Thursday, January 12, 2012

Quốc phòng Mỹ chuyển hướng, đồng minh có lo âu?

Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama vừa công bố chiến lược quốc phòng mới vào tuần trước, cắt giảm gần 500 tỉ đô la trong ngân sách quốc phòng, nhưng ông mạnh mẽ xác định rằng vẫn duy trì sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ trên khắp thế giới.

dod.com phto

Tổng thống Hoa Kỳ công bố chiến lược mới


Làm sao có thể duy trì được như vậy khi ngân sách cắt giảm kéo theo cắt giảm quân số, trang bị, có thể cả huấn luyện, thao dượt, và giảm đi sự hiện diện quân sự trên hầu khắp thế giới?

Đúng là cắt giảm ngân sách kéo theo sự cắt giảm quân số, trang bị, và huấn luyện, thao dượt, nhưng điều quan trọng cho một nền quốc phòng trong thế kỷ 21 không phải ở ngân sách quốc phòng, mà là một quan niệm chiến lược hoàn toàn mới, hoàn toàn tách rời ý niệm chiến lược trong thời hậu chiến tranh lạnh vào cuối thế kỷ 20 và cả trong 10 năm vừa qua.

Hàng không mẫu hạm USS John Stennis- usnavymil.com photo
Hàng không mẫu hạm USS John Stennis- usnavymil.com photo

Tổng thống Obama xác định rằng Mỹ sẽ chuyển hướng chiến lược rời hẳn quan niệm phải chiến thắng các lực lượng thù nghịch với Mỹ bằng những cuộc chiến tranh quy mô lớn như tại Iraq và Afghanistan.

Có thể tóm tắt là quan niệm chiến lược mới của Mỹ dựa vào kỹ thuật siêu việt, vũ khí tối tân, khả năng tình báo, thám sát khả năng cùng chiến thuật chống khủng bố, và sau cùng nhưng vô cùng quan trọng là khả năng phòng thủ và tấn công trên không gian mạng.

Tuy nói như thế, nhưng cắt giảm quân sự và đầu tư mạnh vào kỹ thuật liệu có đủ lấp được khoảng trống quân lực trên khắp thế giới mà Mỹ đã bố trí, từ Trung đông sang đến châu Âu và nhất là châu Á, nơi mà Tổng thống Obama nhắc đi nhắc lại đó là một trong hai khu vực chiến lược trọng điểm của Hoa Kỳ?

Phi cơ chiến đấu F-35 của hải quân Hoa Kỳ- U.S. Navymil.com screenshot
Phi cơ chiến đấu F-35 của hải quân Hoa Kỳ- U.S. Navymil.com screenshot
Tổng thống Obama nói là chiến lược quốc phòng này đã được cân nhắc và thành hình từ bối cảnh thuận lợi hiện tại, khi Mỹ đã rút quân khỏi Iraq và khởi sự tiến trình chuyển giao trách nhiệm cho chính phủ và quân đội ở Afghanistan. Nói cách khác, chiến lược mới xây dựng trên kinh nghiệm từ hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan với sự hao tổn nhân lực và ngân sách cũng như những thành quả sáng chói đạt được nhờ kỹ thuật và chiến thuật dựa trên tình báo và kỹ thuật ưu việt, lực lượng hành quân tinh nhuệ.

Tất nhiên có hữu hiệu hay không thì phải thi hành mới chứng minh được, và còn tuỳ thuộc vào đối sách của các lực lượng đối phương khi đối phương nghiên cứu những chỗ mạnh yếu của chiến lược này. Nhưng nói một cách tổng quát, cho đến bây giờ thì mục tiêu cắt giảm ngân sách đi cùng với mục tiêu duy trì sức mạnh quân sự được coi là điều rất khả thi, rất có thể thực hiện được.

Người ta hiểu là sự cắt giảm ngân sách quốc phòng Mỹ sau chiến tranh Việt Nam đã đưa đến tình trạng mà về sau được gọi là một lực lượng quân sự thiếu thực chất, a hollow force. Liệu lần này lịch sử tái diễn chăng

Không. Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng từ nay nước Mỹ sẽ không sử dụng lực lượng quân sự quy mô lớn vào những cuộc chiến chống phiến loạn, chống nổi dậy, như trong hai cuộc chiến vừa rồi.

Thay vào đó là lực lượng hải quân, không quân và bộ máy tiếp vận cho một quân đội được tăng cường khả năng phản ứng nhanh với những vũ khí tối tân ưu việt. Và những chiến dịch quân sự như vậy sẽ được dẫn đường bằng những tin tức tình báo chính xác, những kết quả theo dõi quan sát tinh vi trước đó. Nghĩa là với những yếu tố đó đã được tính đến, không có gì đáng quan ngại.

Nói đến châu Á, người ta còn nhớ năm 2010 Ngoại trưởng Hillary Clinton đã làm cho người tương nhiệm phía Trung Quốc phải phản ứng gay gắt, khi bà tuyên bố tại Việt Nam rằng Hoa Kỳ chủ trương bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển Đông, nơi mà không ai được xâm phạm quyền tự do kinh doanh của các công ty Mỹ.

Sau đó không lâu bà Clinton còn diễn giải sách lược gọi là “quyền lực mềm” của Mỹ dựa trên chính sách ngoại giao khôn khéo. Sau đó giới thạo tin biết rằng tại Washington đã diễn ra một cuộc tranh luận gay go trong Hội đồng an ninh quốc gia, mà ngoại trưởng Mỹ là một thành viên.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton- AFP photo
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton- AFP photo

Rốt cuộc, với sự ủng hộ của cựu bộ trưởng quốc phòng Robert Gates và nguyên tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ Mike Mullen, chiến lược mới ngày nay đã được hình thành. Như vậy có thể nói kiến trúc sư khởi thuỷ của nó chính là Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Nói đến Trung Quốc, lần này phản ứng của Bắc Kinh có chút cứng rắn nhưng cũng có vẻ kềm chế.

Hôm thứ hai tuần này phát ngôn viên bộ ngoại giao Lưu Vị Dân nói rằng những điều nhắm vào Trung Quốc trong tài liệu chiến lược mới của Mỹ là vô căn cứ và không đáng tin cậy, Trung Quốc chỉ tăng cường lực lượng để tự vệ và duy trì ổn định trong khu vực, đồng thời mong mỏi Hoa Kỳ cũng đóng góp vào nghĩa vụ đó. Cùng ngày, báo Giải phóng quân Nhân dân lại có bài đả kích Mỹ lúc nào cũng nhắm bao vậy Trung Quốc.

Tuy nhiên trước đó, vào hôm thứ sáu thì Tân hoa xã cũng có bài nói rằng Trung Quốc đón chào sự gia tăng hiện diện quân sự của Hoa Kỳ như một sự kiện dẫn đến ổn định và thịnh vượng cho châu Á, nhưng đồng thời nhắc khéo Mỹ đừng trở nên hiếu chiến!

Thái độ chừng mực này cho thấy Trung Quốc không ngạc nhiên trước sự chuyển đổi chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ.

0 comments:

Powered By Blogger