Một sự kiện đáng lẽ đã phải gây sôi nổi lớn: ngày 18-5 vừa qua một
nhóm người tự xưng là thương binh xông vào trụ sở Viện Hán Nôm, Hà Nội,
gây sự. Họ hung hăng hạch tội ông Nguyễn Xuân Diện, một chuyên gia của
viện, vì đã dám có sáng kiến soạn thảo và thu thập chữ ký cho một kháng
thư phản đối việc chính phủ Nhật hỗ trợ một công ty Nhật để xây dựng một
nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam. Công an đã không can thiệp dù được
cầu cứu. Viện Hán Nôm đã phải nhân nhượng với những người gây sự. Họ đã
ra đi bình yên sau nhiều giờ gây rối tại Viện Hán Nôm, một cơ quan của
nhà nước. Như thể bàn tay của chính quyền chưa đủ lộ liễu, các tờ báo
Quân Đội Nhân Dân và Cựu Chiến Binh còn trắng trợn bịa đặt rằng các
“thương binh nặng” đã bị đả thương tại Viện Hán Nôm và đòi “làm sáng tỏ
sự thực”. Ông Nguyễn Xuân Diện sau đó đã phải rút bản kiến nghị khỏi
blog của mình, rồi còn bị triệu tập lên sở Thông Tin Truyền Thông thẩm
vấn. Blog Nguyễn Xuân Diện sau đó đã bị xóa sạch. Ông Diện đã im lặng.
Phải hiểu rằng ông đã chịu những áp lực rất thô bạo. Dư luận được biết
sau đó rằng quyết định trấn áp Viện Hán Nôm và tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
là của một uỷ ban chính phủ sau một buổi họp do phó thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc chủ trì.
Sự trơ trẽn của chính quyền cộng sản đã lên một mức độ mới. Việc chính quyền sử dụng bọn côn đồ để trấn áp và hành hung những người khác chính kiến – kể cả người già và phụ nữ – đã quá quen thuộc, nhưng lần này nạn nhân, Viện Hán Nôm, là một cơ quan nhà nước. Chính quyền cộng sản đã trắng trợn dùng những kẻ ngoài vòng pháp luật để phá phách một bộ phận của chính nhà nước. Nguyễn Xuân Diện, một viên chức nhà nước, đã bị xúc phạm ngay tại nhiệm sở. Không còn một thể thống nào cả. Chính quyền này đã chà đạp lên cả pháp luật lẫn thể diện của chính nó. Họ đã hành động một cách vừa phạm pháp vừa vô văn hóa như một băng đảng. Phải chăng họ tự nghĩ không còn uy tín nào để mất và cũng không còn thể diện nào để giữ?
Sự trơ trẽn của chính quyền cộng sản đã lên một mức độ mới. Việc chính quyền sử dụng bọn côn đồ để trấn áp và hành hung những người khác chính kiến – kể cả người già và phụ nữ – đã quá quen thuộc, nhưng lần này nạn nhân, Viện Hán Nôm, là một cơ quan nhà nước. Chính quyền cộng sản đã trắng trợn dùng những kẻ ngoài vòng pháp luật để phá phách một bộ phận của chính nhà nước. Nguyễn Xuân Diện, một viên chức nhà nước, đã bị xúc phạm ngay tại nhiệm sở. Không còn một thể thống nào cả. Chính quyền này đã chà đạp lên cả pháp luật lẫn thể diện của chính nó. Họ đã hành động một cách vừa phạm pháp vừa vô văn hóa như một băng đảng. Phải chăng họ tự nghĩ không còn uy tín nào để mất và cũng không còn thể diện nào để giữ?
Tuy nhiên những người cầm quyền cũng chỉ hành động như vậy bởi vì họ
đánh giá rất thấp trí thức Việt Nam. Họ tin rằng những trò trấn áp trẻ
con như vậy cũng đủ để trí thức Việt Nam khiếp sợ và bỏ cuộc. Và họ đã
phần nào có lý. Cả Viện Hán Nôm lẫn Nguyễn Xuân Diện đều đã nhượng bộ
thay vì phản kháng ở mức độ quyết liệt và phẫn nộ phải có.
Nên phê phán Viện Hán Nôm và Nguyễn Xuân Diện hay nên suy nghĩ và rút
kinh nghiệm? Viện Hán Nôm cũng không khác các viện chuyên môn khác tại
nước ta, nó còn có thể được nhìn như là bộ phận trí thức đã cống hiến
những trí thức tương đối tích cực trong những đòi hỏi tự do và công lý.
Nguyễn Xuân Diện cũng đã là một trong những trí thức dân chủ dũng cảm
nhất từ một năm qua. Nhưng họ, Viện Hán Nôm và Nguyễn Xuân Diện, đã phải
thoái lui vì họ không nhìn thấy cách ứng xử nào khác. Họ cô đơn và sự
cô đơn khiến người ta khiếp nhược. Mọi khảo cứu và kinh nghiệm đều đã
chứng tỏ rằng sự kết hợp không những đem lại sức mạnh mà còn đem lại cả
sự dũng cảm mà những cá nhân riêng lẻ không thể có; nó khiến người ta
tin là được tiếp sức trong lúc hành động và nếu phải hy sinh thì sự hy
sinh cũng sẽ không vô ích.
Kết luận đúng đắn sau những gì vừa xảy ra là đấu tranh chính trị
không bao giờ có thể là đấu tranh cá nhân cả mà chỉ có thể là đấu tranh
có tổ chức. Đó là bài học mà chúng ta phải rút ra, để có sức mạnh và
thoát khỏi tâm lý bất lực, sau quá nhiều kinh nghiệm của những phản
kháng cá nhân bị bóp nghẹt. Chúng ta càng phải rút ra nhanh chóng bài
học này bởi vì một làn sóng dân chủ toàn cầu mới đang cho chúng ta một
cơ hội thực sự để rũ bỏ ách độc tài và bước vào kỷ nguyên dân chủ.
Thông Luận
0 comments:
Post a Comment