Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện -
Phát thanh thứ Tư, ngày 25 tháng Tư năm 2012
.
.
Chương trình thơ nhạc "30 Tháng Tư, Một Ngày Nhìn Lại" của Văn Bút Nam Hoa Kỳ
Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh thứ Tư, ngày 25 tháng Tư năm 2012
Nguồn
"Mắt rưng rưng lệ cờ vàng
Tiếng hô xé nát ruột gan thân này,
Hạ kỳ súng bắt đều tay,
Xin chào đất nước lần này nữa thôi"
Đó
là những vần thơ của nhà thơ Nguyễn Tư, cũng là một cựu quân nhân của
Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã viết trong giờ phút cuối cùng của miền
Nam Việt Nam ngày 30 tháng Tư năm 1975 nhìn lá cờ thân yêu được hạ
xuống, trước khi miền Nam thất thủ. Và đó cũng là lời mở đầu cho bài nói
chuyện “Thơ Nhạc Trong Tù" của nhà văn Nguyển Mạnh An Dân trong chương trình thơ nhạc đặc biệt “30 Tháng Tư, Một Ngày Nhìn Lại” do Văn Bút Nam Hoa Kỳ tổ chức tại Houston, chiều Chủ nhật, ngày 15 tháng Tư năm 2012.
Trong
bài nói chuyện, diễn giả Nguyễn Mạnh An Dân nhắc đến những vần thơ,
những bài hát của các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã sáng tác trong
các trại tù cải tạo, sau biến cố 30 tháng Tư 1975. Những sáng tác nói
lên tâm tình, cuộc sống tù đày cũng như tâm tình với những người thân
thương và với đất nước, với dân tộc của các nhà thơ Vương Quang Tuệ, Hà
Thúc Sinh, Tô Thùy Yên, Nguyễn Hữu Nhật, Phạm Nam Quân... Xin trích dẫn một vài đoạn tiêu biểu.
Hình
ảnh những tù nhân trong trại cải tạo phải chôn xác bạn tù dưới sự kiểm
soát của cai ngục được mô tả qua bốn câu thơ của chính diễn giả:
Hai người tù khiêng một người
Tấm ny lông rách hở đôi chân gầy
Vệ binh cầm súng quay quay
Quát: Đào cái lỗ lấp ngay rồi về”
Và hình ảnh những người lính VNCH trước khúc quanh khắc nghiệt của lịch sử, được nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật viết :
"Áo quan bằng chiếu lá tù,
Chôn người lấp cả sương mù cuối năm
Chết đứng từ hồi 75
Đến nay mới chịu chết nằm đó thôi"
Diễn giả cũng đã ghi lại tâm tình của ông về chế độ mới đang cai trị đất nước:
"Em bé được lịnh vẽ cờ,
Tay run bụng đói gượng tô nền hồng
Máu người khô từ bên trong,
Mặt ngoài vẫn phải vui mừng vỗ tay"
Hình ảnh Mẹ hiền vất vả thì được nhà thơ tù Nguyễn Hữu Nhật ghi lại đậm nét trong những vần thơ sau đây:
"Chiều đị lao dịch về nhà
Thấy ngoài đồng gió thổi bà mẹ quê
Thay trâu cày dưới chân đê
Mưa thôi nặng hạt, nón mê bật vành"
Bài
nói chuyện của diễn giả Nguyễn Mạnh An Dân làm mủi lòng nhiều quan
khách tham dự. Tiếp theo đó, nhạc sĩ Vũ Khoa, nguyên là tù nhân cải tạo
tại trại Xuyên Mộc, nhóm 520, trình bày các bài Tù Ca do chính ông sáng
tác trong trại tù:
"Chúng nói về Tình Người, tôi thấy nước mắt rơi. Chúng nói về Tình yêu, trời ơi, trời ơi hỡi, người yêu xa vời vợi..."
Tuy nhiên khi được hỏi cảm tưởng của ông sau nhiều năm sống tại Hoa Kỳ, ông Vũ Khoa chia sẻ:
"
Thực sự ra ở chỗ nào mà không có tiền,mà không có kinh tế nó bảo đảm
cho anh làm bất cứ cái gì thì nó là nhà tù, bởi vì bị tù vì nhiều thứ
lắm chứ không phải nhà tù mới là tù, chỗ nào cũng là nhà tù được cả. Thử
không có tiền, không có xe, có cộ bên Mỹ anh không đi đâu được thì đó
là nhà tù chứ còn gì nữa"
Đồng hương tham dự buổi sinh hoạt với nhiều lý do khác nhau. Ông Nguyễn Trần Quý cho biết ông đến vì muốn ủng hộ sinh hoạt này:
"Sinh
hoạt văn hóa của Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là một điều mà người
Việt chúng ta hãnh diện, hãnh diện là bởi vì có lẽ đây là một trong
những tổ chức còn lại rất ít của ngườii Việt có tầm mức quốc tế mà nó
duy trì từ trước năm ‘75 đến bây giờ"
Nhà
văn Dương Thanh Trúc đến từ thành phố Wichita, tiểu bang Kansas, cũng
là một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, chia sẻ tâm tình của ông:
"Không
riêng cá nhân tôi mà có lẽ tất cả mọi người đều cảm thấy rất đau buồn
trong ngày 30 tháng Tư, và trong dịp tháng Tư về... "
Và Ông Hứa Hùng một cựu quân nhân khác thì nói lên sự thất vọng của ông với nhà nước Việt Nam sau 37 năm cai trị đất nước:
"Chúng
ta không đem hận thù vào dân tộc nhưng cái chế độ nó làm cho 87 triệu
dân toàn cõi Việt Nam không có tự do, thành ra tôi đau buồn"
Một
số bạn trẻ cũng tham dự sinh hoạt đặc biệt này. Trong khi thế hệ cha
anh hoài niệm về biến cố tháng Tư 1975 thì có lẽ giới trẻ nhìn những
kinh nghiệm của cha anh như những bài học lịch sử và hướng về tương lai.
Một bạn trẻ tên Duyên nói lên sự khâm phục của cô trước sự can đảm của nhạc sĩ Việt Khang, là một người sinh ra và lớn lên trong nước :
"Cháu
rất là hãnh diện về chú Việt Khang vì chú có thể bộc lộ cảm xúc của
mình, viết ra những bài nhạc và tải lên cho mọi người biết"
Thấm thoát 37 năm đã trôi qua sau biến cố 30 tháng Tư, 1975. Thành
viên Văn Bút Hải Ngoại Việt Nam- Nam Hoa Kỳ, cũng như đa số đồng hương
luôn có những hoài niệm về quê hương, mặc dầu có những cách diễn đạt
khác nhau.
Nhạc
Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.
0 comments:
Post a Comment