Sunday, March 27, 2011

Đảng Cộng sản Trung Quốc trên bờ vực “sụp đổ” do chính lỗi của mình

Cai trị bằng bạo lực và sử dụng phương tiện độc tài để đối phó với những thách đố đã dẫn đến cuộc nổi dậy ở châu Phi và Trung Đông. Nước tiếp theo sẽ là Trung Quốc, nơi chính quyền đã chà đạp lên luật pháp và đánh mất sự tin tưởng của người dân. Nếu họ muốn tránh một sự sụp đổ, nhà cầm quyền Trung Quốc phải bắt đầu một quá trình cải cách dân chủ càng sớm càng tốt. Dưới đây là bản phân tích tình hình của một nhà bất đồng chính kiến tầm cỡ tại Trung Quốc – Wei Jingsheng.

Vào tháng trước, một nhóm nhỏ các thanh niên trẻ Trung Quốc trên mạng Internet tham gia vào một mẹo nhỏ. Họ kêu gọi người Trung Quốc biểu tình nơi công cộng bằng cách bắt chước cách mạng Hoa Nhài ở Bắc Phi. Không có mục tiêu rõ ràng, không có khẩu hiệu hành động, và thậm chí chẳng có chuẩn bị trước một số ý kiến công khai. Nó hầu như là một hành động chẳng có gì là nghiêm trọng cả. Tuy nhiên, một hòn sỏi đã gây ra hàng ngàn gợn sóng, kết quả là đã đem lại tất cả các phản ứng thái quá. Tại sao điều này đã xảy ra?

Trận động đất lớn ở Nhật Bản đã gây ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân lớn. Đã có những rò rỉ đe dọa từ nhà máy điện hạt nhân, và tình hình vẫn đang diễn tiến. Nó có thể phát triển thành một thảm họa lớn tương tự như của các nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Tuy nhiên, đối mặt với một trận động đất lớn và mối đe dọa hạt nhân, xã hội Nhật Bản đã duy trì một công tác cứu trợ bình tĩnh và trật tự. Họ đã không hoảng sợ; không có sự hỗn loạn, họ đã không mất đi sự tự tin của họ.
Tuy nhiên, một thảm họa đã bất ngờ xảy ra và xảy ra tại Trung Quốc, chỉ trong vòng vài ngày, tất cả mọi thứ muối đều bị mua sạch tại các thị trường lớn nhỏ tại Trung Quốc.

Người ta nói rằng điều này xảy ra là bởi vì ăn muối i-ốt có thể ngăn ngừa mối nguy hiểm từ bức xạ hạt nhân. Các bức xạ hạt nhân xảy ra tại Nhật Bản và người Nhật đã không hoảng sợ đến mức mua sạch tất cả các loại muối do những tin đồn.

Tuy nhiên, tại sao một nước xa xôi như Trung Quốc lại hoảng sợ đến mức mua sạch tất cả các loại muối? Tại sao chỉ một tin đồn có thể đưa toàn bộ xã hội Trung Quốc vào trong tình trạng lo lắng đến thế? Loại tâm lý gì gây ra vụ việc này?
Nó xuất phát từ sự mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền. Trong lịch sử, đây là một hiện tượng phổ biến đã xuất hiện nhiều lần ở thời kỳ cuối của các triều đại.

Khi tập đoàn cầm quyền của một quốc gia đánh mất lòng tin của nhân dân, loại tâm lý xã hội này sẽ xuất hiện. Người ta không còn biết tin cái gì. Các cơ quan chính thức không còn đáng tin cậy được nữa, thay vào đó, người ta tin tưởng vào tin đồn. Hơn nữa, sự kiện từ nhiều năm trước đây chứng tỏ tin tưởng vào tin đồn là tốt hơn so với những lời từ các quan chức. Người ta có thể thu nhận được rất nhiều thông tin chính xác từ những điều gọi là “tin đồn”, trong khi các thông tin chính thức của chế độ cộng sản thường là không tin nổi.

Các quan chức Cộng sản có xu hướng đánh lừa người dân. Sau khi chọn từ hai loại tin đồn trong nhiều năm, người dân Trung Quốc đã học được bài học để tin vào những tin đồn từ người dân, thay vì từ chính phủ. Đó là bởi vì qua so sánh, những tin đồn từ người dân không có động cơ lừa đảo. Ít nhất, chúng có thể không hoàn toàn chính xác, trong khi những tin đồn từ chính quyền Trung Quốc chứa đầy động lực để lừa dối. Để chọn lựa giữa hai tệ nạn, thì tin vào những tin đồn từ người dân, rõ ràng là một lựa chọn khôn ngoan hơn.

Không cần để ý tới khái niệm lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó đã sai ngay từ khi nhìn vào phương pháp cầm quyền của Đảng Cộng Sản. Hơn hai ngàn năm trước, Khổng Tử đã nói: “Nếu không có sự tin tưởng, người ta không thể tạo được sự ổn định cho chính mình.” Điều này cũng đúng cho chính quyền. Khi một chính quyền không có được sự tin cậy của người dân, nó không thể tạo được sự ổn định vững vàng cho mình. Tuy nhiên, phương pháp cơ bản của Đảng Cộng sản là chiếm đoạt và duy trì quyền lực của mình bằng cách dựa trên các phương tiện độc tài của nó. Nó không cần sự hợp lý, và nó cũng chẳng cần sự tin tưởng. Đối với Đảng Cộng sản, bạo lực là một thứ thuốc chữa bách bệnh. Như các lãnh đạo Cộng sản thường lặp lại lời tuyên bố của chủ tịch Mao Trạch Đông, “chế độ được đẻ ra từ nòng súng.” Nòng súng này là lý thuyết cơ bản và nguyên tắc cơ bản, được bắt nguồn từ cùng một nguồn gốc của Marx và Lenin , và tiến hành bởi Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.

Một câu châm ngôn cổ đại Trung Quốc nói rằng, “Chiếm đoạt thế giới bằng quyền lực, và thống trị thế giới bằng quyền lực.” Lòng tín nhiệm và sự tin tưởng chẳng ăn nhập gì trong phương pháp của họ. “Nếu tôi có quyền, tôi có thể lừa gạt bạn bất cứ cách nào tôi muốn, tôi có thể o ép bạn bất cứ cách nào tôi muốn, vì vậy có ăn nhằm gì đâu nếu bạn có tin tôi hay không? Tôi chỉ cần làm sao để nắm toàn bộ các cơ chế bạo lực trong tay tôi . Tôi là một tên gian giảo, do đó, hãy sợ tôi. Nếu bạn không sợ, tôi sẽ ném bạn xuống đất và đạp chân của tôi trên lưng bạn.. ” Đây là cách Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm giữ quyền lực, và nó không cần sự tin tưởng của người dân, chỉ cần vâng lời.

Vì vậy, chẳng có gì ngoại lệ, các chế độ cộng sản ứng xử với pháp luật như là một chọn lựa tùy ý. Họ chỉ cần dao và bút. Bút được sử dụng để đánh lừa đa số quần chúng. Đối với một thiểu số người không thể bị lừa gạt hoặc không sẵn sàng để bị lừa gạt, thì dao được sử dụng. Phương pháp thống trị này được gọi là chế độ độc tài. Pháp luật trong một chế độ độc tài chỉ là một công cụ trong tay của những người cai trị. Họ sử dụng pháp luật trong bất kỳ cách nào họ thích, và không sử dụng nó nếu họ không muốn. Gần đây, một phát ngôn viên của chế độ cộng sản vô tình đã đưa ra sự thật. Trong một cuộc họp báo, cô đã mắng người khác, nói rằng, “Không được dùng pháp luật như là một lá chắn để xin lỗi.” Cô ấy thậm chí không biết rằng luật pháp là một lá chắn cho mọi người. Khi luật pháp không thể là lá chắn cho người dân, thì họ còn tìm được ý niệm an toàn ở nơi đâu?

Bản chất của pháp luật là tính tín nhiệm. Có một cách gọi khác là một hợp đồng xã hội. Cơ sở của một hợp đồng cũng là tính tín nhiệm. Chính trị là công việc quản lý xã hội, hay nói cách khác là quản lý tất cả mọi người. Ở Trung Quốc, các hàm ý chính trị của từ “chính trị” rất là rõ ràng, đó là sử dụng phương pháp thích hợp để quản trị xã hội. Cốt lõi của những phương pháp thích đáng này là luật pháp.

Các quan chức nhà nước không thể cứ bảo mọi người ở khắp mọi nơi phải làm gì và không được làm gì suốt mọi lúc. Trong hầu hết các trường hợp, pháp luật sẽ bảo người dân phải làm gì và không nên làm gì. Vì vậy, pháp luật là cốt lõi của chính trị. Cơ sở cho pháp luật có được hiệu quả là sự tin tưởng của người dân, hoặc tính tín nhiệm của pháp luật. Công việc chính của chính phủ là đảm bảo tính tín nhiệm của pháp luật, và sử dụng pháp luật để cai trị xã hội. Khi một chính phủ tự nó phá vỡ tín tính nhiệm của pháp luật, thì mọi người không còn xác định được những điều gì để làm. Khi sự hủy diệt của pháp luật tích lũy đến một mức độ nhất định, các cơ cấu quản trị của xã hội bắt đầu hư hỏng. Người ta không còn biết ai để tin tưởng, và hầu hết mọi người đều mất cảm quan của họ về sự an ninh. Đây là lý do chính gây ra sự hỗn loạn xã hội.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dần dần mất đi sự tin tưởng của người dân trong 60 năm qua. Đảng và cán bộ đã đi đầu trong việc phá vỡ tính tín nhiệm của pháp luật, và thậm chí ngạo mạn cảnh báo những người khác không được dùng luật pháp như là một cái cớ. Vì vậy, nó tạo ra hiện tượng rối loạn nói trên mà không cần có lý do đầy đủ. Trong thời cổ đại, đó có thể là một điềm báo cho sự sụp đổ của triều đại. Nó cũng là sự thật trong thời hiện đại. Điều gọi là Jasmine Revolution – Cách mạng Hoa Nhài trong vùng Trung Đông đã bắt đầu từ những “nhiễu loạn không có lý do đầy đủ” ở Tunisia. Một sự kiện dẫn đến sự xáo trộn nhỏ đủ để nhanh chóng biến thành một cuộc cách mạng mà sau đó tràn qua các nước lân cận, từ đó tạo thành một làn sóng quốc tế của tiến trình dân chủ hóa. Nó xảy ra bởi vì các chính phủ đã đánh mất tính tín nhiệm của họ.

Gần đây, hiện tượng “một sự xáo trộn không có lý do đầy đủ” đã diễn ra nhiều hơn và thường xuyên hơn tại Trung Quốc. Đây là điềm báo cho sự sụp đổ của chế độ Cộng sản cầm quyền tại Trung Quốc. Nguyên nhân gốc rễ làm cho người dân đánh mất lòng tin vào chính quyền Cộng sản lại hiển nhiên chính là phương thức cơ bản của chế độ Cộng sản – độc tài đảng trị. Loại cai trị bằng cách dựa trên sự lừa dối và đàn áp đang tạo điều kiện cho cuộc Cách mạng Hoa Nhài tại Trung Quốc. Ngay cả nếu người ta không muốn nó xảy ra, cũng rất khó để có thể ngăn chặn nó.

Chính xác là do nhận thực được điều này, hành vi của đảng Cộng sản giống như thể một con chim hoảng sợ khi nhìn thấy một cây cung và mũi tên. Do đó, một nhóm các quan chức cộng sản tương đối khôn ngoan hơn được tiêu biểu bởi Ôn Gia Bảo đang tiếp tục kêu gọi cho một cuộc cải cách dân chủ trong hệ thống chính trị. Nhưng cải cách cái gì? Điều cần phải thay đổi là cách cai trị bằng chế độ độc tài. Không cần biết lý thuyết và mục tiêu họ nắm là cái gì, phương thức của chế độ độc tài không thể được tiếp tục.

Phạm Hương Sơn lược thuật
(Nguồn: Asianews)

0 comments:

Powered By Blogger