LÃO MÓC
Trong hai bài viết về chuyện “nói dối như… Tố Hữu”, tôi đã dẫn chứng về những chuyện “nói dối không chớp mắt, nói dối không biết ngượng miệng, nói dối như “Bác” Hồ, nghĩa là nói dối như VẸM ” (tức Việt Minh, tiền thân của đảng Việt Cộng hiện nay) của nhà thơ cộng sản Tố Hữu.
Trong bài trả lời cho tác giả Nhật Hoa Khanh, nhà thơ Tố Hữu có đề cập đến nghệ sĩ Đặng Đình Hưng: “Tôi
khâm phục tài năng và ý chí của nghệ sĩ Đặng Đình Hưng. Đối với tôi,
cuộc đời anh Hưng là một bài giảng cao cấp về niềm tin ở sự thật”.
Nhưng nghệ sĩ Đặng Đình Hưng là ai vậy? Và “cuộc đời anh Hưng là một bài giảng cao cấp về niềm tin ở sự thật” là chuyện gì vậy?
Xin thưa ngay để độc giả khỏi sốt ruột. Ông này chính là nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, bố của thiên tài âm nhạc Đặng Thái Sơn, người đoạt giải nhất thi Chopin ở Varsava năm nào.
Và Đặng Đình Hưng là một trong những cuộc đời bị “rạn vỡ, bị ruồng bỏ và bị lưu đày” vì bị dính líu đến vụ Nhân văn – Giai phẩm (NVGP).
Người theo lệnh Tố Hữu “đấu tố” biến nhạc sĩ Đặng Đình Hưng thành “tên đồ tể Đặng Đình Hưng” là nhạc sĩ Huy Du, bí thư đảng đoàn Hội Nhạc sĩ.
Theo nhà văn Thế Giang, tác giả tập truyện “Thằng Người Có Đuôi”
thì, chính anh nhạc sĩ Huy Du này, khi Đặng Thái Sơn đã học hết những
cái gì có được của Trường nhạc Việt Nam đã lên giọng lập trường quan
điểm đe bác bỏ đề nghị gửi Đặng Thái Sơn qua Nga du học. May mà có dịp
ông Nataxon, giáo sư dương cầm Nga ghé Hà Nội, giữa rừng âm thanh bát nháo, ông lọc ra tiếng đàn của Đặng Thái Sơn.
Theo nhà văn Thế Giang viết trong “Cây Đắng Nở Hoa” là truyện ngắn mà tôi ý cứ theo để viết về chuyện mà nhà thơ VC Tố Hữu đã tuyên bố: “Cuộc đời anh Hưng là một bài giảng cao cấp về niềm tin ở sự thật” thì:
“Nhưng ba năm sau Hà Nội vẫn lì ra với lời yêu cầu gửi thẳng nó (ĐTS)
qua cho ông (Nataxon) dạy. Đến độ ông nổi cáu, sát hạch lại trình độ
tất cả các học sinh được gửi sang, đuối về một mớ và dọa sẽ đuổi về tất
cả nếu không cho thằng (ĐT) Sơn đi. Bị dồn vào bước đường cùng nên “anh
đội cẩm” Huy Du đành duyệt cho qua lý lịch của nó.
“…Con bị ốm nặng bố ạ, có lẽ hành trình đi Varsava quá dài mà con
đi bằng xe lửa. Sứ quán bác đơn xin tiền lộ phí của con để đi thi, họ
cũng khước từ bảo hộ cho danh xưng của con trong cuộc thi. Nhưng con
quyết định liều và giáo sư Nataxon một lần nữa lại giúp con, ông ấy cho
con tiền đi đường, tiền thuê dàn nhạc đệm và tiền trọ… Trong cơn sốt
39.5 độ, con đã chảy nước mắt ròng: Các nước tham dự đề được chào cờ và
cử quốc ca của mình, mà Việt Nam thì không có. Con tham dự với tư cách
thí sinh tự do. Nhưng cũng nhờ sự cay đắng đó mà con gặp được Chopin –
Những nỗi đau giao thoa với nhau đã bật lên tiếng đàn của hồn ông…”
Ông hiểu con mình như hiểu chính mình. Nó vẫn cô đơn và đầy dũng cảm
như cha nó. Nhưng ngôi sao bản mệnh của nó vững hơn nên đã đi hết được
con đường ông đã dắt nó vào và bỏ dở. Buông rơi lá thư tay nóng hổi của
con trai gửi về, ông liếc mắt xuống tờ báo Nhân Dân: “Công-cua Sô-Phanh-Công-cua gốc mít.” Hàng tít chạy dài cắt ngang tờ báo… Đặng Thái
Sơn, tiếng đàn vọng lên từ những căn hầm trú ẩn. Tiếng đàn bay cao hơn
tiếng bom Mỹ nổ. Tiếng đàn vọng lên từ dưới những gốc mít của các trại
sơ tán của truờng nhạc Việt Nam. Đặng Thái Sơn, những nỗi đau của một dân tộc đấu tranh đòi độc lập…
… Ông nhớ lại hình ảnh của những đứa trẻ con đá bóng trên đường phố
trong đêm khuya, từng bầy công an bịt chặt các ngã đường – như đánh trận
– để đuổi bắt chúng. Những đứa trẻ ở trần mồ hôi trơn láng, khó bắt,
thì ngáng chân! Rồi mai đây khi những đứa bé gẫy răng, đổ máu đầu để nứt
đất chui lên thành Thế Anh, Cao Cường v.v… (Hai cầu thủ nổi tiếng của Hà Nội) thì con mẹ mìn đó lại ẵm vội vào lòng. Nhờ sự quan tâm vun trồng của Đảng!…
Ông thấy thương con ông, thương những đứa trẻ. Nó chỉ có một con
đường, cắm đầu mà đi, đằng sau không có lối về. Khi đụng đến bức tường
cuối đường thì úp mặt vào, đợi tiếng lên đạn…
Nhưng lần này thì đạn nổ ngược, nó đã nhảy bật qua khỏi bức tường bay thoát ra thế giới bên ngoài.
… Ông nhẩm đếm những xác người đã ngã dưới bức tường đó. Trần Dần, Phan Khôi… những Đoàn Phú Tứ lẩn thẩn suốt đời đi dép lệch, những Lê Đạt
lầm lũi chui trong đêm như con cóc, người quen gặp không dám chào vì sợ
liên lụy, những thằng họa sĩ sau khi buộc lòng học nghề thợ mộc trong
tù nhìn bàn tay phế thải cứng như thợ đóng cối của mình mà trào nước
mắt. Còn biết bao nhiêu những cuộc đời bị rút phép thông công đẩy vào
bóng tối như mình?
Ông nhớ lại những trại nuôi bò mà người ta đã lùa ông và bạn bè ông lên đó để “lấy lại tình thương, lập trường giai cấp từ những con vật!”. Để Văn Cao
bây giờ suốt ngày đi lang thang ngoài đường thơ thẩn như con bò. Còn
Hoàng Cầm nữa, nó yêu từ gốc rạ tỏa hơi ấm sớm mai, ngơ ngẩn hỏi “lá
diêu bông” ở đâu… chứng nào vẫn tật nấy, còn ngứa ngáy với thơ thì lại
rũ xương trong nhà tù mà thôi.
Khuôn mặt vợ ông từ từ hiện lên. Nàng vẫn sống mà ông như nhớ về
người đã chết. Hơn chục năm rồi không gặp lại kể từ lần cuối ra tòa li
dị. Tất cả đã đổ vỡ, đổ vỡ từ nàng Thái Thị Liên đẹp mơ
mộng, có tiếng đàn lãng mạn như tình yêu đối với ông. Người ta không
thể chịu được bà Hệ trưởng Piano lại là vợ của “thằng Nhân văn – Giai
phẩm”. Nàng cũng không thể chịu được con người ngày hôm qua còn là đấng
tao nhân hào hoa phong nhã ngước mắt lên trời là nhạc ý tuôn theo mây,
nay trở thành kẻ phẫn chí nát rượu. Con cái nàng không thể ngóc đầu lên
được nếu ngày nào còn là con “thằng Nhân văn – Giai phẩm”…
Và ông đành gạt nước mắt chia tay vợ ở toà án rúc về xó quê hẻo lánh đợi tuổi già đến khuân đi…”
Đó là “một bài giảng cao cấp về niềm tin ở sự thật” mà nhà
thơ Tố Hữu, ông cai thầu của nền văn chương cũi sắt đã tỏ ý “khâm phục
tài năng và ý chí của nghệ sĩ Đặng Đình Hưng” – là một trong những cuộc đời đã bị ông ta làm cho “rạn vỡ, bị ruồng bỏ và bị lưu đày”.
Và cũng theo nhà văn Thế Giang thì “Trung ương không được hài
lòng lắm khi bị bắt buộc phải ngậm đắng nuốt cay ẵm ngửa một cuộc đời đã
thoát khỏi quĩ đạo của Đảng bay ra ngoài giao du với thế giới.
Việc nhọc lòng đầu tiên là ông Phạm Hùng buộc
phải ký lệnh hết hiệu lực cái án phát vãng lưu vong cho ông bố thằng
(Đặng Thái) Sơn. Thứ đến là Sở quản lý Nhà đất phải lo cho ông cái buồng
để ở. Rồi đây, khi quan trên trông xuống người ta trông vào, gia đình
nó cũng phải có một chỗ trú thân cho tươm tất. Giới lãnh đạo văn nghệ
lại phải lựa lời để thay đồi ac1ch xưng hô. “Tên đồ tể Đặng Đình Hưng”
(?) không hiểu ông nhạc sĩ Huy Du, bí thư đảng đoàn Hội Nhạc Sĩ lấy đâu
ra lòng căm giận để nguyền rủa người bạn thân, kẻ đã can tội nhỏ giọt
nước mắt cho những oan hồn cải cách ruộng đất mà khi đó chính ông ta
cũng là thành viên của nhóm Nhân văn – Giai phẩm”.
*
Đảng và Nhà Nước ta là chúa cái vụ ẵm ngửa nhân tài. Như mấy năm trước, Đảng và Nhà Nước ta đã ẵm ngửa thiên tài Toán học Ngô Bảo Châu. Đảng và Nhà Nước ta đã cấp nhà đắt giá và tiền lương cao để giáo sư Ngô Bảo Châu phục vụ đất nước!
Nhưng, hãy liệu hồn! Chỉ vì dám lên tiếng ca tụng việc làm của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, ông giáo sư này năm kia đã bị báo Công An Nhân Dân cảnh cáo là đã “ngộ nhận và tùy tiện”!
Tất cả những ai có lương tâm và công bằng đều thấy rằng đường lối xã hội chủ nghĩa sẽ dẫn tới sự hủy diệt tương lai của dân tộc!
Người Cộng sản hễ mở miệng ra nói là nói dối – nhận xét của cố “nhà văn hồi chánh” Xuân Vũ vô cùng xác đáng!
Những người nào dám lên tiếng nói lên những sự thật nhưng lại không
theo đúng chủ trương, đường lối là sẽ bị trừng phạt bằng cách này hoặc
cách khác.
Cách đây 56 năm, luật sư Nguyễn Mạnh Tường trong chiến dịch Sửa Sai Cải Cách Ruộng Đất đã đọc bài tham luận. Trong đó ông có kể “một câu chuyện cười”:
”… cần ghi nhớ để con cháu ta cười muôn thuở: Khi chọn
một người vặn lái ô-tô, ta không hỏi người ấy có bằng vặn lái và đã vặn
lái bao năm, ta chỉ hỏi: “Có lập trường không?” Kết quả là từ 2 năm nay,
riêng trong thủ đô Hà Nội, hàng trăm tai nạn xảy ra do các người văn
lái ô tô có lập trường…”
Nhà văn Nguyễn Việt Nữ đã viết những dòng cay đắng về “câu chuyện cười” của luật sư Nguyễn Mạnh Tường như sau:
“Lời chỉ trích đó xảy ra vào năm 1956, đến nay trên 56
năm, chúng ta có cười được không? Luật sư Nguyễn Mạnh Tường lúc ấy chắc
nghĩ việc xét tuyển quái gỡ như vậy chỉ xảy ra tạm thời nên ghi lại cho
hậu thế cười chơi. Đâu dè “người lái ô – tô có lập trường” ấy đã được
Đảng khuyến khích lái một lèo từ Bắc vào Nam; do đó, tai nạn không chỉ
giới hạn cho thủ đô Hà Nội mà còn bao trùm cả đất nước”.
Xin độc giả cho biết câu chuyện cười của cụ luật sư Nguyễn Mạnh Tường
được kể cách đây 56 năm khi đọc lại có còn cười được không?
Hay… chỉ là tiếng khóc khô không lệ?!
LÃO MÓC
http://nguyenthieunhan.wordpress.com
0 comments:
Post a Comment