hiến: Tôi đang phải chờ máy bay, có lẽ do máy bay phải ‘dồn lại’ vì những phương tiện di chuyển không đủ. Ra phi trường Narita có hai đường tàu đến, nhưng nay chỉ có một tuyến làm việc thôi.

Người Việt không ở ngay trung tâm vùng động đất. Ở quanh vùng đó có người Việt, nhà cửa của họ chỉ bị ảnh hưởng chút ít thôi, không bị thương nhưng chỉ hoang mang thôi.
Họ là những sinh viên đi tu nghiệp, du học chừng vài chục người thôi. Tại có có những hãng xưởng mà Việt Nam và Nhật có ký hợp đồng đưa người sang làm việc. Họ mới đến đó hai ba năm nay thôi.

Gia Minh: Công việc của họ có bị ảnh hưởng không?

LM Nguyễn Hữu Hiến: Tất cả các hãng xưởng do bị động đất nên đóng cửa, phương tiện di chuyển cũng bị đình trệ nên họ phải nghỉ. Có một số người lo sợ nên xuống miền nam, chờ mua vé về lại Việt Nam.

Gia Minh: Cám ơn Linh mục

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/viet-situation-in-japan-gm-03142011174703.html

Nhật Bản cố tránh ác mộng Tchernobyl

Khói bốc trên trung tâm điện hạt nhân Fukushima , ngày 14/03/2011.

Khói bốc trên trung tâm điện hạt nhân Fukushima , ngày 14/03/2011.
Reuters

Tú Anh - Vừa phải nỗ lực cấp cứu hàng trăm ngàn nạn nhân động đất và sóng thần, chính quyền Nhật Bản vừa phải chạy đua với thời gian để ngăn chận một thảm họa hạt nhân. Sáng nay 14/03/2011, lò phản ứng số 3 tại trung tâm hạt nhân Fukushima số 1 nổ hai lần. Dù nhiều người bị thương, nhưng tập đoàn điện Tepco khẳng định là vỏ thép bảo vệ lò phản ứng chịu đựng tốt. Tuy nhiên, chính phủ Nhật kêu gọi dân cư phải di tản khỏi khu vực trong một đường bán kính 20 km.

Sau vụ nổ khí hydrogène ở lò số một hôm chủ nhật, kịch bản tương tự đã xảy ra vào sáng nay với lò số ba của trung tâm hạt nhân Fukushima số 1 cách Tokyo 250 cây số về phía bắc, thải ra không khí bụi phóng xạ Cesium. Mặt khác, hệ thống làm nguội máy của lò phản ứng số hai được thông báo ngưng hoạt động vì bị hỏng. Những sự kiện bi quan trên đây cho thấy tình hình chưa kiểm soát được. Thông tin do chính phủ Nhật và ngành khai thác điện hạt nhân đưa ra rất rời rạc gây ra nhiều cách diễn giải khác nhau về mức độ hiểm nguy.

Sứ quán Pháp tại Tokyo kêu gọi kiều dân di tản về phía nam thủ đô để đề phòng bất trắc. Theo thẩm định của bộ trưởng năng lượng Pháp Eric Besson, tình hình tại Nhật « đáng lo ngại » vì đã có « rò rỉ phóng xạ ». Chính quyền Nhật cho nổ khí hydrogène để làm giảm áp suất bên trong nhà máy và để bảo vệ lớp bê tông bọc quanh lò phản ứng. Nếu vỏ bê tông không bể thì tình hình chỉ « nghiêm trọng », còn nếu như lò phản ứng bị nóng chảy làm tan cả vỏ bọc thì không tránh khỏi « thảm họa ».

Vấn đề là hiện nay không ai biết là liệu các biện pháp bơm nước biển để làm nguội các lò phản ứng có mang lại kết quả hay không. Đây cũng là trường hợp của lò số hai ngay tại trung tâm Fukushima.

Tình trạng « khủng hoảng » hiện nay là hệ quả của trận động đất và sóng thần cách nay ba hôm, nhưng nó cũng nằm trong bối cảnh địa lý của một vùng thường xuyên xảy ra địa chấn. Những trung tâm hạt nhân bị động đất làm suy yếu sẽ chịu đựng như thế nào trong những trận thiên tai tương lai ?

Theo đúng phương án an toàn hạt nhân tại Nhật, 14 trên tổng số 55 lò phản ứng hạt nhân trên toàn quốc đã tự động ngưng vận hành trong lúc mặt đất bị rung chuyển. Nhưng « tắt máy » một lò hạt nhân rất phức tạp, đòi hỏi thời giờ và phải có một hệ thống làm giảm nhiệt . Nếu không thì nhiệt độ tăng dần, thiêu hủy vật liệu bảo vệ lò phản ứng và nổ tung như một quả bom nguyên tử . Đây là cơn ác mộng đã xảy ra tại Tchernobyl năm 1986 mà Nhật Bản và cả thế giới muốn tránh bằng mọi giá.

Vấn đề là trong số 14 lò phản ứng tại vùng Đông Bắc Nhật Bản tập trung tại 4 trung tâm hạt nhân, một số đã bị hỏng hệ thống làm lạnh.

Tại Fukushima, dưới áp suất của khí hydro, hai trên 6 lò phản ứng đã bị nổ. Lò thứ ba đang được làm giảm nhiệt bằng nước biển nhưng chưa có kết quả. Tập đoàn Tepco dự trù đục lỗ đẻ làm giảm áp suất khí hydro bên trong nhà máy.

Trong khi đó, trung tâm Onagawa, nơi xảy ra hỏa hoạn vào buổi đầu thiên tai, nay đã được đặt trong tình trạng báo động vì có lượng phóng xạ cao bất thường. Cuộc điều tra đang tiến hành để xem nguồn gốc phóng xạ này đến từ đâu, do bị rò rỉ hay đến từ Fukushima ?

Cuối cùng là trung tâm Tokai, chỉ cách Tokyo có vài chục cây số, cũng bị ngưng hệ thống làm lạnh.

Mặc dù vận rủi liên tục xẩy ra cho quần đảo Nhật Bản, chính phủ tìm cách trấn an dân chúng. Bộ trưởng bộ chiến lược quốc gia Koichiro Gemba tuyên bố là hoàn toàn không có khả năng xẩy ra một vụ ”Tchernobyl”.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110314-nhat-ban-co-tranh-ac-mong-tchernobyl

0 comments:

Powered By Blogger