Phạm Trần “Nhiệm
vụ của Đoàn thanh niên là giúp Đảng đào tạo một thế hệ những người cộng
sản trẻ tuổi; tập hợp, thu hút thanh niên vào các phong trào hành động
cách mạng. Đoàn thanh niên là trường học của thanh niên; nội dung học
tập là học đường lối của Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tư
tưởng, tác phong của Bác Hồ, học trong nhà trường, thực tế cuộc sống,
học quần chúng nhân dân, học tập lẫn nhau… để trở thành những người có
ích cho đất nước. Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương, nếu là chim hãy là
chim câu trắng, nếu là đá hãy là đá kim cương, nếu là người hãy là người
cộng sản.”
Đó là lời nói của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tối ngày 22/4 (2012) tại Cung Hữu nghị Hà Nội,
trong dịp Thành đoàn Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt 1.000 đảng viên trẻ
xuất sắc và tuyên dương 100 đảng viên trẻ xuất sắc tiêu biểu lần thứ II
năm 2012.
Tại sao “người Cộng sản” là cụm từ đã bị cả Thế
giới ghê sợ, lọai ra khỏi ngôn ngữ hàng ngày của mọi người ngọai trừ
nhóm “đặc quyền đặc lợi” đang nắm quyền cai trị độc tài ở Trung Cộng,
Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba, mà ở Việt Nam vào Thế kỷ 21 vẫn còn có một
người phát ngôn chậm tiến, lạc hậu như Nguyễn Phú Trọng ?
Khi nói như thế thì Trọng có biết rằng, ở vào
thời đại không chính phủ nào có thể đánh lừa được dân như đã phơi ra sau
30 năm chiến tranh mạo danh “giải phóng miền Nam” của đảng CSVN mà ông
ta còn “phỉnh gạt” Thanh niên như thế là cố ý phun nọc độc vào lớp người
sẽ làm chủ đất nước trong tương lai ?
Gương mù này đã phản ảnh tình trạng lãnh đạo Nhà
nước Việt Nam đang co thân nằm trong hệ thống tư tưởng cằn cỗi, lỗi
thời, bạc nhược, tê liệt thần kinh của giới cầm quyền bảo thủ, giáo điều
và lạc hậu, dù họ đã có chủ trương “Đổi mới” kinh tế từ năm 1986.
Bằng chứng đã được chứng minh trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)”, khi họ viết như trong lúc say rượu rằng:”Cuộc
đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ,
phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ
có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người
nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.”
Hoặc bịa đặt:”Đi
lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng
đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu
thế phát triển của lịch sử.”
Khi phỏng đóan trước sau gì “loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” làlớp
lãnh đạo không dám dối diện với thực tế văn minh, tiến bộ của nhân
lọai; không dám nhìn nhận Chủ nghĩa Cộng sản, được người Cộng sản Việt
Nam ngụy danh là “chủ nghĩa xã hội”, đã chết trong thực tế từ khi Liên
bang Xô viết tan rã năm 1992.
Còn việc họ tự tay nhét chữ vào miệng dân bảo rằng “đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” là
trò tháo cáy chính trị “muốn ăn gắp bỏ cho người”, lừa dân và lừa cả
thế giới vì người dân Việt Nam chưa bao giờ có quyền tự quyết tương lai
chính trị cho mình. Đảng CSVN cũng chưa bao giờ dám hỏi dân có muốn chọn
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh làm nền tảng xây
dựng đất nước hay không ?
Cho nên “khát vọng”, nếu thật sự có, cũng chỉ là
của thiểu số cầm quyền, những người không dám giũ bỏ qúa khứ Cộng sản,
vì chiếc áo Cộng sản đã đem lại danh vọng, địa vị và giầu sang cho bản
thân họ và gia đình họ.
Chứng bệnh kinh niên này đã ăn sâu, bám rễ trong từng mạch máu, thớ thịt của giới cầm quyền ở Việt Nam.
Vì vậy họ chính là những người đang làm chậm sức tiến của đất nước và là lực cản của cả dân tộc trong tất cả mọi lĩnh vực.
Mọi người Việt Nam, nhất là lớp Thanh niên biết
rõ như thế, kể cả đa số người là đòan viên của tổ chức Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM), đội ngũ kế thừa của đảng CSVN.
Giờ đây, Nguyễn Phú Trọng lại dụ dỗ Thanh niên,
thành phần rường cột của đất nước, tiếp tục dấn thân vào con đường sai
lầm mà Trọng đã đi là có ý làm hại đất nước.
Bằng chứng được ghi trong lời Trọng nói với lãnh đạo TNCSHCM ngày 28/11/2011 tại Hà Nội : “Nhiệm
vụ cơ bản, trọng tâm của Đoàn Thanh niên là giúp Đảng đoàn kết, tập
hợp, giáo dục, xây dựng một thế hệ thanh niên đủ bản lĩnh chính trị,
trình độ, sáng tạo, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng
vẻ vang của Đảng và dân tộc.”
Khi nói như thế liệu Trọng có hồ hởi, không nhìn
lại gáy đảng xem có tì vết gì không mà muốn thanh niên “kế tục trung
thành với Đảng” khi đảng đã tước mất quyền làm chủ đất nước của dân để
cho cán bộ, đảng viên tự do tham nhũng, lãng phí, bóc lột dân lành mà
quên mất bổn phận bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đang bị Trung Cộng đe dọa
ngòai ngưỡng cửa ?
TRƯỜNG TẤN SANG-THAM NHŨNG
Hãy nghe Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nước, nói về người cán bộ của đảng với Báo Tuổi Trẻ ngày 25/06 (012) : “Nhiều cử tri TP.HCM (Thành phố Hồ Chí Minh)đã
nói thẳng với tôi "một số cán bộ có ăn (hối lộ) thì cũng ăn vừa phải
thôi. Ăn hết như thế thì còn đâu để nhân dân ăn", nghe thật xót xa, đau
đớn và xấu hổ. Do vậy, nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ
máy nhà nước, không còn cách nào khác.”
Nhưng “làm sạch” bằng cách nào ? Tham nhũng
trong cán bộ, đảng viên đã có từ thời Hồ Chí Minh còn sống nên họ Hồ mới
đề ra chỉ tiêu “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cho đảng viên
học tập và thực hành.
Phong trào “Học, làm, sống theo Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh” được
tung ra năm 2007 như một lá bùa để chống tham nhũng và chỉnh đốn đảng,
nhưng tham nhũng vẫn trơ ra sống chung với đảng. Vào năm 2011 đảng lại
mở cuộc vận động cả xã hội tham gia thường xuyên "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" nhằm xây dựng một lớp cán bộ, đảng viên mới trong sạch để lấy lại lòng tin trong dân.
Nhưng tham nhũng, quan liêu và lãng phí tiếp tục
năm sau cao hơn năm trước dù đảng tốn phí không biết bao nhiều tiền bạc
và thời giờ của dân để hội họp, thảo luận, nghiên cứu.
Đó cũng là mối lo của Trương Tấn Sang với báo Tuổi Trẻ : “Tôi
đã nhiều lần chia sẻ chân tình với cử tri, nếu chống tham nhũng không
thành công thì việc thực hiện nghị quyết trung ương 4 - một số vấn đề
cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay - đang rất được nhân dân trông đợi sẽ
không thể thành công được. Anh không thể nói trước nhân dân rằng mình
không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, trong khi lại
tham nhũng, tiêu cực và do vậy, dân cũng sẽ không thể tin bộ máy được
trong sạch. Chống tham nhũng thành công thì những biểu hiện suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống chắc hẳn sẽ tốt dần lên.”
Tất nhiên là thế, nhưng Nghị quyết Trung ương 4
đã trôi qua 6 tháng mà xem ra nhiều việc trong số 19 Điều cấm đảng viên
không được làm vẫn tiếp tục bị vi phạm. Trong đó quan trọng và rắc rối
nhất vẫn là vấn đề tài sản nổi và chìm của cán bộ đảng viên, nhất là
những người có chức, có quyền.
Sang nói : “Còn
việc kiểm soát, minh bạch tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công
chức là chuyện đại sự. Gốc gác của vấn đề này nằm ở chỗ hiện còn sử dụng
tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế. Ðể giải quyết căn cơ hơn, nhất định
phải thay đổi phương thức giao dịch này, phải thu hẹp dần, thay vào đó
là thanh toán, giao dịch qua ngân hàng. Phương thức này được cho là hiệu
quả để có thể kiểm soát được các "giao dịch ngầm". Chúng ta luôn mong
muốn hạn chế bị ăn cắp, ăn trộm, bòn rút của công hay các giao dịch vì
mục đích tiêu cực, nhưng với chế độ sử dụng tiền mặt đại trà như hiện
nay sẽ không thể kiểm soát, thậm chí tham nhũng sẽ ngày càng tệ hại
hơn.”
Nhà nước Việt Nam, từ năm 2004 đã nghĩ đến một
Nghị định cấm sử dụng tiền mặt, nhưng không thành công vì có nhiều chống
đối từ phía Doanh nghiệp tư khi có ý kiến muốn hạn chế giao dịch tiền
mặt ở mức dưới 10 triệu đồng.
Như vậy, bao nhiêu lâu dịch vụ giao dịch tiền
mặt, vàng và đồng Dollar còn thịnh hành thì công tác chống tham nhũng
còn gian nan.
Lệnh kê khai tài sản đã có từ năm 2007, nhưng
cán bộ khai xong rồi “giấu đi”, dân không được thắc mắc mà đảng cũng
không “công khai” cho ai biết nên có khai cũng như không. Hơn nữa lệnh
khai này chỉ chú trọng vào những người được đảng đưa ra tranh cử Quốc
hội và các Hội dồng nhân dân nên việc làm này được coi như một thủ tục
của Luật bầu cử.
Vì vậy, Sang mới nói : “Quy
định về vấn đề này đã có rồi, nhưng thực tế cũng chưa đảm bảo hiệu quả
như mong muốn và tính thực chất của việc kiểm soát tài sản, thu nhập
bằng biện pháp kê khai này. Chúng tôi năm nào cũng kê khai. Sắp tới đây
cũng sẽ công khai các kê khai này tại nơi cư trú, nơi công tác của cán
bộ, công chức.
Tuy
nhiên, khi nền kinh tế còn sử dụng tiền mặt đại trà, thì vẫn rất lo ngại
sẽ còn tình trạng giấu giếm tài sản, thu nhập bất chính, chưa kể tình
trạng rửa tiền thông qua kênh bất động sản, chứng khoán, ngân hàng
thương mại... Trong khi đó, hiệu quả của một số biện pháp kiểm soát như
đã áp dụng còn hạn chế. Ðó là điều rất rõ, nên cần phải thay đổi, bổ
sung biện pháp kiểm soát hữu hiệu hơn.
Về
lâu dài, phải hạn chế tối đa sử dụng tiền mặt trong các giao dịch để có
thể khống chế, kiểm soát được các "giao dịch ngầm", các khoản thu nhập
không rõ nguồn gốc.
Nếu
người ta biếu nhau bằng nhà, đất, xe cộ... thì có thể kiểm soát được
bằng biện pháp kê khai, công khai để tổ chức, nhân dân giám sát, khó có
thể che đậy được tai mắt của dư luận, báo chí. Nhưng nếu họ biếu nhau
bằng tiền thì sẽ rất khó khăn để kiểm soát trong điều kiện hiện nay.”
Đó là giấc mơ của Sang, nhưng trước Sang đã có
Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết và hai Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu
(Khoá VIII) và Nông Đức Mạnh (Khoá IX và X) cũng đã nói đến giấc mơ thấy
các biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu hơn được áp dụng, nhưng chuyện
đâu vẫn hòan đó không ai nhích nổi tảng đá nặng ngàn cân của các phe
cánh trong đảng.
Nguyễn Tấn Dũng, Thụ tướng được trao chức Trưởng
ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng từ 2007 cũng không làm được gì mà
còn mang tai tiếng để cho con c ái, dòng họ, bạn bè làm giầu trên mồ hôi
nước mắt của dân.
Tại sao có chuyện khó dứt điểm này ? Tại vì tuy
chỉ có một đảng cầm quyền nhưng không phe nào chịu lép vế khi chạm đến
quyền lợi.
Vì tham nhũng đã biến thành “cách làm có lợi tức
cao và nhanh giầu hơn bất cứ việc làm nào” nên cán bộ, đảng viên càng
thi đua tham nhũng bằng mọi mánh khóe khiến dân oán than, hận thù khiến
đảng cảm thấy rát mặt cần phải ra tay để cứu đảng, dù phải chảy máu.
Vì vậy Sang đã qủa quyết với báo Tuổi Trẻ hôm 25/06 (2012): “Dứt
khoát phải tiến hành thành công. Ðó là mệnh lệnh của nhân dân. Không
thể để nghị quyết trung ương 4 không thành công, là phụ lòng tin của
dân, của Ðảng, là không vì lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc. Chúng ta
không có con đường nào khác, chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải thành
công.
Cho
dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm, vì đó là sự
sống còn của Ðảng, của chế độ và tương lai tươi sáng của đất nước này.”
Đó là lý do tại sao Ban Chấp hành Trung ương
đảng, tại Hội nghị Trung ương 5 ngày 15-5 (2012) đã dành lại Ban Chỉ đạo
phòng, chống tham nhũng từ tay Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng trao cho Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sang nói : “Với
thể chế chính trị của nước ta thì cách tổ chức bộ máy về phòng chống
tham nhũng như vậy là mạnh mẽ nhất rồi và "ra tay" cỡ như vậy cũng đã là
cao nhất. Nhân dân đang rất trông chờ kết quả từ quyết sách mới.”
Nhưng cũng nên biết từ thời Trần Dụ Châu, Đại tá
Cục trưởng Cục Quân nhu bị xử bắn ở Chiến khu Việt Bắc về tội “biển thủ
công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến”, sau phiên tòa
án Binh tối cao tại thị xã Thái Nguyên ngày 05/09/1950, chưa có thêm cán
bộ, đảng viên nào bị kết án tử hình, dù có nhiều vụ tham nhũng, lãng
phí gấp trăm ngàn lần hơn vụ Trần Dụ Châu từ ngày có chủ trương “Đổi
mới” năm 1986.
Bình luận về vụ Trần Dụ Châu, báo Cứu quốc ngày 27/9/1950 đã viết : “Trần
Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu can tội ăn cắp công quỹ làm nhiều
điều bỉ ổi đã bị đưa ra trước Tòa án binh tối cao. Ngay ngày hôm sau,
tên phản bội quyền lợi nhân dân ấy đã bị bắn để đền tội của y.
Trong
tình thế kháng chiến và trong giai đoạn quyết liệt hiện nay, vụ án Trần
Dụ Châu có một ý nghĩa lớn lao. Nó làm toàn thể nhân dân bằng lòng và
thêm tin tưởng ở chính quyền và đoàn thể nhân dân. Nhân dân đã thấy rõ:
Chính quyền và đoàn thể không bao giờ dung túng một cán bộ nào làm bậy,
dù cán bộ cao cấp đến đâu đi nữa….”
“…Có
người e ngại: Chúng ta mở toang vụ án này, công khai vạch rõ nhưng tội
lỗi nhơ bẩn của Trần Dụ Châu và bè lũ có thể làm một số dân chúng chê
trách, hay kẻ địch bám vào đấy để nói xấu chính quyền, đoàn thể ta.
Không! Chúng ta không sợ phê bình và tự phê bình những khuyết điểm của
ta. Chúng Chúng ta khác bọn phản động và hơn hẳn chúng ở chỗ đó. Đấy là
một sự khuyến khích nhân dân thẳng thắn, phê bình những sai lầm của cán
bộ, của Chính quyền, đoàn thể vì họ đã hiểu chính quyền, đoàn thể ta là
chính quyền, đoàn thể của họ và họ nhất định không tha thứ những kẻ nào
đi ngược quyền lợi của họ.
Cái
chết nhục nhã của Trần Dụ Châu còn là một lời cảnh cáo những kẻ lén lút
đang tính chuyện đục khoét công quỹ của Chính phủ, trục lợi của nhân
dân. Tất cả những bọn ấy hãy coi chừng dư luận sắc bén của quần chúng và
luật pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhân dân!
Chúng
ta phải thẳng tay vạch mặt và trừng trị những bọn ấy, những kẻ tham ô,
hoang phí, những kẻ mưu sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt người khác,
để tiến tới xây dựng một nền tảng chính quyền nhân dân thật vững vàng.”
Như vậy, tại sao sau Trần Dụ Châu lại vắng bóng
những bài báo đanh thép chống tham nhũng như thế trong đảng ? Hay là tại
vì thời đó chỉ có một Trần Dụ Châu còn bây giờ có hàng ngàn, hàng vạn
Trần Dụ Châu từ trung ương xuống cơ sở nên đảng không biết xử tử ai, vì
nhìn đâu cũng chỉ thấy “đồng chí” cả ?
Với hình ảnh xấu xa này mà Trọng lại khuyên thanh niên hãy “học đường lối của Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng, tác phong của Bác Hồ”thì có nguy hiểm không ?
Bởi vì tuổi trẻ dễ bắt chước, làm theo, hăng hái
dấn thân nên không thể không tự hỏi : Tại sao bố mẹ, anh em, bà con,
dòng họ mình có thể tham nhũng để có tiền mà mình không làm theo khi có
cơ hội ?
Do đó, Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết T.Ư
Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCSHCM mới báo cáo với Nguyễn Phú Trọng
ngày 28/11/2011 rằng : “Công
tác Đoàn được chú trọng nhằm xây dựng được đội ngũ đông đảo về số
lượng, từng bước nâng cao về chất lượng. Tổng số đoàn viên và số đoàn
viên kết nạp mới những năm gần đây đều tăng. Các cấp bộ Đoàn đã quan
tâm, thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống, định hướng giá trị,
hình thành nhân cách cho thanh thiếu nhi…
Tuy
nhiên, Ban Bí thư T.Ư Đoàn cũng nhận định, hoạt động của Đoàn chưa theo
kịp những thay đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên. Sự đầu tư của
các ngành, các cấp và xã hội cho công tác thanh niên còn chưa tương
xứng…
Một
số giá trị trong xã hội có nhiều thay đổi do tác động mặt trái của kinh
tế thị trường, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thanh niên, từ đó nảy sinh nhiều
vấn đề mới trong tư tưởng, tâm lý, nhu cầu, lợi ích, thói quen hành xử
của thanh niên. Điều này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, tích cực của các
cấp, ngành, gia đình và toàn xã hội, một mình tổ chức Đoàn không thể
giải quyết được.”
Cũng trong buổi gặp gỡ với Nguyễn Phú Trọng, nhiều cán bộ lãnh đạo TNCSHCM “đã
thẳng thắn nêu những khó khăn trong tổ chức và hoạt động của đoàn trên
địa bàn dân cư nông thôn, đô thị và trong thanh niên công nhân”.
Điều này có nghĩa Đòan TNCSHCM chỉ thu nạp được
đòan viên ở độ thị và các thành phố là lớp trẻ con ông, cháu cha của cán
bộ trong đảng vì chính quyền lợi của bố mẹ, gia đình và bản thân thanh
niên muốn có chỗ tiến thân.
Ngược lại thanh niên ở nông thôn và công nhân là
con nhà nghèo, thiếu học phải lo làm nuôi thân và phụ giúp gia đình nên
không ai tha thiết tham gia các tổ chức của đảng.
THANH NIÊN THẤT NGHIỆP
Bằng chứng “con vua lại được làm vua, con sãi
quét chùa đi nhặt lá đa” đã được chứng minh trong một cuộc nghiên cứu
của Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam.
Báo cáo viết : “Thanh
niên độ tuổi từ 15 đến 24 là nhóm đông nhất, chiếm 50,4% trong tổng số
người thất nghiệp. Nữ thanh niên gặp khó khăn nhiều hơn khi tìm việc làm
so với nam thanh niên. Năm 2010, tỉ lệ thất nghiệp của nữ thanh niên ở
Việt Nam là 8,3%, so với 5,9% ở nam thanh niên. Nhưng thất nghiệp trong
thanh niên chỉ là phần nổi của tảng băng vì những người có việc làm thì
chất lượng việc làm còn là vấn đề. Một số lượng đáng kể thanh niên phải
thực hiện các công việc có năng suất thấp, dễ bị tổn thương và những
công việc phi chính thức được trả công thấp.” (Báo Dân Trí, ngày 30/03/2012)
Báo này cũng trích lời ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam nói rằng : “
Mỗi
năm, hơn 1 triệu thanh niên gia nhập thị trường lao động Việt Nam. Rất
nhiều trong số họ phải vất vả mới tìm được và giữ được việc làm. Tạo cơ
hội để tất cả mọi người, đặc biệt là thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24
(theo định nghĩa quốc tế về thanh niên) đều có được việc làm bền vững là
một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam.
Mặt khác, một bài viết của Đài Tiếng Nói Việt Nam năm 2011 cho biết tình trạng không sáng sủa của thanh niên ở Việt Nam : “ Hiện
nay, dân số trong độ tuổi thanh niên (16-30 tuổi) có khoảng 22 triệu
người, chiếm gần 23% dân số cả nước, trong đó, thanh niên nông thôn
chiếm khoảng 51,5%. Đây là lực lượng quan trọng trong phát triển nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Điểm nổi bật của thanh niên nông thôn
là dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Nhiều thanh niên nông thôn đã bứt ra khỏi
lối tư duy cũ kỹ, mạnh dạn đầu tư vốn, sức lực, chất xám để sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là thanh niên nông thôn đang có
hạn chế lớn là trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thấp lại ít có cơ
hội được đào tạo nghề nghiệp.
Theo
điều tra của Ban Thanh niên nông thôn, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
minh, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật trong thanh niên nông thôn
thấp hơn 4 lần so với thành thị; trình độ cao đẳng, đại học trở lên của
thanh niên nông thôn thấp hơn 6 lần so với thanh niên thành thị.”
Với một thực tế học vấn thấp, nghề chuyên môn
không có nên mức sống của thanh niên nông thôn thua kém thanh niên thành
phố, nhất là so với con cán bộ đảng viên có chức, có quyền và giỏi tham
nhũng, biết lãng phí của công nhậy bén hơn anh cán bộ dân quê thì nhiều
tệ nạn xã hội trong thanh niên lao động, nông dân phải xẩy ra như đã
chứng minh trong số người trẻ nghiện má túy, lây nhiễm HIV-AIDS.
Một nghiên cứu của Việt Nam cho biết tình trạng lây nhiễm HIV-AIDS: “Đỉnh
dịch chính là giai đoạn 2005-2006, khi mà tất cả các tỉnh thành trong
cả nước đều có người nhiễm HIV, với 29.133.000 trường hợp.”
Theo tin của AIDS và cộng đồng số 05-2011 thì:
- Tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS còn sống: 183.938
- Tổng số trường hợp mắc AIDS còn sống: 44.022
- Tổng số trường hợp đã chết do AIDS: 49.477
Nhà nước CSVN còn cho biết : “Kết
quả giám sát trọng điểm năm 2010 cho thấy, tỷ lệ hiện nhiễm HIV nhóm
tiêm chích ma túy tuy đã giảm nhưng vẫn còn khá cao ở mức 17,2%, tỷ lệ
nhiễm trong nhóm phụ nữ bán dâm là 4,6%, tỷ lệ nhiễm trong nhóm quan hệ
tình dục đồng giới nam tại các thành phố lớn là 14-16%. Bên cạnh những thành công đã đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS thời gian qua, chúng ta vẫn còn phải đương đầu với không ít khó khăn và thách thức.
Mặc
dù đã đạt được những thành công nhất định trong công tác phòng, chống
HIV/AIDS nhưng tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều
nguy cơ nếu không triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp trên diện
rộng. Kết quả Giám sát trọng điểm năm 2010 cho thấy: tỷ lệ hiện nhiễm
HIV được phát hiện trong nhóm tiêm chích ma túy vẫn còn cao (17,5%), tỷ
lệ này trong nhóm phụ nữ bán dâm tại một số tỉnh thành phố cũng rất cao
như Hà Nội (18%), Cần Thơ, Lạng Sơn (13,3%), Đồng Nai (10%), thành phố Hồ
Chí Minh (8,8%). Đây là một trong những nguồn có nguy cơ rất cao trong
việc làm lây nhiễm HIV trong chính những nhóm đối tượng này và từ họ ra
cộng đồng.”
Về tình trạng ma túy, Báo Pháp Luật viết ngày 10/089/2011: “Theo
Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH) Nguyễn Văn
Minh,tính đến cuối tháng 6/2011, cả nước có 149.900 người nghiện ma túy
(tăng khoảng 2,7 lần với mức tăng xấp xỉ 6.000 người nghiện/năm so với
cuối năm 1994).
Đặc
biệt độ tuổi của người nghiện ma túy cũng có xu hướng trẻ hóa. Cuối năm
2010, gần 70% người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới 30 trong khi tỷ lệ này
vào năm 1995 chỉ khoảng 42%. Hơn 95% người nghiện ma túy ở Việt Nam là
nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghiện là nữ giới cũng đang có xu hướng
tăng trong những năm qua.”
THANH NIÊN MẤT ĐỊNH HƯỚNG
Vì các tệ nạn xã hội, kể cả mại dâm và tổ chức
mại dâm trong học sinh và sinh viên đã được nói đến như một hiện tượng
xã hội đen tối đối với tuổi trẻ, trong đó tình trạng mất định hướng, nhu
nhược tinh thần trong giới trẻ đang gây bức xúc trong mọi gia đình Việt
Nam.
Bằng chứng Thanh niên “mất định hướng” cũng đã được đảng CSVN nhỉn nhận trong “Nghị
quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.”
Nghị quyết viết : “Một
bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm
tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực
dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc. Học vấn của một bộ phận thanh
niên nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số còn
thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc
tế. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của
thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và
diễn biến ngày càng phức tạp. Tỉ lệ thanh niên nhiễm HIV/AIDS còn cao.”
Tại sao ? Nghị quyết giải thích vì : “Một
số cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo công tác thanh niên;
việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ
trương, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên không thường xuyên,
kịp thời; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ
chưa thực sự được coi trọng; chưa làm tốt công tác phát triển đảng trong
thanh niên. Nhà nước chậm thể chế hoá và triển khai thực hiện các chủ
trương, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên; thiếu những chính
sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối với thanh niên; chưa có chính sách
cụ thể để bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng tài năng trẻ, việc thực hiện Chiến
lược phát triển thanh niên còn hạn chế. Nhiều bộ, ngành, địa phương
chưa làm tốt trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng, phát huy thanh niên thuộc
lĩnh vực được phân công. Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động
của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên
Việt Nam chưa theo kịp sự phát triển của tình hình thanh niên; khả năng
chi phối và ảnh hưởng của Đoàn, Hội trong thanh niên chưa sâu rộng, tỉ
lệ tập hợp thanh niên thấp, tính tiên phong; gương mẫu của cán bộ đoàn,
hội và đoàn viên, hội viên chưa cao. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
nhiều địa phương chưa phối hợp chặt chẽ, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp
trong công tác thanh niên tác thanh niên sự kết hợp giữa gia đình – nhà
trường - xã hội trong giáo dục thanh niên còn hạn chế.”
Công tác đảng đối với thanh niên lỏng lẻo, thờ ơ
và thất bại như thế mà Nguyễn Phú Trọng vẫn có thể ra lệnh cho Đòan
TNCSHCM, trong cuộc nói c huyện ngày 28/11/2011 tại Hà Nội rằng: “Thanh
niên là rường cột của dân tộc, là bộ phận nòng cốt của xã hội, lực
lượng xung kích của cách mạng, đồng thời là người chủ tương lai của đất
nước. Công tác thanh niên là nhiệm vụ sống còn của Đảng, của dân tộc.
Đoàn Thanh niên là lực lượng hậu bị tin cậy của Đảng….”
"…Nhiệm
vụ cơ bản, trọng tâm của Đoàn Thanh niên là giáo dục. Cụ thể, Đoàn
Thanh niên cần giúp Đảng đoàn kết, tập hợp, giáo dục, xây dựng một thế
hệ thanh niên có đủ bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, sức sáng tạo,
kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và
dân tộc. Đây vừa là truyền thống vừa là yêu cầu đặt ra trong tình hình
hiện nay".
Nhưng muốn thanh niên “yêu” đảng và “trung
thành”với đảng thì trước tiên đảng phải làm gương sáng cho thanh niên
noi theo. Đằng này, ngòai tệ nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí của mồ
hôi nước mắt của dân, cán bộ đảng viên còn mất phẩm chất, đạo đức xuống
dốc và suy thoái tư tưởng, xa dân, đàn ép, kìm kẹp dân như đảng đã phơi
ra trong Nghị quyết Trung ương 4 (Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay) thì làm sao thế hệ tương lai của đất nước có thể dại dột uống chén thuốc độc của Nguyễn Phú Trọng ? -/-
Phạm Trần
(06/012)
0 comments:
Post a Comment