Phương Hà - Vụ nhà Báo Hoàng Khương phóng viên báo Tuổi Trẻ bị bắt tống giam về tội “đưa hối lộ” với những quy kết nhà báo này đã “gài bẫy công an”, dồn công an vào con đường phạm tội, không chỉ làm bức xúc giới cầm bút làm báo trong nước mà còn ảnh hưởng đến quốc tế. Các hãng thông tấn báo chí lớn trên thế giới như BBC, RFI, VOA rầm rộ đưa tin. Riêng tổ chức Nhà báo không biên giới thì thẳng thắn yêu cầu nhà chức trách Việt Nam tha ngay nhà báo Hoàng Khương.
Bắt một người phạm tội là để điều tra làm rõ hành vi của họ nhăm mục đích đưa họ ra trước vành móng ngựa. Buộc họ phải tâm phục khẩu phục sức mạnh của pháp luật. Sức mạnh này không chỉ là sự điều chỉnh của bộ luật hình sự mà là lẽ phải, là chân lý. Nhiều câu hỏi đã đặt ra của nhiều người am hiểu pháp luật.
Ông Hoàng Khương đưa hối lộ vì mục đích gì? Bới vì trong các yếu tố cấu thành tội phạm các nhà tư pháp luôn luôn đánh giá trên bốn mặt. Khách quan, chủ quan, khách thể, chủ thể của tội phạm. Mặt chủ quan chính là mục đích gì mà Hoàng Khương đưa hối lộ cho cảnh sát giao thông? Anh giải cứu xe tang vật phạm pháp hay tự mình thích ở tù? Chắc chắn dó không phải là mục đích của Hoàng Khương.
Mục đích của anh là những sự thật nhức nhối xã hội ta – nạn hối lộ, nạn cướp cạn ngang nhiên của những người được pháp luật và nhân dân giao phó trách nhiệm bảo vệ Pháp luật, bảo vệ nhân dân. Chủ thể tội phạm là Hoàng Khương, một nhà báo đang công tác ở một tờ báo có tên tuổi, anh đang thực hành nhiệm vụ của một phóng viên. Nhớ lại tấm ảnh anh được tuyên dương nhận giải thưởng báo chí năm 2010 mà thấy buồn.
Còn việc bắt người theo lý luận của các cơ quan tố tụng, họ chỉ bắt người để phục vụ công tác điều tra. Việc của Hoàng Khương rành rành ra đấy, có gì mà phải bắt. Hay là bắt vì sơ tội phạm chạy trốn? Ở đây Hoàng Khương có cả cơ quan báo Tuổi Trẻ, có gia đình chắc anh không có ý định trốn. Nếu để Hoàng Khương ở ngoài sẽ có thể gây nguy hại cho xã hội chắc không phải là Hoàng Khương. Mặt khác đối với anh, con đau vợ ốm, hoàn cảnh hiểm nghèo. Liệu các cơ quan công an, Viện Kiểm sát nhân dân – cơ quan giám sát việc bắt giữ người, có quyền ký phê chuẩn việc bắt hay không bắt Hoàng Khương, họ có nghĩ gì về trường hợp cụ thể này không?
Việc tha hay cho Hoàng Khương tại ngoại lúc này quá dễ, chỉ bằng việc chấp nhận đơn của gia đình, cơ quan của anh bảo lãnh và ra một quyết định thay đổi “biện pháp ngăn chặn” là xong.
Nói đúng ai nghe?! Việc đúng ai làm?!
P. H.
Nguồn: quechoa.info
0 comments:
Post a Comment