Sunday, January 15, 2012

Năm 2012: Nhiều Bất Lợi Cho Thế Giới và Hoa Kỳ



TS-LS Lưu Nguyễn Đạt - Khủng Hoảng Kinh Tế
Sau năm 2011 với nhiều biến cố liên quan tới sự suy thoái kinh tế tại Hoa Kỳ, Chấu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới, cuộc xáo trộn kinh tế tài chính này có bề gia tăng và có thể đưa tới tình trạng Thiết Quân Luật Kinh Tế [Economic Martial Law] qua việc thi hành những biện pháp cứng rắn trong sứ mạng quản trị kinh tế tài chính ở mức độ hạn chế tối đa, gây khó khăn thềm cho dân chúng đã chịu đựng nhiều hy sinh, thiệt thòi.

Vàng Tăng Giá Khủng Khiếp
Với tình hình bất ổn trên thị trường chứng khoán và hiện tượng lạm phát tiền tệ, vàng sẽ trở thành kim vị đầu tư nhiều bảo đảm. Do đó giá cả vàng trên thị trường sẽ tăng tới hơn 2,000 Mỹ kim một lượng vàng [an ounce] khoảng giữa năm 2012, và sẽ tăng thêm nữa vào gần cuối năm, nếu nền kinh tế toàn cầu và hiện trạng tài chính liên hệ vẫn tiếp tục suy thoái. Tất cả những ước lượng, dự đoán trong bài tham luận này chỉ có tính cách thông tin cùng các suy luận, ý kiến riêng tư của các tài liệu đính kèm. Chúng tôi không minh thị hay mặc nhiên bảo đảm sự chính xác hay khả ứng của những thông tin và suy đoán đó. Quý độc giả tùy nghi thẩm định và tự ý sử dụng theo ý của quý vị.
Eurozone leaders used their New Year's message to highlight the dangers facing Europe's economy in the coming 12 months. Thủ Tướng Angela Merkel của Đức Quốc
Một số quốc gia yếu kém như Greece, Ireland, Portugal, và có thể cả Italy & Spain sẽ lựa chọn ra khỏi Khu Vực đồng Euro [Euro Zone] để giảm áp lực kiểm soát của Khối này và như thế có cơ hội lạm phát in tiền theo nhu cầu nội bộ, khi nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục suy thoái. Trong nhiều năm qua các quốc gia thuộc Nhóm PIIGS [Portugal, Italy, Ireland, Greece và Spain] nợ nần quá nhiều, tư cũng như công đến độ gần như phá sản toàn bộ, nên trở thành một gánh nặng quá đáng cho Khu vực đồng Euro thuộc Liên Minh Châu Âu. Nhưng nếu PIIGS hoặc cả Euro Zone vỡ nợ, thì chắc chắn cả thế giới cũng sẽ lâm cảnh điêu linh dây chuyền.
Do đó, cũng có thể Thủ Tướng Angela Merkel sẽ phải dịu giọng và ưng thuận cho Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu [European Central Bank] tháo khoán đứng ra bao nợ cho Nhóm PIIGS. Nếu làm như vậy, Angela Merkel sẽ bị thất sủng ngay trong nước mình vì nạn lạm phát dây chuyền cũng sẽ hoành hành tại Đức quốc.
Một số doanh nghiệp trước đây nổi tiếng như Sony Pictures, Sony Ericsson, Nokia, A&W, Saab, Kelloggs, Sears v.v. có thể gặp nhiều khó khăn hơn hoặc phá sản hay tự động chấm dứt sinh hoạt trong năm 2012.
Sony không thể cạnh tranh với Microsoft, Apple và Nintendo nên đã chịu lỗ 3 tỷ Mỹ Kim trong năm 2011. Đó là lý do chính Sony chắc sẽ phải quyết định chấm dứt sinh hoạt trong năm nay hoặc gia nhập với một công ty doanh nghiệp nào khác.
Hãng sản xuất xe hơi Thụy Điển Saab rất nổi tiếng sau Đệ Nhị Thế Chiến, vốn là một chi nhánh của hãng sản xuất máy bay Thụy Điển Svenska Aeroplan. Hãng Saab đã do hãng Ford mua lại thành 2 đợt trong năm 1989 và 2000. Nhưng vì Saab không thu hút đủ khách tiêu thụ đúng mức, nên hãng Ford đã phải bán lại. Saab có thể ngưng hoạt động trong năm nay.
Sears trong mấy năm qua thua lỗ quá nhiều vì không đủ cỡ cạnh tranh với các đại công ty gia dụng đắt khách như Walmart. Sears có thể sẽ phải đóng cửa trong năm nay để dồn lực tài chính và khả năng quản trị vớt vát cho Kmart, vốn là công ty nối nghiệp cùng gốc với Sears Holdings.
Theo phỏng đoán thị trường dầu thô của JP Morgan Forecast Oil, Morgan Stanley, trước nhu cầu nhiên liệu gia tăng, các thành viên OPEC cũng sẽ định giá tới khoảng 120 Mỹ Kim mỗi đơn vị thùng dầu thô vào mùa thu hoặc gần cuối năm 2012, gây thêm áp lực trong giai đoạn tổ chức bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ.
Ngoài ra, trên thế giới từ nay cho tới năm 2015 sẽ có thêm 460 trạm khoan dầu cung cấp thêm vào thị trường dầu thô. Trong năm 2012, số lượng cung cấp dầu sẽ lên tới 82 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, dần dà đưa tới [báo động] cảnh “khô/khan dầu” [Oil crash].

Figure 1. World, OPEC, and Non-OPEC Oil Production
Tình trạng phung phí nhiên liệu, sử dụng quá mức dự trữ, kể từ năm 2012, sẽ gây thêm nguy cơ khan hiếm dầu trên trái đất. Theo lý thuyết Olduvai,[4] nền văn minh kỹ nghệ phát xuất từ 1930 sẽ chấm dứt vào năm 2030 để nhân loại thụt lùi về Thời Gian Tăm Tối [Dark Age].
Figure 4. The Olduvai Theory: 1930-2030
Năm 2012 cũng có thể là thời điểm “cáo chung” của các ngân hàng lớn như Goldman Sachs, Morgan Stanley, khi đã tới lúc các cơ sở tài chính này phải thanh toán nợ nần đáo hạn trong năm tới 7 ngàn tỷ Mỹ kim hoặc phải mượn lại số tiền đó với tiền lời cao gấp bội. Sự bế tắc tài chính này gây thêm áp lực suy xụp trong nền kinh tế tới mức độ trầm trọng.
Trong khi đó, tiền Euro cũng tiếp tục mất giá, khi tỉ giá hối đoái đã xuống khoảng 36 % so với đồng Mỹ kim.
US Dollar to Euro Currency Exchange Forecast
U.S. Dollars per one Euro. Average of Month
MonthDateForecast
Value
50%
Correct +/-
80%
Correct +/-
0Dec 20111.31550.0000.000
1Jan 20121.2880.0140.031
2Feb 20121.2920.0180.041
3Mar 20121.3150.0210.047
4Apr 20121.2790.0230.052
5May 20121.2460.0250.057
6Jun 20121.2100.0270.061
7Jul 20121.1900.0290.064
8Aug 20121.2080.0300.068
Tất cả những ước lượng, dự đoán trong bài tham luận này và các tài liệu liên hệ chỉ có tính cách thông tin cùng suy luận và ý kiến riêng tư. Chúng tôi không minh thị hay mặc nhiên bảo đảm sự chính xác hay khả ứng của những thông tin và suy đoán đó. Quý độc giả tùy nghi thẩm định và tự ý sử dụng theo ý của quý vị.

US Dollar to Euro Currency Exchange Rate
Năm 2012 cũng là năm Hội Thảo Phòng Chống Vũ Khí Hủy Diệt Hàng Loạt tại Trung Đông [A Weapons of Mass Destruction Free Zone in the Middle East]. Cuộc hội thảo này có tính cách tối quan trọng trong việc duy trì an ninh giữa Iran, Israel [Do Thái], các quốc gia trong khu vực Trung Đông, Bắc Phi và cả Châu Âu.
Chỉ trong vòng bốn năm nữa, nếu không bị chống đối, Iran có khả năng sản xuất loại tên lửa theo đường đạn hủy hoại với tầm xa khoảng 2,500 dặm [đủ để uy hiếp Châu Âu và cả Anh quốc]. Liệu Hoa Kỳ và Châu Âu có đủ sức hạn chế tham vọng đen tối đào tạo vũ khí hạt nhân của Iran? Liệu ngược lại, khối Ả Rập có được cam kết về việc Hoa Kỳ giảm bớt kho vũ khí hạt nhân giúp Israel, vốn cũng là một chế độ từng gây căng thẳng trong vùng?
Tuy nhiên kể từ năm 2012, nhờ vào sự củng cố vị thế địa lý chính trị và khai triển kinh tế tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nơi mà Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ dồn lực đầu tư trong tương lai, sinh hoạt kinh tế toàn cầu có triển vọng tái phát từ đó.
Đây cũng là cơ hội để Hoa Kỳ đặt rõ điều kiện hợp tác với các thành viên — trong đó có Việt Nam – của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN], của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – viết tắt TPP-A) về mặt tự do hơp tác kinh tế và bảo trọng nhân quyền trong khu vực, trên căn bản quyền lực mềm [soft power].
Như vậy trong cái xấu [gây cảm giác khó chịu cho chính quyền CSVN] lại có cái tốt [xây dựng dân quyền/nhân quyền] cho Dân tộc Việt Nam chăng?
Nhưng ”Wait and see“, người Mỹ thường nói: Hãy đợi và xem ra sao! Đôi khi lại là “Nói dzậy mà không phải dzậy!” như người Miền Nam Việt Nam thường nhắn nhủ… Trong cái cảnh tiếp tục ngược đời này.
TS-LS Lưu Nguyễn Đạt

0 comments:

Powered By Blogger