Mấy tuần nay Hà Nội vắng bóng biểu tình, chỉ thấy – nói theo lời blogger Nguyễn Hữu Vinh – “nắng vàng rực rỡ bên bờ Hồ Hoàn Kiếm và Hà Nội”.
Photo courtesy of worldpress.comCác bạn trẻ biểu tình thầm lặng trong cơn mưa chiều chủ nhật 18/9/2011
Và Chủ Nhật 18/9 này cũng thế, khi “Các góc phố, các ghế đá bờ hồ vẫn đầy công an, cảnh sát, an ninh, dân phòng và xuất hiện thêm nhiều thành phần khác nhau nữa…Dạo quanh bờ hồ và khu vực Đại sứ quán Trung Quốc, lại vẫn công an với công an, xe công an các loại, rào sắt và bình xịt… màn màn lớp lớp, nhóm thì kê ghế ngồi vỉa hè…”
Còn Saigòn vào Chủ Nhật vưà rồi thì sao? Thưa, Saigon cũng chứng kiến cái cảnh lực lượng công an dày đặc xung quanh Công viên Quách Thị Trang-Chợ Bến Thành, Nhà Thờ Đức Bà, trong bối cảnh có báo động rằng nhiều người yêu nước ở Saigòn và Hà Nội thường xuyên bị công an đe doạ, bị “đặt chốt” trước cưả nhà, bị “cấm không được ra đường vào ngày Chủ Nhật”…
Nhưng rồi “Thanh niên yêu nước Sài Gòn sáng tạo biểu tình thầm lặng trong mưa”. Theo blog Dân Làm Báo:
“Chiều hôm Chủ nhật 18 tháng 9, 2011 khi thành phố còn đang đắm chìm trong cơn mưa sa của hiểm họa bành trướng Bắc triều, các bạn ấy đã xuống đường biểu tình thầm lặng trong cơn mưa. Lúc ấy là 5 giờ chiều… Những người thanh niên yêu nước Sài Gòn đã “dậy mà đi”. Dậy mà đi cho khát vọng yêu nước của chính họ. Đoàn của họ chỉ 15 người. 15 trái tim Việt Nam giữa cơn mưa mùa thu Sài Gòn.
Chiều hôm Chủ nhật 18 tháng 9, 2011 khi thành phố còn đang đắm chìm trong cơn mưa sa của hiểm họa bành trướng Bắc triều, các bạn ấy đã xuống đường biểu tình thầm lặng trong cơn mưa.
Blog Dân Làm Báo
… Những con đường đã được suy nghĩ và quyết định. Nó phải là những trục đường chính. Những chiếc áo mưa đã được chọn với nhiều màu sắc và trên đó những thông điệp bảo vệ đất nước đã được in sẵn.
Khởi hành từ Thanh Đa sang Điện Biên Phủ,… họ băng ngang qua Nguyễn Đình Chiểu, rẽ qua đường Bà Huyện Thanh Quan. Con đường trong mưa như bừng sáng lên bởi những chiếc áo mưa nhiều màu sắc mang tính sáng tạo của họ. Với logo No-U, với hàng chữ “XÓA ĐƯỜNG LƯỠI BÒ, BẢO VỆ TỔ QUỐC” các bạn thanh niên Sài Gòn đội mưa trong giá lạnh để mà yêu nước…
Trời mưa rất lớn, rất lạnh. Nhưng các bạn kể lại rằng ai cũng đốt cháy cảm xúc khi hô thật to các khẩu hiệu bảo vệ Tổ Quốc. Có nhiều bạn đã ướt lệ cùng mưa khi hô lên những lời yêu nước, những lời hô đã bị tự nén kín trong những lần lặng lẽ biểu tình ngồi, khi chung quanh là những chiếc áo màu xanh và những đôi mắt cú…
Tiếng hô yêu nước sang đến đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai thì ngừng lại. Mọi người thầm lặng di chuyển. Bên kia đường là Lãnh sự quán của kẻ lạ…Cuối cùng, 15 thanh niên Sài Gòn lặng lẽ dừng lại trước nhà thờ Đức Bà. Tượng Đức Mẹ vẫn còn ướt mưa. 8 giờ 30, trời đã tối. Họ nhìn nhau và lặng lẽ chia tay, lặng lẽ hẹn nhau và ánh mắt gặp nhau trên con đường yêu nước.”
Cảnh tượng yêu nước mà phải “lặn lội” như vậy có lẽ khiến nhà thơ Trần Dân Đen qua Nguyễn Xuân Diện Blog than rằng:
Tôi là ngọn gió không tên
Sống lưu vong trên Đất Mẹ Hiền
Muốn yêu Mẹ cũng không còn yêu được nưã !
Gió Bắc tràn từng đợt liên miên…
Họa Trung Hoa
“Gió Bắc tràn từng đợt liên miên” khiến cho – theo như lời báo động cuả blogger Cu Làng Cát:
“Người Trung Quốc có mặt ở hết thảy ba miền Bắc, Trung, Nam. Họ làm việc đủ ngành nghề, từ đào mỏ, làm rừng, lao động hàng nghìn người trên các công trình trọng điểm quốc gia. Họ dường như có mặt từ miền núi đến đồng bằng, từ thành thị đến nông thôn, từ trung du đến cả hải đảo. Thương nhân của họ cũng có mặt khắp ba miền để thuê đất trồng khoai, thu gom thuỷ sản, tài nguyên khác. Báo chí phát hiện và viết, nhưng viết được một số ngày sau đó im bặt. Ức nghẹn ở cần cổ lại trào dâng.
Ở chính quê hương mình mà nói chuyện Trung Quốc hiện diện ở đâu, làm gì không được nói một cách tự do tự tại thì còn nỗi đau nào hơn thế. Ở chính trên quê hương của mình, không nói được yêu nước một cách công khai, phải lén lút nói đâu đó, cái cần cổ lại cứ nghẹn đắng, trường uất hận phải dồn vào một chỗ không thể buông ra lời, cứ như ở trong không gian khó thở, dưỡng khí bị lấy đi cũng không được nói.”
Theo tác giả Huỳnh Ngọc Tuấn với bài tựa đề “Nhà nước bất hảo” được nhiều mạng nhật ký phổ biến, thì nhà nước bất hảo Bắc Kinh là chuyện “ai cũng biết rồi”, nhưng tác giả nêu lên câu hỏi rằng “công khai ca ngợi và kết thân với một nhà nước bất hảo thì hành động này gọi là gì ?”
Và tác giả không tránh khỏi bực tức nhận xét rằng qua việc ca ngợi kẻ xâm lược đất nước mình, bắn giết nhân dân mình, giới cầm quyền VN “có còn xứng đáng lãnh đạo đất nước này không?” giữa lúc hồn thiêng sông núi vẫn còn vang vọng Di Chúc nghiêm khắc nhưng thiết tha với con cháu của Vua Trần Nhân Tông rằng “Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa…Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
“Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”
Nhưng TQ đã chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa, lấn đất, lấn biển cuả VN, án ngữ rừng đầu nguồn, đột nhập xương sống Tây Nguyên và hiện diện rải rác trên khắp quê hương, thì từ Hà Nội, LS Nguyễn Văn Đài cũng vừa báo động rằng “Một lần nữa chủ nghĩa bành trướng bá quyền lại thách thức lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của người Việt Nam khi Trung Quốc cử tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và hiện có 500 tàu cá của họ thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa.
“Ở chính quê hương mình mà nói chuyện Trung Quốc hiện diện ở đâu, làm gì không được nói một cách tự do tự tại thì còn nỗi đau nào hơn thế. ‘
Blogger Cu Làng CátĐồng thời Trung Quốc phản đối Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại Lô 127, Lô 128 thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong khi các cuộc đàm phán cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc đang diễn ra và thỏa thuận không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông đã được các bên chấp thuận thì phía Trung Quốc ngang nhiên xé bỏ thỏa thuận đó”. LS Nguyễn Văn Đài nhận xét tiếp:
“Hành động gây hấn của Trung Quốc luôn luôn ngược với những tuyên bố hòa bình, hữu nghị của họ. Trong khi những quan chức cấp cao của Việt Nam là những người đại diện và chịu trách nhiệm trước Nhân Dân và Tổ Quốc lại hết sức ngây thơ và cả tin vào những lời tuyên bố đó của Trung Quốc.Chủ quyền lãnh hải của quốc gia bị xâm phạm, Tổ Quốc lâm nguy.
Trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc thuộc về chúng ta, những người trí thức, những thanh niên, sinh viên, công nhân, nông dân, cựu chiến binh và tất cả những ai có trách nhiệm với Tổ Quốc và Nhân Dân, những ai có lòng yêu quê hương, đất nước.Truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc đã hun đúc qua hàng ngàn năm, và giờ đây là lúc hết thảy mọi con dân nước Việt phải xuống đường biểu thị lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia, phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc.”
Sự sợ hãi hai chiều
Nhưng trong những lần biểu tình vừa qua, không phải “hết thảy mọi người con dân nước Việt” đều “xuống đường biểu thị lòng yêu nước”, mà – theo blogger Mẹ Nấm, chỉ có “vài trăm người xuống đường bảo vệ chủ quyền trong một đất nước 90 triệu người”. Mẹ Nấm xem chừng như không tránh khỏi lo âu mà nêu lên câu hỏi rằng “Điều này có ý nghiã gì không?”
Theo Mẹ Nấm thì sau bao nhiêu năm “sống dưới sự đe doạ của lưỡi hái và búa liềm” khiến “một đất nước với 90 triệu người, vì sợ hãi, đã chấp nhận im lặng khi dân tộc đang ở bờ vực sinh tử”. Theo phân tích của blogger Mẹ Nấm thì vì sợ hãi nên:
Công an vô tư đánh đập giết hại người dân; 90 triệu người chấp nhận tự bịt miệng mình, âm thầm chịu đựng những áp bức, bất công; đành cúi đầu để những người với bằng cấp dỏm, kiến thức giả, đạo đức suy đồi lãnh đạo; chấp nhận tham ô, nhũng lạm là quy luật tự nhiên cuả cuộc sống; phó mặc vận mạng quốc gia trong tay những người không xứng đáng lãnh đạo. Và hậu quả ra sao ?
Blogger Mẹ Nấm nhận xét:
“Kết quả là những kẻ được chính thức giao khoán cho cái quyền lãnh đạo bởi 99% những con người sợ hãi đang sống trên mảnh đất này đã tàn phá đất nước tan hoang: Nền kinh tế bị lệ thuộc vào Trung Quốc, công trình xây dựng, điện lực nằm trong tay Trung Quốc, trong đường lối ngoại giao – chính trị phải khom lưng cúi đầu trước Trung Quốc, lạm phát đứng đầu châu Á, tài nguyên đất nước khô kiệt, lao động Trung Quốc tràn lan xứ mình và lao động Việt Nam tha phương cầu thực xứ người.
Kết quả là chính những kẻ được chính thức giao khoán cho cái quyền lãnh đạo bởi 99% những con người sợ hãi đang sống trên mảnh đất này đã thay mặt, nhân danh 90 triệu dân cúi đầu với ngoại bang để nói “nguyện cùng với Trung Quốc, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tăng cường giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực, kiên trì giữ gìn đại cục hữu nghị Việt-Trung” và quay mặt lại với nhân dân để “Kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn”.
‘Những người cầm quyền độc đoán không thể không hoảng sợ khi nghĩ đến lúc phải đối diện với công lý vì những hành động nhẫn tâm, ngược đãi con người một cách tùy tiện. ”
Tác giả Đại NghiãCuối cùng thì sao? Một phần thân thể Mẹ Việt Nam đã rơi vào tay ngoại bang. Và cả đất nước Việt Nam đứng trước nguy cơ được đổi tên thay họ…
Giải quyết được sự sợ hãi của mỗi con người Việt Nam mới là mục tiêu cấp thời. Không giải quyết được điều ấy thì đừng nói đến dân chủ, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.Vận mệnh của đất nước này phụ thuộc vào chính chúng ta, chứ không phải ai khác.”
Trong khi blogger Mẹ Nấm âu lo cho vận nước qua góc độ kém vui đó, thì, trên blog Dân Làm Báo cùng nhiều mạng nhật ký khác, tác giả Đại Nghiã nhận thấy giới cầm quyền hiện “sợ hãi hơn bao giờ hết”. Tại sao như vậy ? Tác giả phân tích:
“Ảnh hưởng làn gió Hoa Lài của Mùa Xuân Ả Rập, đảng… cảm thấy sợ hãi hơn bao giờ hết vì từng chế độ độc tài đã tuần tự rơi rụng như lá mùa thu và từng nhà độc tài cũng tuần tự đền tội trước công lý. Những sự kiện ấy đang dồn dập, đang là nỗi ám trầm kha trong đầu những người đang cai trị đất nước Việt nam hôm nay.
… Sự sợ hãi của nhà cầm quyền…đã lên đến tầm cao, diễn biến hòa bình là nỗi ám ảnh khắc sâu trong tâm khảm những người cầm quyền độc đoán, độc tài, một lần nữa cho thấy đảng…đang run sợ nên tại Việt nam vừa diễn ra một loạt hội nghị các ngành quốc phòng và an ninh nhằm thắt chặt hơn nữa sự kiểm soát xã hội và bảo vệ chế độ…
Theo lẽ tự nhiên, những người đang cầm quyền độc đoán sợ dân chủ hóa hay diễn biến hòa bình là đúng. Bởi vì những người cầm quyền độc đoán không thể không hoảng sợ khi nghĩ đến lúc phải đối diện với công lý vì những hành động nhẫn tâm, ngược đãi con người một cách tùy tiện. Đó cũng là đặc điểm chung của tâm lý học tội phạm. Đấy là chưa kể lòng tham những đặc quyền vô bờ mà người cầm quyền và gia đình họ đang thoải mái tận hưởng sẽ phải chấm dứt ngay lập tức một khi các thiết chế dân chủ của nhà nước và xã hội được hình thành.”
0 comments:
Post a Comment