Friday, January 27, 2012

Việt Nam bị tố cáo buôn bán người lao động

Tin AFP


Một phụ nữ Việt Nam tố cáo Việt Nam buôn bán người lao động


Hoa Thạnh Đốn (Washington) - Một phụ nữ Việt Nam hôm thứ Ba đã lên án chính phủ Hà Nội và các công ty Hoa Kỳ tội ủng hộ việc buôn bán người, bà nói trước một cuộc điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ được dân biểu Chris Smith cầm đầu là bà đã bị hành hung và làm việc như một người nô lệ ở Jordan.

Đôi lúc xúc động trước cuộc điều trần của tiểu ban Ngoại vụ của Hạ viện, và Vũ Phương Anh nói là bà vẫn bị chấn thương vì những gì xảy ra trước đây và không ngừng nhận được những sự hăm dọa ngay cả khi bà đã định cư ở Hoa Kỳ.

“Tôi biết là cuộc làm chứng hôm nay sẽ gia tăng sự nguy hiểm cho tôi và gia đình tôi. Tuy nhiên, tôi phải mang ra ánh sáng việc buôn bán người mà nhà nước Việt Nam đứng sau lưng để sẽ không còn ai phải đau khổ như tôi,” bà nói.

Bà Vũ, một tín đồ Tin lành gốc người Hmong, nói là một nhà thầu Đài Loan cho những công ty Hoa Kỳ đã nhận cô làm việc ở một xưởng may vào năm 2008 với lời hứa là sẽ làm việc tám giờ một ngày với số lương 300 đô-la một tháng.

Nhưng bà nói là công ty Đài Loan này đã gởi bà qua Jordan, nơi mà bà và 270 người Việt khác đã làm việc 16 giờ một ngày với đồng lương 1 đô-la cho một ngày làm việc. Khi công nhân đình công, bà nói là họ đã bị đánh đập với dùi cui, trước hết là nhân viên bảo vệ bởi chính công ty xuất cảng lao động của Việt Nam và sau đó là cảnh sát Jordan.

Bà Vũ cho hay là nhà nước Việt Nam gởi một phái đoàn qua Jordan và các viên chức trong phái đoàn này đã kết án bà “phản cách mạng” và nhận tiền từ các hội đoàn hải ngoại và hăm dọa trừng phạt bà trong tương lai.

“Phái đoàn từ Việt Nam đã không cho chúng tôi điều gì, ngay cả một gói mì ăn liền, hay một dúm thuốc uống hay một xu mặc dù chúng tôi rõ ràng đang suy dinh dưỡng, đang bị bệnh và rất yếu người,” bà nói.

Hình cô Vũ Phương Anh đang nằm bệnh viện ở Jordan trước đây. Trong thời gian ở Jordan, theo cô Phương Anh, đã có một nhân viên toà đại sứ tên Nguyễn Xuân Việt gọi đến và hăm dọa như sau: "Nếu tao mà không tìm được mày ấy, thì tao phải chết, còn nếu tao tìm được mày, lúc đó mày phải biết như thế nào? Tao sẽ băm mày ra từng mảnh, mày biết chưa? cuộc điện đàm này đã được ghi âm lại toàn bộ. Nguồn: http://vietnamsaigon.multiply.com/journal/item/294/294
Bà Vũ nói là nhân công Việt Nam sau đó được phép trở về lại Việt Nam sau khi dân biểu Smith - người chủ trì cuộc điều trần hôm thứ Ba – đã đưa trường hợp của những người này ra với Vua Abdullah và Hoàng hậu Queen Noor, là những người mà bà Vũ cám ơn.

Qua một kế hoạch với một nhóm giúp đỡ bà, bà Vũ trốn ra được ở Băng Cốc trong lúc chờ đổi chuyến bay ở phi trường này. Nhưng bà tố cáo nhân viên Việt Nam đã hăn dọa và theo dõi bà, buộc bà phải đổi chổ ở thường xuyên cho chính sự an toàn của bà hơn trong hai năm bà tạm dung ở Thái Lan.

Bà đã không cầm được cảm xúc và khóc òa khi bà giải thích là bà không cảm thấy an toàn đủ để về Việt Nam dự lễ tang cho người con gái ba tuổi của bà đã qua đời trongmột tai nạn.

Bà Vũ cũng tố cáo các công ty Hoa Kỳ, mà bà đã thấy logo của những công ty này ở xưởng may Jordan, nhưng bà nói là luật sư của bà đã khuyên bà không nên nêu đích danh những công ty này một cách công khai khi bà đang chuẩn bị cho hành động pháp lý.

Việt Nam đã lên tiếng bảo vệ cho việc chống buôn người của mình. Trong bản thông cáo năm 2010, bộ ngoại giao Việt Nam nói là Việt Nam “liên tiếp chống và phạt nặng nề tội phạm này” và cho rằng sự chỉ trích từ phía Hoa Kỳ là “mang tính chính trị và nặng thành kiến.”

Bà Vũ được sự giúp đỡ của ông Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành của Tổ chức người Mỹ gốc Việt mang tên Thuyền nhân SOS, ông Thắng đã lên án cảnh sát Việt Nam đã đứng về phía các công ty xuất cảng người lao động do nhà nước Việt Nam làm chủ thay vì đứng về phía nạn nhân.

“Hầu như là thường lệ, nhà nước Việt Nam gởi viên chức của họ từ Hà Nội qua “những điểm rắc rối” để bịt mồm nạn nhân, họ đứng về phía phe buôn người hay để làm trở ngại cho công lý,” ông Nguyễn nói, ông cũng cho hay là tổ chức của ông đã cứu hơn 3.000 người di dân từ những trường hợp tương tự.

Dân biểu Smith, tác giả của một đạo luật Hoa Kỳ chống buôn người nổi tiếng, nói là tình trạng nhân quyền của Việt Nam đã “ảm đạm” mặc dầu chính quyền của Tổng thống Barack Obam đã có những nỗ lực gia tăng sự hợp tác với nước cựu thù thời chiến tranh.

Ông Smith cam kết sẽ thúc đẩy một dự án sẽ ngăn cấm sự gia tăng viện trợ của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam nếu không có một “sự thay đổi đáng kể” trong vấn đề nhân quyền chẳng hạn như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.


© DCVOnline

0 comments:

Powered By Blogger