Anatol Lieven/The New York Times
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trên một tiến trình có thể dẫn đến chiến tranh vào một ngày nào đó.
Tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta
tuyên bố đến năm 2020, 60% Hải quân Mỹ sẽ được triển khai tại Thái Bình
Dương. Tháng Mười một năm ngoái, Tổng thống Obama đã công bố tại Úc,
việc thành lập một căn cứ quân sự của Mỹ tại đất nước này, và ném xuống
một chiếc găng tay so đấu về ý thức hệ với Trung Quốc bằng tuyên bố của
ông rằng Hoa Kỳ "sẽ tiếp tục nói chuyện thẳng thắn với Bắc Kinh về tầm
quan trọng của việc duy trì các tiêu chuẩn quốc tế và tôn trọng các
quyền con người phổ quát của nhân dân Trung Quốc".
Các mối nguy hiểm vốn có trong những phát triển
hiện nay ở các chính sách của Mỹ, Trung Quốc và khu vực được vạch ra
trong tác phẩm "Lựa chọn của Trung Quốc: Tại sao Mỹ nên chia sẻ quyền
lực" (The China Choice: Why America Should Share Power) một cuốn sách
quan trọng sắp tới của Hugh White, một chuyên gia người Úc về các vấn đề
quốc tế. Như ông viết, "Washington và Bắc Kinh đã đang trượt về phía
cạnh tranh không tránh khỏi ". Để thoát khỏi tình huống ấy, White đưa ra
một lập luận mạnh mẽ về một cuộc "biểu diễn hò tấu của các cường quốc" ở
châu Á, như một phương cách tốt nhất - và có lẽ là duy nhất - để thể
tránh được cuộc đối đầu đang lù lù hiện ra. Các cơ sở kinh tế của một
thỏa thuận Mỹ-Trung như thế thực sự đã có.
Mối nguy hiểm của cuộc xung đột không xuất phát
từ khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc. Bên ngoài khu vực Đông Á,
Bắc Kinh đang gắn bó với một chính sách rất thận trọng, tập trung vào
lợi ích thương mại mà không có các thành phần quân sự, một phần bởi vì
các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng họ sẽ phải mất hàng thập kỷ chi
phí khổng lồ về hải quân để cho phép họ hình thành được một thách thức
trên toàn cầu với Hoa Kỳ, thậm chí sau đó, gần như chắc chắn họ sẽ phải
thất bại.
Ở Đông Á, mọi điều còn rất khác biệt. Hầu như
trong toàn bộ lịch sử của mình, Trung Quốc đã thống trị khu vực. Khi trở
thành một nền kinh tế lớn nhất trên trái đất, chắc chắn Trung Quốc sẽ
tìm cách để thống trị toàn cầu. Dù không thể xây dựng được một lực lượng
hải quân để thách thức Hoa Kỳ trong các đại dương xa xôi, nhưng trong
tương lai, sẽ rất ngạc nhiên nếu Trung Quốc không có khả năng tạo được
một lực lượng tên lửa và không quân đủ để từ chối sự truy cập của Hải
quân Mỹ vào các vùng biển xung quanh Trung Quốc.
Hơn nữa, Trung Quốc đang tham gia trong các
tranh chấp lãnh thổ về các nhóm đảo với các nước khác trong khu vực
-những tranh chấp mà trong đó tình cảm ái quốc dân tộc phổ biến của
Trung Quốc đã trở nên hết sức gắn bó. Với chủ nghĩa cộng sản đã chết,
chính quyền Trung Quốc từng dựa rất nhiều thành công - vào chủ nghĩa yêu
nước như một hỗ trợ cho tư tưởng thống trị của mình. Vấn đề là nếu các
cuộc đụng độ nổ ra trên các quần đảo này, Bắc Kinh có thể tìm thấy chính
mình trong một vị trí không thể thỏa hiệp mà không phải chịu sự thiệt
hại nghiêm trọng đến tính hợp pháp trong nước của mình - rất giống như
hoàn cảnh của các cường quốc châu Âu vào năm 1914.
Trong những tranh chấp này, chủ nghĩa yêu nước
của Trung Quốc va chạm với các chủ nghĩa yêu nước khác - đặc biệt là của
Việt Nam, đất nước vốn là hiện thân của các thù oán nặng nề trong lịch
sử. Mối thù địch với Trung Quốc của Việt Nam và hầu hết các nước khác
trong khu vực lập tức là một lợi thế lớn nhất và nguy hiểm nhất của Hoa
Kỳ. Nghĩa là hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc đều muốn Hoa Kỳ
duy trì hiện diện quân sự trong khu vực. White lập luận, ngay cả khi Hoa
Kỳ muốn rút ra, cũng khó chắc rằng các nước này ngoan ngoãn quy thuận
đến quyền bá chủ của Trung Quốc.
Nhưng nếu Hoa Kỳ cam kết một liên minh quân sự
với các nước này để chống lại Trung Quốc, Washington sẽ có nguy cơ lôi
kéo Hoa Kỳ vào các tranh chấp về lãnh thổ của họ. Trong trường hợp có
đụng độ quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, Washington sẽ phải đối mặt
với sự lựa chọn của việc phải đứng ra xa để nhìn thấy sự tín nhiệm mình
như một đồng minh bị hủy diệt, hoặc phải chiến đấu chống lại Trung Quốc.
Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều sẽ không hoàn toàn
"thắng" được cuộc chiến tranh hậu quả ấy, nhưng chắc chắn họ sẽ gây ra
những thiệt hại thảm khốc cho lẫn nhau và nền kinh tế thế giới. Nếu cuộc
xung đột leo thang thành một cuộc trao đổi hạt nhân, nền văn minh hiện
đại sẽ bị sụp đổ. Ngay cả một cuộc đối đầu quân sự và chiến lược lâu dài
với một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế sẽ làm suy yếu trầm trọng vị
trí của Mỹ trên toàn cầu. Thực ra, sự vươn quá tay của Mỹ đã rõ ràng -
ví dụ như việc bỏ bê các nước thất bại ở vùng Trung Mỹ của Washington.
Để tránh được điều này, một trật tự Đông Á mà
White đề nghị sẽ thiết lập các giới hạn nhạy cảm mà cả Hoa Kỳ và Trung
Quốc đều đồng ý không vượt qua - đặc biệt là một đảm bảo không sử dụng
vũ lực khi không có sự đồng ý của đối phương , trừ khi vì lý do tự vệ rõ
ràng. Nhạy cảm hơn cả, trong khi Trung Quốc sẽ phải từ bỏ việc sử dụng
vũ lực chống lại Đài Loan, bản thân Washington có thể sẽ phải công khai
nhìn nhận sự thống nhất của Đài Loan với Trung Quốc.
Quan trọng không kém, Trung Quốc sẽ phải xác
nhận tính hợp pháp v ề sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á, vì điều này được
các nước Dông Á khác mong muốn, và Hoa Kỳ sẽ phải thừa nhận tính hợp
pháp của trật tự chính trị hiện có của Trung Quốc , vì trật tự này đã
mang lại bước đột phá kinh tế và tăng cường rất nhiều quyền tự do thực
sự cho người dân Trung Quốc. Trong một cuộc hợp tấu như vậy, những lời
tuyên bố như của Tổng thống Obama nhằm hỗ trợ dân chủ hóa của Trung Quốc
sẽ phải bị loại bỏ.
Như White lập luận, một cuộc hợp tấu giữa quyền
lực giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực như thế sẽ khó có thể thu xếp đến
nỗi "sẽ khó có thể đáng cân nhắc nếu các lựa chọn thay thế không đến
nỗi tệ lắm." Nhưng khi cuốn sách của ông sẽ được trình làng với sức mạnh
đáng sợ, rất có thể các lựa chọn thay thế cũng là thảm họa.
Tác
giả Anatol Lieven là giáo sư tại Ban Nghiên cứu Chiến tranh của King's
College London và l à thành viên cao cấp của New America Foundation tại
Washington.
Nguồn: The New York Times
0 comments:
Post a Comment