Thế mới biết dân quyền và dân chủ là thứ phải trải qua nhiều thời gian, công sức mới có được. Đi biểu tình là chuyện bình thường thế nhưng cứ bị ngăn cấm thành ra nó cứ như là cái gì đó nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm. Vì thế mới nhất thiết phải cần có lãnh đạo.
Dân
ta vẫn có thói quen chờ đợi một minh chủ. Luôn cần có người chỉ đạo.
Biểu tình vẫn phải có người có đủ uy tín đứng ra tổ chức. Vẫn cần phải
có người đứng ra lãnh đạo biểu tình. Không chỉ phía CA, chính quyền suy
nghĩ như vậy, mà ngay cả những người tham gia biểu tình cũng nghĩ như
vậy. Và cho đến giờ họ vẫn đang đi truy tìm lãnh đạo!
Thế
mới biết dân quyền và dân chủ là thứ phải trải qua nhiều thời gian,
công sức mới có được. Đi biểu tình là chuyện bình thường thế nhưng cứ bị
ngăn cấm thành ra nó cứ như là cái gì đó nghiêm trọng, thậm chí nguy
hiểm. Vì thế mới nhất thiết phải cần có lãnh đạo. Thực ra, đi biểu tình
biểu thị mong muốn, thái độ là quyền cá nhân, và chỉ cần nhân danh cá
nhân là đủ. Chúng ta muốn được tự do bày tỏ quan điểm, thái độ của mình,
nhưng rồi chúng ta lại vẫn băn khoăn vì chưa có người lãnh đạo. Thực tế
cho chúng ta thấy là chỉ những người dám nhân danh cá nhân thì mới có
đủ tư cách, bản lĩnh để thực thi quyền công dân của mình.
Quan
điểm dân oan có nên tham gia biểu tình hay không. Đúng là họ biểu tình
hay không thì đó là quyền của họ. Ngay cả chuyện nhóm kín nhóm hở, có lẽ
cũng là điều không thực sự cần thiết cho cuộc biểu tình. Như trên đã
nói, đi biểu tình là thể hiện trách nhiệm và tư cách cá nhân. Dù là dân
oan hay ai đi nữa cũng hoàn toàn có quyền đi biểu tình.
Và
khi mà vai trò của người lãnh đạo, người tổ chức là không cần thiết thì
vai trò nhóm cũng là không cần. Mọi người cứ quá nghĩ đến những hoạt
động khác ngoài chuyện biểu tình để suy ra sự cần thiết của vai trò lãnh
đạo, vai trò của nhóm. Nếu chỉ giới hạn trong việc kêu gọi, và chuẩn bị
các vật dụng cho biểu tình thì cũng chỉ cần những người có lòng nhiệt
tình cho một hoạt động chung. Sau khi cuộc biểu tình kết thúc, sự liên
kết đó cũng kết thúc. Sự liên kết còn tiếp tục có còn hay không thì hoàn
toàn tùy thuộc vào quan hệ cá nhân cũng như những mối quan tâm chung
khác, có thể không liên quan gì đến việc đi biểu tình.
Tóm
lại, cần tách biệt việc đi biểu tình với những hoạt động khác. Những
hoạt động khác vẫn tiếp tục duy trì. Còn đi biểu tình, chỉ là một hoạt
động mà ở đó, có thể có những người có chung những hoạt động khác, và
cũng có thể không.
Còn
chuyện coi thường hay đánh giá cao nông dân thì cũng là "di sản" của
lịch sử để lại. Cứ nhìn kinh nghiệm của ĐCS mà xem. Các cuộc cách mạng
của ta nông dân chẳng là lực lượng chính à? Nhưng rồi, khi hết vai trò
thì họ lại trở về địa vị chiếu dưới thôi. Có lẽ cần nhớ một điều là bây
giờ không còn là thời của dùng sức người để đánh đuổi ngoại xâm nữa.
Bây
giờ là lúc người dân Việt Nam cần có được quyền của mình. Người Việt
Nam cần tiếng nói của mình được tôn trọng. Mà khi đã nói đến dân quyền,
đến dân chủ thì có nghĩa là dành cho mọi người dân chứ không thể chỉ cho
một giới nào đó, một nhóm nào đó. Và đương nhiên, nông dân cũng là công
dân Việt Nam. Khi người nông dân hay một nhóm nào đó chưa có được quyền
công dân bình đẳng thì có nghĩa là công cuộc của chúng ta chưa hoàn
thành, và cũng có nghĩa là thất bại.
Tác giả: Một nhà nghiên cứu xã hội học dấu tên
0 comments:
Post a Comment