Monday, July 25, 2011
Còn bao nhiêu nữa, những tiếng kêu lạc loài?
Blogger “Điếu Cày” mất tay rồi! Cái tin đưa ra ngắn ngọn nhưng quả thật đã làm cho tôi chưng hững và ray rức trong nhiều ngày nay trước khi quyết định đưa lên diễn đàn những ý kiến này. Tôi không quen anh Hải. Những gì tôi biết về anh Hải có lẽ rất giới hạn và không chừng là không đúng (?) để có thể có những quyết định đúng đắn cho chính mình. Những gì tôi biết về Anh Hải chỉ như thế này: anh Hải là 1 nhà báo tự do ở Việt-Nam. Bức xúc trước những hành động xâm lấn lãnh thổ Việt-Nam của Trung Cộng anh đã từng ra Ải Nam Quan và thác Bản Giốc để xác nhận, ít nhất là cho chính mình. Anh đã tích cực biểu tình, dương biểu ngữ lên án Trung Cộng xâm lấn 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt-Nam tại Sài Gòn, trước Nhà Hát Lớn của thành phố (trụ sở Quốc Hội củ của VNCH). Anh đã bị bắt giam 2 năm với tội trốn thuế. Khi hết hạn tù, nhà cầm quyền CSVN tiếp tục giam giữ anh với tội danh “Hoạt động chống phá nhà nước” mà không qua bất cứ một thủ tục pháp lý nào. 9 tháng qua, thân nhân của anh không còn được phép liên lạc với anh nữa. Gần đây, người vợ (củ) của anh lên tiếng kêu cứu có thể anh đã bị mất tay trong tù…. Gia đình anh tan nát. Vơ con lêu bêu. Thân anh trở thành tàn phế và không chừng đã mất mạng.. Chỉ đơn giản như vậy?
Có thể trong những đỗ vỡ toàn diện của những giá trị luân lý và đạo đức trong xã hội Việt-Nam ngày nay thì một Điếu Cày chỉ là tiếng kêu cô đơn trong sa mạc? Không thể được! Tại sao chính phủ Pháp có thể bỏ ra hàng trăm triệu đổng để “buy out” nhà văn Dương Thu Hương như chính bà cho biết? Tôi đọc những bài viết và xem những bó hoa chúc mừng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cho 1 cuộc đời mới đầy hứa hẹn tại Hoa Kỳ mà không thể không đặt câu hỏi cái khác nhau là cái gì dù rằng tôi vẫn hiểu những người được “back up” bởi những thế lực chính trị dĩ nhiên là sẽ được những số phận khác nhau…
Mới đây, tôi nhận được thư trả lời qua email của Thượng Nghi Sĩ Hoa Kỳ, Tiểu Bang California Dianne Feinstein (đơn vị San Francisco) cho hay trường hợp can thiệp cho cha Lý đã ổn định dưới sự “trông chừng” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Muôn ngàn lần cám ơn cho những giá trị và những hoạt động nhân bản của xã hội dân sự Hoa Kỳ. Nhưng phải cẩn thận để đừng lạm dụng và đừng để bị tình trạng “lờn thuốc” cho những can thiệp cần thiết, lớn hơn trong tương lai.
Và không phải trường hợp nào “nguời Mỹ” cũng đầy “độ lượng” cả – dĩ nhiên là họ có cái lý của họ. Xin tha thứ cho trường hợp tôi nêu ra dưới đây. Tôi hoàn toàn không nêu tên tuổi, chỉ muốn nêu lên như 1 bài học cho chúng ta suy nghĩ. Số là 1 người bạn (không thân) của tôi ở Maryland có tiếp xúc với văn phòng dân biểu tại đây để xin giúp đở “đòi lại Hoàng Sa và Trưòng Sa”! Câu trả lời đầy cay đắng nhưng không ngạc nhiên đó là “tại sao chúng tôi phải giúp quí vị đòi lại những mãnh đất này?” Không lâu trước đây, trên Internet, để chống lại quyết định can thiệp của Tổng Thống Obama vào Lybia, 1 dân biểu của Cọng Hoà cũng đã nói “phải trả tiền cho những đổ máu của Hoa Kỳ” …
Làm sao để chúng ta có thể giáo dục người dân chúng ta hiểu rằng mọi cuộc cách mạng dân tộc của Việt-Nam là phải do người Việt-Nam đánh đổi bằng máu và nước mắt của chính mình. Con đường “cải lương” theo tôi, ngược lại, lại là con đường dài nhất (vì không biết đến bao giờ) và vì thế, là với nhiều máu và nước mắt nhất. Cách đây không lâu tôi có đọc 1 bài viết của ông Hà Sĩ Phu. Dù không hoàn toàn đồng ý với ông Phu, bài viết với tôi rất có giá trị trên cái nhìn chính xác về tương quan của Việt-Nam và Hoa Kỳ : “cở nào người Mỹ cũng chơi được, tùy vào trình độ của người Việt-Nam”… Trong khi “gián tiếp” cho phép nhân viên của mình mớm ý “Hợp tác Mỹ-Việt sẽ là 1 hợp tác lâu dài”, chính phủ Mỹ sẽ không ngần ngại nhìn nhận 1 thế lực đối kháng nếu họ chứng minh họ có tư cách như thế.
Trong khi còn có quá nhiều việc thiết thực phải làm, nên làm thì trên diễn đàn chính trị, có nên chăng cho những bình luận về sự ngừng thở của 1 con người thật ra đã chết từ lâu? Nghĩa cùng là nghĩa tận. Năm 1971, sau khi bị hoàn toàn bị cô lập chính trị, Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã (được cho phép) đọc bài diễn văn lần cuối cùng trước khi ra đi. Tôi vẫn còn nhớ câu cuối cùng ông noí: “Không phải lúc nào lẽ phải cũng thắng”. Thôi được, xin tiển đưa ông với câu nói cuối cùng này.
“Không phải lúc nào lẽ phải cũng thắng”… Nếu cái giá trị của câu nói này hoàn toàn phản ảnh những hoài nghi cho chính cá nhân của ông Nguyễn Cao Kỳ thì cái giá trị của chính câu nói đó vẫn đúng cho chúng ta để chiến đấu và hy sinh vì những lý tưởng cao đẹp của con người.
Võ Trang
July 24 2011
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment