Tiếp bài viết Kỳ I: Nhà máy Alumina Tân Rai(Lâm Đồng): Những quả bom đã được kích hoạt.
Tạm biệt Lâm Đồng chúng tôi lại di chuyển về Đắk Nông nơi mà dự án nhà máy alumin Nhân cơ đang trong quá trình xây dựng.
Con đường vào trong khu vực nhà máy thì xuống cấp và hư hại nặng, nói là
đường rải nhựa nhưng chỉ thấy toàn đá với cát trộn lẫn vào nhau, có
chăng nữa cũng chỉ là một lớp nhựa được quét lên mặt đường mỏng dính mà
trọng tải của những chiếc xe container từ nhà máy lại quá lớn so với sức
chịu đựng của mặt đường. Theo anh T đang sống ở đây cho biết “từ khi xuất hiện những chiếc xe container chở đá cho nhà máy thủy điện Đồng Nai 05 chạy qua đây đường bị hủy hoại nặng lắm.”
Nhân cơ là một xã thuộc huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đăk Nông, Việt Nam,
nằm trên vùng đất bazan màu mỡ với nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc
biệt là bô-xít chiếm 63% trữ lượng của cả nước với 3,4 tỷ tấn (theo Báo
cáo ngày 22.5.2010 của chính phủ gởi cho Quốc Hội)
Tổng quan dự án nhà máy Alumin Nhân Cơ
Dự Alumin Nhân Cơ đã được thông qua tại Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với công
suất Nhà máy alumin Nhân Cơ lên 600.000 tấn/năm. Việc khai thác được
giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) làm chủ đầu tư với
nhà thầu xây dựng là công ty Chalieco, Trung Quốc
Vẫn là công nghệ của Trung Quốc
Cho tới nay thì cả hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều hoàn toàn sử dụng 100% công nghệ của Trung Quốc.
Bài học về công nghệ của Trung Quốc đổ dồn vào Việt Nam vẫn còn đó (các
nhà máy mía đường, nhà máy điện, xi-măng lò đứng, đồng Sinh Quyền...)
vậy công nghệ tiến tiến nhất trên thế giới mà tập đoàn than & khoáng
sản Việt Nam (TKV) nêu ra và áp dụng nằm ở đâu?
Bên cạnh đó chúng ta cần phải phân biệt giữa công nghệ sản xuất chế biến
quặng bô-xít diaspo của Trung Quốc( loại quặng 1 nước ) khác với việc
sử dụng công nghệ chế biên quặng bô-xít gipsit ở Tây Nguyên nước ta (
loại quặng 3 nước)
Việc (TKV) Việt Nam ký hợp đồng với (EPC) trong việc lựa chọn công nghệ
và thiết bị của Trung Quốc từ A-Z có thật sự là đúng khi các công nghệ
lò nung hiện nay ở Tân Rai đang ngày một xuống cấp và hư hoại, thêm vào
đó là mối hiểm họa khôn lường mà nó có thể gây ra, 12 lò nung ở Tân Rai
đều mang công nghệ của Trung Quốc, cũ kỹ, lạc hậu… vậy tại sao 18 lò
nung ở Nhân Cơ lại không thay đổi?
Không chỉ Trung Quốc nhận ra được tác hại nghiêm trọng của việc khai
thác bô-xít trên đất nước của họ khi sự cố mỏ bô-xít xảy ra mà còn rất
nhiều quốc gia khác nữa như: Ấn Độ, Australia, Hungary…
Đó đều là những quốc gia sử dụng những công nghệ hiện đại và là những
quốc gia có kinh nghiệm trong việc khai thác bô-xít nhưng vẫn không
thoát khỏi mối hiểm họa, lúc nhận ra sai lầm thì đã quá muộn, vậy tại
sao Việt Nam lại đi theo vết xe đổ đó?
Về tài nguyên rừng
Dự án Alumin Nhân Cơ đi vào xây dựng cũng là lúc hàng ngàn hecta rừng và
đất trồng trọt mất đi và việc hoàn thổ có dễ dàng như (TKV) giải trình.
Việc khai thác bô-xit có mang lại hiệu quả bằng việc thu hoạch cây cafe
hàng năm của người dân ở đây không, và nguy cơ sạt lỡ đất trong vùng
ngày càng cao… chứ chưa kể tới việc mai mọt đi bản sắc Văn hóa của vùng
Tây Nguyên.
Rừng bị chặt phá chỉ còn lại mảnh đất trống khô cằn.
Vấn đề về nguồn nước
Ở Nhân Cơ hiện nay lượng nước sử dụng cho việc sản xuất Alumin sau này
chủ yếu là nguồn nước mặt chứ không qua sử dụng nguồn nước ngầm, hiện
tại thì nguồn nước mặt ở đây chỉ đạt mức trung bình nhưng để làm ra một 1
tấn alumin thì phải mất khoảng 30m3/tấn alumina và dự kiến sẽ tăng lên
gấp đôi vào năm 2015.
Vậy cái giá phải trả về lâu dài là gì? Liệu rằng cây công nghiệp trong
vùng Tây Nguyên có phát triển nổi khi thiếu nước ngọt, và nguy cơ làm
mất và gây ô nhiễm nguồn nước ngọt để phát triển kinh tế cho các vùng hạ
lưu như Đồng Nai, Bình Dương…
Hố bùn đỏ
Đây là một trong những vấn đề cần được quan tâm nhất trong quá trình sản
xuất alumin, cũng như ở Tân Rai thì dự án alumin Nhân Cơ cũng được xây
dựng hai hố bùn đỏ: gọi là hố 1 và hố 2.
So với Tân Rai thì hai hố bùn đỏ ở Nhân Cơ nằm trên khu vực cao hơn rất
nhiều so với vùng xung quanh, vì vậy khi xảy ra mưa lớn bất thường thì
việc tràn bùn đỏ ra ngoài môi trường là điều hiển nhiên sẽ xảy ra, chứ
chưa kể đến xác suất vỡ bờ bao của bùn đỏ khi xảy ra mưa to bất thường ở
Tây Nguyên.
Về phía ý kiến của người dân thì Anh Trần Văn Trung ở xóm 08 xã Nhân Cơ cho biết: “Từ
khi quy hoạch, xây dựng dự án Nhân Cơ, cuộc sống người dân ở đây bị xáo
trộn hoàn toàn. Chúng tôi không được giải thích rõ ràng về các mỏ
bauxite, việc xây dựng và mở rộng nhà máy alumina, hay kế hoạch thu hồi
đất, đền bù. Trước đây, cả một khu rẫy cà phê, tiêu, mì tươi tốt mà giờ
bị thu hồi gần hết mà đền bù chẳng thấm thoát gì. Người dân thấp cổ bé
họng, có ý kiến Nhà nước không nghe cũng đành chịu”.
Hiện nay, công nhân Trung Quốc vẫn tiếp tục lưu trú, sinh hoạt tại khu
vực hai xã Nhân Cơ, Nhân Đạo huyện Đắk R’Lâp tỉnh Đắk Nông, với sự quản
lý lỏng lẻo của địa phương. Họ làm việc kín trong khu vực dự án.
Chị Hoa – Chủ quán Cà phê ở Chợ Nhân Cơ cho hay: “Người Trung Quốc
hay ra quán chị uống cà phê lắm, giống như người địa phương vậy, họ còn
đi chơi gái ở giữa chợ nữa kia. Từ lúc người Trung Quốc có mặt, có thêm
nhiều quán cà phê đèn mờ lắm”.
Với những bài học rút ra được từ các nước đã chịu ảnh hưởng nặng nề do
khai thác bô-xít gây ra, liệu rằng chúng ta có nên tiếp tục và hy vọng
vào hai dự án bô-xít ở Việt Nam nữa không? Và thật sự nước ta đã có đủ
điều kiện để tiếp tục xây dựng dự án này. Chúng ta nên hiểu rằng lợi ích
của quốc gia không phải xuất phát từ việc bán tài nguyên, bán môi
trường mà chúng ta phải biết thoát khỏi nó như thế nào?
Vấn đề bô-xit Tây Nguyên chính là gánh nặng trong việc kìm hãm sự phát
triển kinh tế của quốc gia hơn là việc mang lại lợi ích kinh tế cho đất
nước.
Và một đất nước luôn hô vang quyền lợi là “của dân, do dân, vì dân” lại
để những tiếng kêu, những nguyện vọng, những ưu tư của người dân ra
ngoài tai, nhằm hướng tới những mục tiêu nguy hại tới vận mệnh cả dân
tộc thì chính quyền đó đáng để người dân chà đạp và lãng quên.
0 comments:
Post a Comment