Ralph Jennings – DCVOnline lược dịch
Đông Nam Á đang định hình lại nền kinh tế của Đài Loan không chỉ bằng lực lượng lao động hợp đồng mà còn bằng ngả hôn nhân.
Đó là những câu chuyện buồn thời đã qua,
và Đài Loan không bao giờ thích nói tới. Tỷ lệ sinh của Taiwan trung
bình là một mẹ một con, nằm trong danh thấp nhất thế giới, cũng là một
mối đe dọa đến năng suất kinh tế dài hạn. Tư bản đã kết hôn với tài năng
và cùng nhau bỏ chạy sang Trung Quốc nơi có mức lương vẫn thấp dù so
sánh với với mức lương vốn nhỏ ở Đài Loan. Dự đoán tăng trưởng xuất
khẩu, nguồn lợi chính của nền kinh tế ở đây, giống như tiên đoán động
đất vì nhu cầu tiêu dùng hiện nay ở phương Tây rất bấp bênh. Samsung bán
nhiều điện thoại thông minh hơn HTC, hàng cây nhà lá vườn của Đài Loan.
Đài Loan là nơi sự nghiệp đi về cõi chết, một chuyên viên phương Tây
rời Đài Loan đi Trung Quốc (một điều phổ biến) nói. Trích một người
khác, bất cứ ai là người đi cuối cùng, xin vui lòng tắt đèn.
Nay con hổ già của nền kinh tế châu Á
trong những năm 1980 đang nuôi đàn con nhỏ – để có đủ nanh vuốt để đương
đầu với mãnh thú kinh tế tiên tiến như Hàn Quốc và ASEAN. Họ là những
lao động nhập cư tương đối nghèo từ Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và cho
đến khi tháng trước có cả người Philippines. Tổng số những người lao
động nước ngoài sang Đài Loan vì lương cao hơn, tăng từ 270.000 năm 1998
lên khoảng 450.000 trong năm nay (2013) khi chính sách nhập cảng lao
động trở nên dễ dãi hơn. Họ có khuynh hướng làm việc trong các nhà máy, ở
công trường xây dựng, trên tàu đánh cá hoặc giúp việc trong nhà, các
lĩnh vực mà người dân địa phương không muốn vì họ coi đó là những việc
bẩn thỉu, nguy hiểm hoặc không đàng hoàng. Có khoảng 1.000 người
Philippines đến Đài Loan làm việc văn phòng trong khu vực công nghệ. Lao
động nước ngoài thường ký hợp đồng ba năm và được mức lương hợp pháp
tối thiểu hàng tháng từ 530 đến 638 đô-la tùy công việc, thấp hơn lương
của dân địa phương nhiều.
Những người nước ngoài lao động ở Đài
Loan trong lãnh vực giúp việc nhà, trong nom người có tuổi đã giải phóng
phụ nữ Đài Loan để họ đi làm việc ở văn phòng hoặc các dịch vụ khác
thay vì phải ở nhà nuôi cha mẹ (theo truyền thống hầu hết đàn ông không
chia sẻ gánh nặng này). Mười lăm năm trước có 45% phụ nữ làm việc bên
ngoài, và tỉ lệ hiện nay là 50% . (Gia đình ít con, cha mẹ có thể chi
tiêu tự do hơn là điều quá tốt cho mức tiêu dùng đã từng tụt phần trong
nền kinh tế địa phương.) Tăng trưởng trong mức lao động từ nước ngoài
cũng đã thúc đẩy hàng chục nhà sản xuất Đài Loan quay trở lại đây,
thường là từ Trung Quốc, trong ba năm qua, Hội đồng Lao động của chính
phủ cho biết. Trong tháng Ba vừa qua, chính phủ đã thông qua một loạt
các chính sách ưu đãi, liên quan đến người lao động nước ngoài, để khóa
chân những người đang trở về và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất
khác lập xưởng máy ở nội đia ĐàiLoan.
Nếu không có người Thái trong khu vực
xây dựng, không có người Việt Nam trong lĩnh vực giúp việc nhà và tất cả
các loại lao động nước ngoài trong các nhà máy của Đài Loan, con hổ có
thể nằm xuống và ngủ, hoặc bị những hàng xóm hung hãn cho đo ván: Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. “Các ông chủ sẽ thiếu hụt lớn về số
người lao động,” Liu Shao-yin, một nhân viên của Trung tâm người lao
động Thiên Chúa giáo nước ngoài, một nhóm phục vụ công nhân ngoại quốc
phi chính phủ ở Đài Loan cho biết. “Họ sẽ đem xưởng máy của họ ra nước
ngoài và chỉ để lại nhà một số tương đối ít.”
Đông Nam Á đang định hình lại nền kinh
tế của Đài Loan không chỉ bằng lực lượng lao động hợp đồng mà còn bằng
ngả hôn nhân. Hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam đã kết hôn với đàn ông Đài
Loan kể từ giữa những năm 1990, và có khoảng 33.000 cặp vợ chồng mới
trên đảo Đài Loan từ năm 2008 đến năm 2012. Những công dân Đài Loan mới
này thường học tiếng Quan Thoại và sau đó đi làm việc như tiếp viên, chủ
cửa hàng, chủ nhà hàng nhỏ. Vợ người Việt sinh sống trên khắp Đài Loan,
chứ không chỉ ở các trung tâm nhiều việc làm, giúp phát triển khu vực
dịch vụ ở các thành phố nhỏ, và các làng nông nghiệp cũng như ở Đài Bắc.
Người Đài Loan có thể làm trong lĩnh vực dịch vụ ở nông thôn thường di
chuyển đến các thành phố lớn để được trả lương cao hơn, được công việc
có địa vị cao hơn. Phụ nữ Indonesia là vợ người nước ngoài phổ biến hàng
thứ nhì, có khoảng 4.600 phụ nữ Indonesia kết hôn để đến Đài Loan trong
năm năm vừa qua, 2007-2012.
Người Đài Loan – với truyền thống tự lực
và không bị ảnh hưởng của dân thiểu số không phải người Trung Quốc –
không quan tâm nói về những con hổ con của họ. Một số lo lắng về khủng
hoảng văn hóa, đặc biệt vì số lượng lớn các trẻ em hợp chủng Đông Nam Á
theo học tại các trường công lập. Người Đài Loan vừa hò reo hỗ trợ, chứ
không phản đối, khi chính phủ giảm nhập cảng lao động mới từ Philippines
vào tháng trước vì phản ứng phòng thủ của Manila – cảnh sát biển Phi
Luật Tân đã bắn vào ngư dân Đài Loan – trong vùng biển đang tranh chấp.
Phụ thuộc vào lao động nhập cư vẫn còn
là một chủ đề nhạy cảm tại các thị trường châu Á phát triển khác, chẳng
hạn như Hồng Kông và Singapore. Như Đài Loan, chính phủ các nước châu Á
khác không công bố công khai ước tính trên đóng góp lao động nhập cư vào
GDP, theo Tim Condon, người đứng đầu nghiên cứu Châu Á của ING
Financial Markets ở Singapore. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang nhảy vào
thị trường tài năng nhập cư trên toàn châu Á, theo ước tính của Tổ chức
Lao động Quốc tế là ở mức 1,4 triệu người mỗi năm. Lao động di cư chiếm
khoảng 38 phần trăm dân số của Hồng Kông và Singapore, Học viện Ngân
hàng Phát triển châu Á cho biết, và cả hai nước đều tăng trưởng kinh tế
trong năm 2012. Ở Đài Loan, số người lao động nhập cư khoảng 2 phần trăm
dân số, vẫn còn phải chay theo các nước láng giềng. “Theo suy nghĩ của
tôi, những người lao động di cư ở Đài Loan đang chiếm thị trường lao
động thấp nhưng chưa chi phối toàn bộ ngành công nghiệp,” Condon nói.
© 2013 DCVOnline
0 comments:
Post a Comment