HANOI(VietBao) — Lạm phát ở hai hàng số, sức tăng kinh tế chậm lại và bất ổn lao động tăng thêm, cuộc đổi mới kinh tế của VN đang gặp cơ nguy, theo các nhà phân tích quốc tế.
Giá tiêu thụ đã tăng hơn 17% tính theo năm vào tháng 1-2012, và là mức lạm phát cao nhất vùng Châu Á. Cùng lúc, sức tăng kinh tế là 6.8% trong năm 2010 đã chậm lại để còn 5.9% trong năm 2011. Do vậy, nhà phân tích Roberto Tofani nói rằng trong khi các nước khác trong vùng Châu Á phảỉ giảm lãi suất để thúc đẩy mức tăng kinh tế và để bù đắp ảnh hưởng từ kinh tế Mỹ và Châu Âu suy yếu, thì lạm phát cao đã buộc VN phải giữ lãi suất ở 15%.
Những phi lý trong guồng máy còn được chỉ ra bởi kinh tế gia Phạm Chi Lan trong một bài viết mới đây, rằng chính phủ đã đầu tư 253 ngàn tỷ đồng (12.3 tỷ đôla) vào 22 công ty quốc doanh năm ngoái nhằm thúc đẩy kinh tế. Như thế là nhiều gấp 3 lần con số 81 ngàn tỷ đồng (3.89 tỷ đôla) mức loan báo sẽ cắt giảm chi phí ngân sách nhưng lại không bao giờ thực hiện bởi Quốc Hội.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương ước tính tổng tín dụng tăng 7% năm ngoái, nhưng các phân tích gia độc lập nói con số thực là phải cao hơn. Trong khi chính phủ tăng chi, đồng VN sụt giảm giá trị so với đôla Mỹ, giảm hơn 7% trong khi nhiều tiền tệ cùng khu vực laị tăng giá so với đôla Mỹ. Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương VN Nguyễn Văn Bình cảnh báo đồng VN có thể còn xuống giá nữa trong năm 2012.
Báo Asia Times nói rằng mỗi năm có thêm từ 1.3 triệu tới 1.5 triệu người gia nhập lực lượng lao động, hầu hết sẽ vào khu vực sản xuất. Bây giờ xuất cảng sang Mỹ và Châu Âu suy giảm, bất ổn lao động là thấy rõ, và thất nghiệp sẽ tăng.
Đặc biệt là chính phủ VN cũng không thực sự quan tâm về đời sống công nhân: ngay cả khi lạm phát 18% vào những tháng cuối năm ngoái, chế độ từ chối tăng lương tối thiểu và cũng không ghìm vật giá nổi. Có gần 63% công nhân phỏng vấn bởi viện Institute for European Studies (IES) nói rằng họ phaỉ làm thêm giờ để có lương cao hơn, trong khi 32.2% công nhân, đặc biệt ở khu vực đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nói là họ làm thế vì bị các quản đốc thúc ép.
Trong 4 năm qua, trong khi kinh tế gia các nước khác quy lỗi kinh tế trở ngại chỉ vì thị trư7òng thế giới ảnh hưởng, nhưng trường hợp VN thì nhiều công nhân được thăm dò nói vấn đề không phaỉ vì quốc tế nào xa, mà trở ngại chính là trong nước.
Trong khi nhiều người Việt nhìn nhận rằng năng lực của đất nước chưa được sử dụng hết, thì nỗi giận càng tăng khi thấy chỉ có một nhóm nhỏ trong Đảng CSVN hưởng lợi và bóc lột tiềm năng dân tộc. Kết hợp với giá tăng, bất ổn xã hội đã tác động tới sức tăng, sự đổi mới và sự hấp dẫn của VN như một điểm đến để đầu tư không còn có thể bị bỏ qua nữa.
Sunday, January 29, 2012
VN Bất Ổn: Tiền Mất Giá, Lạm Phát Tăng
Đa số thợ VN bị chính quyền bỏ mặc, hãng ép
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment