“Đánh phủ đầu” hay “tiên hạ thủ vi cường” là một thuật ngữ quân sự để mô tả một hành động chiến tranh mang tính quyết định sinh tử, dùng sức mạnh tổng lực để đè bẹp đối phương, hoặc ngăn chận một hành động nguy hiểm mà đối phương muốn thực hiện.
Lịch sử Việt nam đã chứng kiến việc danh tướng Lý thường Kiệt đánh phủ đầu vào nước Tống nhằm làm phá sản ý đồ nam tiến của Vương an Thạch
Trong thế kỷ thứ 20 và đầu thế kỷ 21 người ta nói nhiều về thuật ngữ “đánh phủ đầu” này. Như những năm cuối thập niên 40, đầu thập niên 50 Hoa kỳ đã nhiều lần có ý định đánh phủ đầu Liên xô . Đến đầu thập niên 60 Hoa kỳ cũng đã có ý định tấn công phủ đầu Trung cộng để ngăn ngừa quốc gia CS này thủ đắt Vũ khí hạt nhân, nhưng rồi sau đó đã quyết định hủy bỏ dự kiến này hay như ông Itsunori Onodera bộ trưởng quốc phòng Nhật bản mới đây tuyên bố sẽ “đánh phủ đầu” nếu xét thấy có nguy cơ đe dọa đến Nhật!?.
Nếu quyết định đánh phủ đầu của danh Tướng Lý thường Kiệt của Việt nam đã làm xoay chuyễn cục diện, bảo vệ được đất nước Việt nam lúc đó yếu hơn nhà Tống thì quyết định hủy bỏ hai cuộc tấn công phủ đầu trên của những vị Tổng thống Mỹ là một quyết định sai lầm chiến lược đẩy nước Mỹ và thế giới vào tình trạng bất an và nguy hiểm như hiện nay.
Điều này cho chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm xương máu đó là khi cần quyết định điều gì mang tính sinh tử cho quốc gia hoặc cộng đồng cần phải có bản lĩnh và trí tuệ . Trí tuệ minh triết để biết hành động của chúng ta là tối cần thiết phù hợp với lòng người và thời cuộc và nhất là không còn có sự lựa chọn khác được, còn bản lĩnh là để thực hiện hành động đó một cách tự tin vào tính chất chính đáng hoặc tối cần thiết cho lợi ích của cộng đồng.
Việc thực hiện hay không một cuộc tấn công phủ đầu sẽ mang đến những hệ lụy lớn lao sau đó. Cho nên không phải lúc nào cũng có thể sữ dụng đến đòn phủ đầu hoặc từ bỏ nó một cách tùy tiện được. Vì nếu xữ dụng đòn “đánh phủ đầu” sai mục đích không chính nghĩa thì sẽ thất bại và cái giá phải trả không hề nhỏ và ngược lại không dám tấn công phủ đầu trong trường hợp tối cần thiết cũng phải trả một giá tương xứng.
“Đánh phủ đầu” là một “nghệ thuật” chỉ dành cho những nhà quân sự và chính trị lỗi lạc và điều tối quan trọng phải là hành động chính nghĩa hợp lòng người và thời cuộc, mang nặng tính trí tuệ và bản lĩnh chứ không phải trò chơi của bất cứ ai và tuyệt đối không phải là trò chơi của những thế lực đen tối dùng “đòn phủ đầu” để chống lại lương tri loài người và xu thế thời đại vì làm như vậy sẽ giống như việc đâm đầu vào vách đá. Không có chính nghĩa đòn tấn công phủ đầu chỉ là một sự phiêu lưu sẽ bị lên án, chống đối dù thành công lúc ban đầu cũng sẽ dẫn đến thất bại chung cuộc.
Đảng CSVN hiện nay không có được những nhà chiến lược để hoạch định đường lối đối ngoại hiệu quả cho nên cứ hành xữ như một vệ tinh của đảng CS Tàu.
Ngày xưa khi đất nước lâm nguy nhà Trần đã vô cùng sáng suốt khi triệu tập hội nghị Diên Hồng để đoàn kết toàn dân và lắng nghe những đóng góp về những kế sách giữ nước của các bô lão.
Chính vì vậy mà nhà Trần đã quy tụ được ý chí của cả dân tộc và đã đánh bại giặc ngoại xâm một cách hiển hách.
Còn ngày hôm nay CSVN với “những đỉnh cao trí tuệ” không hề lắng nghe ý kiến và lòng dân, có thể VC khinh dân mà cũng có thể họ sợ dân.
Tôi nghiên về khả năng CSVN sợ dân hơn là khinh dân. Vì lòng dân được biểu hiện qua bản kiến nghị của 72 Nhân sĩ trí thức, Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt nam, của Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất, Giáo hội Phật giáo Hòa hảo thuần túy, Khối 8406 và Tuyên ngôn của nhóm Công dân tự do.
Những tiếng nói trên đại diện cho giới tinh hoa của đất nước, gồm những vị nhân sĩ lỗi lạc, những nhà tu hành xuất chúng trong các Giáo hội và những trí thức trẻ. CSVN không dám coi thường những tiếng nói này họ chỉ lo sợ những tiếng nói đó sẽ như những hồi còi tập hợp lòng dân làm suy yếu quyền lực của đảng.
Để đối phó với nguy cơ quyền lực bị vô hiệu hóa và sụp đổ bởi phong trào quần chúng đảng CSVN quyết định sữ dụng đòn “đánh phủ đầu” để làm tê liệt ý chí và lòng yêu nước của nhân dân VN.
CSVN LỰA CHỌN MỤC TIÊU:
-Hội đồng Giám mục VN ư?
- Giáo hội Phật giáo VN thống nhất hay Giáo hội Phật giáo Hòa hảo ư?
Không thể được vì sẽ bị lên án và sẽ bị đưa vào danh sách CPC.
VC đang tiến hành thương lượng để gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương TPP với hy vọng vực dậy nền kinh tế đang lao dốc đe dọa đến sự tồn vong của đảng nên không thể mạo hiểm được.
Những mục tiêu khác cũng không xong. Đảng CSVN quyết định đánh phủ đầu vào một vài thanh niên yêu nước chưa có danh tiếng. Và họ đã chọn cô bé Nguyễn phương Uyên và cậu Đinh nguyên Kha làm thí điểm .
CSVN bắt Nguyễn phương Uyên một cách bí mật để tạo sự sợ hãi, sau đó ngược đãi cô bé này trong tù để làm cho những thanh niên yêu nước vốn còn rất trẻ chưa có “kinh nghiệm trận mạc” phải kinh hồn bạt vía.
Trong phiên tòa xữ Phương Uyên và Đinh nguyên Kha họ đã “đánh phủ đầu” bằng những bản án nặng nề, phi lý, bất nhân ngoài sự dự cảm của mọi người để răn đe hòng dập tắt mọi ước mơ và hy vọng về một đất nước Việt nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, tự do và dân chủ, nhân quyền và dân quyền được tôn trọng.
CSVN lấy mục tiêu khuất phục Phương Uyên và Nguyên Kha để làm nản lòng những thanh niên yêu nước và từng bước kiểm soát khuất phục khiến cho họ phải cúi đầu để mặc cho đảng CS muốn làm gì thì làm.
Đảng CSVN học theo binh pháp của Tôn Tử “Giết gà để dọa khỉ”( sát kê hách hầu) dùng Phương Uyên và Nguyên Kha để “làm gương” cho những người trẻ khác.
Nhưng CSVN đã thất bại nhục nhã và kế hoạch phá sản.
Đứng trước tòa Phương Uyên và Nguyên Kha đã ngẩng cao đầu khẳng định họ là những người yêu nước chống giặc ngoại xâm, chống bầy sâu cộng sản đang làm nghèo nàn và băng hoại đất nước, biến phiên tòa xữ những người yêu nước thành phiên tòa xữ những kẻ bán nước là CSVN, vì một lẽ rất đơn giản là chỉ có kẻ bán nước mới trừng phạt những người yêu nước, không ai có thể dùng sự ngụy biện hay cường quyền để hòng thay đổi điều này.
Đòn tấn công phủ đầu của đảng CSVN vào những người yêu nước đã bị cộng đồng quốc tế lên án, các tổ chức bảo vệ nhân quyền như HRW và chính phủ Hoa kỳ lên tiếng phản đối đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Phương Uyên và Nguyên Kha.
Dư luận trong ngoài nước bất bình, đến nỗi một người CS như ông Lê hiếu Đằng phải nói rằng phiên tòa xử Phương Uyên và Nguyên Kha “phản ánh khuynh hướng phát xít”!
Đã có hàng ngàn người ký tên vào tuyên bố đòi trả tự do cho hai thanh niên yêu nước trên.
Báo lề Dân cuồn cuộn những bài viết phản đối đảng CSVN cường quyền, lộng hành và độc đoán, đòi hỏi công lý cho người yêu nước.
Bản án man rợ dành cho Phương Uyên và Nguyên Kha không làm cho những người trẻ sợ hải, ngược lại một cao trào yêu nước đang âm ỉ dấy lên, và lần này còn mạnh mẽ hơn nhiều
Đây là một thất bại cay đắng cho đảng CSVN.
Một bài học để họ thấy rằng xữ dụng lối đánh phủ đầu nếu không có chính nghĩa sẽ là con dao hai lưởi làm đứt tay kẻ chơi dao.
Những người CSVN nên biết rằng một kế hoạch “đánh phủ đầu” đang hình thành để loại bỏ quan thầy của họ là Đảng CS Trung quốc.
Hãy tự hỏi : số phận các người sẽ về đâu?
Quay về với dân tộc là thượng sách!
Khẳng định tầm quan trọng của yếu tố lòng tin trong quan hệ quốc tế, trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng nói: “Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành”.
“Cạnh tranh và can dự vốn là điều bình thường trong quá trình hợp tác và phát triển”, Thủ tướng nói. “Nhưng nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển”.
Theo Thủ tướng, “những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ biển Hoa Đông đến biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”.
Thủ tướng lưu ý, lưu thông trên biển chiếm tỷ trọng và có ý nghĩa ngày càng lớn. Theo nhiều dự báo, sẽ có trên 3/4 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và 2/3 số đó đi qua biển Đông. Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường.
© Huỳnh Ngọc Tuấn
0 comments:
Post a Comment