Nguyễn-Xuân Nghĩa - ...người ta biến Đống Đa thành đống rác của Tầu!
Vì sao không có Đống Đa?
Từ năm 1789, cứ đến mùng năm Tết chúng ta đều nhớ đến chiến công Đống Đa của Quang Trung Hoàng đế vào mùa Xuân Kỷ Dậu đó. Bài này không ra ngoại lệ. Nhưng nhìn từ một giác độ khác về đến ngày nay.
Từ năm 1789, cứ đến mùng năm Tết chúng ta đều nhớ đến chiến công Đống Đa của Quang Trung Hoàng đế vào mùa Xuân Kỷ Dậu đó. Bài này không ra ngoại lệ. Nhưng nhìn từ một giác độ khác về đến ngày nay.
Sau Đống Đa 1789 đúng 160 năm, một biến cố đã ảnh hưởng đến Việt Nam mà khá nhiều người Việt mình khi đó lại không biết: Cộng sản Trung Hoa chiến thắng và Mao Trạch Đông thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc vào tháng 10 năm 1949. Nhờ đó, Cộng sản Việt Nam mới có Điện Biên Phủ 1954, rồi hai thập niên chiến tranh "giải phóng" kết thúc năm 1975. Từ đó, đất nước thống nhất dưới chế độ Cộng sản.
Một biến cố khác cũng có ảnh hưởng tương tự mà nhiều người Việt không để ý.
Một biến cố khác cũng có ảnh hưởng tương tự mà nhiều người Việt không để ý.
Đúng 200 năm sau trận Đống Đa, Liên bang Xô viết bắt đầu tan rã cùng với sự sụp đổ của bức tường ô nhục tại Bá Linh năm 1989 và Trung Quốc bị khủng hoảng nên mới có vụ thảm sát Thiên an môn năm đó.
Biến cố ấy trong thế giới Cộng sản dẫn đến hai hậu quả tại Việt Nam.
Biến cố ấy trong thế giới Cộng sản dẫn đến hai hậu quả tại Việt Nam.
Vì ỷ thế Liên Xô sau "Đại thắng mùa Xuân 1975", lãnh đạo Hà Nội đòi chơi cha chơi trèo, nên bị Bắc Kinh cho một bài học nảy lửa vào năm 1979. Năm đó là lần đầu tiên từ Đống Đa 1789 mà chiến tranh Hoa-Việt lại bùng nổ, và thực tế kéo dài đến 1988. Mà khác với Đống Đa và mọi cuộc chiến Hoa-Việt khác trong lịch sử, không viên tướng nào của Trung Quốc phơi thây ngoài chiến địa hoặc phải treo cổ tự ải!
Khi Liên Xô bắt đầu tan rã năm 1989, Hà Nội quên hẳn chuyện xưa mà cúi đầu lạy giặc làm cha: chuẩn bị tái thần phục Bắc Kinh. Và tiến hành đổi mới theo kiểu cải cách của Trung Quốc. Cho kính tế một chút tự do để sức sản xuất của người dân sẽ kéo đất nước ra khỏi khủng hoảng, mà đảng vẫn giữ quyền toàn trị, và đảng viên có quyền trưng thu. Bên trong, chủ nghĩa "tư bản nhà nước" và sự xuất hiên của hệ thống "tư bản đỏ" là hậu quả tất yếu. Bên ngoài là quan hệ phụ dung với Trung Quốc, được trang trí bằng 16 chữ vàng.
Đó là dấu mốc 1989! Một cách kỷ niệm đầy ô nhục của 200 năm trận Đống Đa.
Ngày nay, bị dày xéo mãi, đất và nước đã biến thành bùn....
Nhưng vì sao mới chỉ có 200 năm, nước nhà đã giật lùi như vậy vào quỹ đạo Trung Quốc?
Ngày nay, bị dày xéo mãi, đất và nước đã biến thành bùn....
Nhưng vì sao mới chỉ có 200 năm, nước nhà đã giật lùi như vậy vào quỹ đạo Trung Quốc?
***
Xin hãy nhìn lại cuốn lịch xưa....
Nhà Tây Sơn khởi nghiệp từ Tân Mão 1771, dựng nghiệp từ Kỷ Dậu 1789, bắt đầu suy tàn khi Quang Trung thăng hà năm Nhâm Tý 1792, mà tồn tại thêm 10 năm cho đến Nhâm Tuất 1802. Đó là khi Gia Long thực sự thống nhất đất nước. Nỗ lực thống nhất khởi đi từ Nguyễn Huệ lại do Nguyễn Ánh hoàn thành.
Mà xét cho cùng thì lề lối cai trị sau khi thống nhất là một tai họa!
Nước Nam thật ra lụn bại từ giữa thế kỷ 15, 130 năm sau khi sáng lập nhà Lê. Việc thống nhất sở dĩ đặt ra là do hoàn cảnh phân ly chia cắt, chuyện "nhất giang lưỡng quốc" đợt đầu. Thời điểm mấu chốt là năm 1558, khi Nguyễn Hoàng xin rời Thăng Long vào Thuận Hoá để thoát nạn Trịnh Kiểm - mà cũng là để mở cõi. Từ đó, chín đời Chúa Nguyễn đã có công khai phá lãnh thổ xưa kia bị thu hẹp vào vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã ở mạn Bắc.
Đáng chú ý hơn thế, các Chúa Nguyễn còn làm đảo lộn "trật tự Đông Nam Á" với một Đàng Trong thù phú, giao tiếp với thiên hạ một cách hiên ngang bình đẳng. Đặc biệt là không hề sợ sệt khúm núm với Thiên triều phương Bắc.
Người dân Đàng Trong cũng thế, họ sống trong một thế giới cởi mở, sự tiên báo của hiện tượng quốc tế hóa tại miền Nam sau 1954. Và toàn cầu hóa của thế giới ngày nay.
Cũng do địa dư hình thể, nửa duới hình chữ S của nước Nam đã hoàn thành vào thời đại này.
Đấy là nơi thuận tiện cho giao lưu hàng hải với các nước Đông Nam Á, chứ không bị kẹt giữa Hạ Long và đảo Hải Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Hoàn cảnh địa dư khách quan ấy, cùng tài năng Nguyễn Huệ, còn giải thích vì sao Việt Nam không chỉ giỏi về thủy chiến với những trận đánh trên sông đã lừng danh lịch sử như Bạch Đằng, Chương Dương, mà còn có nhiều trận hải chiến ngoài biển, từ Quy Nhơn xuống Côn Sơn qua Phú Quốc đến tận Vịnh Xiêm La....
Nhìn ra thế giới bên ngoài, trong khoảng thời gian đằng đẵng từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 20, thực tế là từ khi Columbus tìm ra "Tân Thế Giới" đến ngày Liên Xô sụp đổ, Âu Châu đã khuynh đảo và chi phối toàn thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ là cường quốc lục địa và còn có lúc quay đầu vào núi để ngỏ đại dương cho xứ khác.
Họ hụt mất cơ hội của Columbus sau bảy chuyển hải hành của Tam bảo Thái giám Trịnh Hòa vì nội loạn, vì rợ Hung Nô phía Bắc và vì công khố kiệt quệ sau hai chục năm chiếm đóng Việt Nam, từ 1407 đến 1427. Rồi từ lệnh "hải cấm" đời Minh sau khi Trịnh Hoà tạ thế đến sau này, Trung Quốc chưa từng là cường quốc đại dương. Nếu có "hải chiến" thì là với cướp biển, hải tặc hay "nụy khấu" Nhật Bản....
Nhìn lại chuyện Đông hải dậy sóng ngày nay, chúng ta nên giật mình về chi tiết đó từ phía Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc đang muốn thành cường quốc hải dương, Việt Nam thì đẩy cả nước về phận giun dế, chỉ còn cái bao tử suy nghĩ thay cho cái đầu.
Nhìn lại chuyện Đông hải dậy sóng ngày nay, chúng ta nên giật mình về chi tiết đó từ phía Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc đang muốn thành cường quốc hải dương, Việt Nam thì đẩy cả nước về phận giun dế, chỉ còn cái bao tử suy nghĩ thay cho cái đầu.
Điều gì đã xảy ra tại Việt Nam?
Vì sao một dân tộc từng là cường quốc Đông Nam Á thời Trịnh Nguyễn, đã đánh tan đạo quân xâm lược của nhà Đại Thanh vào thời cực thịnh của họ, mà lại lụn bại dần và bị Trung Quốc uy hiếp ngoài biển lẫn bên trong như ngày nay?
Người ta nói chuyện dân trí thấp kém, còn dân khí thấp hèn thì tại ai?
***
Trong hơn hai trăm năm Trịnh Nguyễn phân tranh, các Chúa Nguyễn giữ thế thủ với nhà Trịnh, họ vẫn tỏ vẻ tuân phục vua Lê vô quyền và còn sẵn sàng... nộp thuế: triều Nguyễn theo đuổi ưu tiên khác. Và không hề coi Bắc Kinh là Thiên triều, Trung Quốc là mẫu mực! Thương nhân, hải tặc hay cựu trào người Hoa mà xiêu tán vào Đàng Trong thì được đối xử bình đẳng. Nếu có tài thì được vận dụng thành sức mạnh kiến quốc, như khách trú, không là thái thú, quan thầy.
Với người Hoà Lan, Bồ Đào Nha hay Nhật Bản, hoặc dân Mã Lai, Xiêm La, Gia Va hay Giang Lưu Ba, v.v... người Đàng Trong cũng có thái độ hữu nghị, khi có lợi thì cùng khai thác. Trong thời tranh hùng đó, sử sách Đàng Ngoài dĩ nhiên không biết - hoặc không ghi lại sự thể cho đúng.
Nhưng khi Gia Long thống nhất đất nước từ năm 1802, ưu tiên của ông lại là củng cố đế nghiệp, và triều Nguyễn của ông tự coi như một nối tiếp chính thống của triều Lê, dưới ánh sáng của phương Bắc. Bộ Luật Gia Long là bản sao hắc ám của Luật nhà Thanh, tụt hậu rất xa so với bộ Luật Hồng Đức đã khá tiến bộ thời Lê Thánh Tông. Mà các sử thần triều Nguyễn cũng ít nhấn mạnh đến công trình dựng nước của Đàng Trong vì các Chúa khi đó không... đi vào chính quy nền nếp theo kiểu Trung Hoa.
Nói ra cho gọn, triều Nguyễn Sơ đã tự Hán hóa mạnh và không chỉ xóa sạch lịch sử "Ngụy Tây" của nhà Tây Sơn mà còn khép lại độ mở quốc tế của Đàng Trong. Nước Nam khi đó trở về hoàn cảnh của sinh vật di động trong không gian hai chiều Nam Bắc. Mà Thiên triều mới là Bắc đẩu.
Từ đó nước nhà lụn bại dần để không còn sức quật khởi khi các nước Tây phương trở lại.
Đến đời Tự Đức thì nước Nam thống nhất đã mất chủ quyền, rồi bị chia hai, chia ba.... Khi quân Pháp tấn công, triều đình phân vân bất định về hai lẽ chiến hòa, nếu có đởm lược lắm thì cũng chỉ nghĩ đến chuyện cầu viện phương Bắc. Mà nhà Đại Thanh từ sau thời Đạo Quang đã lụn bại dần chứ hết còn hùng khí như thời Khang Hy hay Càn Long.
Nước Nam cùng quẫn đến nỗi cầu cả giặc Cờ Đen, Cờ Trắng, Cờ Vàng, dư đảng của phong trào nổi loạn Thái bình Thiên quốc. Quyết định nhu nhược và nguy hiểm ấy khiến một võ quan triều Tự Đức là Ông Ích Khiêm phải than phiền – và cảnh báo:
Áo chúa cơm vua đã bấy lâu
Đến khi có giặc phải thuê Tàu!
Từng phen võng giá mau chân nhẩy
Đến bước chông gai thấy mặt đâu?
Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
Trâu dê ngày hiến đứa răng bầu!
Ai ôi hãy chống trời Nam lại
Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu.
Đến khi có giặc phải thuê Tàu!
Từng phen võng giá mau chân nhẩy
Đến bước chông gai thấy mặt đâu?
Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
Trâu dê ngày hiến đứa răng bầu!
Ai ôi hãy chống trời Nam lại
Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu.
Sau đấy, là ngày nay, dân ta không phải cạo đầu mà phải cúi đầu.
Chỉ vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam đã bị người Cộng sản hòa chung vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, không với mẫu mực Liên Xô thì với màu sắc Trung Quốc. Và y như trong thời Nguyễn Sơ, cũng lại cầu viện Trung Quốc trong cuộc chiến với Tây phương.
Tới khi Liên Xô tan rã, Việt Nam bị hút chặt vào một cực còn lại, là Trung Quốc. Bị lãnh đạo phế bỏ võ công, người dân không được quyền chống đỡ. Dù chỉ là biểu tình phản đối cũng chẳng được. Bị chế độ kiểm soát và làm thịt từng mảng, xứ sở trôi vào trật tự Trung Hoa, nhiều địa phương tự động hành xử như phiên trấn của phương Bắc.
Việt Nam trong thế kỷ 21 bị kéo về Việt Nam vào đầu thế kỷ 19, khi lãnh đạo chỉ nghĩ đến việc củng cố quyền lực chính trị trên đầu người dân, bất chấp nguy cơ ngoại xâm từ phương Bắc.
Một vòng chân trời rất khái quát ấy có thể giải thích vì sao không có Đống Đa: người ta biến Đống Đa thành đống rác của Tầu! Hãy nhìn hài kịch là cuốn phim về Lý Công Uẩn trong dịp kỷ niệm "Ngàn Năm Thăng Long" thì rõ.... Chính trị hôn ám đã làm suy đồi cả nền văn hoá cho nên có muốn gột rửa thì phải mất nhiều thế hệ.
Đầu năm mà nói về chuyện này thì chẳng ai vui, nhưng từ mấy năm qua, nhiều người về nhà ăn Tết đã ngạc nhiên đến tê tái khi thấy chẳng còn ai nhắc đến Đống Đa hay Nguyễn Huệ nữa.
Bao giờ thì việc ngày Tết thắp nhang trước đền thờ Quang Trung sẽ là cái tội?
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-67_4-186502_15-2/
0 comments:
Post a Comment