Chín ngày sau khi ông Trịnh Xuân Tùng tử vong trong bệnh viện vì bị công an đánh, gia đình ông cho hay vẫn chưa có kết quả điều tra từ cơ quan công an.
Trước đó, Trung tá Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt (Hà Nội), đã bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra vì hành vi Cố ý gây thương tích, theo Điều 104 Bộ Luật Hình sự.
Ông Ninh bị gia đình ông Tùng tố giác đã cùng ba dân phòng hành hung ông Trịnh Xuân Tùng hôm 28/02 tại bến xe Giáp Bát, sau khi có cãi cộ về việc không đội mũ bảo hiểm.
Khi bị đưa về trụ sở công an làm việc, gia đình có xin phép đưa ông Tùng đi cấp cứu “nhưng công an không cho”. Các bác sỹ sau đó chẩn đoán ông bị tổn thương hai đốt sống cổ gây liệt tứ chi và liệt cơ hô hấp gây tắc nghẽn đường phổi.
Ông đã được phẫu thuật ngày 01/03, nhưng tình trạng xấu đi và qua đời một tuần sau đó tại bệnh viện.
Cô Trịnh Kim Tiến, 21 tuổi, con gái ông Tùng, nói với đài BBC:
Trịnh Kim Tiến: Người ta vẫn bảo là cứ chờ đợi ạ, chưa có giấy tờ pháp y nào. Có nghĩa là cho tới giờ chưa rõ nguyên nhân chết của bố em là ra sao.
Bố em chết đến hôm nay là ngày thứ chín, mà vẫn chưa có giấy kết luận khám nghiệm pháp y.
Thi thể của bố em vẫn đang ở nhà lạnh Bệnh viện Việt-Đức, nhưng họ cũng không cho gia đình em vào thăm xác của bố em. Hết lý do này đến lý do khác, mà vẫn chưa vào được để nhìn mặt bố em.
BBC: Được biết trước khi qua đời, ông Trịnh Xuân Tùng có dặn dò lại cho gia đình một số điều, phải không ạ?
Trịnh Kim Tiến: Vâng, trước khi mất bố em có dặn lại cho em nợ nần những ai để em cố gắng trả và kể lại cho em những gì xảy ra ngày bố em bị đánh.
Bố em kể lại sự việc ở bến xe hôm ấy, còn những gì ở đồn công an thì chính em chứng kiến, vì em là người đến đồn công an thăm bố em.
Hôm ấy, tầm 4 giờ rưỡi – 5 giờ (chiều). Em và mẹ em ở nhà thì có một phụ nữ đến báo là bố em bị đánh đập rất dã man, liệt hết hai chân hai tay rồi, hiện đang ở phường Thịnh Liệt.
Khi nghe tin, em, mẹ em cùng em gái và bạn của em gái em tới ngay phường. Em là người trực tiếp vào trong đồn công an.
Khi đó thì bố em bị xích hai chân hai tay, còng bằng còng số tám, chân tay buông thõng xuống. Thấy em vào, bố em nói: “Con ơi, bố đau quá. Người ta đánh bố liệt hết hai chân hai tay rồi”.
“Con xin người ta cho bố đi khám đi.”
Không cho đi bệnh viện
BBC: Và gia đình đã xin cho ông Tùng đi khám nhiều lần nhưng không được chấp thuận?
Trịnh Kim Tiến: Nghe thấy bố em nói như thế, em có làm việc với công an trong đồn.
Anh trực ban không mặc đồng phục nên em không rõ tên, em hỏi bố em phạm tội gì thì anh ấy bảo bố em phạm tội gây rối, không ai làm gì bố em hết và bố em không làm sao cả.
Nhưng nhìn bố em đau quá nên em vẫn xin cho bố em đi khám. Mà người ta không cho, nên em và mẹ em đi về.
Lần thứ hai em vào, thì thấy bố em đã ngã từ trên ghế xuống dưới đất. Tay chân bố em đã không còn cử động gì nữa rồi. Lúc ấy trong đồn có hai-ba người. Em lại xin cho bố em đi khám, nhưng không ai đồng ý mà chỉ bảo là bố em ăn vạ.
Lần thứ ba, em cùng cô của em mang phở vào cho bố em ăn. Anh trực ban nói với bố em: “Đừng giả vờ nữa, dậy mà ăn đi”.
Cô em kể lại là lúc ấy có hai người cũng là công an phường bước vào, một người già hơn nói với bố em:
“Lúc này mày to mồm lắm mà, bây giờ còn đòi đỡ? Đỡ vài cái vả ấy.”
Sau đó em nhận ra người nói câu đó là ông Nguyễn Văn Ninh.
BBC: Sau đó thì gia đình xử lý ra sao?
Trịnh Kim Tiến: Em xin nếu không cho bố em đi bệnh viện thì cho gia đình mời bác sỹ tư đến khám, vì lúc đó bố em không ăn được, miệng sùi bọt mép và bị nôn.
Thế nhưng họ vẫn không cho.
Tầm 9 giờ rưỡi tối, mẹ em mang chăn vào cho bố em thì nhân viên công an phường đã mang bố em đi bệnh viện rồi.
Người ta bắt mẹ em và em em dọn dẹp xong chỗ bố em nôn ra đấy rồi mới cho ra bệnh viện. Khi đưa đến phòng cấp cứu, người ta vẫn còng tay bố em trên cáng.
BBC: Sau đó cơ quan công an có tiếp xúc và nói gì với gia đình không?
Trịnh Kim Tiến: Từ ngày bố em bị đánh đến lúc bố em mất, người nhà ông Nguyễn Văn Ninh và công an phường Thịnh Liệt không ai đến thăm hỏi và chia sẻ với gia đình em.
Sau khi bố em chết hai ngày, thì người ta mới đến. Người nhà ông Ninh vẫn không nhận là ông ấy sai, mà chỉ nói sẽ bồi thường cho gia đình em làm ma chay, nhưng gia đình em không chấp nhận như vậy.
BBC: Vậy bây giờ, ý nguyện của gia đình là gì?
Trịnh Kim Tiến: Bây giờ gia đình em chỉ chờ kết quả pháp y để được chôn cất tử tế cho bố em yên nghỉ thôi ạ.
Sau khi có kết quả khám nghiệm thì em tin là công lý sẽ đươc đòi lại. Em tin tưởng vào pháp luật ạ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/03/110316_trinhkimtien.shtml
Duc H. Vu :
Đã đến lúc mọi người trong nước nên vượt qua sự sợ hãi (CA) không cần thiết nữa như câu chuyện dưới đây :
“Khi tụi Công An xông vào trụ sở của Phật Giáo Hòa Hảo tại Đạo Tràng quận Ô Môn Thành Phố Cần Thơ, thì hai tu sĩ Minh Thiện và Huệ Thọ đã dùng xăng để chận đứng sự xâm nhập của trên 100 tên Côn đồ Công An trong đó có Thượng tá Bùi Đức Hồng. Hãy nghe tu sĩ Huệ Thọ kể chuyện :
“Trong nhà tôi lúc nào cũng chuẩn bị xăng để nếu công an dồn tới chân tường thì chúng tôi phải tử thủ. Đặng Văn Nhàn là anh thứ sáu của Huệ Thọ, ôm can xăng 20 lít chế từ trên đầu xuống hết phân nửa can, và nói ‘Nếu ông nào ngon tràn vô đây thì chết chung với tụi tôi’.
Lúc bấy giờ họ mới dội ra, không dám tràn vào. Với phân nửa can xăng còn lại, tôi mới nói với Thượng tá công an Bùi Đức Hồng rằng ‘Anh Hồng ơi, đừng xúi lực lượng công an tràn vào, vì mấy anh kia vô tội, còn anh là người chỉ đạo. Anh có ngon thì vô đây, còn can xăng này tôi với anh ‘cưa hai’. Anh nhiệt tâm về Đảng, tôi nhiệt tâm về Đạo, hai anh em mình cưa hai’, thì ông Hồng bỏ đi.”
Chưa điều tra xong vụ công an đánh dân