Saturday, January 7, 2012

Tưởng nhớ Trần Văn Bá

Ngày 8 tháng Giêng năm 1985, nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội tuyên án tử hình bốn chiến sĩ phục quốc thuộc Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng ViệtNam. Đó là các chiến sĩ Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch, Mai Văn Hạnh và Trần Văn Bá.


Trong bốn người bị án, ông Mai Văn Hạnh thoát chết nhờ vào sự can thiệp mạnh mẽ của các nước Âu châu, đặc biệt là Thụy Điển, vì ông từng là phi công của hãng hàng không xứ này. Ông Hạnh được thả khỏi nhà tù và bị trục xuất lập tức khỏi ViệtNam.
Riêng trường hợp người thanh niên Trần Văn Bá, cái chết của ông là một đại tang đối với Tổng hội Sinh viên ViệtNam tạiParis và với cộng đồng người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới.

“]

Hình: Trần Văn Bá (vòng tròn trên đầu) tại trại sinh viên Đà Lạt năm 1973. [Hình do Đinh Quát chụp

Trần Văn Bá sinh năm 1945 tại Sa Đéc. Ông lớn lên với ruộng đồng miền Nam và đã được un đúc, thừa hưởng tinh thần bất khuất của cha ông. Năm 1966, thân phụ của ông là Dân biểu Trần Văn Văn bị kẻ thù của dân tộc sát hại. Cái chết của cha khiến Trần Văn Bá đành lòng phải rời bỏ quê hương, xa gia đình, xa bạn bè để sang Pháp sống và theo học tại Paris. Ông tốt nghiệp cao học kinh tế năm 1971 và sau đó làm giảng viên của đại học Nanterre. Song song với việc học, ông tích cực hoạt động trong phong trào sinh viên và trở thành Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris trong nhiều nhiệm kỳ, từ năm 1973 đến 1980. Chính Trần Văn Bá đã đem đến cho tổ chức này một sinh khí mới. Để un đúc lòng yêu quê hương và tạo dịp cho các sinh viên thành tài về phục vụ đất nước, Trần Văn Bá đã tổ chức các chuyến về thăm nhà trong mùa Hè năm 1973. Ông là một trong những người tích cực nhất trong việc tổ chức hai chương trình Hè: Nối Vòng Tay Lớn 1973 và Đường ViệtNam1974. Từ đó, các hội đoàn Việt Nam ở Pháp và ở các nước Âu Châu khác đã liên lạc và gắn bó với nhau trong mọi sinh hoạt để chuẩn bị cho sự ra đời của Đại hội Việt Nam Âu Châu những năm sau này.

Trong suốt hai mùa Hè 1973 và 1974 tại quê nhà, Trần Văn Bá hầu như không bao giờ vắng mặt trong các hoạt động của thanh niên sinh viên. Từ những đêm hát cộng đồng, đi công tác ủy lạo chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại các tiền đồn ở Quảng Trị, ở Bastone, ở Rừng sát, cho đến cứu trợ nạn nhân chiến tranh, đâu đâu cũng có mặt Trần Văn Bá.

Trần Văn Bá thâm trầm nhưng không xa cách. Trần Văn Bá ít nói nhưng khi lên tiếng thì say sưa và nội dung rất sâu sắc. Trần Văn Bá có cái bớt đỏ trên trán bên tay mặt, khiến cho ông khó có thể bị lẫn lộn với những người chung quanh.

Những ngày Hè năm đó, Trần Văn Bá thường mặc chiếc áo lính mà ông xin được của một binh sĩ tại Đặc khu Rừng Sát và đem chiếc áo khi quay trở lại Pháp. Không biết sau này, khi về khu chiến phục quốc, chiếc áo lính bạc mầu đó có được theo chân Trần Văn Bá hay không.

“]

Hình: Trần Văn Bá (vòng tròn trên đầu) thăm Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I; vị trướng ba sao là Trung tướng Lâm Quang Thi [hình do Trần Đại Lộc chụp năm 1973

Ngày 30 tháng Tư năm 1975, cộng sản chiếm miềnNam, đất nước bị quy về một mối. Nói theo cách diễn đạt trong thơ của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, dân tộc bị dìm trong một mối căm hờn, một mối oan khiên.
Trong giai đoạn bàng hoàng ngay sau biến cố xẩy đàn tan nghé đó, Trần Văn Bá đã bôn ba khắp nơi để kêu gọi mọi người phải tiếp tục đấu tranh. Ông thường thổ lộ với bạn bè rằng, biết bao người đã nằm xuống, chúng ta không thể ngồi yên được.
Đêm văn nghệ Tết Kỷ Mùi 1979 do Tổng hội Dinh viên Việt Nam tổ chức tại Paris, cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới và tràn ngập cả hội trường Maubert. Sự hiện diện của cả ngàn khán giả nói lên tinh thần quyết tâm của những người không chấp nhận ngày 30 tháng Tư 1975 là sự kết thúc công cuộc đấu tranh vì hạnh phúc tự do của dân tộc.
Trong đêm văn nghệ Tết năm đó, Trần Văn Bá nói những lời cuối, trước khi ông về khu chiến phục quốc. Đối với Trần Văn Bá, tất cả các hoạt động tại hải ngoại cũng chỉ nhằm chuẩn bị cho một ngày về chiến đấu ngay tại quê nhà.
Trần Văn Bá đã tìm đường về. Trần Văn Bá về chiến khu phục quốc ngày 6 tháng 6 năm 1980, âm thầm, không một lời giã biệt. Ông trở thành một trong các cấp lãnh đạo của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Ông chỉ huy nhiều chuyến xâm nhập người và vũ khí vào Việt Nam, trong khi ở hải ngoại, nhiều người không tin rằng, con người ốm yếu như ông có thể làm được công việc đội đá vá trời đó.
Trong một lá thư viết từ chiến khu quốc nội gởi ra cho một chiến hữu tại Pháp, Trần Văn Bá cho biết rằng, đời sống trong khu chiến cơ cực, nhưng ông không sờn lòng và luôn tin tưởng mãnh liệt quê hương chắc chắn sẽ có ngày bừng sáng. Đau đớn thay, chí lớn chưa thành thì Trần Văn Bá bị cộng sản bắt năm 1984 tại Minh Hải, sau đó bị kết án tử hình và ông đã vị quốc vong thân ngày 8 tháng Giêng năm 1985.
Tám tháng Giêng 1985, 8 tháng Giêng 2012, đã 27 năm Trần Văn Bá nằm xuống chỉ vì mưu cầu tương lai cho con người và đất nước ViệtNam.
Tưởng nhớ Trần Văn Bá và cầu mong một ngày quê hương có một tương lai tươi sáng để hương linh những người như Trần Văn Bá toại nguyện nơi chín suối.
Đinh Quang Anh Thái

0 comments:

Powered By Blogger