Thursday, September 29, 2011

Đại biểu ASEAN họp bàn giải quyết tranh chấp biển ở Nhật Bản

Nhật Bản làm chủ nhà cho đại biểu ASEAN họp tìm cách giải quyết tranh chấp biển


Hôm qua thứ Tư ngày 28 tháng Chín năm 2011, Nhật Bản đứng ra làm nước chủ nhà cho đại biểu các nước trong Khối Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á châu (ASEAN) họp và bàn thảo về những căng thẳng ngấm ngầm đang được kìm nén lại ở vùng Biển Nam Hải.

Cuộc họp ở cấp thứ trưởng này – là lần thứ ba như thế kể từ năm 2009 - tập chú vào nhu cầu tìm kiếm một sự đồng thuận cho rõ ràng, sáng tỏ của luật hàng hải liên quan đến sự tự do thông thương trên biển.

Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Việt Nam, Brunei và Mã Lai Á đều có tính chủ quyền xung đột lẫn nhau ở vùng biển Nam Hải – mà người ta nghĩ là có tiềm năng chứa nhiều dầu khí. Trung Quốc thì cho mình có chủ quyền toàn cả vùng biển Nam Hải.

Các đoàn đại biểu khối ASEAN đồng ý với Nhật Bản về nhu cầu làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề tranh chấp này. Nhật Bản là một thành viên không thường trực của tổ chức ASEAN này.

What's going on? Nguồn: Onthenet
Nhưng Trung Quốc chống đối tất cả những nỗ lực nhằm quốc tế hoá vấn đề tranh chấp này. Thông tấn xã Xinhua, chính thức của nhà nước Trung Quốc đã đăng lời tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc ông Geng Yansheng là bất cứ động thái nào như thế sẽ làm cho vấn đề trở nên phức tạp và sẽ không giúp được gì hết.

Ông Geng lập lại lập trường của Bắc Kinh là Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi được về những quần đảo ở vùng Biển Nam Hải và vùng lãnh hải quanh đó.

Căng thẳng trong vùng bỗng gia tăng mạnh hôm đầu năm, khi cả Việt Nam lẫn Phi Luật Tân than phiền là sự can thiệp của hải quân Trung Quốc nhắm vào nỗ lực thăm dò dầu khí của họ ngay trong khu vực đặc khu kinh tế mà hai nước này cho họ có chủ quyền. Bắc Kinh phủ nhận những hành động trên, nói rằng những tàu của Việt Nam và Phi Luật Tân đang hoạt động trong lãnh hải của Trung Quốc.

Mới tuần rồi, các chuyên gia hàng hải từ những nước trong vùng đã họp ở Manila, thủ đô Phi Luật Tân, với những đề nghị sơ khởi nhằm làm giảm những căng thẳng về tranh chấp biển. Theo kế hoạch của Phi Luật Tân, các nước liên quan đến tranh chấp sẽ xác định những vùng nào đang nằm trong vòng tranh chấp và vùng nào là không. Sự thăm dò dầu khí có thể tiến hành vào những vùng không tranh chấp, trong lúc vùng biển đang tranh chấp có thể trở thành một khu vực cùng hợp tác khai thác chung. Hiện chưa rõ liệu kế hoạch này sẽ giải quyết như thế nào với lập trường của Trung Quốc, khi họ cho rằng toàn bộ Biển Nam Hải là của riêng mình.

Tin VOA

0 comments:

Powered By Blogger