Có
cách nào quốc tế hóa Biển Đông hay không? Không có nghĩa là biến chủ
quyền Biển Đông thành chủ quyền quốc tế, mà chỉ có nghĩa là bất kỳ động
tĩnh gì ở Biển Đông cũng trở thành chuyện của quốc tế?
Nếu được như thế, Trung Quốc sẽ nổi giận vô cùng, vì trước giờ Bắc
Kinh vẫn cứ đòi giải quyết song phương tất cả các tranh chấp ở Biển
Đông.
Nhưng một cách lặng lẽ, nhiều nước đang lèo lái sóng gió Biển Đông theo hướng quốc tế hóa.
Báo Ấn Độ The New Indian Express nói rằng các tư lệnh quân sự Ấn Độ
và Hoa Kỳ hôm Thứ Ba đã họp bàn về tình hình an ninh Biển Đông, nơi Bắc
Kinh gọi là Nam Hải và quốc tế gọi là South China Sea.
Đô Đốc Samuel J Locklear, Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ vùng Thái Bình
Dương, đã tới thăm Ấn Độ khi tháp tùng phái đoàn của Ngoại Trưởng Mỹ
John Kerry trong hội nghị Đối Thoại Chiến Lược Mỹ-Ấn lần thứ 4. Locklear
gặp Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Ấn và là Tư Lệnh Không Quân Ấn Độ,
Thống Tướng N A K Browne để bàn về nhiều vấn đề an ninh kể cả căng thẳng
Biển Đông.
Báo này nói rằng vùng Biển Đông thuộc lãnh hải Việt Nam hiện đang có hợp tác khai thác dầu ngoaì khơi của hãng quốc doanh Ấn Độ.
Trong khi đó, thông tấn Rappler cho biết rằng vào cuối tuần tới, vấn
đề Biển Đông sẽ bàn trong hội nghị các Bộ Trưởng Đông Nam Á và đồng minh
ở Brunei, bất kể chống đối từ Bắc Kinh.
Ngoaị Trưởng Mỹ John Kerry sẽ dự hội nghị này, một dấu hiệu cho thấy Mỹ đang hiện diện trong các hội nghị về Biển Đông.
Bản tin nói Kerry sẽ yêu cầu cam kết chung về tuyến hải hành tự do
thông thương ở Biển Đông, con đường chở hàng quan trọng cho cả Trung
Quốc, Mỹ, Ấn, Nhật Bản và tất cả các nước ASEAN.
Ralf Emmers, giáo sư đại học Rajaratnam School of International Studies của Singapore, nói:
“Tranh chấp Biển Đông không còn là mâu thuẫn giữa TQ và ASEAN…. Vì
tuyến đương biển này xuyên Biển Đông, ngày càng được quan tâm bởi các
cường quốc khác, đặc biệt là từ Mỹ.”
ASEAN từ 2 thập niên nay tìm cách xư lý tranh chấp Biển Đông mà không thấy thành công gì.
Thí dụ, hôm 9-5-2013, tuần duyên Philippines bắn chết một ngư dân Đài Loan trong vùng biển tranh chấp.
Ian Storey, nhà nghiên cứu ở viện Institute of South-East Asian
Studies in Singapore, nói: “Sự kiện bi thảm đó không phải là lần đầu
tiên xảy ra như thế ở Biển Đông, mà buồn thay sẽ không có vẻ gì sẽ là
lần chót.”
Hồi tháng 6-2011, tàu Việt Nam xua đuổi tàu cá TQ ra khỏi vùng biển tranh chấp, theo tin Rappler.
Và mới tháng 4-2012, TQ và Phi kình nhau, khi tàu TQ vào chiếm bãi cạn Scarborough Shoal.
Hôm 22-1-2013, Phi kiện TQ ra trước Tòa Quốc Tế theo Công Ước Luật Biển LHQ (UNCLOS).
Vùng tranh chấp biển mà TQ lấn bước đối với VN và Phi được tin là có
trữ lượng dầu tới 30 tỷ tấn và trữ lượng khí đốt tới 20 ngàn mét khối,
theo phúc trình của Bộ Tài Nguyên TQ.
Hội nghị sắp tới sẽ dẫn tới đâu? Không mấy ai tin là sẽ hoàn tất
tranh chấp biển kiểu như thế. Nhưng ít nhất, cũng sẽ mở đường cho Mỹ, Ấn
Độ… vào vùng biển Đông.
Báo Tiền Phong hôm 26-6-2013 cho biết một tin, rằng ngày nào cũng có chuyện tàu cá TQ vào biển VN để vét cá.
Bản tin báo Tiền Phong viết:
Nhiều tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam
Nửa năm qua, bộ đội biên phòng (BĐBP) Đà Nẵng phát hiện và đẩy đuổi
trên 480 lượt tàu cá nước ngoài, trong đó chủ yếu tàu thuyền Trung Quốc
xâm phạm lãnh hải, khai thác trái phép trên khu vực đông bắc Đà Nẵng.
Sáng 24/6, thông tin từ Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị định 77/CP của
Chính phủ về công tác phối hợp giữa các lực lượng Công an, quân sự,
phòng cháy chữa cháy, BĐBP Đà Nẵng, cho hay: 6 tháng đầu năm 2013, ngành
chức năng Đà Nẵng phát hiện, xử lý theo quy định gần 4.000 lượt công
dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu điện tử in hình “đường lưỡi bò” nhập
cảnh qua cảng Đà Nẵng.
Những tháng đầu năm 2013, toàn Đà Nẵng có hơn 76.000 người nước ngoài
đăng ký tạm trú, tăng gần 14.000 người so với cùng kỳ năm 2012, trong
đó chiếm tỉ lệ lớn là người Trung Quốc. Không ít trường hợp người nước
ngoài vi phạm, tội phạm quốc tế.
Trong vòng nửa năm qua, lực lượng BĐBP Đà Nẵng phát hiện và đẩy đuổi
trên 480 lượt tàu cá nước ngoài, trong đó chủ yếu tàu thuyền Trung Quốc
xâm phạm lãnh hải, khai thác trái phép trên khu vực đông bắc Đà Nẵng,
chỉ cách bờ khoảng 20-45 hải lý; tăng gần 300 trường hợp so với cùng kỳ
năm 2012.
Tàu thuyền nước ngoài, Trung Quốc đánh bắt trộm hải sản gia tăng, với
mật độ dày, sử dụng thủ đoạn đi thành từng tốp đông có sự phối hợp của
tàu vũ trang giả dạng, tàu vận tải, tàu cung ứng cho hoạt động đánh bắt
hải sản…”(hết trích)
Tàu vũ trang TQ giả dạng tàu cá để vào biển VN? Có phải là tàu tình
báo vào do thám, quay phi, chụp hình, dò địa hình sâu cạn để sau này
dùng cho các trận đổ bộ?
Nếu quốc tế hóa Biển Đông, người ta cũng không tin là Trung Quốc sẽ giảm số lượng tàu cá và tàu vũ trang vào quậy ở biển VN.
Mới biết, đàn anh xã hội chủ nghĩa Phương Bắc chưa bao giờ có tác
phong đàn anh thực, vì họ đâu có muốn bảo vệ VN bao giờ đâu, mà chỉ muốn
bốc hốt, vơ vét, cướp bóc…
0 comments:
Post a Comment